Sớm có lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng thiết yếu như điện, xăng dầu, dịch vụ y tế

Voz Vui Ve

Senior Member
(NLĐO)- Tổng cục Thống kê cho rằng các bộ, ban, ngành xây dựng và báo cáo các phương án tăng giá các mặt hàng thiết yếu

Bộ Tài chính cho biết trong quý I/2024, giá cả thị trường trong nước cơ bản ổn định, diễn biến theo đúng với kịch bản điều hành giá của Ban Chỉ đạo điều hành giá đã đề ra. Trong đó, giá các mặt hàng tương đối ổn định do nguồn cung vẫn khá dồi dào trong khi nhu cầu không cao, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu.

Cần có lộ trình điều chỉnh giá phù hợp đối với các mặt hàng thiết yếu

Cần có lộ trình điều chỉnh giá phù hợp đối với các mặt hàng thiết yếu

Về giá mặt hàng xăng, dầu, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Công Thương theo dõi chặt chẽ diễn biến giá xăng, dầu thế giới để điều hành phù hợp với tình hình thị trường trong nước. Trên cơ sở đó, sau 12 kỳ điều hành giá kinh doanh xăng, dầu trong nước từ đầu năm đến nay, giá các mặt hàng xăng, dầu đều có 5 lần giảm, 7 lần tăng; riêng mặt hàng dầu mazut 3,5 S (FO) có 4 lần giảm, 8 lần tăng.

Theo Bộ Tài chính, công tác quản lý điều hành giá mặt hàng nhà nước quản lý được thực hiện thận trọng trong những tháng đầu năm để tạo dư địa an toàn cho công tác kiểm soát lạm phát cả năm.

Các quý tiếp theo, công tác quản lý giá sẽ được thực hiện linh hoạt theo diễn biến CPI với mức độ và liều lượng phù hợp, điều hành giá xăng dầu phù hợp với diễn biến giá thế giới, rút ngắn chu kỳ điều hành.

Cũng liên quan đến công tác điều hành giá và kiểm soát loạt phát, bà Nguyễn Thu Oanh, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê), cho biết cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn tiếp tục gay gắt, xung đột quân sự Nga - Ukraine và tại dải Gaza kéo dài, bất ổn leo thang trên Biển Đỏ là những yếu tố tiềm ẩn rủi ro tạo nên cú sốc cho lạm phát của thế giới khi chuỗi cung ứng bị gián đoạn.

Bên cạnh đó, giá nguyên vật liệu đầu vào thế giới đang ở mức cao trong khi tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp. "Việt Nam là nước nhập khẩu nhiều nguyên liệu phục vụ sản xuất nên biến động của giá hàng hóa trên thế giới sẽ ảnh hưởng đến chi phí, giá thành, tạo áp lực cho sản xuất của doanh nghiệp và từ đó đẩy giá hàng hóa tiêu dùng trong nước tăng lên"- bà Oanh nhìn nhận.

Trên cơ sở tình hình thị trường trong nước quý I/2024, đánh giá tình hình thế giới và phân tích các yếu tố tác động tới lạm phát của Việt Nam trong thời gian tới, Tổng cục Thống kê xây dựng 3 kịch bản lạm phát cho năm 2024.

Các kịch bản lạm phát được xây dựng thông qua dự báo biến động giá của các nhóm hàng hóa và dịch vụ ảnh hưởng nhiều tới chỉ số giá tiêu dùng như lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt, xăng dầu, dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục… Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%; 4,2% và 4,5%.

Theo bà Nguyễn Thu Oanh, để kiểm soát lạm phát năm 2024 đạt được mục tiêu Quốc hội đề ra nhấn mạnh cần sớm có phương án, lộ trình điều chỉnh giá đầy đủ, đồng bộ, thống nhất giữa các mặt hàng để tránh bị động trong ban hành và thực thi chính sách về giá, nhất là các mặt hàng thiết yếu như điện, xăng, dầu, dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục...

Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, kịp thời cảnh báo các nguy cơ ảnh hưởng đến giá cả, lạm phát của Việt Nam để có các biện pháp ứng phó phù hợp nhằm đảm bảo nguồn cung, bình ổn giá trong nước.

...
 
Làm éo gì mà điều chỉnh được, quy hoạch điện 8, quỹ bình ổn xăng dầu, cái đấu thầu thì chắc êm êm rồi (luật đấu thầu 22 khá ok, đơn vị tự làm tự chịu trách nhiệm). Còn lại thì nhìn đâu cũng thấy group b3nefit, đách thể nào đụng chạm được, còn đụng nó bể bình thì mình cũng mẻ chậu, sắp tới hạn mặn ở miền tây tăng mạnh, khô hạn toàn miền nam, thiếu điện, vàng thì trăm triệu 1 cây :too_sad::too_sad::too_sad::too_sad:
Thặt sự muốn gỡ cũng éo được
 
xăng dầu tính 5 lần giảm, 7 lần tăng mà không nói là tăng bao nhiêu, giảm bao nhiêu :(
Báo cáo gì kỳ zay
 
xăng dầu tính 5 lần giảm, 7 lần tăng mà không nói là tăng bao nhiêu, giảm bao nhiêu :(
Báo cáo gì kỳ zay
Xăng dầu giờ chơi theo thế giới r mà. Giờ dầu tăng anh tính ko cho NN tăng à ? Mà hình như đợt vừa r tăng 1k5, giảm thì 300 => 1k2 so với trước thì phải

Cái quan trọng là tại sao NN lại ép giá dịch vụ này suốt 3 4 năm r. Tại nhớ 2021 là có tin cải cách lương cho CBCN Y tế, giáo dục. Mà giờ 2024 còn chưa tăng. Bảo sao giáo dục, y tế dịch vụ ngày càng nát
 
Xăng dầu giờ chơi theo thế giới r mà. Giờ dầu tăng anh tính ko cho NN tăng à ?

Cái quan trọng là tại sao NN lại ép giá dịch vụ này suốt 3 4 năm r. Tại nhớ 2021 là có tin cải cách lương cho CBCN Y tế, giáo dục. Mà giờ 2024 còn chưa tăng. Bảo sao giáo dục, y tế dịch vụ ngày càng nát
Thì tất nhiên là chơi theo giá thế giới, chả có gì bàn cãi
Quan trọng là cái báo cáo đánh lận con đen nói số lần tăng/giảm làm cho người đọc tưởng là điều hành tốt lắm, nhưng thực chất là tăng/giảm bao nhiêu, cái đó mới thực chất là thể hiện sức mạnh của sự điều hành giá, thông qua cơ chế nào để giảm/tăng giá. Chứ cứ nói kiểu "đã có kịch bản cho trường hợp blah blah" như thời covid thì nghe mãi phát chán.
Còn vụ cải cách lương thì rõ ràng phải delay để hạn chế lạm phát chứ gì nữa. Tăng lương lên là lạm phát sml
 
Back
Top