Startup trang trại thẳng đứng gục ngã trong cơn suy sụp của ngành công nghệ

RPG29

Đã tốn tiền
(KTSG Online) – Khi thị trường bùng nổ, các nhà đầu tư công nghệ hồ hởi rót hàng tỉ đô la Mỹ cho các công ty khởi nghiệp (startup) thiết kế các giải pháp canh tác mới, đáng chú ý là trang trại thẳng đứng (vertical farms). Giờ đây, với cơn suy sụp của ngành công nghệ, nhiều người trong số họ đang trả giá đắt cho các quyết định đặt cược này.

Anh-bai-Trang-trai-thang-dung.jpg


Một trang trại thẳng đứng trồng rau xanh trong nhà của startup Bowery Farming, có trụ sở ở New York, Mỹ. Với 500 triệu đô la đã huy động được, Bowery Farming vẫn đứng vững giữa lúc nhiều đối thủ nhỏ hơn gục ngũ do cạn kiệt tiền mặt. Ảnh: Bowery Farming


Vào mùa thu năm ngoái, Fifth Season, một startup canh tác thẳng đứng, có trụ sở tại thành phố Pittsburgh, bang Pennsylvania (Mỹ) thông báo với các nhân viên rằng công ty sẽ ngừng hoạt động. Công ty này đã huy động được 35 triệu đô la từ nhiều nhà đầu tư nhưng buộc phải dừng cuộc chơi vì chi phí vận hành các trang trại thẳng đứng quá lớn nhưng không tìm được thêm vốn. Đến đầu tháng 11-2022, startup canh tác thẳng đứng Glowfarms (Hà Lan) cũng cho biết dừng tất cả các hoạt đông do không huy động được thêm vốn.

Indoor Urban Farming, một startup canh tác thẳng đứng khác, có trụ sở tại Berlin (Đức), từng được định giá hơn 1 tỉ đô la, đã sa thải khoảng 500 nhân viên hồi tháng 11. Và trong năm 2022, startup trồng rau thẳng đứng trong nhà kính AppHarvest của Mỹ chứng kiến giá cổ phiếu giảm hơn 90% so với mức giá cao nhất trong năm. Sau khi thừa nhận với các nhà đầu tư rằng công ty đang thiếu tiền, AppHarvest gần đây đã bán một trong những trang trại của mình và có kế hoạch cho thuê lại nó.

Arama Kukutai, Giám đốc điều hành của startup trang trại thẳng đứng Plenty Unlimited ở bang California, nói: “Chúng tôi thấu hiểu tình cảnh hiện nay của bất kỳ startup nào trong lĩnh vực của chúng tôi”. Plenty đã huy động được gần 1 tỉ đô la từ các nhà đầu tư bao gồm Tập đoàn bán lẻ Walmart và Quỹ Tầm nhìn của Tập đoàn SoftBank (Nhật Bản). Công ty hứa hẹn sẽ xây dựng những trang trại thẳng đứng trong nhà lớn nhất thế giới. Nhưng giờ đây Kukutai thừa nhận khởi nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này rất tốn kém đồng thời vận hành công nghệ nông nghiệp phức tạp, vì vậy, rất khó để đảm bảo mỗi trang trại đều có lãi. Plenty sẽ mở một trang trại quy mô thương mại đầu tiên ở Compton, bang California vào năm 2023, gần 10 năm sau khi thành lập.

“Chúng ta sẽ chứng kiến nhiều công ty canh tác thẳng đứng không trụ lại nổi trong năm 2023”, Kukutai cảnh báo.

Theo Công ty đầu tư vốn mạo hiểm AgFunder, các công ty nông nghiệp kiểu mới đã huy động được hơn 2,2 tỉ đô la trong năm 2021. Trong số đó, các startup canh tác thẳng đứng và trồng rau theo kiểu nhà kính thu hút được nhiều sự chú ý nhất.

Các trang trại thẳng đứng xếp các loại cây trồng theo từng tầng, từng lớp chồng lên nhau như trong hàng hóa xếp trong nhà kho. Chúng được trang bị hệ thống chiếu sáng và tưới tiêu, thường có gắn các cảm biến để theo dõi sức khỏe của cây trồng và điều chỉnh lượng nước tưới. Triển vọng hấp dẫn của các hệ thống này là khi biến đổi khí hậu gây ra thời tiết khắc nghiệt, các trang trại thẳng đứng trong nhà sẽ cung cấp một giải pháp bền vững hơn và tiết kiệm không gian hơn để cung cấp thực phẩm cho dân số thế giới ngày càng tăng.

Không phải mọi startup trang trại thẳng đứng đều nguy ngập. Một số công ty lớn nhất trong lĩnh vực canh tác trong nhà đã thu hút được các khoản đầu tư lớn trong năm 2022, bao gồm Plenty, huy động được 400 triệu đô la hồi tháng 1 và Soli Organic kêu gọi được 125 triệu đô la hồi tháng 10. Nhưng sự suy sụp nhanh chóng của các công ty nhỏ hơn có thể báo hiệu những cơn rung chuyển lớn hơn trong thời gian sắp tới.

Hans Tung, đối tác quản lý tại Công ty đầu tư vốn mạo hiểm GGV Capital, cho biết thách thức của các startup canh tác trong nhà là họ phải chứng tỏ năng lực vượt trội không chỉ về phần mềm mà còn về robot, khoa học nông nghiệp và thiết kế trang trại.

“Đó không phải là một lĩnh vực dễ thâm nhập thành công. Chỉ những kẻ mạnh nhất mới có khả năng sống sót, và sẽ không có nhiều người tay chơi giỏi như vậy”, anh nói.

Trong năm qua, Indoor Urban Farming đã phải vật lộn với giá năng lượng tăng cao ở châu Âu. Công ty này cho biết đang tiến hành một sự thay đổi chiến lược quan trọng để đạt được lợi nhuận sau khi một nửa nhân viên của công ty bị sa thải. Hồi đầu năm 2022, AppHarvest rơi vào tình trạng cạn kiệt tiền nghiêm trọng. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng dòng tiền đã được ngăn chặn sau khi công ty nhận được một một khoản vay và thực hiện thỏa thuận bán một nông trại cho cho một nhà phân phối nông sản.

Fifth Season, từng đề cập đến viễn cảnh trồng rau xà lách “trong một ngôi nhà hạnh phúc, được vận hành bởi robot và công nghệ trí tuệ nhân tạo tiên tiến,” không trả lời các yêu bình luận sau khi thông báo sẽ ngừng hoạt động.

Theo Henry Gordon-Smith, người sáng lập và là Giám đốc điều hành của Agritecture, một công ty tư vấn công nghệ trang trại, chi phí vận hành một trang trại trong nhà, nơi mọi thứ cần phải kiểm soát, từ ánh sáng cho đến nhiệt độ của từng giọt nước, lên đến 300 đô la/ foot vuông (0,09 mét vuông) mỗi năm. Con số đó cao gấp bội lần so với chi phí chỉ một vài đô la /foot vuông ở một trang trại ngoài trời thông thường.

Theo Gordon-Smith, điều đó khiến các startup nông nghiệp trong nhà dễ bị tổn thương khi môi trường huy động vốn gặp khó khăn. Nếu một startup trang trại thẳng đứng không thể đạt được quy mô đủ lớn để cho thấy nó có thể tồn tại và bán sản phẩm, thì nó có thể không được rót vốn để tiếp tục hoạt động.

Irving Fain, Giám đốc điều hành của Bowery Farming, một startup canh tác thẳng đứng đã huy động được gần 500 triệu đô la vốn cổ phần từ một danh sách các nhà đầu tư nổi tiếng bao gồm nam danh ca Justin Timberlake và quỹ mạo hiểm GV của Tập đoàn công nghệ Alphabet, nói: “Chúng tôi là một doanh nghiệp luôn cần vốn”.

Bowery Farming, có trụ sở tại New York này, là một trong những công ty lớn nhất trong lĩnh vực này và đang bán rau xanh cho hơn 1.400 nhà bán lẻ.

Gordon-Smith dự đoán rằng cơn đình trệ kinh tế sẽ đưa các startup trang trại thẳng đứng ‘trở về mặt đất’ , đặc biệt là những công ty xem nông nghiệp trong nhà là câu trả lời cho cuộc khủng hoảng khí hậu.

Dù vậy, ông cho rằng các startup trong lĩnh vực này có thể giúp mọi người tiếp cận nhiều hơn với thực phẩm lành mạnh, ngay cả khi họ không giải quyết được nạn đói trên thế giới bằng các loại rau xanh đắt tiền và ít calo.

https://thesaigontimes.vn/startup-t...uc-nga-trong-con-suy-sup-cua-nganh-cong-nghe/
 
Hồi đấy có ông anh người quen đầu tư khoản to làm thủy canh + hữu cơ các kiểu. Cuối cùng chết vì sản phẩm giá quá đắt ko cạnh tranh nổi.
Thằng bạn xưa làm aquaponics, xong chuyển qua cái này, làm mấy cái tháp rau ấy.
Giờ nó chuyển qua làm nhà màng rồi, vẫn sống khoẻ 1 dự án toàn vài tỏi, cũng có tiếng trong ngành
 
Thằng bạn xưa làm aquaponics, xong chuyển qua cái này, làm mấy cái tháp rau ấy.
Giờ nó chuyển qua làm nhà màng rồi, vẫn sống khoẻ 1 dự án toàn vài tỏi, cũng có tiếng trong ngành
là chuyên làm nhà màng cho các trang trại ấy à thím? Nếu là thế thì khó chết lắm, xưa nay ở VN ng chết là nông dân hoặc ng đầu tư nông nghiệp chứ dân vật tư khó chết lắm
 
Hồi đấy có ông anh người quen đầu tư khoản to làm thủy canh + hữu cơ các kiểu. Cuối cùng chết vì sản phẩm giá quá đắt ko cạnh tranh nổi.
Ở VN làm hàng organic vẫn rất khó, hầu như không được nhà nước hỗ trợ gì đáng kể.
Ngoài ra dân chưa có nhiều nhu cầu do giá là rào cản quá lớn.
 
Trend này ở VN giai đoạn 2012-2019 hot vl. Giá thì cao mà ăn nhạt toẹt :amazed:
Hình như giờ chết gần hết thì phải, không thấy nhiều nữa :surrender:
 
Trend này ở VN giai đoạn 2012-2019 hot vl. Giá thì cao mà ăn nhạt toẹt :amazed:
Hình như giờ chết gần hết thì phải, không thấy nhiều nữa :surrender:
Trồng chơi thì dc chứ scale ko dc vì sản phẩm đầu ra đắt lắm. Mình đang back kỹ thuật cho một bên vận hành kho nông sản. Khách người ta kỳ kèo từng đồng luôn, giá cao tí là nhảy sang vendor khác liền.
 
nông trại bình thường cần nhiều đất, rất nhiều, còn nông trại này lợi ích là cần ít đất, nhưng chi phí đầu tư cao, giá thành sản phẩm quá cao (ở bên nước ta)
trước mình có đất, làm nông trại nhỏ nhỏ, cũng cung cấp hàng được, sau nông sản bấp bênh, nên thôi, dần dà đất lên thì bán đất, cũng lời
 
giờ bài toán cần giải ở đây là giá rẻ như rau ngoài chợ nhưng chất lượng thì như rau organic
vẫn chưa thấy 1 mô hình nào làm được :v
làm gì có chuyện đấy, muốn rau rẻ thì phải nhiều, ra vụ liên tục, muốn nhiều thì phân thuốc phải nhiều. rửa cũng sạch được phần nào, nhưng công cửa cũng chết cha.
trồng nhà màng còn đỡ, chứ như trồng dưa lưới ngoài ruộng á, mà dưa lưới trồng ngoài như dưa hấu vậy. vác cái bình sáng 1 lượt, chiều 1 lượt, trời đất, dưa lưới là loại quả kén lắm, phải trồng nhà màng. tránh bị mưa làm dập lá, phân thuốc đủ, đúng liều lượng, mà hiệu quả chống bệnh lại kém, vậy mà cứ để ngoài ruộng. trái nó bự hơn ngực diễn viên Nhật. là biết khủng ra sao.
 
là chuyên làm nhà màng cho các trang trại ấy à thím? Nếu là thế thì khó chết lắm, xưa nay ở VN ng chết là nông dân hoặc ng đầu tư nông nghiệp chứ dân vật tư khó chết lắm
Ko nó đi thi côg nhà kính ấy thím
Chủ đầu tư cũng ngâm công nợ lắm trầy trật xoay dòng tiền bạc đầu luôn ấy chứ k đùa
Đc cái nó thuê mấy miếng đất làm nhà kính riêng, bán vô siêu thị có dòng tiền rất đều
 
làm gì có chuyện đấy, muốn rau rẻ thì phải nhiều, ra vụ liên tục, muốn nhiều thì phân thuốc phải nhiều. rửa cũng sạch được phần nào, nhưng công cửa cũng chết cha.
trồng nhà màng còn đỡ, chứ như trồng dưa lưới ngoài ruộng á, mà dưa lưới trồng ngoài như dưa hấu vậy. vác cái bình sáng 1 lượt, chiều 1 lượt, trời đất, dưa lưới là loại quả kén lắm, phải trồng nhà màng. tránh bị mưa làm dập lá, phân thuốc đủ, đúng liều lượng, mà hiệu quả chống bệnh lại kém, vậy mà cứ để ngoài ruộng. trái nó bự hơn ngực diễn viên Nhật. là biết khủng ra sao.
vậy mới là bài toán cần giải
chứ mô hình rau sạch mà giá cao thất bại rồi đấy ?
kinh doanh cũng là người đi giải quyết các vấn đề còn thiếu của xã hội, bằng cách này hay cách khác
 
Tôi thấy gần như cái gì liên quan tới "Startup" đang ngày càng chứng minh ý nghĩa của từ này là "úp bô lùa gà", gần như starup nào cũng cần phải liên tục gọi vốn, gọi tới 2,2 tỏi vẫn không sinh được lợi nhuận, vậy gọi tới lúc nào, kinh doanh thì phải sinh lợi nhuận, đằng này chỉ chăm chăm đốt tiền rồi gọi vốn.
Đã thấy không hiệu quả thì dẹp, cắt lỗ, đằng này vẫn tiếp tục kêu gọi vốn với một tương lai chắc chắn thất bại, thì rõ ràng là úp bô lùa gà chứ còn gì.
Kể cả hiếm hoi có thằng IPO thành công, thì nó vẫn không có lợi nhuận, IPO thành công, cổ phiếu cao ngất ngưởng, thiên hạ tưởng ngon ăn nhảy vào mua, bọn đầu tư từ đầu (Điển hình như thằng SoftBank), bắt đầu xả hàng, thu lưới, Đầu to xả xong, startup cụt vốn, không có lợi nhuận, sấp mặt lol, người vào sau ăn lol hết.
Vậy nên theo tôi, "Startup" chỉ là cái tên mỹ miều bọn tài phiệt nghĩ ra để che giấu cái mục đích bọn nó là up bô lùa gà thôi.
Sau thằng này có lẽ cai bô tiếp theo là bọn "thịt nhân tao".
Ở việt nam, tôi thấy nhiều người áp dụng mô hình này để nuôi cua với ốc hương, không biết có lợi nhuận không mà thấy quảng cáo cũng nhiều.
 
giờ bài toán cần giải ở đây là giá rẻ như rau ngoài chợ nhưng chất lượng thì như rau organic
vẫn chưa thấy 1 mô hình nào làm được :v
Trước thấy đưa tin có công ty Trung Đông làm quy mô cực lớn để giảm giá thành đó thím.
Mà thị trường trung đông thì mặt bằng giá cũng cao hơn rồi.
 
Tôi thấy gần như cái gì liên quan tới "Startup" đang ngày càng chứng minh ý nghĩa của từ này là "úp bô lùa gà", gần như starup nào cũng cần phải liên tục gọi vốn, gọi tới 2,2 tỏi vẫn không sinh được lợi nhuận, vậy gọi tới lúc nào, kinh doanh thì phải sinh lợi nhuận, đằng này chỉ chăm chăm đốt tiền rồi gọi vốn.
Đã thấy không hiệu quả thì dẹp, cắt lỗ, đằng này vẫn tiếp tục kêu gọi vốn với một tương lai chắc chắn thất bại, thì rõ ràng là úp bô lùa gà chứ còn gì.
Kể cả hiếm hoi có thằng IPO thành công, thì nó vẫn không có lợi nhuận, IPO thành công, cổ phiếu cao ngất ngưởng, thiên hạ tưởng ngon ăn nhảy vào mua, bọn đầu tư từ đầu (Điển hình như thằng SoftBank), bắt đầu xả hàng, thu lưới, Đầu to xả xong, startup cụt vốn, không có lợi nhuận, sấp mặt lol, người vào sau ăn lol hết.
Vậy nên theo tôi, "Startup" chỉ là cái tên mỹ miều bọn tài phiệt nghĩ ra để che giấu cái mục đích bọn nó là up bô lùa gà thôi.
Sau thằng này có lẽ cai bô tiếp theo là bọn "thịt nhân tao".
Ở việt nam, tôi thấy nhiều người áp dụng mô hình này để nuôi cua với ốc hương, không biết có lợi nhuận không mà thấy quảng cáo cũng nhiều.
Do quản lý tài chính thôi thím.
Đầu tư xác định được sản lượng bao nhiêu/giá nào thì hoà vốn, scale như nào, rồi từ đấy xác định tỷ suất sinh lời của dự án ra sao (theo kế hoạch) thì dù lỗ vẫn sẽ thu hút được nhà đầu tư.
Mà hiếm startup làm được vậy, nên vẫn úp bô là nhiều.
 
Tôi thấy gần như cái gì liên quan tới "Startup" đang ngày càng chứng minh ý nghĩa của từ này là "úp bô lùa gà", gần như starup nào cũng cần phải liên tục gọi vốn, gọi tới 2,2 tỏi vẫn không sinh được lợi nhuận, vậy gọi tới lúc nào, kinh doanh thì phải sinh lợi nhuận, đằng này chỉ chăm chăm đốt tiền rồi gọi vốn.
Đã thấy không hiệu quả thì dẹp, cắt lỗ, đằng này vẫn tiếp tục kêu gọi vốn với một tương lai chắc chắn thất bại, thì rõ ràng là úp bô lùa gà chứ còn gì.
Kể cả hiếm hoi có thằng IPO thành công, thì nó vẫn không có lợi nhuận, IPO thành công, cổ phiếu cao ngất ngưởng, thiên hạ tưởng ngon ăn nhảy vào mua, bọn đầu tư từ đầu (Điển hình như thằng SoftBank), bắt đầu xả hàng, thu lưới, Đầu to xả xong, startup cụt vốn, không có lợi nhuận, sấp mặt lol, người vào sau ăn lol hết.
Vậy nên theo tôi, "Startup" chỉ là cái tên mỹ miều bọn tài phiệt nghĩ ra để che giấu cái mục đích bọn nó là up bô lùa gà thôi.
Sau thằng này có lẽ cai bô tiếp theo là bọn "thịt nhân tao".
Ở việt nam, tôi thấy nhiều người áp dụng mô hình này để nuôi cua với ốc hương, không biết có lợi nhuận không mà thấy quảng cáo cũng nhiều.
Bạn ơi, nhưng bạn quên nền kinh tế này phát triển được nhờ nợ. Không có bánh vẽ lấy gì ra để vay, để in tiền trên stk?

via theNEXTvoz for iPhone
 
Tôi thấy gần như cái gì liên quan tới "Startup" đang ngày càng chứng minh ý nghĩa của từ này là "úp bô lùa gà", gần như starup nào cũng cần phải liên tục gọi vốn, gọi tới 2,2 tỏi vẫn không sinh được lợi nhuận, vậy gọi tới lúc nào, kinh doanh thì phải sinh lợi nhuận, đằng này chỉ chăm chăm đốt tiền rồi gọi vốn.
Đã thấy không hiệu quả thì dẹp, cắt lỗ, đằng này vẫn tiếp tục kêu gọi vốn với một tương lai chắc chắn thất bại, thì rõ ràng là úp bô lùa gà chứ còn gì.
Kể cả hiếm hoi có thằng IPO thành công, thì nó vẫn không có lợi nhuận, IPO thành công, cổ phiếu cao ngất ngưởng, thiên hạ tưởng ngon ăn nhảy vào mua, bọn đầu tư từ đầu (Điển hình như thằng SoftBank), bắt đầu xả hàng, thu lưới, Đầu to xả xong, startup cụt vốn, không có lợi nhuận, sấp mặt lol, người vào sau ăn lol hết.
Vậy nên theo tôi, "Startup" chỉ là cái tên mỹ miều bọn tài phiệt nghĩ ra để che giấu cái mục đích bọn nó là up bô lùa gà thôi.
Sau thằng này có lẽ cai bô tiếp theo là bọn "thịt nhân tao".
Ở việt nam, tôi thấy nhiều người áp dụng mô hình này để nuôi cua với ốc hương, không biết có lợi nhuận không mà thấy quảng cáo cũng nhiều.
Bác nghĩ ngắn vl, nói cho bác sợ chơi, 99,99% các công ty tập đoàn lớn bây giờ đều từng là startup. GM, GE, rồi Samsung, Hyundai, Honda... đều có một giai đoạn nào đó là startup, tất cả những thằng từng IPO cũng từng "lùa gà", và những thằng 0,01% kia duy nhất chưa từng "lùa gà" theo định nghĩa hứa hẹn projection các thể loại đó là những dạng công ty gia đình 100% vốn chủ, mà ngay cả những thằng đó cũng đều từng phải vay ngân hàng và hứa hẹn vẽ vời với ngân hàng cả thôi.

Startup theo nghĩa hiện đại tất nhiên có hơi hướng disruption, công nghệ hoàn toàn mới, thách thức công nghệ cũ đã phổ biến hàng trăm năm qua. Khi những thằng lớn có lợi nhuận không dám hoặc không muốn thay đổi thì cái đám úp bô lùa gà này, hoặc là nó sẽ tự tạo ra thay đổi, hoặc là nó sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh buộc bọn lớn phải tự thay đổi, do đó mà nó fail hay win thì cũng tốt cho nền kinh tế.
 
Back
Top