Sức mạnh của văn chương

proud_bucket

Đã tốn tiền
https://zingnews.vn/suc-manh-cua-van-chuong-post1374786.html


Nhiều người yêu thích đọc sách, nhưng một số băn khoăn đọc sách mang lại lợi ích gì. Tranh: Michelle Pereira/ABC News.
Trinh Lu anh 1

Trinh Lu anh 1
Nhiều người yêu thích đọc sách, nhưng một số băn khoăn đọc sách mang lại lợi ích gì. Tranh: Michelle Pereira/ABC News.
Ngay từ thuở nhỏ, chúng ta đã được nghe ông bà, cha mẹ kể cho nghe những câu chuyện cổ tích. Khi lớn lên, chúng ta được học trong trường những mẩu truyện ngắn hay trích đoạn tiểu thuyết.

Dù vô tình hay hữu ý, văn chương đến với con người theo sự rung động của tình cảm tự nhiên, không gò bó, ép buộc. Nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi ta đang đọc văn chương với mục đích gì? Văn chương có ý nghĩa gì với bản thân và cộng đồng? Chúng ta thu lượm được gì sau khi đọc những tác phẩm văn học?

“Đọc văn chương để làm gì?” không phải câu hỏi mới lạ, nhưng luôn thôi thúc những độc giả yêu văn chương đi tìm kiếm lời giải đáp. Đó cũng chính là chủ đề được các diễn giả, dịch giả giàu kinh nghiệm đưa ra bàn luận sáng 13/11 tại một điểm của hệ thống Nhà sách Phương Nam, Hà Nội.


Cứ 7 người Nhật thì có một người đọc tác phẩm văn học Rừng Na Uy. Ảnh: Thu Huệ.
Trinh Lu anh 2

Trinh Lu anh 2
Cứ 7 người Nhật thì có một người đọc tác phẩm văn học Rừng Na Uy. Ảnh: Thu Huệ.

Đọc văn chương là điều rất riêng tư​

Lớn lên trong môi trường xung quanh là sách vở, gia đình có truyền thống văn chương, tiến sĩ văn học Quyên Nguyễn cho biết chị luôn bị văn chương chi phối.

“Thuở nhỏ đọc nhiều sách văn chương, lớn lên cũng làm việc trong môi trường văn chương, nên với tôi, văn chương luôn gắn liền với cuộc sống và trao cho tôi nhiều ý tưởng”, TS Quyên Nguyễn chia sẻ.

Theo chị, “đọc văn chương để làm gì” là câu hỏi cần suy ngẫm dài lâu và chưa thể đưa ra câu trả lời ngay lập tức. Nhưng trước hết, với chị, văn chương là thứ gì đó rất riêng tư, liên quan đến cái “tôi” của người đọc.

Khi đọc văn chương, con người sẽ tìm thấy nhiều vui thú như có cảm giác được giải trí, hòa mình vào tác phẩm, tìm bản ngã và kết nối với cộng đồng.

Theo TS Quyên Nguyễn, đọc văn chương còn mang lại một vui thú nữa, đó là lao động trí óc. Đọc một tác phẩm văn học là công việc đòi hỏi sự lao động nghiêm túc ở người đọc, bởi khác với dòng sách kỹ năng thu nạp kiến thức, sách văn học yêu cầu ta phải đọc từng dòng, theo dõi văn bản, chỉ cần lơ là một chút là sẽ phải quay lại đoạn trước.

Dù văn chương không cung cấp một điều gì cụ thể, con người lại phải bỏ sức ra mỗi khi đọc. “Văn chương đòi hỏi người đọc phải tham gia vào văn bản để tương tác và tìm ra khoái lạc trong câu chuyện”, TS Quyên Nguyễn nói.

Có mặt tại buổi giao lưu, dịch giả - họa sĩ Trịnh Lữ, người đã chuyển ngữ nhiều tác phẩm nổi tiếng như Rừng Na Uy, Cuộc đời của Pi, Đại gia Gatsby, Biển, cũng cho rằng đọc sách văn chương là công việc mang tính chất riêng tư, không hướng tới mục đích cụ thể và mỗi người sẽ có một nguyên nhân, động lực đọc khác nhau.

Sinh ra trong một gia đình trí thức, bản thân ông sớm hình thành thói quen đọc sách. Từ trước năm 1954, trong nhà ông đã có nhiều cuốn sách văn chương, kiến trúc, hội họa và âm nhạc.

“Đọc sách bắt nguồn từ thú vui cá nhân. Tôi đọc vì nó làm cho mình cảm thấy hứng khởi. Những nhân vật trong sách văn chương mà tôi đọc có nhiều ảnh hưởng đến tính cách, tuổi trẻ và tình yêu của tôi. Thời trẻ, tôi còn hay nghĩ những mối tình của mình cũng có nhiều điểm lãng mạn giống như tiểu thuyết”, họa sĩ Trịnh Lữ tâm sự.


Từ trái qua: Dịch giả Lê Quang, tiến sĩ văn học Quyên Nguyễn, dịch giả - họa sĩ Trịnh Lữ giao lưu sáng 13/11 tại Hà Nội. Ảnh: Thu Huệ.
Trinh Lu anh 3

Trinh Lu anh 3
Từ trái qua: Dịch giả Lê Quang, tiến sĩ văn học Quyên Nguyễn, dịch giả - họa sĩ Trịnh Lữ giao lưu sáng 13/11 tại Hà Nội. Ảnh: Thu Huệ.
 
giờ bọn trẻ còn đọc sách văn chương nữa đâu, bây giờ cứ game, mạng xã hội, video mà táng
wEqlboB.png

thời tôi học cấp 2, cấp 3 nhà trường còn doạ đứa nào không mượn sách thư viện thì hạ hạnh kiểm nữa cơ. Kết quả vẫn vậy, trừ mấy đứa lớp 12 đặt mục tiêu cao thì có lên mượn sách chuyên môn cho đỡ tốn. Còn lại y như cũ
7JplBGY.png
 
Last edited:
Nhưng văn chương lại cho chúng ta thấy góc nhìn của kẻ khác, thường không là góc nhìn của sự thật. Kẻ mạnh không phải là kẻ có góc nhìn bi quan, cũng không phải kẻ có góc nhìn lạc quan, cũng không phải kẻ có góc nhìn chủ quan, mà là kẻ có góc nhìn khách quan. Chỉ có kẻ khách quan mới nhìn thấy sự thật. Mà kẻ có góc nhìn khách quan thì thực sự rất hiếm.
 
Cuộc đời ngắn ngủi, và mỗi người chỉ có một cuộc đời, nhưng muốn sống nhiều cuộc đời hơn? Đọc văn chương, văn chương sẽ đưa ta vượt thời gian, vượt không gian, văn chương đưa ta sang châu Âu thời phong kiến, văn chương đưa ta sang nước Mỹ thời nô lệ, văn chương đưa ta vượt thời gian về thời Pháp thuộc, văn chương thậm chí đưa ta đến những thế giới phù thủy, có rồng và ma thuật, không có giới hạn nào cả. Muốn sống nhiều hơn một cuộc đời, hãy đọc văn chương

3c2b49d3b4399634849ccf824ee4ca58.jpg
 
Nhưng văn chương lại cho chúng ta thấy góc nhìn của kẻ khác, thường không là góc nhìn của sự thật. Kẻ mạnh không phải là kẻ có góc nhìn bi quan, cũng không phải kẻ có góc nhìn lạc quan, cũng không phải kẻ có góc nhìn chủ quan, mà là kẻ có góc nhìn khách quan. Chỉ có kẻ khách quan mới nhìn thấy sự thật. Mà kẻ có góc nhìn khách quan thì thực sự rất hiếm.
Sao đâm thọt vozer nặng thế. Tôi biết vài kẻ bô bô tôi khách quan nhất nhì voz
 
Nhưng văn chương lại cho chúng ta thấy góc nhìn của kẻ khác, thường không là góc nhìn của sự thật. Kẻ mạnh không phải là kẻ có góc nhìn bi quan, cũng không phải kẻ có góc nhìn lạc quan, cũng không phải kẻ có góc nhìn chủ quan, mà là kẻ có góc nhìn khách quan. Chỉ có kẻ khách quan mới nhìn thấy sự thật. Mà kẻ có góc nhìn khách quan thì thực sự rất hiếm.
Cái gì mà sâu xa thế.
Đọc sách đơn giản là để biết cách trình bày vấn đề cho gãy gọn, trơn tru. Dm nhiều ông còm như đấm vào đít, chính tả sai tùm lum, phải vặn não 3 lượt đọc mới hiểu thằng cha này đang nói cái gì :sweat:
 
Xã hội ngày càng phát triển, văn chương cũng biến đổi theo. Từ 1 công cụ truyền tải trực tiếp thì giờ nó trở thành kịch bản gián tiếp, khán giả sẽ tiếp nhận qua nhiều hình thức tiên tiến hơn, như phim ảnh, podcast hay sắp tới là nội dung thực tế ảo :beauty:
 
Nhưng văn chương lại cho chúng ta thấy góc nhìn của kẻ khác, thường không là góc nhìn của sự thật. Kẻ mạnh không phải là kẻ có góc nhìn bi quan, cũng không phải kẻ có góc nhìn lạc quan, cũng không phải kẻ có góc nhìn chủ quan, mà là kẻ có góc nhìn khách quan. Chỉ có kẻ khách quan mới nhìn thấy sự thật. Mà kẻ có góc nhìn khách quan thì thực sự rất hiếm.
Ngài giám đốc CIA , ngài có góc nhìn như nào vậy ạ ? :shame:
 
Ok xem tivi cũng là sống nhiều đời, nghe nhạc, xem live stream, lên tiktok hay yt cũng dc nghe tâm sự các kiểu, cũng sống nhiều đời. Việc quái gì cần đọc sách
Một thanh niên cả năm không đọc được một quyển sách nào rồi nghĩ rằng self-help là thể loại duy nhất hay tất cả sách đều chỉ dành cho mục đích giải trí phát biểu:sweat: Bảo sao giáo dục nước nhà ngày càng đi xuống :sad:
 
Một thanh niên cả năm không đọc được một quyển sách nào rồi nghĩ rằng self-help là thể loại duy nhất hay tất cả sách đều chỉ dành cho mục đích giải trí phát biểu:sweat: Bảo sao giáo dục nước nhà ngày càng đi xuống :sad:

Những kẻ thiếu cái gì thì thường tỏ ra dè bỉu cái đó
Xv9vuLq.jpeg


Gửi từ Samsung SM-G998B bằng vozFApp
 
sức mạnh văn chương
View attachment 1512081
Giải nghĩa thêm một chút về hai câu thơ này

Tại sao lại là chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm? Vì quan niệm văn chương thời phong kiến là "Thi dĩ ngôn chí, Văn dĩ tải đạo", nghĩa là làm thơ để nói cái chí của mình, làm văn để mang chở đạo lý. Nên chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm chính là nói về cái "văn dĩ tải đạo" đó, với Đồ Chiểu, thơ văn không chỉ là thơ văn, mà nó phải có đạo lý trong đó, phải dạy người ta làm người có đạo, phải tuyên truyền những thứ tốt đẹp. Để làm rõ ý hơn, tác giả có thêm câu thơ thứ hai là đâm mấy thằng gian bút chẳng tà, nó là mở rộng của văn dĩ tải đạo, không chỉ truyền tải đạo lý tốt đẹp, mà còn đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, cái gian trá. Thơ văn, bút mực với Đồ Chiểu là vũ khí để khuyến thiện trừng ác, chứ không phải làm thơ ngâm vịnh cho vui
 
Cái gì mà sâu xa thế.
Đọc sách đơn giản là để biết cách trình bày vấn đề cho gãy gọn, trơn tru. Dm nhiều ông còm như đấm vào đít, chính tả sai tùm lum, phải vặn não 3 lượt đọc mới hiểu thằng cha này đang nói cái gì :sweat:
Nếu để trình bày văn bản cho đúng khoa học. Để chấm phẩy, chấm câu, xuống dòng, phân đoạn cho chuẩn thì anh đâu cần đọc văn chương. Một giảng viên khoa học trình cao hoàn toàn có thể dạy anh những điều đó trong 30 phút.
 
Sao đâm thọt vozer nặng thế. Tôi biết vài kẻ bô bô tôi khách quan nhất nhì voz

Ngài giám đốc CIA , ngài có góc nhìn như nào vậy ạ ? :shame:
À, trước tiên nick này tôi mua anh ạ. :shame:

Về góc nhìn, tôi nghĩ chúng ta đọc văn, chúng ta có thể sống những cuộc đời khác đấy. Chúng ta có thể nghiền ngẫm nhân sinh quan của nhà văn A, nhà băn B, của thời thế X, của thời điểm Y, của nền văn hoá Z...

Cũng tương tự vậy nếu các anh đọc sách sử, triết, v.v...

Nhưng tôi chợt nghĩ những góc nhìn đó, muôn hình vạn trạng, nhiều màu sắc đấy. Vậy có bao nhiêu % sự thật? Rõ ràng chúng ta có nhiều góc nhìn khác nhau nhưng cuối cùng chỉ có một sự thật. Thế là bỗng nhiên chúng ta sẽ muốn nhìn một vấn đề theo góc nhìn khách quan.

Để mà khách quan trong tâm trí, có lẽ chúng ta cần phải đọc và học những môn học mà tự nó có một vẻ đẹp kỳ lạ, tự nó nói lên vẻ đẹp của chính nó, vẻ đẹp của sự khách quan, của sự thật, không phụ thuộc vào nền văn hoá, tôn giáo, cảm xúc cá nhân, thiên kiến...

Những môn đó không phải là môn văn môn sử hay môn triết. Nên sách văn, không đọc nhiều cũng không sao. Bởi nhiều người cả đời đọc văn sử mà vẫn không biết sự thật, vẫn có một nhân sinh quan méo mó.
 
Back
Top