thảo luận Tài chính cá nhân/Tài chính gia đình

Hỏi chủ thớt cái khúc nhà, thường thì đòn bẩy người ta ko để tỷ lệ 1 vốn/ 2 vay vậy đâu, đa số đều để cỡ 1/1 hoặc 3/2 thì mới mua nhà, chủ thớt làm lại phương trình thì cái 4,8t đấy nó giảm xuống còn mấy thế?
 
Hỏi chủ thớt cái khúc nhà, thường thì đòn bẩy người ta ko để tỷ lệ 1 vốn/ 2 vay vậy đâu, đa số đều để cỡ 1/1 hoặc 3/2 thì mới mua nhà, chủ thớt làm lại phương trình thì cái 4,8t đấy nó giảm xuống còn mấy thế?
1605769830081.png


Đây bạn.
//Xoá đoạn mình nhầm tí :D
 
Last edited:
6. Mua nhà hay thuê nhà?
Ở đây mình làm 1 ví dụ nhỏ để tính xem về mặt tài chính thuần túy, mua nhà hay thuê nhà có lợi hơn. Giả định 1 cặp vợ chồng đang có trong tay 1 tỷ, muốn mua 1 căn nhà 3 tỷ thì phải đi vay thêm 2 tỷ trong 10 năm, lãi suất thị trường hiện giờ khoảng 11%/năm. Đổi lại nếu cặp vợ chồng này đi thuê thì 1 căn hộ giá 3 tỷ hiện giờ đang cho thuê khoảng 11tr (cap rate 4.5%), giả định tiền thuê tăng 5%/năm, phần tiền tiết kiệm được mang đi đầu tư với lãi suất khoảng 8%/năm. Kết quả thì sau 10 năm cặp vợ chồng nếu đi thuê nhà sẽ tích lũy được khoảng 4.8 tỷ, còn cặp vợ chồng đi vay mua nhà sẽ có 1 căn nhà. Vậy câu hỏi tiên quyết sẽ là: Nếu bạn tin tưởng căn nhà 3 tỷ mình mua hnay sẽ có giá trị lớn hơn 4.8 tỷ 10 năm sau thì nên mua, còn không thì nên thuê.
Theo mình thì đây là 1 câu hỏi khó, cũng không ai nói trước được 10 năm sau sẽ thế nào: Yếu tố giúp căn hộ tăng giá thì bao gồm lạm phát, tăng trưởng dân số, quỹ đất không đủ, v.v Yếu tố khiến căn hộ tăng giá kém thì bao gồm khấu hao, chất lượng xây dựng, rủi ro chủ đầu tư, rủi ro đầu cơ khiến cung > cầu v.v. Các bạn tự suy nghĩ và lựa chọn nhé :D
đoạn chỗ chữ đỏ, theo như mình thấy việc đầu tư để được lãi suất 8% đối với những người bình thường thì ngó bộ không khả quan. ngoài kênh gửi tiết kiệm thì các kênh khác điều tiềm ẩn rủi ro so với việc có 1 cái BDS và đợi nó lên giá
Ngoài ra, về chi phí đi thuê, 11tr/tháng thì 10 năm ông bạn cũng mất hơn 1,320trđ cho việc thuê, cũng không thấy ông bạn tính toán vào.
với quan điểm của mình, nếu như bạn có dự án kinh doanh/làm chủ thì nên đi thuê để có tiền làm ăn, chứ còn làm công ăn lương tháng nhận xx trđ thì thôi, vay mua cái nhà có lợi hơn
 
đoạn chỗ chữ đỏ, theo như mình thấy việc đầu tư để được lãi suất 8% đối với những người bình thường thì ngó bộ không khả quan. ngoài kênh gửi tiết kiệm thì các kênh khác điều tiềm ẩn rủi ro so với việc có 1 cái BDS và đợi nó lên giá
Ngoài ra, về chi phí đi thuê, 11tr/tháng thì 10 năm ông bạn cũng mất hơn 1,320trđ cho việc thuê, cũng không thấy ông bạn tính toán vào.
với quan điểm của mình, nếu như bạn có dự án kinh doanh/làm chủ thì nên đi thuê để có tiền làm ăn, chứ còn làm công ăn lương tháng nhận xx trđ thì thôi, vay mua cái nhà có lợi hơn
Tính tiền thuê nhà vào rồi bạn, bảng excel ghi rõ mà. Mình còn cẩn thận để giá thuê tăng 5%/năm luôn, thực tế cc cũ chưa chắc giá thuê đã tăng được như thế. Cái 8% ở VN không khó, biết diversify 1 chút ngoài gửi tiết kiệm ra thì được 8% ngay thôi
 
5. Bảo vệ (Protection)

Bảo vệ ở đây chính là các thể loại bảo hiểm mà chúng ta nên có. Ở đây mình muốn làm rõ bản chất của bảo hiểm là 1 dạng chi phí, chúng ta bỏ tiền ra để mua sự an tâm, đổi lại khi có sự kiện rủi ro xảy ra thì sẽ được bồi thường 1 số tiền lớn, nếu sự kiện rủi ro không xảy ra thì chúng ta sẽ mất phần phí đã đóng. Tất cả các loại bảo hiểm trên đời này (trừ bảo hiểm xã hội) đều có chung bản chất như vậy. Vì vậy, nếu có ai đó giới thiệu cho các bạn 1 loại bảo hiểm vừa để bảo vệ vừa để tích lũy/đầu tư thì đừng tin, nói như vậy là hoàn toàn không hiểu gì về bản chất của bảo hiểm và tài chính cá nhân/gia đình cả.
OK giờ mình sẽ điểm qua các loại bảo hiểm (trừ BHXH) mà chúng ta nên có, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên.

Bảo hiểm y tế: Là cái bảo hiểm của Nhà nước mà phí đâu đó khoảng 350k/năm đó. Bảo hiểm này ai cũng phải có, không nên coi thường một chút nào. Có thể nếu bạn hắt hơi sổ mũi thì đi khám dịch vụ cũng được chứ chẳng ai đi khám BHYT, nhưng một khi có bệnh nặng cần điều trị thì BHYT có thể giúp gánh được 1 phần không nhỏ chi phí điều trị. Như mình đã nói ở trên, BHYT là 1 dạng chi phí, không ốm đau vào bệnh viện thì sẽ mất 350k mà không được gì cả.

Bảo hiểm sức khỏe: Tương tự như bảo hiểm y tế nhưng mà là của tư nhân (Bảo Việt, Liberty, VBI, Pacific Cross, PTI, v.v). Ngoài kia có rất nhiều công ty bán BHSK để chúng ta so sánh lựa chọn. Phí hàng năm thường rơi vào khoảng từ 2-10tr/năm tùy gói. Nên có để được chi trả những chi phí ngoài BHYT không chi trả, nếu công ty nơi các bạn làm việc mua cho rồi thì thôi (có mua thêm cũng không được bồi thường 2 lần đâu). Như mình đã nói ở trên, BHSK cũng là 1 dạng chi phí, không ốm đau vào bệnh viện thì sẽ mất 2-10tr mà không được gì cả.

Bảo hiểm nhân thọ: Đây rồi, đây là phần mà mình thấy 96.69% người đã mua BHNT không hiểu gì cả và dẫn đến mua sai -> Chỉ béo công ty bảo hiểm + tư vấn viên. Để mị nói cho mà nghe…
À trước khi nói thì mình phải tuyên bố xung đột lợi ích, đó là mình có đi bán BHNT dạo (như dưới sign), lý do nhảy vào mảng này là vì mình đã từng là người đi mua BHNT và nhận thấy hầu hết các tư vấn viên hoặc là không hiểu về bản chất của BHNT, hoặc có xung đột lợi ích vì lương/hoa hồng của họ gắn trực tiếp vào số hợp đồng/số phí thu được của khách hàng. Đó là lí do vì sao mà hầu hết các khách hàng mua BHNT đều mua sai (hoặc quá đắt hoặc không phù hợp với tình hình tài chính của cá nhân/gia đình), đổi lại cái thiệt của khách hàng chính là hoa hồng của tư vấn viên và lợi nhuận của công ty bảo hiểm. Vì vậy mình quyết định đi bán BHNT dạo là trước là để tự bán cho bản thân + người thân/bạn bè, sau là để giúp các khách hàng khác mua đúng cái họ cần.

Đầu tiên, nói về xung đột lợi ích, các bạn có thể xem bảng dưới đây mình copy từ Thông tư 50/2017 của Bộ Tài chính quy định về mức hoa hồng tối đa cho tư vấn viên sản phẩm BHNT:
View attachment 104466
Tạm bỏ qua các khái niệm bảo hiểm, các bạn có thể thấy mức hoa hồng của tư vấn viên BHNT tối đa theo quy định thường rơi vào khoảng 30-40% phí bảo hiểm năm đầu khách hàng đóng (các năm tiếp theo giảm dần - không đáng kể). Tuy nhiên, mặc dù BTC quy định mức hoa hồng tối đa như vậy, nhưng các công ty bảo hiểm thường tìm cách lách và nâng mức hoa hồng lên thông qua hình thức thưởng, nếu tư vấn viên và/hoặc đội nhóm của tư vấn viên (yup, đa cấp đó) đạt KPI trong kỳ. Vì vậy, hoa hồng cho 1 tư vấn viên có thể lên đến 70-80% phí bảo hiểm thu của khách hàng nếu tvv đó đạt KPI. Điều này tạo ra xung đột lợi ích vô cùng lớn, cộng với việc rất nhiều khách hàng (và bản thân tvv) không có đủ hiểu biết về BHNT/tài chính cá nhân, dẫn đến việc nhiều tvv sẽ tìm cách bán những gói đắt tiền nhất có thể cho khách hàng mặc dù nó không hề phù hợp với tình hình tài chính của cá nhân/gia đình khách hàng đó.

OK quay lại phần chính về BHNT. “Nhân” có nghĩa là “con người”, còn “thọ” có nghĩa là “tính mạng”. Vậy BHNT là bảo hiểm tính mạng con người, có nghĩa là nếu bạn (người được bảo hiểm) chết/thương tật toàn bộ vĩnh viễn thì gia đình bạn sẽ nhận được 1 khoản bồi thường. Sản phẩm này có 1 tên gọi khác là “bảo hiểm tử kỳ” (như trong bảng phía trên), là bản chất nguyên thủy của BHNT. Như mình đã nói ở trên, BHNT cũng là 1 dạng chi phí, không ai chết/thương tật toàn bộ vĩnh viễn thì sẽ mất phần phí đóng mà không được gì cả.

Trước tiên, mình hi vọng các bạn hiểu là BHNT là 1 sản phẩm nên có. Tưởng tượng các bạn đang áp dụng các nguyên tắc tài chính cá nhân/gia đình như mình chia sẻ ở trên rất thành công, hi vọng vào 1 tương lai sáng ngời đủ tiền mua nhà mua xe cho con cái đi học. Đùng 1 cái bạn ra đường bị tai nạn, nặng thì tử vong nhẹ thì thương tật mất khả năng lao động, thu nhập gia đình giảm sút, tích lũy không còn. Đây chính là những rủi ro mà BHNT có thể bảo vệ giúp bạn.

Nếu các bạn đi mua BHNT, mình có thể khẳng định là 99% tvv sẽ không giới thiệu cho các bạn bảo hiểm tử kỳ, mà thay vào đó họ sẽ giới thiệu bảo hiểm hỗn hợp. Bảo hiểm hỗn hợp bản chất là bảo hiểm tử kỳ + phần tích lũy/đầu tư thêm. Phần bảo hiểm tử kỳ thì giống nhau, nhưng phần khách hàng thiệt (đổi lại công ty bảo hiểm/tvv được lợi) chính là phần tích lũy/đầu tư thêm. Mình sẽ giải thích kĩ hơn ở dưới đây.

View attachment 104467

Hình trên là minh họa 1 cách đơn giản cấu trúc của phí bảo hiểm mà khách hàng đóng, trong đó có 3 phần chính:
  • Phí ban đầu: Được tính bằng X% của phí bảo hiểm (X cố định, được ghi rõ trong hợp đồng). Phần này là phần khách hàng mất trắng, được sử dụng để chi trả hoa hồng cho tư vấn viên (có thể lên đến 70-80% như mình nói ở trên) + chi phí hoạt động của công ty bảo hiểm.
  • Phí bảo hiểm rủi ro: Cái này cũng là chi phí khách hàng mất, nhưng không phải mất trắng mà được sử dụng để chi trả cho phần bảo hiểm rui ro. Phần này thì có công thức để tính, ví dụ với STBH là 1 triệu thì phí sẽ là X nghìn đồng. Nếu khách hàng mua bảo hiểm bảo vệ 1 tỷ thì phí bảo hiểm rủi ro sẽ là X triệu đồng (X nghìn nhân với 1,000). Công thức tính như thế nào thì có hẳn cả 1 chuyên ngành Toán ở bậc Đại học về Định phí bảo hiểm (Actuary), mình ko học nên ko rõ. Nhưng về cơ bản thì vì đều dựa vào công thức nên phí bảo hiểm rủi ro giữa các công ty bảo hiểm hầu như là giống nhau. Mình thấy nhiều khách hàng khi mua BHNT phải mất công đi hỏi giữa các công ty khác nhau để so sánh bên nào rẻ hơn, việc này là không cần thiết.
Phí bảo hiểm của sản phẩm tử kỳ thì chỉ bao gồm 2 cấu phần trên. Phí bảo hiểm của sản phẩm hỗn hợp thì ngoài 2 phần trên còn có 1 phần nữa:
  • Khoản tích lũy/đầu tư thêm: Khoản này bản chất không liên quan gì đến bảo hiểm, mà tương tự như việc bạn đầu tư vào quỹ mở như mình nói ở trên. Khoản tiền này bản chất là bạn ủy thác cho công ty bảo hiểm để họ mang đi đầu tư hộ, sau này họ sẽ trả lại cho bạn.

Vì sao mình lại nói phần tích lũy/đầu tư thêm là thiệt cho khách hàng?
Thứ nhất, phần tích lũy thêm làm tăng TỔNG phí bảo hiểm khách hàng đóng (hình minh họa trên). Vì phí ban đầu được tính bằng X% của tổng phí bảo hiểm (X cố định), nên việc có thêm phần tích lũy sẽ làm tăng phí ban đầu, một loại phí mà khách hàng mất trắng còn tvv/ctbh được hưởng như phân tích ở trên.
Đối với sản phẩm truyền thống, lợi nhuận dự kiến khách hàng được hưởng trên phần tích lũy thêm hiện tại khoảng 5%/năm, thấp hơn cả gửi tiết kiệm (7%/năm). Vậy tại sao phải bỏ tiền vào BHNT để tích lũy trong khi đơn giản hơn có thể mang đi gửi tiết kiệm?
Thứ ba, vì phần tích lũy thêm làm tăng phí bảo hiểm, khách hàng có thể thấy phí bảo hiểm cao quá và yêu cầu giảm bớt bằng cách giảm bớt mức bảo vệ đi. Điều này có thể khiến cho việc mua BHNT trở nên vô nghĩa khi cả phần bảo vệ lẫn phần tiết kiệm đều thấp. Mình đã gặp rất nhiều trường hợp như thế này.

Vì sao các tvv luôn giới thiệu cho khách hàng sản phẩm hỗn hợp thay vì tử kỳ?
Đơn giản là vì bản thân tvv và khách hàng không hiểu bản chất của BHNT như mình phân tích ở trên. Các công ty BHNT ở Việt Nam 30 năm qua đã làm rất tốt việc “nhồi sọ” thị trường, rằng BHNT mang đến lợi ích kép vừa được bảo vệ lại vừa được tiết kiệm. Vì thế đến thời điểm hiện tại, khi nhắc đến BHNT, hầu như mọi người ngoài cân nhắc quyền lợi bảo vệ còn cân nhắc cả quyền lợi tiết kiệm xem sau 20-30 năm nữa nhận lại được bao nhiêu tiền. Điều này là hoàn toàn vô nghĩa, lãng phí, và sai bản chất của bảo hiểm.

OK vậy từ giờ chúng ta sẽ chỉ mua BH tử kỳ thôi, không mua BH hỗn hợp nữa nhé?
Không, rất tiếc là mọi thứ lại không đơn giản như thế :sleep: Thực tế ở Việt Nam ngoài rủi ro tử vong/tai nạn, khách hàng còn rất quan tâm đến rủi ro bệnh hiểm nghèo. Bảo hiểm bệnh hiểm nghèo thường là sản phẩm bổ sung, phải mua BHNT trước rồi mới được đính kèm thêm BH bệnh hiểm nghèo. Và phần lớn (mình tin là 100% nhưng ko chắc chắn) các công ty BHNT sẽ chỉ bán BH bệnh hiểm nghèo cho bạn nếu bạn mua BH hỗn hợp; còn nếu bạn đòi mua BH tử kỳ thì họ sẽ không bán cho bạn BH bệnh hiểm nghèo. Cái này đơn giản là chính sách bán hàng của các công ty BHNT và mình không làm gì được.

Khó thế, vậy phải làm thế nào?
Đoạn này mình xin phép chỉ tiết lộ là có cách để giúp khách hàng cân bằng giữa việc bị bắt phải mua BH hỗn hợp để được mua thêm BH bệnh hiểm nghèo với việc giảm thiểu phí ban đầu để tránh lãng phí cho khách hàng. Cơ mà làm thế nào mình xin phép được giữ lại để tư vấn riêng cho khách hàng, mình chỉ giải thích về mặt bản chất của BHNT ở đây thôi, còn cụ thể từng trường hợp thế nào nếu các bạn có nhu cầu thì pm mình theo như dưới sign nhé :D


Bonus: Một số câu quảng cáo BHNT các bạn sẽ gặp rất nhiều, nghe thì hay nhưng mà vô nghĩa/sai bản chất.
Câu 1: Sản phẩm này của công ty em bảo vệ anh/chị với STBH 1 tỷ đồng cho đến năm 99 tuổi
Giả sử bạn năm nay 30 tuổi. 69 ( :p ) năm nữa các bạn mới được 99 tuổi. Không rõ 69 năm nữa thì 1 tỷ đồng mua được mấy bát phở ta haha. Ngoài ra, thời gian bảo hiểm càng dài thì phí càng cao, nghĩa là các bạn bỏ thêm tiền ra để mua 1 thứ vô nghĩa. Mua BHNT chỉ cần bảo vệ 20-25 năm là OK rồi, ko cần 69 năm đâu.

Câu 2: Chúng ta nên bỏ 10% thu nhập vào BHNT để vừa được bảo vệ vừa được tích lũy dài hạn
Phần tích lũy thì mình đã nói ở trên rồi. Ở đây mình muốn nói về cái con số 10% kia, nếu lắp vào khung các nguyên tắc tài chính cá nhân/gia đình ở phía trên thì các bạn sẽ thấy quá cao. Mà các bạn biết rồi, đóng phí BHNT cao thì hoa hồng cho tvv/lợi nhuận cho CTBH cũng sẽ cao theo.

Câu 3: Thay vì đóng tiền vào BHXH phải đợi đến khi về hưu mới nhận lại được tiền, sao anh/chị không dành tiền đó đóng BHNT vừa được bảo vệ rủi ro, vừa được nhận lại tiền từ sớm?
Theo ý kiến của mình, BHXH là 1 loại bảo hiểm đặc biệt, mục đích là an sinh xã hội chứ không phải để bảo vệ rủi ro hay tích lũy cho từng cá nhân. Vì thế việc so sánh BHXH với BHNT là vô nghĩa. Nếu các bạn đang đi làm công ăn lương, thì việc đóng BHXH là bắt buộc không làm gì được. Nếu bạn làm tự do, bạn có thể không cần mua BHXH cũng được, nhưng bạn sẽ cần phải có ý thức tích lũy tài sản theo các nguyên tắc tài chính cá nhân/gia đình mình chia sẻ ở trên, chả liên quan gì đến BHNT mà so sánh ở đây cả.


//Update phần 6

Bên F17 đang có thớt tranh cãi về mua nhà với thuê nhà, thấy phần lớn mọi người tính toán đều không đúng. hôm trước mình cũng mới bị ăn 1 đống gạch vì chia sẻ chuyện nên đi thuê hơn là mua nên nhân tiện ở đây chia sẻ luôn về vấn đề này :D

6. Mua nhà hay thuê nhà?
Ở đây mình làm 1 ví dụ nhỏ để tính xem về mặt tài chính thuần túy, mua nhà hay thuê nhà có lợi hơn. Giả định 1 cặp vợ chồng đang có trong tay 1 tỷ, muốn mua 1 căn nhà 3 tỷ thì phải đi vay thêm 2 tỷ trong 10 năm, lãi suất thị trường hiện giờ khoảng 11%/năm. Đổi lại nếu cặp vợ chồng này đi thuê thì 1 căn hộ giá 3 tỷ hiện giờ đang cho thuê khoảng 11tr (cap rate 4.5%), giả định tiền thuê tăng 5%/năm, phần tiền tiết kiệm được mang đi đầu tư với lãi suất khoảng 8%/năm. Kết quả thì sau 10 năm cặp vợ chồng nếu đi thuê nhà sẽ tích lũy được khoảng 4.8 tỷ, còn cặp vợ chồng đi vay mua nhà sẽ có 1 căn nhà. Vậy câu hỏi tiên quyết sẽ là: Nếu bạn tin tưởng căn nhà 3 tỷ mình mua hnay sẽ có giá trị lớn hơn 4.8 tỷ 10 năm sau thì nên mua, còn không thì nên thuê.
Theo mình thì đây là 1 câu hỏi khó, cũng không ai nói trước được 10 năm sau sẽ thế nào: Yếu tố giúp căn hộ tăng giá thì bao gồm lạm phát, tăng trưởng dân số, quỹ đất không đủ, v.v Yếu tố khiến căn hộ tăng giá kém thì bao gồm khấu hao, chất lượng xây dựng, rủi ro chủ đầu tư, rủi ro đầu cơ khiến cung > cầu v.v. Các bạn tự suy nghĩ và lựa chọn nhé :D

View attachment 224152

1 điều nữa về mặt tài chính khi cân nhắc 2 phương án trên đó là đa dạng hóa. Với phương án mua nhà thì 10 năm tới 100% tài sản của vợ chồng này sẽ nằm ở bất động sản, nghĩa là bỏ hết trứng vào 1 rỏ. Điều này theo mình là không tốt (như đã trình bày ở mấy post đầu). Tuy nhiên đổi lại thì sẽ được yếu tố tâm lý đấy là "an cư lạc nghiệp", nói chung là tùy mỗi người lựa chọn thôi.


- The end -
Nhìn vào cái bảo hiểm sao phân biệt được nó là bhnt hay bảo hiểm hỗn hợp thím?
Tvv đưa mình thì có 2 mục là sản phẩm chính và sản phẩm bổ sung (bệnh hiểm nghèo), vậy có phải là bhhh ko?
 
Đây bạn. 1 yếu tố quan trọng nữa trong việc cân nhắc đi vay hay không đấy là khả năng tự đầu tư của bản thân. Nếu tự tin bản thân có thể đầu tư tiền sinh lời tốt thì không nên đi vay, còn nếu cảm thấy chỉ biết gửi tiết kiệm lấy lãi 6%/năm thì đi vay cũng được.

Tưởng cái này ngược lại chứ nhỉ?
Nếu bản thân có thể đầu tư thì nên đi vay (tăng vốn còn dư ra để đầu tư), còn nếu chỉ biết gửi tiết kiệm (sinh lời kém) thì không nên vay mà đem tiền tiết kiệm đi tiêu, đỡ vay thì đỡ bị lãi ngân hàng.
 
Chủ thớt hình như tính hơi sai sai, tiền thuê hiện tại vẫn để đểu 132tr/ năm chưa thấy nhân lên cho 5%, tiền đầu tư 1t5 phải trừ đi tiền thuê nhà sau đó mới nhân lên cho lãi từ đầu tư, rồi mới cộng với tiền tiết kiệm so vói mua nhà. Nếu tính theo tháng thì khá phức tạp nhưng tính theo năm trả tiền thue đầu năm tiền tiết kiệm cộng vào cuối năm thì số 1t8 của chủ thớt rớt xuống nhiều
À chết bỏ quên chỗ 5% thật. Đoạn sau thì ko cần thiết vì tiền thuê nhà trừ vào thu nhập hàng tháng chứ k phải trừ vào phần tích luỹ sẵn có.
Nói chung cái mình đưa ra là 1 framework chung để tính thôi (vì đợt trước thấy bên f17 cãi nhau tính sai loạn hết cả lên) nên làm theo năm cho nhanh, chứ bản thân cái này cũng chỉ mang tính tham khảo vì phụ thuộc rất nhiều vào các giả định khác nhau trong tương lai (view mỗi người khác nhau).
 
Tưởng cái này ngược lại chứ nhỉ?
Nếu bản thân có thể đầu tư thì nên đi vay (tăng vốn còn dư ra để đầu tư), còn nếu chỉ biết gửi tiết kiệm (sinh lời kém) thì không nên vay mà đem tiền tiết kiệm đi tiêu, đỡ vay thì đỡ bị lãi ngân hàng.
Sorry nay vừa làm việc vừa comment nên nghĩ ko chuẩn, thực tế là nếu có khả năng đầu tư sinh lời cao hơn lãi vay ngân hàng thì chắc chắn là nên vay, còn lại thì xem thêm mấy biến nữa mà thôi giờ muộn rồi với tóm lại cũng chỉ là giả định thôi.. Quan trọng nhất vẫn là view của mọi người liệu chung cư sau 10 năm có tăng giá được nhiều hay ko thôi
 
Nhìn vào cái bảo hiểm sao phân biệt được nó là bhnt hay bảo hiểm hỗn hợp thím?
Tvv đưa mình thì có 2 mục là sản phẩm chính và sản phẩm bổ sung (bệnh hiểm nghèo), vậy có phải là bhhh ko?
Của bạn là sphh nhé. Có BHN thì chắc chắn là sphh
 
Của bạn là sphh nhé. Có BHN thì chắc chắn là sphh
Mình thây các sp bổ sung này thực sự hay mà bác, khi mình bệnh UT thì nó chi trả thêm chi phí điều trị cao hơn cả STBH.
Nhưng sao bác lại tư vấn ngược lại? Bác giải thích thêm mình hiểu với. Cũng đang quan tâm cái bhnt này, tính mua cái phòng rủi ro cho con nó ăn học.
 
Bạn ơi cho mình hỏi có cách nào mình rút tiền BHXH 1 lần ra trong khi mình vẫn làm ở cty. Mình dùng tiền BHXH giử ngân hàng lấy lãi, làm như vậy có hiệu quả ko ? Cảm ơn nhiều!
Trời trời có vụ này nữa hả, cty nào mà chịu chốt sổ khi bác chưa nghỉ việc
 
  • Mình kiểu ăn chắc mặc bền toàn đi gửi tiết kiết, mà bây chừ lãi suất thấp quá, kì hạn 6 tháng chưa dc 7% ( mình gửi online).
  • Đối với cá nhân bình thường thì ngoài việc gửi tiết kiệm thì nên xem xét khoản nào khác nhĩ...
 
5. Bảo vệ (Protection)

Bảo vệ ở đây chính là các thể loại bảo hiểm mà chúng ta nên có. Ở đây mình muốn làm rõ bản chất của bảo hiểm là 1 dạng chi phí, chúng ta bỏ tiền ra để mua sự an tâm, đổi lại khi có sự kiện rủi ro xảy ra thì sẽ được bồi thường 1 số tiền lớn, nếu sự kiện rủi ro không xảy ra thì chúng ta sẽ mất phần phí đã đóng. Tất cả các loại bảo hiểm trên đời này (trừ bảo hiểm xã hội) đều có chung bản chất như vậy. Vì vậy, nếu có ai đó giới thiệu cho các bạn 1 loại bảo hiểm vừa để bảo vệ vừa để tích lũy/đầu tư thì đừng tin, nói như vậy là hoàn toàn không hiểu gì về bản chất của bảo hiểm và tài chính cá nhân/gia đình cả.
OK giờ mình sẽ điểm qua các loại bảo hiểm (trừ BHXH) mà chúng ta nên có, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên.

Bảo hiểm y tế: Là cái bảo hiểm của Nhà nước mà phí đâu đó khoảng 350k/năm đó. Bảo hiểm này ai cũng phải có, không nên coi thường một chút nào. Có thể nếu bạn hắt hơi sổ mũi thì đi khám dịch vụ cũng được chứ chẳng ai đi khám BHYT, nhưng một khi có bệnh nặng cần điều trị thì BHYT có thể giúp gánh được 1 phần không nhỏ chi phí điều trị. Như mình đã nói ở trên, BHYT là 1 dạng chi phí, không ốm đau vào bệnh viện thì sẽ mất 350k mà không được gì cả.

Bảo hiểm sức khỏe: Tương tự như bảo hiểm y tế nhưng mà là của tư nhân (Bảo Việt, Liberty, VBI, Pacific Cross, PTI, v.v). Ngoài kia có rất nhiều công ty bán BHSK để chúng ta so sánh lựa chọn. Phí hàng năm thường rơi vào khoảng từ 2-10tr/năm tùy gói. Nên có để được chi trả những chi phí ngoài BHYT không chi trả, nếu công ty nơi các bạn làm việc mua cho rồi thì thôi (có mua thêm cũng không được bồi thường 2 lần đâu). Như mình đã nói ở trên, BHSK cũng là 1 dạng chi phí, không ốm đau vào bệnh viện thì sẽ mất 2-10tr mà không được gì cả.

Bảo hiểm nhân thọ: Đây rồi, đây là phần mà mình thấy 96.69% người đã mua BHNT không hiểu gì cả và dẫn đến mua sai -> Chỉ béo công ty bảo hiểm + tư vấn viên. Để mị nói cho mà nghe…
À trước khi nói thì mình phải tuyên bố xung đột lợi ích, đó là mình có đi bán BHNT dạo (như dưới sign), lý do nhảy vào mảng này là vì mình đã từng là người đi mua BHNT và nhận thấy hầu hết các tư vấn viên hoặc là không hiểu về bản chất của BHNT, hoặc có xung đột lợi ích vì lương/hoa hồng của họ gắn trực tiếp vào số hợp đồng/số phí thu được của khách hàng. Đó là lí do vì sao mà hầu hết các khách hàng mua BHNT đều mua sai (hoặc quá đắt hoặc không phù hợp với tình hình tài chính của cá nhân/gia đình), đổi lại cái thiệt của khách hàng chính là hoa hồng của tư vấn viên và lợi nhuận của công ty bảo hiểm. Vì vậy mình quyết định đi bán BHNT dạo là trước là để tự bán cho bản thân + người thân/bạn bè, sau là để giúp các khách hàng khác mua đúng cái họ cần.

Đầu tiên, nói về xung đột lợi ích, các bạn có thể xem bảng dưới đây mình copy từ Thông tư 50/2017 của Bộ Tài chính quy định về mức hoa hồng tối đa cho tư vấn viên sản phẩm BHNT:
View attachment 104466
Tạm bỏ qua các khái niệm bảo hiểm, các bạn có thể thấy mức hoa hồng của tư vấn viên BHNT tối đa theo quy định thường rơi vào khoảng 30-40% phí bảo hiểm năm đầu khách hàng đóng (các năm tiếp theo giảm dần - không đáng kể). Tuy nhiên, mặc dù BTC quy định mức hoa hồng tối đa như vậy, nhưng các công ty bảo hiểm thường tìm cách lách và nâng mức hoa hồng lên thông qua hình thức thưởng, nếu tư vấn viên và/hoặc đội nhóm của tư vấn viên (yup, đa cấp đó) đạt KPI trong kỳ. Vì vậy, hoa hồng cho 1 tư vấn viên có thể lên đến 70-80% phí bảo hiểm thu của khách hàng nếu tvv đó đạt KPI. Điều này tạo ra xung đột lợi ích vô cùng lớn, cộng với việc rất nhiều khách hàng (và bản thân tvv) không có đủ hiểu biết về BHNT/tài chính cá nhân, dẫn đến việc nhiều tvv sẽ tìm cách bán những gói đắt tiền nhất có thể cho khách hàng mặc dù nó không hề phù hợp với tình hình tài chính của cá nhân/gia đình khách hàng đó.

OK quay lại phần chính về BHNT. “Nhân” có nghĩa là “con người”, còn “thọ” có nghĩa là “tính mạng”. Vậy BHNT là bảo hiểm tính mạng con người, có nghĩa là nếu bạn (người được bảo hiểm) chết/thương tật toàn bộ vĩnh viễn thì gia đình bạn sẽ nhận được 1 khoản bồi thường. Sản phẩm này có 1 tên gọi khác là “bảo hiểm tử kỳ” (như trong bảng phía trên), là bản chất nguyên thủy của BHNT. Như mình đã nói ở trên, BHNT cũng là 1 dạng chi phí, không ai chết/thương tật toàn bộ vĩnh viễn thì sẽ mất phần phí đóng mà không được gì cả.

Trước tiên, mình hi vọng các bạn hiểu là BHNT là 1 sản phẩm nên có. Tưởng tượng các bạn đang áp dụng các nguyên tắc tài chính cá nhân/gia đình như mình chia sẻ ở trên rất thành công, hi vọng vào 1 tương lai sáng ngời đủ tiền mua nhà mua xe cho con cái đi học. Đùng 1 cái bạn ra đường bị tai nạn, nặng thì tử vong nhẹ thì thương tật mất khả năng lao động, thu nhập gia đình giảm sút, tích lũy không còn. Đây chính là những rủi ro mà BHNT có thể bảo vệ giúp bạn.

Nếu các bạn đi mua BHNT, mình có thể khẳng định là 99% tvv sẽ không giới thiệu cho các bạn bảo hiểm tử kỳ, mà thay vào đó họ sẽ giới thiệu bảo hiểm hỗn hợp. Bảo hiểm hỗn hợp bản chất là bảo hiểm tử kỳ + phần tích lũy/đầu tư thêm. Phần bảo hiểm tử kỳ thì giống nhau, nhưng phần khách hàng thiệt (đổi lại công ty bảo hiểm/tvv được lợi) chính là phần tích lũy/đầu tư thêm. Mình sẽ giải thích kĩ hơn ở dưới đây.

View attachment 104467

Hình trên là minh họa 1 cách đơn giản cấu trúc của phí bảo hiểm mà khách hàng đóng, trong đó có 3 phần chính:
  • Phí ban đầu: Được tính bằng X% của phí bảo hiểm (X cố định, được ghi rõ trong hợp đồng). Phần này là phần khách hàng mất trắng, được sử dụng để chi trả hoa hồng cho tư vấn viên (có thể lên đến 70-80% như mình nói ở trên) + chi phí hoạt động của công ty bảo hiểm.
  • Phí bảo hiểm rủi ro: Cái này cũng là chi phí khách hàng mất, nhưng không phải mất trắng mà được sử dụng để chi trả cho phần bảo hiểm rui ro. Phần này thì có công thức để tính, ví dụ với STBH là 1 triệu thì phí sẽ là X nghìn đồng. Nếu khách hàng mua bảo hiểm bảo vệ 1 tỷ thì phí bảo hiểm rủi ro sẽ là X triệu đồng (X nghìn nhân với 1,000). Công thức tính như thế nào thì có hẳn cả 1 chuyên ngành Toán ở bậc Đại học về Định phí bảo hiểm (Actuary), mình ko học nên ko rõ. Nhưng về cơ bản thì vì đều dựa vào công thức nên phí bảo hiểm rủi ro giữa các công ty bảo hiểm hầu như là giống nhau. Mình thấy nhiều khách hàng khi mua BHNT phải mất công đi hỏi giữa các công ty khác nhau để so sánh bên nào rẻ hơn, việc này là không cần thiết.
Phí bảo hiểm của sản phẩm tử kỳ thì chỉ bao gồm 2 cấu phần trên. Phí bảo hiểm của sản phẩm hỗn hợp thì ngoài 2 phần trên còn có 1 phần nữa:
  • Khoản tích lũy/đầu tư thêm: Khoản này bản chất không liên quan gì đến bảo hiểm, mà tương tự như việc bạn đầu tư vào quỹ mở như mình nói ở trên. Khoản tiền này bản chất là bạn ủy thác cho công ty bảo hiểm để họ mang đi đầu tư hộ, sau này họ sẽ trả lại cho bạn.

Vì sao mình lại nói phần tích lũy/đầu tư thêm là thiệt cho khách hàng?
Thứ nhất, phần tích lũy thêm làm tăng TỔNG phí bảo hiểm khách hàng đóng (hình minh họa trên). Vì phí ban đầu được tính bằng X% của tổng phí bảo hiểm (X cố định), nên việc có thêm phần tích lũy sẽ làm tăng phí ban đầu, một loại phí mà khách hàng mất trắng còn tvv/ctbh được hưởng như phân tích ở trên.
Đối với sản phẩm truyền thống, lợi nhuận dự kiến khách hàng được hưởng trên phần tích lũy thêm hiện tại khoảng 5%/năm, thấp hơn cả gửi tiết kiệm (7%/năm). Vậy tại sao phải bỏ tiền vào BHNT để tích lũy trong khi đơn giản hơn có thể mang đi gửi tiết kiệm?
Thứ ba, vì phần tích lũy thêm làm tăng phí bảo hiểm, khách hàng có thể thấy phí bảo hiểm cao quá và yêu cầu giảm bớt bằng cách giảm bớt mức bảo vệ đi. Điều này có thể khiến cho việc mua BHNT trở nên vô nghĩa khi cả phần bảo vệ lẫn phần tiết kiệm đều thấp. Mình đã gặp rất nhiều trường hợp như thế này.

Vì sao các tvv luôn giới thiệu cho khách hàng sản phẩm hỗn hợp thay vì tử kỳ?
Đơn giản là vì bản thân tvv và khách hàng không hiểu bản chất của BHNT như mình phân tích ở trên. Các công ty BHNT ở Việt Nam 30 năm qua đã làm rất tốt việc “nhồi sọ” thị trường, rằng BHNT mang đến lợi ích kép vừa được bảo vệ lại vừa được tiết kiệm. Vì thế đến thời điểm hiện tại, khi nhắc đến BHNT, hầu như mọi người ngoài cân nhắc quyền lợi bảo vệ còn cân nhắc cả quyền lợi tiết kiệm xem sau 20-30 năm nữa nhận lại được bao nhiêu tiền. Điều này là hoàn toàn vô nghĩa, lãng phí, và sai bản chất của bảo hiểm.

OK vậy từ giờ chúng ta sẽ chỉ mua BH tử kỳ thôi, không mua BH hỗn hợp nữa nhé?
Không, rất tiếc là mọi thứ lại không đơn giản như thế :sleep: Thực tế ở Việt Nam ngoài rủi ro tử vong/tai nạn, khách hàng còn rất quan tâm đến rủi ro bệnh hiểm nghèo. Bảo hiểm bệnh hiểm nghèo thường là sản phẩm bổ sung, phải mua BHNT trước rồi mới được đính kèm thêm BH bệnh hiểm nghèo. Và phần lớn (mình tin là 100% nhưng ko chắc chắn) các công ty BHNT sẽ chỉ bán BH bệnh hiểm nghèo cho bạn nếu bạn mua BH hỗn hợp; còn nếu bạn đòi mua BH tử kỳ thì họ sẽ không bán cho bạn BH bệnh hiểm nghèo. Cái này đơn giản là chính sách bán hàng của các công ty BHNT và mình không làm gì được.

Khó thế, vậy phải làm thế nào?
Đoạn này mình xin phép chỉ tiết lộ là có cách để giúp khách hàng cân bằng giữa việc bị bắt phải mua BH hỗn hợp để được mua thêm BH bệnh hiểm nghèo với việc giảm thiểu phí ban đầu để tránh lãng phí cho khách hàng. Cơ mà làm thế nào mình xin phép được giữ lại để tư vấn riêng cho khách hàng, mình chỉ giải thích về mặt bản chất của BHNT ở đây thôi, còn cụ thể từng trường hợp thế nào nếu các bạn có nhu cầu thì pm mình theo như dưới sign nhé :D


Bonus: Một số câu quảng cáo BHNT các bạn sẽ gặp rất nhiều, nghe thì hay nhưng mà vô nghĩa/sai bản chất.
Câu 1: Sản phẩm này của công ty em bảo vệ anh/chị với STBH 1 tỷ đồng cho đến năm 99 tuổi
Giả sử bạn năm nay 30 tuổi. 69 ( :p ) năm nữa các bạn mới được 99 tuổi. Không rõ 69 năm nữa thì 1 tỷ đồng mua được mấy bát phở ta haha. Ngoài ra, thời gian bảo hiểm càng dài thì phí càng cao, nghĩa là các bạn bỏ thêm tiền ra để mua 1 thứ vô nghĩa. Mua BHNT chỉ cần bảo vệ 20-25 năm là OK rồi, ko cần 69 năm đâu.

Câu 2: Chúng ta nên bỏ 10% thu nhập vào BHNT để vừa được bảo vệ vừa được tích lũy dài hạn
Phần tích lũy thì mình đã nói ở trên rồi. Ở đây mình muốn nói về cái con số 10% kia, nếu lắp vào khung các nguyên tắc tài chính cá nhân/gia đình ở phía trên thì các bạn sẽ thấy quá cao. Mà các bạn biết rồi, đóng phí BHNT cao thì hoa hồng cho tvv/lợi nhuận cho CTBH cũng sẽ cao theo.

Câu 3: Thay vì đóng tiền vào BHXH phải đợi đến khi về hưu mới nhận lại được tiền, sao anh/chị không dành tiền đó đóng BHNT vừa được bảo vệ rủi ro, vừa được nhận lại tiền từ sớm?
Theo ý kiến của mình, BHXH là 1 loại bảo hiểm đặc biệt, mục đích là an sinh xã hội chứ không phải để bảo vệ rủi ro hay tích lũy cho từng cá nhân. Vì thế việc so sánh BHXH với BHNT là vô nghĩa. Nếu các bạn đang đi làm công ăn lương, thì việc đóng BHXH là bắt buộc không làm gì được. Nếu bạn làm tự do, bạn có thể không cần mua BHXH cũng được, nhưng bạn sẽ cần phải có ý thức tích lũy tài sản theo các nguyên tắc tài chính cá nhân/gia đình mình chia sẻ ở trên, chả liên quan gì đến BHNT mà so sánh ở đây cả.


//Update phần 6

Bên F17 đang có thớt tranh cãi về mua nhà với thuê nhà, thấy phần lớn mọi người tính toán đều không đúng. hôm trước mình cũng mới bị ăn 1 đống gạch vì chia sẻ chuyện nên đi thuê hơn là mua nên nhân tiện ở đây chia sẻ luôn về vấn đề này :D

6. Mua nhà hay thuê nhà?
Ở đây mình làm 1 ví dụ nhỏ để tính xem về mặt tài chính thuần túy, mua nhà hay thuê nhà có lợi hơn. Giả định 1 cặp vợ chồng đang có trong tay 1 tỷ, muốn mua 1 căn nhà 3 tỷ thì phải đi vay thêm 2 tỷ trong 10 năm, lãi suất thị trường hiện giờ khoảng 11%/năm. Đổi lại nếu cặp vợ chồng này đi thuê thì 1 căn hộ giá 3 tỷ hiện giờ đang cho thuê khoảng 11tr (cap rate 4.5%), giả định tiền thuê tăng 5%/năm, phần tiền tiết kiệm được mang đi đầu tư với lãi suất khoảng 8%/năm. Kết quả thì sau 10 năm cặp vợ chồng nếu đi thuê nhà sẽ tích lũy được khoảng 4.8 tỷ, còn cặp vợ chồng đi vay mua nhà sẽ có 1 căn nhà. Vậy câu hỏi tiên quyết sẽ là: Nếu bạn tin tưởng căn nhà 3 tỷ mình mua hnay sẽ có giá trị lớn hơn 4.8 tỷ 10 năm sau thì nên mua, còn không thì nên thuê.
Theo mình thì đây là 1 câu hỏi khó, cũng không ai nói trước được 10 năm sau sẽ thế nào: Yếu tố giúp căn hộ tăng giá thì bao gồm lạm phát, tăng trưởng dân số, quỹ đất không đủ, v.v Yếu tố khiến căn hộ tăng giá kém thì bao gồm khấu hao, chất lượng xây dựng, rủi ro chủ đầu tư, rủi ro đầu cơ khiến cung > cầu v.v. Các bạn tự suy nghĩ và lựa chọn nhé :D

View attachment 224152

1 điều nữa về mặt tài chính khi cân nhắc 2 phương án trên đó là đa dạng hóa. Với phương án mua nhà thì 10 năm tới 100% tài sản của vợ chồng này sẽ nằm ở bất động sản, nghĩa là bỏ hết trứng vào 1 rỏ. Điều này theo mình là không tốt (như đã trình bày ở mấy post đầu). Tuy nhiên đổi lại thì sẽ được yếu tố tâm lý đấy là "an cư lạc nghiệp", nói chung là tùy mỗi người lựa chọn thôi.


- The end -
Thím tư vấn giúp mình gói bhnt nào cho người 30 tuổi với, mà không tích luỹ không đầu tư gì nha
 
Lâu lâu trồi lên tí chia sẻ với các bác 1 case mới bị từ chối bồi thường bảo hiểm mà mình bắt gặp trên Facebook :( Mình thấy những trường hợp như trên rất nhiều, mọi tội lỗi cuối cùng luôn đổ lên đầu khách hàng (ừ thì giấy trắng mực đen bút sa gà chết), còn công ty bảo hiểm và tvv thì hốt tiền trên nỗi đau của người khác nên muốn viết thêm mấy dòng chia sẻ với mọi người để mọi người không mắc phải tình huống tương tự.

Capture.JPG

Đây là 1 trường hợp khách hàng 60 tuổi, mua bảo hiểm qua kênh Banca, khi mua ko kê khai bệnh lý có sẵn (khả năng nghe bọn GDV thuốc rồi mua chứ không biết mình đang mua cái gì), sau 1 năm xảy ra rủi ro và không được bồi thường bất kì 1 đồng nào cả vì ko kê khai trung thực tình trạng sức khỏe.

Mình muốn chia sẻ case này không phải vì đoạn kê khai trung thực - tạm bỏ qua phần này đi, cái này chắc nhiều người cũng biết rồi, mà mình chỉ muốn nói lên quan điểm của mình rằng, BÁN BẢO HIỂM CHO KHÁCH HÀNG TRÊN 50 TUỔI TOÀN BỌN VÔ ĐẠO ĐỨC! Vì 1 số lý do như sau:
  • Với độ tuổi >50t, phí bảo hiểm là cực kỳ cao để đổi lấy 1 mức bảo vệ cực kỳ thấp. Điều này khiến cho sp BHNT trông cực kì buồn cười, vì nếu khách hàng là người có thừa tiền để đóng phí 30tr/năm thì họ cũng chẳng thiếu thốn đến mức phải cần đến mức bảo vệ 350tr của BHNT làm gì. Ngược lại nếu 350tr là 1 con số quan trọng đối với gia đình 1 khách hàng đã có hơn 30 năm lao động kiếm tiền tích lũy tài sản, thì mình tin rằng khách hàng này sẽ không có dư 30tr/năm để đóng BHNT đâu.
  • Hơn nữa, mấy con số trên mình chạy thử là "phí chuẩn", nghĩa là phí trong trường hợp khách hàng hoàn toàn khỏe mạnh 100%. Ở Việt Nam liệu có bao nhiêu người tuổi >50 không dính tí huyết áp, tim mạch, mỡ máu, bia rượu thuốc lá men gan gì đó? Nếu kê khai đầy đủ bệnh tật, như trong case ở trên thì chắc chắn sẽ bị từ chối bảo hiểm ngay lập tức, còn nếu ít bệnh/bệnh nhẹ hơn thì phí tăng cũng phải vài chục %, trông cái hợp đồng lúc đấy còn đắt đỏ và vô nghĩa hơn nữa.
  • Mình ko hiểu tại sao trách nhiệm kê khai trung thực lại đẩy nhiều rủi ro về phía khách hàng như thế. Công ty bảo hiểm thì khi có sự kiện rủi ro thì họ luôn điều tra rất nhanh khách hàng có bệnh tật gì hồ sơ bệnh án ra sao, tại sao họ không làm việc này ngay từ lúc thẩm định hồ sơ mua bảo hiểm và từ chối luôn, mà lại phải thu tiền phát hành hợp đồng rồi đến lúc sự kiện rủi ro xảy ra mới đi điều tra rồi từ chối bồi thường như vậy?

Mình có nhiều bạn pm hỏi mua BHNT cho bố mẹ mình đều gạt đi hết. BHNT tốt nhất chỉ nên dành cho những ai tầm trên dưới 30 tuổi, còn khỏe chưa/ít bệnh tật, mới lập gia đình, còn nhiều dự định kế hoạch tương lai trong khi tích lũy tài sản chưa đủ nhiều. Trên 40 tuổi thì mua cũng được những sẽ phải cân nhắc kĩ hơn vì phí cao + khả năng có nhiều bệnh tật hơn, còn trên 50 tuổi thì tuyệt đối không. Nếu thừa tiền + khỏe mạnh thì có thể mua BHSK tư nhân (phí sẽ đắt nhưng chỉ tầm 10tr/năm thôi), còn ko thì BHYT nhà nước là đủ rồi.
 
Back
Top