Tại sao tăng lãi suất thì giảm lạm phát ?

Xin hỏi tại sao tăng lãi suất lại giảm đc lạm phat ?

Mình k phải dân kinh tế nhé !!!!!

Lãi gửi vào tăng thì giá cho vay tăng . Thế thì lại kéo theo vật giá tăng theo. Thế thì giảm lạm phát kiểu gì ?

Nếu ai đó nói để huy động tiền trong dân gửi vào thật nhiều giảm lg tiền mặt trong dân , thì gửi vào bao nhiêu thì cũng phải cho vay ra bấy nhiêu chứ ko thì ngân hàng lỗ à ? hay khoản lỗ đó nhà nước chịu ?

Tăng lãi suất -> đầu tư doanh nghiệp giảm, chi tiêu nhân dân giảm do gửi tiền nhiều -> tiền đứng trong ngân hàng tăng lên, số lượng tiền tệ lưu thông ít đi -> giá trị đồng tiền tăng lên -> giảm lạm phát.

Giảm lãi suất -> đầu tư tăng, chi tiêu tăng, tiền gửi giảm đi mà tiền vay nhiều -> tiền đứng trong ngân hàng ít đi, lượng tiền tệ lưu thông nhiều lên -> lạm phát.

Sent from Samsung SM-N986N using vozFApp
 
Fen chưa hiểu nguyên lý cơ bản rồi.

Lạm phát là do tiền mặt nằm trong nền kinh tế quá nhiều, nhà nước in nhiều tiền cho dân vay với lãi suất thấp , dân có cơ hội vay thêm tiền thế là cứ vay ngân hàng thôi, vay nhiều thì thừa tiền mặt nhiều, mà đã là con người thừa tiền mặt sẽ muốn chi tiêu cho nó sướng, mua nhà, mua xe, mua đồ hiệu,... mua nhiều thì giá cả nó tăng lên, lạm phát xảy ra vì cầu > cung mà.

Đến một thời điểm nào đó, nhà nước thấy giá cả mọi thứ tăng nhanh quá, bát phở có 35k mà nay lên 45k rồi, cứ đà này thì chả mấy mà bát phở lên 100k. Cho nên phải kìm chế lạm phát bằng cách tăng lãi suất tiền gửi. Lúc này lãi suất cao, những con giời lỡ vay ngân hàng nhiều giờ bắt đầu lo lắng trả lãi, mà áp lực quá phải bán bớt tài sản đi ( nhà cửa, xe cộ,.. ) mà trả lãi và gốc, không thì đéo trả đc ngân hàng nó siết tài sản có mà mất hết. Đây chính là lúc những kẻ nào trước đó vay quá nhiều vượt khả năng trả lãi thì sẽ phá sản, có nguy cơ mất hết tài sản.

Lãi suất cao làm cho doanh nghiệp, người dân ko dám vay ngân hàng nữa, người ta thắt chặt chi tiêu hơn, ai có tiền mặt thay vì bỏ tiền ấy sản xuất kinh doanh đầy rủi ro thì vứt mẹ vào ngân hàng ăn lãi cho nó sướng, an toàn. Thế là tiền mặt trong dân bị rút dần, chảy ngược lại vào ngân hàng. Dân còn ít tiền mặt, không dám chi tiêu nữa, doanh nghiệp làm ra sản phẩm không bán được hàng, tất cả các mặt hàng phải giảm giá vì Cung > cầu. Lạm phát giảm, thất nghiệp tăng, kinh tế trì trệ đi xuống. 1 thế hệ đang giàu có trở thành con nợ và mất hết tài sản. 1 thế hệ đu đỉnh chứng khoán, bất động sản, bitcoin,.. ra đời.

Đến 1 lúc nào đó, tình hình kinh tế xấu đi, nhà nước thấy đủ rồi phải cứu nền kinh tế. Lại bơm tiền ra bằng cách giảm lãi suất. Người dân vay được tiền với lãi suất rẻ, lại có tiền làm ăn, tạo ra của cải, nhu cầu tiêu dùng lại tăng, số doanh nghiệp trẻ giàu lên nhanh chóng chính là thời điểm này, thế là 1 chu kỳ mới bắt đầu.

Đây chính là cách giới tinh hoa siêu giàu nó điều khiển nền kinh tế thông qua chính phủ. Tụi nó mua mọi thứ ở giá thấp và bán ở giá cao, bán xong xuôi nó tăng lãi suất lên. Nó có 1 đống tiền, đợi mọi người bán hết tài sản nó lại dùng tiền mua sạch với giá rẻ. Mua xong nó bảo ngân hàng giảm lãi suất để giá cả đi lên nó lại chốt lời tiếp. Không làm mà đòi có ăn ở đây ra chứ đâu, cứ ngồi rung đùi mua thấp bán cao, méo phải làm gì hết.
FED - Cục dự trữ liên bang mỹ có quyền lực điều chỉnh lãi suất ngân hàng chính là công cụ của giới siêu giàu thống trị thế giới này.

Cái bạn và tất cả mọi người đang cố giải thích cho mình là ngân hàng đang hút vốn về và người dân và doanh nghiệp k dám vay. Thế khoản chênh lệch giữa gửi vào và cho vay ra ấy bù kiểu gì ?

ví dụ dân gửi vào 10 đồng thì dân k dám vay doanh nghiệp k dám vay thì chỉ cho vay đc 5 đồng thôi. thế 5 đồng còn lại làm gì với nó bây h ?
 
Có lạm phát là do nhà nước in quá nhiều tiền , tiêu cho sướng chứ tội gì ko tiêu
Sao đó bắt dân chịu
 
Cái bạn và tất cả mọi người đang cố giải thích cho mình là ngân hàng đang hút vốn về và người dân và doanh nghiệp k dám vay. Thế khoản chênh lệch giữa gửi vào và cho vay ra ấy bù kiểu gì ?

ví dụ dân gửi vào 10 đồng thì dân k dám vay doanh nghiệp)) k dám vay thì chỉ cho vay đc 5 đồng thôi. thế 5 đồng còn lại làm gì với nó bây h ?

Tiền đó về lại nhà nước. Tiền về bank, bank ko cho vay vốn hết sẽ dùng mua giấy tờ có giá do nhà nc phát hành (trái phiếu, ngoại tệ… ) bank hay người gửi ko lỗ, phần đó do nhà nc chịu.
 
đang đọc cuốn chiến tranh tiền tệ ko biết nó viết đúng ko nữa, gia tộc Rothschild kiiểm soát đc cả cp
 
Xin hỏi tại sao tăng lãi suất lại giảm đc lạm phat ?

Mình k phải dân kinh tế nhé !!!!!

Lãi gửi vào tăng thì giá cho vay tăng . Thế thì lại kéo theo vật giá tăng theo. Thế thì giảm lạm phát kiểu gì ?

Nếu ai đó nói để huy động tiền trong dân gửi vào thật nhiều giảm lg tiền mặt trong dân , thì gửi vào bao nhiêu thì cũng phải cho vay ra bấy nhiêu chứ ko thì ngân hàng lỗ à ? hay khoản lỗ đó nhà nước chịu ?
Giải thích theo quy luật cung cầu nhé, cái gì nhiều sẽ mất giá, cái gì thiếu và cần thiết sẽ tăng giá
Bây giờ tiền lưu thông đang nhiều hơn hàng hoá (do doanh nghiệp ngưng sản xuất,…). Tiền thì sau đợt cung tiền vẫn còn nhiều. Tiền > hàng, tiền mất giá, hàng tăng giá. Giờ hút tiền gửi vào để cân lại: tiền = hàng thì giá hàng hoá ko tăng nữa: hết lạm phát

via theNEXTvoz for iPhone
 
Giải thích theo quy luật cung cầu nhé, cái gì nhiều sẽ mất giá, cái gì thiếu và cần thiết sẽ tăng giá
Bây giờ tiền lưu thông đang nhiều hơn hàng hoá (do doanh nghiệp ngưng sản xuất,…). Tiền thì sau đợt cung tiền vẫn còn nhiều. Tiền > hàng, tiền mất giá, hàng tăng giá. Giờ hút tiền gửi vào để cân lại: tiền = hàng thì giá hàng hoá ko tăng nữa: hết lạm phát

via theNEXTvoz for iPhone
Chính xác là giảm cả tiền và giảm cả hàng (doanh nghiệp cơ bản sẽ tiết giảm hoạt động hoặc sản xuất do cầu thị trường giảm, chi phí đầu vào tăng…)
 
Tiền đó về lại nhà nước. Tiền về bank, bank ko cho vay vốn hết sẽ dùng mua giấy tờ có giá do nhà nc phát hành (trái phiếu, ngoại tệ… ) bank hay người gửi ko lỗ, phần đó do nhà nc chịu.
Phần chênh lệch này thì nhà nước in tiền bù vào nên vì thế qua mọi năm tiền vẫn lạm phát nhưng trong tầm kiểm soát nhà nước. Kiểu 3 4 % năm ấy :nosebleed:
 
Giải thích nha

Đầu tiên anh phải hiểu tiền, phần lớn là các con số nằm trên hệ thống ngân hàng, chứ không phải tiền mặt, tiền mặt chiếm một lượng nhỏ trong hệ thống thanh toán thôi.

Ngân hàng tạo ra tiền, giờ tăng lãi suất ngân hàng tạo ít tiền lại

Ông A gửi 1 tỷ, dự trữ bắt buộc 50 củ, ngân hàng mang 950 củ đi cho B vay, B mua đồ của C thì 950 củ đó lại về ngân hàng mang trữ tiếp 5% của 950tr rồi lại đưa đi vay 902,5tr. Cứ như vậy ngân hàng có thể cho vay nhiều lần. Khi lãi suất tăng cao, người vay ít lại thì ngân hàng chỉ cho ít vay đi thôi. Thay vì ban đầu tiền xoay 10 vòng thì giờ 5 vòng thôi là hết tín dụng. Cộng thêm một cái nữa là Lãi suất thả nổi, huy động cao thì cho vay cao ngay nên khó nào mà lỗ được.

Còn vì sao nó lại hạn chế lạm phát thì hãy nghĩ đến chiếc xe máy, một nền kinh tế lạm phát giống chiếc xe máy rung lắc ở tốc độ cao, giờ giảm gas (giảm tiền bằng cách bớt cho vay lại) thì kinh tế nó sẽ chậm lại. Bớt cho vay, chứ không phải là thu tiền mặt về, nó mới là cốt lõi.
 
Last edited:
Hiểu biết về lạm phát là 1 chuyện rồi. Làm sao dựa vào nó để kiếm tiền mới là quan trọng đó. Mỗi chu kỳ kinh tế sẽ có cá nhân yếu kém bị bỏ lại và thành phần tinh hoa khác vươn lên thay thế. Những ai đã trải qua 2 chu kỳ kinh tế mà vẫn chưa vươn lên đc thì tham gia hội nằm thẳng dần là vừa :sweat:
 
Xin hỏi tại sao tăng lãi suất lại giảm đc lạm phat ?

Mình k phải dân kinh tế nhé !!!!!

Lãi gửi vào tăng thì giá cho vay tăng . Thế thì lại kéo theo vật giá tăng theo. Thế thì giảm lạm phát kiểu gì ?

Nếu ai đó nói để huy động tiền trong dân gửi vào thật nhiều giảm lg tiền mặt trong dân , thì gửi vào bao nhiêu thì cũng phải cho vay ra bấy nhiêu chứ ko thì ngân hàng lỗ à ? hay khoản lỗ đó nhà nước chịu ?
coi hết seri nhé thím, vì dù sao thím sẽ phát sinh thêm câu hỏi khi dc các thím trước trả lời thôi
 
Dễ hiểu mà :doubt:

Tăng lãi suất làm cho việc vay tiền trở nên đắt hơn, giảm yêu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ, dẫn đến giảm lạm phát. Khi lãi suất tăng, người tiêu dùng và doanh nghiệp ít có xu hướng vay tiền để mua hàng hóa và dịch vụ vì chi phí vay trở nên cao hơn. Giảm yêu cầu này dẫn đến giảm giá do doanh nghiệp sẽ giảm giá để duy trì doanh số và đáp ứng yêu cầu giảm.

Các ngân hàng trung ương, như Federal Reserve ở Hoa Kỳ, sử dụng lãi suất làm công cụ điều chỉnh lạm phát. Nếu lạm phát chạy quá cao, ngân hàng trung ương có thể tăng lãi suất để giảm yêu cầu và giảm lạm phát về mức mục tiêu. Ngược lại, nếu lạm phát quá thấp, ngân hàng trung ương có thể giảm lãi suất để kích hoạt yêu cầu và tăng giá.

Tóm lại, lãi suất cao làm cho việc vay trở nên đắt hơn, giảm yêu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ, dẫn
đến giảm lạm phát. Tăng lãi suất cũng giúp ngăn chặn tiền tệ tụt giá, đồng thời tăng sức hấp dẫn của tiền tệ đối với nước ngoài, giảm nhu cầu mua vào và tăng nhu cầu bán ra, giúp bảo vệ giá trị của tiền tệ.

Tuy nhiên, tăng lãi suất cũng có những hạn chế, như giảm sức mua và tăng chi phí vay của doanh nghiệp và người tiêu dùng, giảm tổng số tiền mà người tiêu dùng và doanh nghiệp có thể sử dụng để mua hàng hóa và dịch vụ, đồng thời tạo ra một môi trường kinh doanh khó khăn.

Nói chung, tăng lãi suất là một phương pháp chữa trị lạm phát hiệu quả nhưng phải được sử dụng với cẩn trọng và cân bằng với những tác động trái lại của nó.
 
Xin hỏi tại sao tăng lãi suất lại giảm đc lạm phat ?

Mình k phải dân kinh tế nhé !!!!!

Lãi gửi vào tăng thì giá cho vay tăng . Thế thì lại kéo theo vật giá tăng theo. Thế thì giảm lạm phát kiểu gì ?

Nếu ai đó nói để huy động tiền trong dân gửi vào thật nhiều giảm lg tiền mặt trong dân , thì gửi vào bao nhiêu thì cũng phải cho vay ra bấy nhiêu chứ ko thì ngân hàng lỗ à ? hay khoản lỗ đó nhà nước chịu ?
Vật giá tăng 1 phần là do cầu hơn cung. Nên tăng lãi suất để dân bớt xài mà mang gửi tiết kiệm bớt tiêu xài làm cầu giảm đi và yếu hơn cung sẽ làm giảm lạm phát.

Nhu cầu vay tiền mặt ờ nền kinh tết lúc nào cũng cao, ngân hàng luôn cho vay lãi cao hơn lãi huy động. Tuy nhiên nếu dân gửi tiền tiết kiệm nhiều hơn nhu cầu vay thì ngân hàng sẽ giảm lãi huy động, cũng như lãi cho vay nên khó mà lỗ. Mà có lỗ thì nó cũng là chi phí kinh doanh, khấu trừ vô thuế. Nếu lỗ dài thì sẽ phá sản thôi. Giống như trước đây lãi gửi USD có khi còn 0%...
 
Mình thấy lạm phát đc Chính phủ coi là "gia tốc" chứ ko phải vận tốc. Nói ntn cho dễ hiểu nhé. Bát phở từ 30k lên 33k thì coi là lạm phát 10%. Nhưng khi nó ở 33k mãi thì đc coi là lạm phát 0%. Chính phủ cần điều đó chứ ko cần giá bát phở phải giảm lại về 30k cho các bác trc đây giữ tiền mặt có thể mua đc với giá cũ. Cho nên ông nào sau các kì điều chỉnh lãi suất mà vẫn cầm tiền mặt, thì thực chất là tài sản của các ông đã bị bào mòn giá trị để cân bằng với giá trị của hàng hoá sx ra sau này rồi. Và vì lạm phát là "gia tốc". Khi gia tốc quay lại về 0 thì mấy ông sản xuất tiêu thụ sau này cân bằng đc cung - cầu, nên mấy người đó ít bị ảnh hưởng nhất, đời sống đc cải thiện

via theNEXTvoz for iPhone
 
Có lạm phát là do nhà nước in quá nhiều tiền , tiêu cho sướng chứ tội gì ko tiêu
Sao đó bắt dân chịu
có thể do ảnh hưởng kinh tế từ dịch ( covid),tình hình suy thoái chung.nên mới phải in tiền ra cứu.Chứ những cái chúng ta đều biết thì mấy IQ cao trên kia chắc chắn cũng biết mà,điều quan trọng là làm sao giảm suy thoái trong khi những ông lớn cũng đang ngắc ngoải,ko làm dc điều đó thì lạm phát càng ngày càng cao-in tiền- rồi giống như nc nào đấy,tiền bán bằng cân.:byebye:
 
Lạm phát theo khái niệm là sự mất giá của đồng tiền hay sự tăng giá của hàng hoá.
Nguyên nhân có rất nhiều nhưng một trong số những nguyên nhân cốt lõi là do dòng tiền mặt trong xã hội đang nhiều.
Tiền lưu thông nhiều thì nó sẽ mất giá nên nảy sinh lạm phát.
Vì vậy để hạn chế lạm phát nhà nước sẽ đưa ra chính sách tăng lãi suất tiền gửi (đồng nghĩa với lãi suất vay tăng).
Khi lãi tiền gửi tăng và lãi vay cũng tăng thì dân sẽ không mặn mà với việc đầu tư kinh doanh nữa mà sẽ quay đầu gửi tiền nhàn rỗi vào bank để kiếm lời
=> Dòng tiền lưu thông giảm = > Hạn chế lạm phát.
 
Phần chênh lệch này thì nhà nước in tiền bù vào nên vì thế qua mọi năm tiền vẫn lạm phát nhưng trong tầm kiểm soát nhà nước. Kiểu 3 4 % năm ấy :nosebleed:
Cứ in tiền in tiền, Cái đó gọi là lạm phát tự nhiên, quốc gia nào cũng phải trải qua.
 
Cứ in tiền in tiền, Cái đó gọi là lạm phát tự nhiên, quốc gia nào cũng phải trải qua.

Hồi tôi đi học, bà cô có nói nên kinh tế mạnh là có lạm phát 0.5-1% hay sao ấy(không nhớ cụ thể con số), như vậy mới kích thích người dân tiêu tiền chứ không trữ tiền => tiền được lưu thông, người bán bán được hàng, chính phủ thu được thuế...
 
Mình cũng không rõ lắm , chỉ biết nếu lãi suất tăng thì nền kinh tế mạnh. Nghe ngược ngược vì lãi suất vay cao thì ai dám vay mà sản xuất , kinh doanh. Nhưng bù lại tiền sẽ chảy lại vào ngân hàng gây khang hiếm thị trường , tránh lạm phát.
 
Back
Top