Táo quân và chuyện "nhạy cảm" cùng các Tư lệnh ngành

IamBoiBoi

Senior Member

TÁO QUÂN vs TƯ LỆNH NGÀNHs

Vì những bản báo cáo của các Táo phần lớn là những vấn đề tiêu cực, được coi như “thông điệp ngầm” gửi tới các “thủ lĩnh ngành”, nên Táo quân không chỉ “nóng” với khán giả mà còn lọt vào “tầm ngắm” của các ban, ngành và được kiểm duyệt khá gắt gao. - Báo Dân Trí - Táo quân 2016 : Chưa lên sóng đã "nóng" kiểm duyệt
[ ... ]
Chắc có lẽ không ít mọi người ở đây - cũng như mình - nhận thấy rằng, Táo quân bây giờ, so với táo quân những năm trước đây, cụ thể là khoảng 2014 đổ về trước, đã ít nói đến những vấn đề nhạy cảm của xã hội hơn. Và có lẽ, một trong những nhân tố quan trọng, góp phần vào sự thay đổi này, phải chăng lại chính là những nhân vật chính được nói đến trong các buổi chầu : Tư lệnh ngànhs ?

TÁO QUÂN - TỪ CHƯƠNG TRÌNH HÀI GIẢI TRÍ ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH BỊ KIỂM DUYỆT GẮT GAO NHẤT

Táo quân, thành thực mà nói, thì cũng không thể nào qua được khâu kiểm duyệt. Vì trước khi bất kỳ một chương trình nào được lên sóng, đều phải thông qua quá trình ký duyệt của Ban lãnh đạo các đài truyền hình. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, Táo quân là chương trình tổng kết lại những thực trạng, những kết quả tốt xấu trong vòng một năm vừa qua. Nhớ lại những năm trước đây, Táo quân rất sâu sắc khi chạm đến những vấn đề nhạy cảm bậc nhất xã hội, xin đưa ra một vài ví dụ (tóm lược những điểm nổi bật):

  1. Vạch trần bộ mặt và chỉ trích gắt gao những người làm công tác thủy điện về sự vô trách nhiệm trong việc chặt phá rừng, xả lũ không có kế hoạch, tăng cao giá điện. Sự vô trách nhiệm của một số y bác sĩ thiếu y đức : Có tiền thì chữa hẳn hoi, không có tiền thì ....
  2. "Trong kinh tế thủy điện, nước chính là tiền, chúng tôi không dại dột xả tiền tức là xả nước đi - phải biết hi sinh quyền lợi của một nhóm người để phục vụ cộng đồng..." - Táo Điện lực
  3. Vị Táo nữ của ngành y tế đã phải mặc giáp đeo khiên lên chầu, và cái giọng ra rả nheo nhéo của chiếc cân y đức - y như cân dạo ngoài đường - “quý khách có mùi thuốc sát trùng cao 160cm, miệng rộng môi mỏng, có nốt ruồi bên mép” - Báo Tuổi trẻ - Táo quân 2014 : Lật lại những chuyện tày đình
• 2009 : Chỉ ra việc một số lực lượng cảnh sát giao thông núp gốc cây cột điện và màn ảo thuật "tiền đi giấy tờ ở lại".
• 2007 : Lôi ra cực kì sâu sắc vấn đề nuốt vật tư xây dựng, xây nhà đền bù kém chất lượng. Lên án bộ mặt thật của những chủ đầu tư xây dựng : Thủ đoạn kê khai sai sự thật nhằm lấy sắt thép để bán lấy tiền túi.

Giphy.gif


Bản thân đạo diễn, biên kịch, và các diễn viên tham gia đóng Táo quân hoàn toàn không né chuyện "nhạy cảm". Tuy nhiên, theo như đạo diễn Đỗ Thanh Hải, thì giống như kiểu "đến hẹn lại lên", cứ vào mùa Táo quân, kể cả đến chiều 30 tết, lại nhận được các cuộc gọi đề nghị các Táo nói nhẹ, tránh việc “đá xoáy”, lên án, cũng có người “xin” để ngành mình được nhắc tới nhẹ nhàng hơn trong “báo cáo của các Táo”. Thậm chí Táo quân 2013 còn bị “tuýt còi” vì cho rằng chưa được kiểm duyệt khi công diễn.

Năm 2014, chỉ trước khi công diễn Táo quân 1 ngày, Bộ VHTTDL đã gửi công văn hỏa tốc tới Ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị chỉ đạo Đài THVN kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc dàn dựng, tổ chức biểu diễn Táo quân theo đúng chủ trương, đường lối, nội dung phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc để chương trình thực sự là món ăn tinh thần cho khán giả vào dịp tết đến xuân về. Đỉnh điểm là năm 2015, khi các nghệ sĩ chưa kịp tập luyện, kịch bản chưa hình thành, Cục Nghệ thuật biểu diễn đã yêu cầu kiểm duyệt nội dung chương trình. - Báo Dân Trí - Táo quân 2016 : Chưa lên sóng đã "nóng" kiểm duyệt

Chương trình bị kiểm duyệt gắt gao và bị "cắt xén" nhiều đến mức, đạo diễn Đỗ Thanh Hải đã "dặn" các nghệ sĩ tham gia là "đừng sốc khi xem" bởi vì quá nhiều điểm hay ho, các chi tiết thú vị và sâu sắc đã bị loại bỏ vì quá là ... "nhạy cảm".

TẠI SAO LẠI KIỂM DUYỆT MỘT CÁCH GẮT GAO NHƯ THẾ TRONG KHI RÕ RÀNG LÀ NHỮNG ĐIỀU ĐÚNG, NỔI CỘM VÀ CẦN PHẢI SỬA CHỮA ?

Táo quân là chương trình mà mình đánh giá là phản ánh "thật" và "thẳng" nhất những điều còn tồn đọng và cần phải được khắc phục của xã hội. Tuy nhiên, những năm gần đây, Táo quân đã có vẻ bị kiểm duyệt gắt đến mức "ngại" nói nhiều các vấn đề "nhạy cảm".

Việc các bộ ban ngành gọi điện hay thậm chí là ra văn bản yêu cầu "ít nói đến vấn đề của ngành", "suy xét nội dung cho phù hợp thuần phong mỹ tục", "bên cạnh những điều tích cực thì còn một vài hạn chế cần khắc phục", thực sự theo mình là có lỗi với nhân dân. Những vấn đề ấy, không cần đến Táo quân, chúng ta cũng biết. Bởi chúng đều là những vấn đề gây bức xúc cho toàn xã hội. Chẳng qua chúng ta đều là những người dân thấp cổ bé họng, cũng có thể coi, Táo quân đã thay cho người dân nói lên những suy nghĩ của mình. Bởi thế, các thông điệp như "lấy dân làm gốc", "phục vụ vì nhân dân" được lồng ghép xuyên suốt 16 năm sản xuất.

Có tật thì giật mình. Người Việt Nam chúng ta - nói một cách thẳng thật - thì đều không muốn người khác đụng đến cái sai của mình. Lấy ví dụ ngành Giáo dục, vụ việc gian lận điểm thi Đại học ở Hà Giang, Cao Bằng,.. phải chờ đến khi dư luận lùm xùm cả lên, đến tai thủ tướng chính phủ, thì Bộ mới cử đoàn chấm thanh tra, kiểm tra ? Hay trong kì thi Đại học năm vừa qua, tỉnh An Giang chiếm đến 24.81% số thí sinh đạt điểm 9.5 trở lên môn Ngữ Văn toàn cả nước - một tỉ lệ cao bất thường (Có thể xem biểu đồ), mà Bộ GD&ĐT cũng không cử đoàn chấm thanh tra kiểm tra. Phải chăng, đang sợ "tự mình lật mặt chính mình" ?

Thế nhưng, nếu những cái"tật" ấy, không được chỉ ra một cách thẳng thắn, thì có lẽ sẽ có những cái "tật" khác còn chấn động hơn nối tiếp. Không biết, đã có bao giờ, các bộ ban ngành xem Táo quân, và thực sự suy nghĩ xem, người dân đã phải hứng chịu những sai phạm ấy của ngành mình như thế nào ? Hay một số ít chỉ biết "gọi điện đề nghị các Táo nói nhẹ, tránh việc “đá xoáy”, lên án" ?

CHÚNG TA HÃY CÙNG HY VỌNG !

Không phải tất cả các tư lệnh ngành đều muốn trốn tránhlấp liếm đi những sai phạm của mình trong suốt một năm vừa qua khi Táo quan nhắc đến. Tuy nhiên, một số lại gây áp lực bằng cách kiểm duyệt gắt gao và ra những văn bản yêu cầu. Hơn hết, nếu tiếp tục bị áp lực như thế nữa, sẽ chẳng có ai dám tiếp tục làm chương trình Táo quân, đồng nghĩa với việc, ta sẽ chẳng còn những cái nhìn toàn diện về những vấn đề nổi cộm trong năm, chẳng còn "người lên tiếng" cho nhân dân. Và nếu chúng ta còn tiếp tục muốn lấp liếm đi những điều đáng lên án ấy, thì ngày đất nước chúng ta đạt được mục tiêu tiến đến XHCN toàn diện hãy còn xa vời.

“Táo Quân là một chương trình hài, nhưng nó cũng có nhiều điểm đặc biệt, không giống nhiều chương trình khác. Nói rằng nó “nhạy cảm” thì không riêng gì một diễn viên mà cả nhà đài cũng đều phải trải qua quá trình kiểm duyệt rất gắt gao trước khi chương trình lên sóng. “Táo” muốn hay còn phụ thuộc vào chất liệu là tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước năm đó. Chúng tôi quan niệm Táo quân giống như một lễ tổng kết cuối năm, khắc họa lại tình hình đất nước trong một năm qua. Đương nhiên sẽ có những cái làm chưa tới. Nhưng Táo quân không phải là một cái gì đó ghê gớm, to tát, phải giải quyết vấn đề nọ, vấn đề kia trong đất nước này. Táo quân chỉ là chương trình hài. Để cùng nhau xả stress và cùng cười” - NSND Tự Long

Một mùa xuân mới lại đến. Năm nay Táo quân sẽ trở lại. Chúng ta hãy cùng hy vọng, Táo quân sẽ ngày càng sâu sắc hơn, và đem lại những giây phút vui vẻ thú vị bên gia đình cho mọi người trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.

Bài viết gốc: Phạm Thiên Phong trong Group Phản Biện Không Thuyết Phục, Xóa Group! (XGR)
Bài báo sử dụng trong bài viết: Báo Dân Trí - Táo quân 2016 : Chưa lên sóng đã "nóng" kiểm duyệt
 
Sống dưới chế độ này mà chúng mày đòi công khai nói về thành tích của các quan à?
 
Do bị kiểm duyệt nhiều với lại bị cắt xén bớt khi lên sóng nữa chứ bản thân chương trình nó rất được. Chúng mày không coi thì để người khác coi vì dù sao nó cũng chỉ là chương trình để người dân thủ dâm tinh thần là chủ yếu.
 
Back
Top