Tàu vũ trụ SpaceX 'mất tích' khi trở lại Trái Đất

4 More Years

Senior Member

Hãng hàng không vũ trụ đã mất liên lạc với tàu Starship sau khi nó rơi xuống Trái Đất, có thể do bốc cháy, nổ tung trong khi trở lại khí quyển, hoặc lao xuống biển.


Sự mất tích của Starship đã khiến SpaceX vuột mất mục tiêu cốt lõi của chuyến bay thử nghiệm. Ảnh: Gwynne Shotwell.
GIo7gbLbIAAFmL7.jpg

Sự mất tích của Starship đã khiến SpaceX vuột mất mục tiêu cốt lõi của chuyến bay thử nghiệm. Ảnh: Gwynne Shotwell.
9h25 sáng 14/3 (giờ Mỹ), mặt đất tại bãi phóng Starbase ở Boca Chica, bang Texas rung chuyển khi “siêu tên lửa” Starship của SpaceX rời khỏi bệ phóng, tiến vào không gian.
Buổi phóng thử nghiệm này thành công hơn rất nhiều so với 2 chuyến bay trước đó vì nó đã trở thành Starship đầu tiên hoàn thành quá trình đốt cháy nhiên liệu xuyên suốt hành trình.
Là tên lửa lớn nhất và mạnh nhất từng được chế tạo, Starship bay từ phía nam Texas, gần biên giới Mexico và hướng ra vịnh. Nó không mang theo người hay vệ tinh nào trên tàu.
Vài phút sau khi phóng, hệ thống tàu Starship thành công tách rời ra khỏi tên lửa đẩy Super Heavy, mở cửa khoang tải trọng. Điều này chứng minh Starship hoàn toàn đủ sức phóng các vệ tinh lớn như Starlink lên quỹ đạo.
Sau đó, tàu vũ trụ tiếp tục chuyến bay về phía đông, đạt độ cao 160 km và tốc độ vũ trụ cấp 1. Độ cao đỉnh điểm Starship đạt được trong chuyến bay là 234 km - vượt xa những lần thử nghiệm trước đó.
Nhưng đến khi Starship rơi xuống Trái đất, SpaceX cho biết họ đã mất liên lạc với tàu vũ trụ. Cụ thể, trong buổi phát sóng trực tuyến ngày 14/3, các bình luận viên SpaceX cho biết bộ điều khiển đã mất liên lạc với Starship trong khi tàu vũ trụ đang quay trở lại bầu khí quyển với tốc độ siêu thanh.

Tàu vũ trụ Startship cất cánh lần thứ ba từ bãi phóng phóng tên lửa SpaceX tại Boca Chica, trên chuyến bay thử nghiệm không người lái. Ảnh: Reuters.
Tau SpaceX 'mat tich' anh 1

Tàu vũ trụ Startship cất cánh lần thứ ba từ bãi phóng phóng tên lửa SpaceX tại Boca Chica, trên chuyến bay thử nghiệm không người lái. Ảnh: Reuters.
Dữ liệu video từ camera gắn trên tàu cho thấy luồng ánh sáng đỏ bao bọc con tàu vũ trụ màu bạc, được tạo ra bởi sức nóng của ma sát khi tiến vào khí quyển và lao xuống Trái Đất. Vài phút sau, SpaceX xác nhận rằng tàu vũ trụ đã “mất tích”, có thể là do bốc cháy hoặc nổ tung do áp lực bay trở lại Trái Đất.
“Chúng ta có thể đã mất Starship. Cho đến thời điểm này, chúng tôi vẫn chưa nhận được thông tin gì từ con tàu, nên đội cứu hộ thông báo rằng con tàu đã bị mất tích. Nó không hạ cánh xuống mặt biển”, đại hiện phát ngôn của SpaceX Dan Huot nói.
Đây là lần thử nghiệm thứ 3 SpaceX với nỗ lực phóng Starship. Chuyến bay đầu tiên diễn ra vào ngày 20/4/2023 và tên lửa đã bốc cháy khoảng 4 phút sau khi phóng. Lần thứ 2 hôm 18/11 đã có kết quả tốt hơn. Trong khi tên lửa đẩy Super Heavy phát nổ sau khi tách ra, tàu vũ trụ Starship tiếp tục hành trình vào quỹ đạo, cuối cùng tự hủy sau khi mất liên lạc với SpaceX.
Theo Independent, việc mất liên lạc với tàu vũ trụ đã đặt dấu chấm hết cho một thử nghiệm khá thành công của SpaceX. Tên lửa đã hoàn thành gần như toàn bộ chuyến bay thử nghiệm vào không gian, tiến xa hơn bao giờ hết. Trước khi phóng, hãng hàng không vũ trụ từng nói rằng họ dự kiến có thể mất Starship khi nó rơi trở lại Trái Đất.
Reuters cho rằng sự mất tích của Starship đã khiến SpaceX vuột mất mục tiêu cốt lõi của chuyến bay thử nghiệm. Đó là kích hoạt lại một trong những động cơ Raptor của Starship khi con tàu bay trên quỹ đạo thấp. Cột mốc này được coi là chìa khóa cho sự thành công trong tương lai của con tàu.
Tuy nhiên, chuyến bay vẫn hoàn thành nhiều mục tiêu được Starship dự kiến trước đó, cho thấy SpaceX đã có nhiều tiến bộ trong quá trình phát triển tàu vũ trụ cho mảng kinh doanh phóng vệ tinh của SpaceX và chương trình Mặt trăng của NASA.
 
Thật sự đáng kinh ngạc với mức độ tiến bộ của SpaceX.

Elon Musk sáng lập và điều hành SpaceX đến hiện tại là điều khiến t thán phục. Việc xây dựng một công ty hàng không vũ trụ kiểu như SpaceX bởi tư nhân tưởng chừng như chỉ có trong phim.
 
Thật sự đáng kinh ngạc với mức độ tiến bộ của SpaceX.

Elon Musk sáng lập và điều hành SpaceX đến hiện tại là điều khiến t thán phục. Việc xây dựng một công ty hàng không vũ trụ kiểu như SpaceX bởi tư nhân tưởng chừng như chỉ có trong phim.
Musk giỏi thật, nhưng SpaceX cũng là hợp thời nữa. Từ 2005 thì chính phủ Mẽo cho phép khung pháp lý mới cho tư nhân tham gia vào công nghệ hàng không vũ trụ. Từ đó thì mới có 3 yếu tố pháp lý, con người và dòng tiền ổn định cho các công ty tư nhân.
Chứ chỉ đốt tiền ở các nguồn vốn khác thì khó lắm :big_smile:
 
Thật sự đáng kinh ngạc với mức độ tiến bộ của SpaceX.

Elon Musk sáng lập và điều hành SpaceX đến hiện tại là điều khiến t thán phục. Việc xây dựng một công ty hàng không vũ trụ kiểu như SpaceX bởi tư nhân tưởng chừng như chỉ có trong phim.
Cái gì mà "bởi tư nhân", SpaceX đứng trên vai người khổng lồ, tận dụng chuỗi cung ứng, nguồn nhân lực được NASA gián tiếp hoặc trực tiếp gầy dựng lên trong nửa thế kỷ chứ làm gì có cái nào gọi là "tự nhiên", giờ mời Elon Musk sang Lào thử xem có làm được cái gì không biết liền.
 
Musk giỏi thật, nhưng SpaceX cũng là hợp thời nữa. Từ 2005 thì chính phủ Mẽo cho phép khung pháp lý mới cho tư nhân tham gia vào công nghệ hàng không vũ trụ. Từ đó thì mới có 3 yếu tố pháp lý, con người và dòng tiền ổn định cho các công ty tư nhân.
Chứ chỉ đốt tiền ở các nguồn vốn khác thì khó lắm :big_smile:
Chính xác.
 
Nếu trang bị dù xong bung sớm trước khi vào bầu khí quyển --> rơi chậm lại --> không bị quá nóng --> an toàn và nguyên vẹn đáp xuống đất, thì có khả thi không nhỉ?
 
Nếu trang bị dù xong bung sớm trước khi vào bầu khí quyển --> rơi chậm lại --> không bị quá nóng --> an toàn và nguyên vẹn đáp xuống đất, thì có khả thi không nhỉ?
Không, không có dù nào chịu tải trọng kinh khủng khiếp của starship hết
 
Nếu trang bị dù xong bung sớm trước khi vào bầu khí quyển --> rơi chậm lại --> không bị quá nóng --> an toàn và nguyên vẹn đáp xuống đất, thì có khả thi không nhỉ?
:LOL: cái dù phải to cỡ nào mới cản đc?
 
Cái gì mà "bởi tư nhân", SpaceX đứng trên vai người khổng lồ, tận dụng chuỗi cung ứng, nguồn nhân lực được NASA gián tiếp hoặc trực tiếp gầy dựng lên trong nửa thế kỷ chứ làm gì có cái nào gọi là "tự nhiên", giờ mời Elon Musk sang Lào thử xem có làm được cái gì không biết liền.
Thôi a im mẹ mồm đi a cảnh sát ạ, đứng trên vai người khổng lồ cũng phải có thực lực nhé. Thế mấy thằng Blue Origin, Boeing, tiền nhiều hơn nước sao đ đứng nổi trên cái vai của NASA mà để spaceX nó lấy hết hợp đồng thế?
 
Back
Top