[Thắc mắc] Sao môi trường giải trí giờ thoáng quá sức vậy?

Nhớ hồi mấy năm 2000 chỉ cần một chi tiết vi phạm thuần phong mỹ tục thôi là các bác không cho phép lên báo đài: diễn viên mặc hở, ca từ nhí nhố, nam giả nữ,.. mà sao từ khoảng 2010 mọi thứ dễ dãi một cách chóng mặt vậy? Giờ trên mọi kênh lúc nhúc pê đê, nhất là tiktok còn trao giải năm cho thằng Võ Thành Ý lẹo cái nữa :tire: Cùng một hệ thống mà sao cách có 10 năm mà các bác trên cao dễ dãi hẳn vậy??

Em ko theo dõi vbiz ko rành. Chứ em nhớ kpop gen1, gen2. Nhóm nam nhóm nữ hát chung, nhảy chung rất bình thường. Fan nhóm này đi concert nhóm khác cũng bth.
Giờ nhìn xem. Ở lễ trao giải mà ko cẩn thận ánh mắt 1 tí thôi là nó thành bài báo dài. Kéo cổ phiếu công ty sụt giảm.

Sent from Xiaomi Redmi K20 using vozFApp
 
Anh viết nhiều, ko hẳn sai nhưng ko thực tế, bản chất nếu anh là chủ thì anh phải có những quyết định có lợi cho mình, đúng ko? Anh có thấy chổ trọ nào mà ko có luật ko?
Anh đanh mắc phải cái lỗi ngụy biện bằng cách cực đoan hóa vấn đề, chứng minh vấn đề cực đoan là sai dẫn tới lập luận của mình là đúng. Vì vậy mình phải làm rõ lập luận của mình là mình cũng chống việc kiểm soát cực đoan, nhưng việc nhà nước kiểm soát thông tin là việc bình thường nếu ko kiểm soát mới là bất thường
;) không ai bảo là không kiểm soát cả, cái tôi đang bảo là với tư cách là dân thường, thì nhà nước càng quản lý thông tin, truyền thông chặt, thì sẽ càng bất lợi cho tôi. Vì nếu kiểm soát chặt thì lâu dần truyền thông sẽ thành phương tiện tuyên truyền 100% và nói chung là vô giá trị trong việc thu thập tin tức.
Vân đề ở đây cái lập luận của anh " nếu nhà nước ko quản lý truyền thông thì sẽ có 1 nhóm lợi ít họ đứng lên quản lý và tuyên truyền các thứ có lợi cho họ thôi.'' và "1 lời nói dối sẽ thành sự thật nếu nó được lặp lại quá nhiều lần'' thực tế là dù nhà nước có quản lý truyền thông hay không quản lý truyền thông thì đều có. Cái duy nhất thay đổi là người đi tuyên truyền thôi.
Còn nóiđến dạng truyền thông thả nổi nhất chính là mạng internet đấy thôi:embarrassed: có vấn đề gì đâu
 
;) không ai bảo là không kiểm soát cả, cái tôi đang bảo là với tư cách là dân thường, thì nhà nước càng quản lý thông tin, truyền thông chặt, thì sẽ càng bất lợi cho tôi. Vì nếu kiểm soát chặt thì lâu dần truyền thông sẽ thành phương tiện tuyên truyền 100% và nói chung là vô giá trị trong việc thu thập tin tức.
Vân đề ở đây cái lập luận của anh " nếu nhà nước ko quản lý truyền thông thì sẽ có 1 nhóm lợi ít họ đứng lên quản lý và tuyên truyền các thứ có lợi cho họ thôi.'' và "1 lời nói dối sẽ thành sự thật nếu nó được lặp lại quá nhiều lần'' thực tế là dù nhà nước có quản lý truyền thông hay không quản lý truyền thông thì đều có. Cái duy nhất thay đổi là người đi tuyên truyền thôi.
Còn nóiđến dạng truyền thông thả nổi nhất chính là mạng internet đấy thôi:embarrassed: có vấn đề gì đâu

Tùy thông tin mà chúng ta sẽ có cách thức thu thập khác nhau, trong môi trường giải trí thì nó tác động tới hành vi người nghe hơn là để thu thập thông tin học thuật và mạng internet cũng ko thả nổi đâu.

Phần bôi đậm thì có câu hỏi cho bác, nếu như luôn tồn tại người nắm quyền tuyên truyền vậy theo bác ai sẽ là người nắm quyền? Là chủ trọ hay là khách trọ?
 
Tùy thông tin mà chúng ta sẽ có cách thức thu thập khác nhau, trong môi trường giải trí thì nó tác động tới hành vi người nghe hơn là để thu thập thông tin học thuật và mạng internet cũng ko thả nổi đâu.
Mạng internet nói chung là coi như thả nổi level max rồi
Phần bôi đậm thì có câu hỏi cho bác, nếu như luôn tồn tại người nắm quyền tuyên truyền vậy theo bác ai sẽ là người nắm quyền? Là chủ trọ hay là khách trọ?
:embarrassed: quản lý càng chặt thì quyền lực càng tập trung chứ sao
Ví như thời vua chúa hay hiện tại ở BTT đấy thì hiển nhiên quyền lực tập trung đến 100% vào thằng nắm quyền rồi
còn thả cho tự do thì quyền lực 70-30 hoặc 60-40, thằng chủ trọ vẫn nắm quyền nhiều hơn nhưng thằng khách vẫn có chút quyền , không đến nỗi như lợn ở trong chuồng
 
Mạng internet nói chung là coi như thả nổi level max rồi

:embarrassed: quản lý càng chặt thì quyền lực càng tập trung chứ sao
Ví như thời vua chúa hay hiện tại ở BTT đấy thì hiển nhiên quyền lực tập trung đến 100% vào thằng nắm quyền rồi
còn thả cho tự do thì quyền lực 70-30 hoặc 60-40, thằng chủ trọ vẫn nắm quyền nhiều hơn nhưng thằng khách vẫn có chút quyền , không đến nỗi như lợn ở trong chuồng
Hiện tại thì bọn khách nó bát nháo quá nên thôi gầm gừ đe nẹt chút cũng tốt, hi vọng anh chủ trọ sáng suốt, nhưng với trình độ anh chủ trọ đông lào tôi chỉ e là không quản nổi, sợ sau lần này lại tiếp tục thả nổi tiếp thôi
Còn trại súc vật cũng phải có đủ trình mới lập trại được nếu ko sẽ loạn, trình độ kiểu này khó lập trại lắm
 
Nếu kiểm soát sẽ như thế này nè
'Sau khi chiếu Người phán xử thì tộ.i p.hạm xã hội đ.en xảy ra rất nhiều'

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Lê Tấn Tới dẫn chứng tình hình t//ội ph//ạm băng nhóm xã hội đe//n xảy ra nhiều sau khi VTV1 chiếu phim "Người phán xử", khẳng định nhiều phim có nội dung chưa phù hợp.

Tiền kiểm hay hậu kiểm?

Sáng 14.9, tiếp tục phiên họp thứ 3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án luật Điện ảnh sửa đổi.
Trình bày tờ trình của Chính phủ về dự án luật, Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL Nguyễn Văn Hùng cho biết, trong quá trình xây dựng dự án luật còn một số vấn đề có ý kiên khác nhau, cần xin ý kiến Quốc hội. Một trong các vấn đề là quy định về phổ biến phim trên không gian mạng.
Ông Hùng cho biết, Chính phủ dự kiến trình ra Quốc hội 2 phương án. Trong đó phương án một cho phép các nhà phát hành “tự kiểm” và chịu trách nhiệm, Bộ VH-TT-DL sẽ kiểm tra theo kiểu hậu kiểm. Còn phương án 2 là bắt buộc các phim chỉ được phổ biến trên không gian mạng khi có giấy phép của Bộ này, tức là "tiền kiểm".
Bộ trưởng Hùng cũng giải thích, phương án “hậu kiểm” là cách tiếp cận mới, song cũng tạo nguy cơ để lọt các sản phẩm phản ánh sai lịch sử, nội dung bạo lực, sử dụng mai th/úy, khiê///u dâ..//m, x..///â//m h..///ại trẻ em... Trong khi đó, phương án tiền kiểm thì hiện nay chưa có giải pháp hiệu quả để kiểm soát khối lượng lớn các phim phát hành trên mạng.
Từ đó, ông Hùng cho hay, đa số thành viên Chính phủ và cơ quan chủ trì thống nhất chọn phương án 1.
Trong báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho biết, Thường trực Ủy ban đề xuất thêm phương án 3 là kết hợp hậu kiểm và tiền kiểm một cách hợp lý.
“Hậu kiểm là chủ yếu, tiền kiểm đối với phim có ảnh hưởng xấu đến chính trị, tư tưởng, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, và phải phù hợp với điều kiện, khả năng quản lý của cơ quan nhà nước”, ông Vinh nêu.
Cho ý kiến sau đó, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng “nghiêng” về phương án kết hợp vì cho rằng, cần phải có cả khâu tiền kiểm và hậu kiểm chứ không chỉ cự//c đo..an chọn 1 trong 2.
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cũng đồng tình phương án kết hợp, nhưng đề xuất cơ quan soạn thảo không trình ra Quốc hội 3 phương án, mà sau khi thống nhất cao rồi thì chỉ nên trình ra một phương án.
Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng thì băn khoăn: phương án tiền kiểm đối với “những phim có ảnh hưởng xấu đến chính trị, tư tưởng, quốc phòng, an ninh, đối ngoại” thì tiêu chí nào để biết được một bộ phim là “có ảnh hưởng xấu” để mà “tiền kiểm”?

Nhiều phim cổ súy cho hành vi vi phạm pháp luật
Liên quan tới nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Lê Tấn Tới đề nghị cần có quy định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân phổ biến phim trên không gian mạng, nhất là những phim có vấn đề liên quan tới quốc phòng, an ninh, hải đảo, trẻ em, tôn giáo, dân tộc.
“Phải đưa trách nhiệm vào”, ông Tới nhấn mạnh.
Ông Tới cũng đề nghị cần quy định rõ, chi tiết hơn về nội dung và hành vi nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh, hiện nay có một số bộ phim có tình tiết cổ súy cho hành vi vi phạm pháp luật như phạm tội nhưng không bị xử lý, lối sống ích kỷ... Trong khi đó, một số phim phản ánh quá chân thực, quá chi tiết về sự tự diễn biến, tự chuyển hóa, vô hình trung làm cho người xem nhận thức sai và bắt chước làm theo.
“Điển hình, mới đây sau khi VTV1 chiếu phim Người phán xử thì tình hình các băng ổ nhóm tội phạm xã hội đen xảy ra rất nhiều. Đất nước chúng ta quản lý xã hội bằng pháp luật, nhưng trong phim thì pháp luật không giải quyết được, mà đưa cho ông trùm làm người phán xử, kể cả phán xử cả lực lượng công an. Phán xử tất cả. Mà phim đó chiếu trên giờ vàng thì ai chịu trách nhiệm về vấn đề này?”, ông Tới nêu.
Giải trình tại phiên họp về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nêu khó khăn trong việc kiểm soát các nội dung phim trên không gian mạng theo dạng tiền kiểm. Do đó, xu hướng là nhà cung cấp phải chịu trách nhiệm.
Tuy nhiên, ông Hùng cho biết tiếp thu các ý kiến, ban soạn thảo sẽ chỉnh lý theo hướng gắn tiền kiểm và hậu kiểm để bảo đảm an ninh chính trị.
___
Theo Báo Thanh Niên
 
Back
Top