Thái Lan vẫn có hàng rong trên phố sao người ta không 'chặt chém'?

Status
Not open for further replies.

Resiuss

Senior Member
Thời gian qua tại Hà Nội, đặc biệt tại quận Hoàn Kiếm - quận có hoạt động du lịch sôi động bậc nhất thủ đô - thường xuyên xảy ra tình trạng các gánh hàng rong, taxi "chặt chém" du khách trong và ngoài nước.

hang-rong-14-5-2444-read-only-17156140234421227204641.jpg

Một nhóm du khách mua hoa quả tại xe hàng rong trên phố Đinh Tiên Hoàng (quận Hoàn Kiếm) sáng 13-5 - Ảnh: PHẠM TUẤN

Những câu chuyện chưa đẹp về du lịch Việt Nam không phải là ít, chỉ trong vài tháng qua rất nhiều vụ việc "chặt chém" khách nước ngoài từ giá taxi, hoa quả hàng rong... đã được báo chí thông tin, mới nhất là vụ tài xế taxi tại Hà Nội thu 500.000 đồng cho cuốc xe chỉ dài gần 200m.

Theo bà Nguyễn Thị Hiên - giám đốc điều hành BestPrice Travel quốc tế, những hành động "chặt chém" trong hoạt động du lịch ảnh hưởng lớn tới hình ảnh của du lịch Việt Nam, tạo ấn tượng xấu cho du khách quốc tế.

Quan điểm "nói không với hàng rong" có đúng?
Liên quan những lùm xùm vừa qua ở quận Hoàn Kiếm, trao đổi với Tuổi Trẻ, một lãnh đạo UBND quận Hoàn Kiếm cho biết về giải pháp trước mắt, thời gian tới sẽ tăng cường rà soát, xử phạt nặng các trường hợp hàng rong, taxi, đánh giày... "chặt chém" du khách.

"Quan điểm của quận là nói không với hàng rong" - vị này nói, đồng thời cho biết quận đang có chuyên đề tuyên truyền, rà soát, vận động những người bán hàng rong cư trú trên địa bàn chuyển đổi sang hình thức kinh doanh, công việc khác.

"UBND quận sẽ phối hợp với Hiệp hội Du lịch quận tiếp nhận những người bán hàng rong về làm việc để tránh ảnh hưởng tới hình ảnh du lịch quận nói riêng và thủ đô nói chung", vị này nói thêm.

Vị này cho biết thêm qua làm việc với các khách sạn, những đơn vị này cũng sẵn sàng tiếp nhận những người bán hàng rong vào làm việc nhằm gián tiếp không ảnh hưởng tới doanh số kinh doanh của khách sạn.

"Chặt chém du khách sẽ làm giảm lượng khách đến Hà Nội, từ đó sẽ ảnh hưởng tới số lượng khách lui tới các khách sạn, làm giảm thu nhập", lãnh đạo quận Hoàn Kiếm nói.

Người bán hàng rong chưa ý thức hình ảnh đất nước
Làm nghề hướng dẫn viên du lịch tự do cho khách nước ngoài lâu năm tại Hà Nội, anh Nguyễn Thế Anh cho rằng việc hàng rong "chặt chém" khách du lịch đã tồn tại từ rất nhiều năm nay và ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh du lịch thủ đô.

Để thay đổi, anh Anh cho rằng đầu tiên cần phải thay đổi nhận thức của người dân về những mặt tích cực khi làm du lịch bền vững, không chụp giật.

Một nước gần Việt Nam là Thái Lan, du khách rất thích đến quốc gia này bởi vì gần như không bị lừa đảo ngoài phố. Còn ở Việt Nam, nhiều người bán hàng rong hè phố có suy nghĩ bán cho khách du lịch chỉ được một lần, vì vậy chỉ cần có cơ hội là "chặt chém".

Trong suy nghĩ của họ, việc giữ hình ảnh du lịch đất nước không quan trọng, vì vậy rất nguy hiểm. Cho nên phải thay đổi nhận thức của người dân, trong đó có hàng rong và taxi", anh Anh nói.

Ngoài ra, anh cho rằng chính quyền cũng cần phải có biện pháp quản lý các gánh hàng rong, bởi những lùm xùm về "chặt chém" khách như vừa qua xảy ra rất nhiều trong thực tế nhưng du khách đa phần đều "tặc lưỡi cho qua".

Về việc có nên cấm hàng rong, anh Anh cho rằng không nên bởi các nước có ngành du lịch phát triển như Thái Lan hàng rong cũng hoạt động rất nhiều ở đường phố nhưng họ không "chặt chém" du khách.
 
Chợ dân sinh bên thái nó cũng để giá cả từng món, mua sắm khá thoải mái, còn đám bán quần áo ngoài lề đường thì ít thấy, trả giá như ở vn.
 
Ở VN do bị các thế lực thù địch xuyên tạc thôi, chứ làm gì có chặt chém. Hàng rong bên đấy nhìn nó bài bản, chứ hàng rong ở VN nhìn phát chán
 
việc đạo đức bán hàng còn phụ thuộc vào quốc tính nữa
mkGLYHz.png
quốc quốc cái gì. quản lý yếu kém , không dám nhận sai, năng lực ko có cứ đổ hết cho dân, cho quốc tính.
Người ra 20 30 năm là thay đổi quốc gia, thay đổi thế hệ còn đằng này cứ ra ra hú hu nhảy nhót như khỉ rừng
 
Vì họ được giáo dục trong... chùa. Không nói lớn tiếng, không bóp còi, nhường đường, không chặt chém,... khi xã hội tuân thủ gần như nhau thì những người không tuân thủ là kẻ lập dị thôi.
Muốn được như vậy phải có phương pháp giáo dục, các nước theo một quốc giáo nào đó thì họ dùng những lãnh đạo tôn giáo đó ra giáo dục dân. Còn không thì dùng luật nặng như Sing.
Nhưng tụi trẻ Thái bây giờ so với 15 năm trước tôi thấy nó khác rồi, trước đây tụi sinh viên gặp thầy cô là sợ một phép, đứng xa chắp tay chào, giờ lễ nghĩa truyền thống nó xem nhẹ hơn nhiều. Mấy chỗ lễ hội vẫn có đứa xả rác, mặt dù ít hơn bên mình. Không biết tương lai nó sao nhưng hiện tại mặt bằng chung ý thức vẫn tốt, chỉ có thế hệ trẻ có thay đổi thấy rõ.
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top