Thảo Cầm Viên Sài Gòn làm lễ đầy tháng cho 2 hổ con, đặt tên: Bình – Dương

Cryolite.

Senior Member
https://thanhnien.vn/thao-cam-vien-...con-dat-ten-binh-duong-185230613110134001.htm

Thảo Cầm Viên Sài Gòn vừa làm lễ đầy tháng cho 2 bé hổ con Bengal, đặt tên là Bình – Dương. Cả 2 có cha cũng được sinh ra tại đây vào năm 2014 và mẹ được tiếp nhận cứu hộ năm 2022.

Sáng 13.6, tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn (Q.1, TP.HCM) diễn ra lễ đầy tháng của 2 bé hổ con Bengal. Buổi lễ diễn ra khiến nhiều du khách bất ngờ và chờ đợi trước chuồng để chờ đợi khoảnh khắc hổ mẹ đưa hổ con ra ngoài.

2 bé hổ con được đặt tên là Bình - Dương​

Bà Huỳnh Thu Thảo, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH MTV Thảo Cầm Viên Sài Gòn cho biết, hai bé hổ được đặt tên là Bình và Dương để ghi nhận sự hỗ trợ của Chi cục kiểm lâm tỉnh Bình Dương đã trao tặng 4 con hổ vào ngày 23.2.2022 – trong đó có 1 con là hổ mẹ của 2 hổ con này. Còn hổ cha cũng được sinh ra tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn vào năm 2014.

Theo ông Phạm Văn Tân, Giám đốc Công ty TNHH MTV Thảo Cầm Viên Sài Gòn, năm 2014, nơi đây lần đầu tiên đã cho sinh sản thành công 5 cá thể hổ Đông Dương, 4 cá thể hổ Bengal trong điều kiện nuôi.

Năm 2015, Thảo Cầm Viên Sài Gòn tiếp tục cho sinh sản thành công 2 cá thể hổ Bengal trắng và đến 13.5.2023 mới có tiếp 2 cá thể hổ Bengal con đã chào đời.

Thảo Cầm Viên làm lễ đầy tháng cho 2 hổ con, đặt tên là Bình – Dương - Ảnh 2.

Hổ mẹ ngoạm cổ hổ con đưa ra ngoài trong lễ đầy tháng tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn
Vũ Phượng

"Khi xác định hổ cái đang mang thai, chúng tôi có những bước chuẩn bị cho hổ sinh như trang bị gắn hệ thống camera trong ép và ngoài sân chơi, kiểm tra lại an toàn chuồng trại, hệ thống đèn chiếu sáng, kế hoạch can thiệp hỗ trợ khi hổ sinh. Và cũng rất may mắn khi hổ mẹ sinh ra 2 hổ mà không cần bất kỳ một sự can thiệp hỗ trợ nào từ con người. Qua theo dõi hệ thống camera, chúng tôi theo dõi sức khỏe của 3 mẹ con hổ Bengal, tuy lần đầu sinh con nhưng hổ mẹ chăm sóc con rất tốt và cho bú đều", ông Tân chia sẻ.

Phối giống cho hổ thế nào?​

Theo nhân viên từng chăm sóc cho hổ mẹ tại Bình Dương, khi đó hổ rất dữ, sẵn sàng gây chiến nếu nhân viên cố tình đưa một hổ từ chuồng khác sang. Đến khi về Thảo Cầm Viên Sài Gòn, hổ từ chối mọi loại thức ăn đưa vào và không chịu vào trong chuồng ép.

Phải mất một thời gian với nhiều biện pháp từ dụ dỗ đến cưỡng bức, nhân viên tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn mới đưa được hổ vào chuồng ép.

img3839-1686627920477431872871.jpg

img3830-1686627920068155266575.jpg
img3825-16866279207341051274619.jpg

Hổ mẹ từng rất dữ, sẵn sàng gây chiến nếu có hổ từ chuồng khác sang
Vũ Phượng

Đến giai đoạn ghép đôi, cửa liên thông được hé dần lên từng chút, mục đích là để 2 hổ thấy nhau, làm quen và người chăm sóc có thể thấy được thái độ của 2 hổ. Qua nhiều tháng, cửa ngày càng được nhích dần lên cao, mặc dù thỉnh thoảng đôi hổ có gầm gừ nhau, nhưng chưa có động thái đánh nhau.

Đến khi hổ cái có dấu hiệu lên giống, nhân viên đã thả ghép chung cùng hổ đực.

Thảo Cầm Viên làm lễ đầy tháng cho 2 hổ con, đặt tên là Bình – Dương - Ảnh 4.

Sau khi đi rảo vài vòng, hổ mẹ mới đưa hổ con ra khỏi chuồng ép
Vũ Phượng

Do đó, Thảo Cầm Viên Sài Gòn đã thực hiện các bước chuẩn bị dự phòng hỗ trợ hổ sinh sản, bồi dưỡng, lắp camera quan sát, kiểm tra sửa chữa chuồng để phòng tránh rủi ro cho hổ sơ sinh.

Ngày 13.5.2023, 2 bé hổ con chào đời, được hổ mẹ liếm cho khô lông, hướng dẫn tìm bầu sữa...

Ông Nguyễn Văn Hùng (59 tuổi, nhân viên chăm sóc hổ tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn) chia sẻ, đến bây giờ nhân viên tại đây vẫn chưa biết 2 hổ con là hổ đực hay hổ cái vì thỉnh thoảng hổ mẹ mới ngoạm cổ hổ con ra khỏi chuồng ép.

Thảo Cầm Viên làm lễ đầy tháng cho 2 hổ con, đặt tên là Bình – Dương - Ảnh 5.

Du khách tham quan tại Thảo Cầm Viên sáng 13.6
Vũ Phượng

"Khi phối giống, cả hai cá thể hổ ở cùng chuồng "âu yếm" vài chục lần trong ngày. Bẵng đi khoảng 1 tháng, chúng tôi thấy hổ đực muốn phối giống mà hổ cái không cho cùng nhiều dấu hiệu khác thì biết hổ cái có dấu hiệu đậu thai. Thời gian mang thai, hổ đực và hổ cái vẫn ở cùng, nhưng khi sinh thì hổ đực phải tách ra ở riêng. Thời gian mang thai của hổ của 108 ngày", ông Hùng kể.

"Khi phối giống, cả hai cá thể hổ ở cùng chuồng "âu yếm" vài chục lần trong ngày. Bẵng đi khoảng 1 tháng, chúng tôi thấy hổ đực muốn phối giống mà hổ cái không cho cùng nhiều dấu hiệu khác thì biết hổ cái có dấu hiệu đậu thai. Thời gian mang thai, hổ đực và hổ cái vẫn ở cùng, nhưng khi sinh thì hổ đực phải tách ra ở riêng. Thời gian mang thai của hổ của 108 ngày", ông Hùng kể.

Trước khi sinh, mỗi ngày hổ mẹ ăn gần 5 kg thịt bò hoặc thịt gà. Sau sinh, hổ mẹ ăn hơn 5 kg thịt mỗi ngày kèm trứng bồi dưỡng, còn hổ sơ sinh đến giờ vẫn chỉ bú sữa mẹ.

Ông Hùng cho hay, hổ giấu con kỹ nên khi đi rảo vòng thấy an tâm, hổ mới ngoạm con đưa ra ngoài 1 vòng rồi vào chuồng ép ngay vì sợ người lạ tiếp cận. Nhiều khi hổ mẹ gầm thét, giận giữ; nhưng thấy nhân viên tại đây thì dần điềm đạm, bình tĩnh trở lại.

Thảo Cầm Viên làm lễ đầy tháng cho 2 hổ con, đặt tên là Bình – Dương - Ảnh 6.

Hai bé hổ con được đặt tên là Bình và Dương
Vũ Phượng

Ngay trong buổi làm lễ đầy tháng cho 2 hổ con, hổ mẹ cũng 4 lần ngoạm hổ con ra khỏi chuồng ép, đi một vòng đến lớp kính rồi nhanh chóng quay trở lại vào trong. Khoảnh khắc này khiến nhiều du khách và các bé thích thú.

...
 
Đã hổ báo lại còn đặt tên BD.
Mà lắp cái camera thôi mà trong bài báo nhắc tới mấy lần.
Tốn kém vậy sao?
 
Môi trường nuôi nhốt mà sinh sản thành công vậy phải nói quá hay, nhất là các loài có nguy cơ tuyệt chủng cao như vầy. Hi vọng có tin vui từ những loài quý hiếm khác.
Việc đặt tên thì nên làm giống một vài sở thú khác là đấu giá tài trợ (như tại zoo san antonio, nhà tài trợ được đặt tên cho thú, được khắc tên lên bảng thông tin thú tại chuồng… với nhiều hạng mức tài trợ), như vậy thì có kinh phí thêm để chăm sóc thú tốt hơn và tu sửa chuồng trại.
 
Môi trường nuôi nhốt mà sinh sản thành công vậy phải nói quá hay, nhất là các loài có nguy cơ tuyệt chủng cao như vầy. Hi vọng có tin vui từ những loài quý hiếm khác.
Việc đặt tên thì nên làm giống một vài sở thú khác là đấu giá tài trợ (như tại zoo san antonio, nhà tài trợ được đặt tên cho thú, được khắc tên lên bảng thông tin thú tại chuồng… với nhiều hạng mức tài trợ), như vậy thì có kinh phí thêm để chăm sóc thú tốt hơn và tu sửa chuồng trại.
Dân cũng nuôi nhốt như lợn đầy ra đấy. Làm như thành tựu gì ghê gớm lắm không bằng :doubt:
 
VN-TQ mồm thì bảo anh em mà TQ nó ko chịu ngoại giao gấu trúc với thằng em nhỉ. Đợt này xem mấy clip gấu trúc thấy cute vãi, VN mà có thì ở đâu cũng ráng tới xem.
 
Môi trường nuôi nhốt mà sinh sản thành công vậy phải nói quá hay, nhất là các loài có nguy cơ tuyệt chủng cao như vầy. Hi vọng có tin vui từ những loài quý hiếm khác.
Việc đặt tên thì nên làm giống một vài sở thú khác là đấu giá tài trợ (như tại zoo san antonio, nhà tài trợ được đặt tên cho thú, được khắc tên lên bảng thông tin thú tại chuồng… với nhiều hạng mức tài trợ), như vậy thì có kinh phí thêm để chăm sóc thú tốt hơn và tu sửa chuồng trại.
Hổ sinh sản thì ko quá khó, chỉ tốn tiền thức ăn thôi.. một năm đẻ 2 lứa như heo nhưng bị cái là tỉ lệ chết ở hổ con rất cao.
 
VN-TQ mồm thì bảo anh em mà TQ nó ko chịu ngoại giao gấu trúc với thằng em nhỉ. Đợt này xem mấy clip gấu trúc thấy cute vãi, VN mà có thì ở đâu cũng ráng tới xem.
vài con thú bình thường đã éo có tiền chăm sóc rồi, con gấu đần kia đốt bao tiền cho đủ, biết nuôi mấy con gấu đần đấy tốn kém thế nào k?
 
vài con thú bình thường đã éo có tiền chăm sóc rồi, con gấu đần kia đốt bao tiền cho đủ, biết nuôi mấy con gấu đần đấy tốn kém thế nào k?
Tiền bán vé tham quan chắc đủ nuôi chục con gấu đần luôn cũng được :bad_smelly: Nuôi vài năm bao giờ dân chán không đến xem nữa thì trả về TQ.
 
Chưa đi thảo cẩm viên bao giờ, nhưng coi mấy clip gấu trúc thấy thảo cầm viên bên tàu nhìn sạch sẽ mát mẻ vkl.
Sao thảo cầm viên VN nhìn cứ bẩn bẩn thế nhỉ :cautious:
 
Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé riễu oai linh rừng thẳm
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.
X1TbX3N.png
 
Back
Top