tin tức Tháo dỡ vòng xoay 'bất ổn' tại giao lộ Lê Quang Định - Phạm Văn Đồng

Mr.Solo

Fake mod

Chiều 26-3, vòng xoay tại giao lộ Lê Quang Định - Phạm Văn Đồng (TP.HCM) đã được tháo dỡ. Đồng thời thu gọn tiểu đảo, dời cột đèn… để giải quyết tình trạng “bất ổn” giao thông trong thời gian qua.​


Vòng xoay Lê Quang Định - Phạm Văn Đồng (TP.HCM) đã được tháo dỡ hoàn tất chiều 26-3 - Ảnh: CHÂU TUẤN
Vòng xoay Lê Quang Định - Phạm Văn Đồng (TP.HCM) đã được tháo dỡ hoàn tất chiều 26-3 - Ảnh: CHÂU TUẤN
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại diện Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông đường bộ (thuộc Sở Giao thông vận tải TP.HCM) cho biết hiện nay đã tháo xong vòng xoay Lê Quang Định - Phạm Văn Đồng. Việc này để tăng diện tích giao lộ, từ đó tăng tốc độ thoát xe.
Ngoài ra, các phần móng đèn tín hiệu giao thông mới đã được xây dựng, cột đèn tín hiệu và đèn chiếu sáng được di dời. Đơn vị thi công cũng đang thu gọn dải phân cách giữa, sau đó sẽ thảm nhựa. Dự kiến, mọi công việc sẽ hoàn tất và bắt đầu điều chỉnh giao thông tổng thể (chỉnh các pha đèn tín hiệu, kẻ vạch hướng rẽ trái, phải…) trước ngày 31-3.
Trước đó, Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông đường bộ đã đề xuất Sở Giao thông vận tải TP.HCM phương án điều chỉnh giao thông khu vực vòng xoay này để giảm ùn ứ xe cộ, cũng như đảm bảo an toàn giao thông, và đã được sở chấp thuận.
Theo Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông đường bộ, thời gian qua, tình hình giao thông tại khu vực tương đối ổn định. Tuy nhiên, sau khi dự án xây dựng mới cầu Hang Ngoài và mở rộng đường Lê Quang Định hoàn thành, lượng xe từ đường Phạm Văn Đồng vào đường Lê Quang Định tăng cao gây ra xung đột với dòng xe đi thẳng (cùng pha đèn), ảnh hưởng đến giao thông khu vực giao lộ Lê Quang Định - Phạm Văn Đồng.
Đồng thời, theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, sự "bất ổn" tại nút giao Phạm Văn Đồng - Lê Quang Định còn do đèn xanh hiển thị cho xe đi thẳng (theo hướng cầu Bình Lợi đi Tân Sơn Nhất) trùng với đèn quẹo trái từ đường Phạm Văn Đồng đi Lê Quang Định thường xuyên gây ra xung đột, xe cộ phải dừng sát vòng xoay hoặc đứng giữa đường gây mất an toàn giao thông.
Các pha đèn tín hiệu giao thông tại nút giao sẽ được điều chỉnh lại - Ảnh: CHÂU TUẤN
Các pha đèn tín hiệu giao thông tại nút giao sẽ được điều chỉnh lại - Ảnh: CHÂU TUẤN

Một đoạn dải phân cách giữa làn đường hỗn hợp và làn ô tô được tháo dỡ và tạm rào chắn. Ghi nhận chiều 26-3 - Ảnh: CHÂU TUẤN
Một đoạn dải phân cách giữa làn đường hỗn hợp và làn ô tô được tháo dỡ và tạm rào chắn. Ghi nhận chiều 26-3 - Ảnh: CHÂU TUẤN
Cột đèn tín hiệu giao thông cũ được di dời - Ảnh: CHÂU TUẤN
Cột đèn tín hiệu giao thông cũ được di dời - Ảnh: CHÂU TUẤN
Dự kiến việc điều chỉnh giao thông, xây dựng lại hạ tầng khu vực nút giao này sẽ hoàn tất trước 31-3 - Ảnh: CHÂU TUẤN
Dự kiến việc điều chỉnh giao thông, xây dựng lại hạ tầng khu vực nút giao này sẽ hoàn tất trước 31-3 - Ảnh: CHÂU TUẤN
Vòng xoay Lê Quang Định - Phạm Văn Đồng trước khi tháo dỡ - Ảnh: CHÂU TUẤN
Vòng xoay Lê Quang Định - Phạm Văn Đồng trước khi tháo dỡ - Ảnh: CHÂU TUẤN

Phương án điều chỉnh vòng xoay Lê Quang Định - Phạm Văn Đồng

Ngoài việc thu hồi vòng xoay ở giao lộ, bề rộng làn ô tô cũng được thu gọn từ 3,75m/làn xuống 3m (từ đó tăng làn xe từ 4 lên 5). Việc này để bố trí thêm làn xe rẽ trái (sát dải phân giữa) từ đường Phạm Văn Đồng vào đường Lê Quang Định theo cả hai hướng.
Xe cộ khi rẽ phải, nhập vào làn xe hỗn hợp để rẽ phải liên tục vào đường Lê Quang Định theo 2 hướng. Kẻ vạch dẫn hưởng rẽ trái qua nút giao, sơn 10 vạch giảm tốc dạng rải đều (5m/vạch) trên đường hỗn hợp và phần đường ô tô (đoạn từ điểm mở dải phân cách bên đến giao lộ) cả hai hướng.
Trong khi đó, đèn tín hiệu giao thông sẽ được hoạt động theo chế độ 3 pha: Pha 1 trên đường Phạm Văn Đồng, pha 2 trên Lê Quang Định, Nguyên Hồng, pha 3 Phạm Văn Đồng rẽ trái, quay đầu.
 
Có vẻ ổn hơn. Ít bị xe máy tạt đầu khi thoát giao lộ nữa. Sướng nhất là cái tiểu đảo biến mất, đỡ bị nghẽn cổ chai :p

Theo thói quen vẫn ngó cái đèn thứ 2 mà nó ko còn nữa :D
 
Cái bb ngu học này bỏ là phải, chưa kể thằng GTVT set đèn xanh đỏ NU như lợn, chiều PVĐ là chủ lực mà nó set 2 cái đèn xanh (kế nhau 20m) 30s trong khi đèn đỏ 58s thì éo hiểu thoát xe 4B kiểu ji lúc cao điểm, hướng từ bb NK tới cầu BL là kẹt 1 nùi lun…haizzza
 
cái này hiệu quả nè, hi vọng ổn thì áp dụng vào cái bùng binh chỗ gigamall nữa là đỡ biết nhiêu
 
cái này hiệu quả nè, hi vọng ổn thì áp dụng vào cái bùng binh chỗ gigamall nữa là đỡ biết nhiêu
Đr ấy. Giao lộ lớn cứ ngã 4 phân làn hướng đi riêng + đèn 3 pha là đủ chứ không ai làm vòng xoay ấy
 
Đr ấy. Giao lộ lớn cứ ngã 4 phân làn hướng đi riêng + đèn 3 pha là đủ chứ không ai làm vòng xoay ấy
Nhiều vụ ô tô va chạm (nhẹ) ở vòng xoay lắm. Cái tiểu đảo làm nghẽn cổ chai, chỉ cần ko nhường nhịn nhau là quất ngay.
 
Đường PVD này qua cầu Bình triệu vẫn còn cả đống bùng binh.
Sao họ không làm như Mai Chí Thọ nhỉ
Do dân VN chạy xe khôn quá thay vì qua hết đường để qua thì chặn mẹ nó đường ngược lại rồi kẹt cả đám, Cái bồn binh để giảm khả năng đó thôi, nhưng 4 hướng đều vào vậy thì lại đứng nhau nhìn tiếp :))
 
Do dân VN chạy xe khôn quá thay vì qua hết đường để qua thì chặn mẹ nó đường ngược lại rồi kẹt cả đám, Cái bồn binh để giảm khả năng đó thôi, nhưng 4 hướng đều vào vậy thì lại đứng nhau nhìn tiếp :))
Nguyên tắc phân chia giao thông sẽ theo cáp độ:
Thụ đông:
1. Giao lộ bình thường, các xe tự quan sát và nhường nhau. Áp dụng nơi giao lộ ít xe đi.
2. Bùng binh: Các xe chạy quanh bùng binh như vật giảm tốc tự nhiên, thường áp dụng nơi giao lộ lớn, nhiều nhánh, giao thông vừa phải.
Chủ động:
3. Đèn giao thông: Các hướng đi theo nhịp đèn. Áp dụng giao độ mật độ lớn.
4. Giao cắt khác mức: Áp dụng nơi mật độ giao thông cực lớn
Đã lắp đèn thì đập bùng binh, vì bùng binh lại cản hướng đi khi có đèn.
Tuyến Mai Chí Thọ y chang, và làm gì có bùng binh, xe chạy vẫn ổn
 
Nguyên tắc phân chia giao thông sẽ theo cáp độ:
Thụ đông:
1. Giao lộ bình thường, các xe tự quan sát và nhường nhau. Áp dụng nơi giao lộ ít xe đi.
2. Bùng binh: Các xe chạy quanh bùng binh như vật giảm tốc tự nhiên, thường áp dụng nơi giao lộ lớn, nhiều nhánh, giao thông vừa phải.
Chủ động:
3. Đèn giao thông: Các hướng đi theo nhịp đèn. Áp dụng giao độ mật độ lớn.
4. Giao cắt khác mức: Áp dụng nơi mật độ giao thông cực lớn
Đã lắp đèn thì đập bùng binh, vì bùng binh lại cản hướng đi khi có đèn.
Tuyến Mai Chí Thọ y chang, và làm gì có bùng binh, xe chạy vẫn ổn
Sắp tới cũng phải lên cầu vượt hết thôi, đoạn giữa chừa cho cầu vượt đó, lý do đơn giản là ngã tư nào cũng có giới hạn hết lưu lượng quá lại sinh ra kẹt. Giờ làm ở 2 con cao tốc với đồng văn cống xong thì kẹt lại tới chỗ mấy cái nút giao ở sala với đảo kim cương thôi
 
Sắp tới cũng phải lên cầu vượt hết thôi, đoạn giữa chừa cho cầu vượt đó, lý do đơn giản là ngã tư nào cũng có giới hạn hết lưu lượng quá lại sinh ra kẹt. Giờ làm ở 2 con cao tốc với đồng văn cống xong thì kẹt lại tới chỗ mấy cái nút giao ở sala với đảo kim cương thôi
Hồi trước mình học bên ngành quy hoạch thì chia cấp độ như này
1.Ngã 4 không có đèn giao thông.Áp dụng mật độ giao thông cực thấp
2.Ngã 4 có đèn giao thông nhưng không kênh hóa(1 làn cho phép cả 3 hướng đc đi).Capacity lớn hơn cấp độ 1
3.Vòng xoay:Capacity lớn hơn cấp độ 2
4.Ngã 4 có đèn giao thông nhưng kênh hóa hoàn toàn, chỉ đc cho phép rẽ trái, đi thẳng và rẽ phải ở 1 làn riêng(cụ thể thì ở Mai Chí Thọ). Capacity lớn hơn cấp độ 3
5.Nút giao khác mức.Có thể 1 phần hoặc hoàn toàn.Capacity lớn hơn cấp độ 4
 
Hồi trước mình học bên ngành quy hoạch thì chia cấp độ như này
1.Ngã 4 không có đèn giao thông.Áp dụng mật độ giao thông cực thấp
2.Ngã 4 có đèn giao thông nhưng không kênh hóa(1 làn cho phép cả 3 hướng đc đi).Capacity lớn hơn cấp độ 1
3.Vòng xoay:Capacity lớn hơn cấp độ 2
4.Ngã 4 có đèn giao thông nhưng kênh hóa hoàn toàn, chỉ đc cho phép rẽ trái, đi thẳng và rẽ phải ở 1 làn riêng(cụ thể thì ở Mai Chí Thọ). Capacity lớn hơn cấp độ 3
5.Nút giao khác mức.Có thể 1 phần hoặc hoàn toàn.Capacity lớn hơn cấp độ 4
ra Hà Nội xem cái vành đai 2,3 sẽ thấy, cho dù có làm nút giao khác mức nhưng nút xuống nó kẹt thì nó cũng kẹt cả dòng, chán mấy ông quy hoạch lắm. Xe nó không thoát được xuống đường thoát cũng kẹt cả đám.
 
Back
Top