Thêm 2 quận không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều TP.HCM

Con Cưng Nó Cú

Senior Member

Đầu năm 2024, TP.HCM thêm 2 quận không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025.​


dec20e05a5aa0af453bb-1712746287544425919857.jpg

Xây nhà tình thương cho hộ nghèo - Ảnh: T.N.

UBND TP.HCM vừa công bố quyết định về việc công nhận quận 3, quận 7 hoàn thành mục tiêu không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều của TP giai đoạn 2021 - 2025.

UBND TP giao UBND quận 3 và UBND quận 7 tiếp tục tập trung chỉ đạo và có kế hoạch hỗ trợ chăm lo hộ cận nghèo, hộ mới thoát mức chuẩn hộ cận nghèo tổ chức sản xuất làm ăn ổn định, không để tái nghèo và phát sinh hộ nghèo.

Đồng thời, có trách nhiệm trả lời giải quyết các thắc mắc khiếu nại của hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ dân trên địa bàn quận về kết quả khảo sát thông tin và công bố kết quả phường hoàn thành mục tiêu không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều.

Trước đó năm 2023, quận 5 là địa phương đầu tiên hoàn thành mục tiêu không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều của thành phố giai đoạn 2021 - 2025 trước thời hạn 2 năm. Sau đó, quận Bình Tân, TP Thủ Đức cũng cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn TP.HCM.
 
Nghèo đa chiều < nghèo thu nhập < giàu thu nhập < giàu đa chiều.
Ngày xưa chỉ nói đến nghèo về thu nhập, sau đó du nhập chuẩn nghèo của quốc tế nên nâng lên thành nghèo đa chiều, có xét đến các yếu tố khác như khả năng tiếp cận thông tin, y tế, giáo dục. Mà 3 mảng này ai mà ở Q1, Q3, Q5, ... thì khó mà nghèo được.
Tuy nhiên, nghèo thu nhập thì vẫn như thế, nghĩa là mấy bạn nghèo ở trên chỉ hết nghèo về mặt thuật ngữ.
 
Thuật ngữ "nghèo đa chiều" (multidimensional poverty) là một khái niệm được sử dụng để đo lường và đánh giá tình trạng nghèo đói một cách toàn diện hơn, không chỉ dựa trên thu nhập hay chi tiêu của hộ gia đình.
Cách tiếp cận đa chiều trong đo lường nghèo đói xem xét nhiều khía cạnh của đời sống con người như sức khỏe, giáo dục, chất lượng cuộc sống (nhà ở, điều kiện vệ sinh, tiếp cận thông tin, v.v.). Một hộ gia đình được coi là nghèo đa chiều nếu họ bị thiếu hụt một số chiều quan trọng trong cuộc sống, cho dù thu nhập của họ có thể cao hơn ngưỡng nghèo theo chuẩn thu nhập.
Việc sử dụng thuật ngữ "nghèo đa chiều" thể hiện sự thay đổi trong cách nhìn nhận và đo lường nghèo đói, từ chỗ chỉ tập trung vào khía cạnh kinh tế (thu nhập, chi tiêu) sang một cái nhìn toàn diện hơn về phúc lợi và chất lượng cuộc sống của con người. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc xây dựng chính sách giảm nghèo hiệu quả và bền vững.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng việc sử dụng thuật ngữ này có thể gây ra sự lạm dụng từ ngữ hoặc che giấu một số vấn đề:
  • Làm lu mờ thực trạng nghèo đói về thu nhập: Khi tập trung vào nghèo đa chiều, có thể có ít sự quan tâm hơn đến vấn đề nghèo đói do thu nhập thấp và chênh lệch giàu nghèo ngày càng gia tăng.
  • Giảm áp lực đối với chính quyền: Việc công bố không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều có thể tạo ra ấn tượng rằng vấn đề nghèo đói đã được giải quyết, trong khi thực tế vẫn còn nhiều hộ gia đình gặp khó khăn về kinh tế.
  • Khó đo lường và so sánh: Các chiều của nghèo đói được đưa vào đánh giá có thể khác nhau giữa các địa phương, gây khó khăn trong việc so sánh và đánh giá hiệu quả của chính sách giảm nghèo.

via theNEXTvoz for iPad
 
Thuật ngữ "nghèo đa chiều" (multidimensional poverty) là một khái niệm được sử dụng để đo lường và đánh giá tình trạng nghèo đói một cách toàn diện hơn, không chỉ dựa trên thu nhập hay chi tiêu của hộ gia đình.
Cách tiếp cận đa chiều trong đo lường nghèo đói xem xét nhiều khía cạnh của đời sống con người như sức khỏe, giáo dục, chất lượng cuộc sống (nhà ở, điều kiện vệ sinh, tiếp cận thông tin, v.v.). Một hộ gia đình được coi là nghèo đa chiều nếu họ bị thiếu hụt một số chiều quan trọng trong cuộc sống, cho dù thu nhập của họ có thể cao hơn ngưỡng nghèo theo chuẩn thu nhập.
Việc sử dụng thuật ngữ "nghèo đa chiều" thể hiện sự thay đổi trong cách nhìn nhận và đo lường nghèo đói, từ chỗ chỉ tập trung vào khía cạnh kinh tế (thu nhập, chi tiêu) sang một cái nhìn toàn diện hơn về phúc lợi và chất lượng cuộc sống của con người. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc xây dựng chính sách giảm nghèo hiệu quả và bền vững.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng việc sử dụng thuật ngữ này có thể gây ra sự lạm dụng từ ngữ hoặc che giấu một số vấn đề:
  • Làm lu mờ thực trạng nghèo đói về thu nhập: Khi tập trung vào nghèo đa chiều, có thể có ít sự quan tâm hơn đến vấn đề nghèo đói do thu nhập thấp và chênh lệch giàu nghèo ngày càng gia tăng.
  • Giảm áp lực đối với chính quyền: Việc công bố không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều có thể tạo ra ấn tượng rằng vấn đề nghèo đói đã được giải quyết, trong khi thực tế vẫn còn nhiều hộ gia đình gặp khó khăn về kinh tế.
  • Khó đo lường và so sánh: Các chiều của nghèo đói được đưa vào đánh giá có thể khác nhau giữa các địa phương, gây khó khăn trong việc so sánh và đánh giá hiệu quả của chính sách giảm nghèo.

via theNEXTvoz for iPad
Nếu đã nghèo về thu nhập thì chắc chắn bị liệt vào nghèo đa chiều. Đa chiều chỉ bổ sung thêm nhóm không nghèo về thu nhập nhưng nghèo theo các chiều khác, nên cơ bản là chuẩn nghèo đa chiều là cao hơn nghèo thu nhập, không làm lu mờ nghèo thu nhập.
Ở thành phố HCM, về cơ bản thì người nghèo chủ yếu là có vấn đề về sức khỏe, tuổi già, tàn tật và thành phố đem tiền ngân sách và huy động tài trợ để hỗ trợ để cho họ hết nghèo. Tuy nhiên, ở các địa phương cũng có thể có tình trạng báo cáo sai để có thành tích, còn hộ nghèo nhưng báo cáo hết nghèo. Lưu ý là họ chỉ tính hộ nghèo với các hộ có hộ khẩu thường trú tại địa bàn. Rất nhiều người nghèo ở các khu vực đô thị là người nhập cư, không có hộ khẩu thường trú.
 
Đã có nhà ở nội thành tpHCM thì ko thể coi là nghèo đc rồi, giàu trong top 10% dân số luôn

via theNEXTvoz for iPhone
Chưa chắc. Thấy vậy chứ nhiều nhà trong hẻm của hẻm (hoặc của hẻm) cũng chả khá khẩm gì so với nông thôn đâu.
 
Nhà tôi mặt tiền trung tâm nhưng vẫn nghèo chết mẹ ra, chỉ có dư một chút thôi, nhà để ở chứ có cào ra ăn đâu mà giàu :angry:.
tôi có ông cậu đc thừa kế cái nhà 4 tỉ, bán bún kiếm sống qua ngày, than nghèo, còn tôi phải ở cái chung cư mini 850tr, lương vừa đủ nuôi 1 đứa con, cũng ko thấy nghèo, nhưng cảm thấy tổng tài sản của mình chỉ là mắt muỗi so với ông cậu , ước j đc đổi cho nhau
 
tôi có ông cậu đc thừa kế cái nhà 4 tỉ, bán bún kiếm sống qua ngày, than nghèo, còn tôi phải ở cái chung cư mini 850tr, lương vừa đủ nuôi 1 đứa con, cũng ko thấy nghèo, nhưng cảm thấy tổng tài sản của mình chỉ là mắt muỗi so với ông cậu , ước j đc đổi cho nhau
Ông đừng so như thế, nếu nói như ông ông vẫn giàu hơn tôi rất nhiều và tôi cũng nể trọng ông thôi.
 
Đọc tiêu chuẩn về "nghèo đa chiều" nó xa vời thực tế thực sự
- Chuẩn hộ nghèo: Hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên ở khu vực nông thôn. Hoặc hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên ở khu vực thành thị.

- Chuẩn hộ cận nghèo: Hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản ở khu vực nông thôn. Hoặc hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản ở khu vực thành thị.

- Chuẩn hộ có mức sống trung bình: Hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.500.000 đồng đến 2.250.000 đồng ở khu vực nông thôn. Hoặc hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng ở khu vực thành thị.
Nếu xét vậy thì cả TP.HCM hết hộ nghèo vs cận nghèo rồi, bây h chỉ cần gia đình 4 người chia bình quân ra dc tầm 2-3 tr là được coi là mức sống trung bình, còn mấy chỉ số thì lý luận qua lại kiểu gì chả đạt :big_smile:
 
Back
Top