Thí sinh cẩn thận với những đề án tuyển sinh phát tán trên mạng xã hội

Cryolite 0

Senior Member

Mạng xã hội đang đưa lại nhiều đề án tuyển sinh cũ, không chính xác so với quy định năm nay, thí sinh cần thận trọng. Đại diện Bộ GD-ĐT lưu ý tại Chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp ở Nghệ An sáng 13-1.

TS Nguyễn Mạnh Hùng, Vụ Giáo dục đại học, lưu ý thí sinh tại chương trình tư vấn sáng 13-1 - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

TS Nguyễn Mạnh Hùng, Vụ Giáo dục đại học, lưu ý thí sinh tại chương trình tư vấn sáng 13-1 - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Mạng xã hội đang đưa lại nhiều đề án tuyển sinh cũ​

Cụ thể, theo TS Nguyễn Mạnh Hùng, Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT), mạng xã hội đang đưa lại nhiều đề án cũ, không chính xác so với quy định năm nay. Thí sinh cần nắm rõ các điều kiện, quy định sơ tuyển đầu vào (nếu có) để tránh việc không đủ điều kiện, dẫn tới "đỗ thành trượt" như nhiều trường hợp phải xử lý các năm trước.

"Thí sinh cần đọc kỹ đề án để tránh sai sót và đảm bảo đó là đề án chính thức mới nhất của các trường", ông nhắc nhở.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng cũng nhắc lại một điểm mới từng áp dụng từ năm 2023 là khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển thí sinh không phải đăng ký theo tổ hợp/phương thức, mà chỉ cần đăng ký theo ngành đào tạo (trước đó mỗi nguyện vọng của thí sinh đăng ký phải theo một tổ hợp/phương thức).

Tuy nhiên, thí sinh cần cung cấp đầy đủ các minh chứng mình có để đảm bảo tận dụng hết các cơ hội xét tuyển, tương ứng với các phương thức mà các cơ sở đào tạo áp dụng. Hệ thống xét tuyển sẽ xử lý dữ liệu để xác nhận cho thí sinh trúng tuyển nguyện vọng đủ điều kiện.

Một bạn học sinh đặt câu hỏi cho ban tư vấn - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Một bạn học sinh đặt câu hỏi cho ban tư vấn - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Thí sinh đã được thông báo đủ điều kiện trúng tuyển của các trường mình đăng ký vẫn phải đăng ký lên hệ thống xét tuyển chung của Bộ GD-ĐT theo thời hạn, quy định. Bộ GD-ĐT không khống chế số lượng nguyện vọng. Nhưng hệ thống sẽ chỉ xác nhận nguyện vọng duy nhất được đặt ưu tiên cao nhất.

Vì thế khi xếp thứ tự ưu tiên các nguyện vọng, thí sinh cần lưu ý sắp xếp thứ tự ưu tiên các nguyện vọng để đảm bảo mình có thể đỗ với nguyện vọng mình mong muốn hơn trong số các nguyện vọng đủ điều kiện trúng tuyển.

Ông Hùng cũng lưu ý thí sinh trong diện được cộng điểm ưu tiên cần cung cấp đủ minh chứng. Mỗi thí sinh sẽ được cung cấp một tài khoản để đăng ký dự thi và sử dụng trong quá trình xét tuyển, nhập học.

Nhiều băn khoăn với thi đánh giá năng lực, tư duy​

TS Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo, Đại học Quốc gia TP.HCM, chia sẻ với thí sinh về kỳ thi đánh giá năng lực - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

TS Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo, Đại học Quốc gia TP.HCM, chia sẻ với thí sinh về kỳ thi đánh giá năng lực - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Nhiều thí sinh Nghệ An quan tâm đến các kỳ thi đánh giá năng lực, tư duy vì còn quá mới. Có thí sinh lo mình không có điều kiện ôn thi thì khó có thể đạt điểm tốt. Cơ hội trúng tuyển cũng thấp nếu các trường dành nhiều chỉ tiêu cho phương thức sử dụng phương thức xét kết quả thi đánh giá năng lực, tư duy.

TS Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Khảo thí, ĐHQG TP.HCM khẳng định kỳ thi đánh giá năng lực dành cho mọi học sinh, không phải chỉ là cơ hội của học sinh ở thành phố. Ông cũng khuyên thí sinh đừng vội "định vị năng lực" của mình là yếu, kém khi chưa thực sự tham gia kỳ thi này. Vì với "thước đo" mới, kỳ thi có thể định vị gần sát với năng lực thật sự của thí sinh.

GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí ĐHQG Hà Nội cũng cho biết: Nhiều thí sinh tự tin vào kết quả học tập nhưng khi tham gia thi mới biết chưa đạt được đến mức mình nghĩ. Tuy nhiên, thí sinh đừng quá lo lắng mà hãy bình tĩnh có kế hoạch ôn tập bám sát kiến thức, kỹ năng của chương trình phổ thông ở các môn học có liên quan tới các lĩnh vực trong nội dung đề thi thì có thể đạt kết quả tốt. Kỳ thi đánh giá năng lực hay tư duy giúp thí sinh định vị cho mình ở vị trí nào về năng lực.

Thí sinh có thể sử dụng tất cả các phương thức xét tuyển​

PGS.TS Vũ Thị Hiền, Trưởng Phòng quản lý đào tạo, Trường ĐH Ngoại thương - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

PGS.TS Vũ Thị Hiền, Trưởng Phòng quản lý đào tạo, Trường ĐH Ngoại thương - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

PGS.TS Vũ Thị Hiền, Trưởng phòng Quản lý đào tạo Trường ĐH Ngoại thương khẳng định thí sinh có thể sử dụng tất cả các phương thức tuyển sinh để xét tuyển vào một trường/ngành đào tạo nếu phương thức đó nằm trong đề án tuyển sinh của cơ sở đào tạo.

Cô cho biết Trường ĐH Ngoại thương giữ ổn định phương thức xét tuyển như năm trước nhưng có một điểm thí sinh cần lưu ý là các phương thức sử dụng học bạ hoặc học bạ kết hợp với chứng chỉ quốc tế thì phải đảm bảo ngưỡng điểm thi tốt nghiệp THPT theo quy định của trường.

Ví dụ thí sinh đạt yêu cầu xét tuyển bằng kết quả học bạ, chứng chỉ quốc tế, đồng thời phải có kết quả thi tốt nghiệp THPT đạt ngưỡng 20 điểm trở lên ở tất cả các tổ hợp xét tuyển. Nhiều trường cũng có thêm quy định về ngưỡng điểm thi tốt nghiệp THPT với các phương thức xét tuyển. Ngưỡng cụ thể tùy theo quy định của mỗi trường và sẽ được thông tin cụ thể trên trang tuyển sinh hay website của các trường.

Cô Hiền cho rằng thí sinh đã có kết quả học tập tốt (học bạ) thì cũng có thể dễ dàng đạt điểm thi tốt nghiệp THPT đạt ngưỡng quy định, nếu các em nghiêm túc ôn tập và dự thi.

Muốn làm hiệu trưởng ĐH Vinh thì học trường nào?​

Các bạn học sinh bật cười trước câu trả lời dí dỏm của Ban cố vấn - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Các bạn học sinh bật cười trước câu trả lời dí dỏm của Ban cố vấn - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

"Hầu hết các hiệu trưởng trường ĐH Vinh đều là cựu sinh viên trường ĐH Vinh", TS Hoàng Vinh Phú, Trưởng phòng đào tạo trường ĐH Vinh chia sẻ trước một câu hỏi làm cho tiếng cười của các bạn học sinh át cả tiếng mưa tầm tã: Muốn làm hiệu trưởng ĐH Vinh thì học trường nào?


Các thầy trong ban tư vấn cho rằng nếu các sinh viên đều nghiêm túc, tận dụng hết các cơ hội ở môi trường học đại học để học tập, nghiên cứu, rèn luyện thì đều có cơ hội trở thành các thủ lĩnh trong một lĩnh vực nào đó.

"Các em học giỏi, có năng lực và kỹ năng tốt thì không chỉ có thể làm hiệu trưởng trường ĐH Vinh mà có đủ khả năng làm hiệu trưởng nhiều trường ĐH khác", GS.TS Nguyễn Tiến Thảo nói.

Đây chỉ là một câu hỏi mang đến không khí nhẹ nhàng cho buổi tư vấn, nhưng thông điệp các thầy, cô gửi đến thí sinh vẫn là phải học thực chất và đừng vội bằng lòng với bản thân trong hành trình học tập vì sự học là suốt đời nếu các bạn trẻ muốn chinh phục các đỉnh cao trí tuệ cũng như trở thành những nhà lãnh đạo, người đứng đầu trong các lĩnh vực công việc, cuộc sống.

Bạn Nguyễn Thành Trung - học sinh lớp 12 Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, TP Vinh đặt câu hỏi liên quan đến việc cách tính điểm cộng khi đạt thành tích học sinh giỏi giữa học sinh trường chuyên và trường thường. Câu hỏi của Trung nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn học sinh, phụ huynh - Ảnh: DOÃN HÒA

Bạn Nguyễn Thành Trung - học sinh lớp 12 Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, TP Vinh đặt câu hỏi liên quan đến việc cách tính điểm cộng khi đạt thành tích học sinh giỏi giữa học sinh trường chuyên và trường thường. Câu hỏi của Trung nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn học sinh, phụ huynh - Ảnh: DOÃN HÒA

"Học ngoại ngữ không biết làm nghề gì?"​

Trả lời câu hỏi này, TS Nguyễn Thị Cúc Phương, Phó hiệu trưởng trường ĐH Hà Nội chia sẻ: Tất cả các chương trình ngôn ngữ đều có định hướng nghề nghiệp trong đó như truyền thông, du lịch, thương mại… Ở nhiều vị trí nghề nghiệp, người có ngoại ngữ tốt kết hợp với kiến thức chuyên ngành sẽ có thế mạnh trong bối cảnh hội nhập.

Cô Phương cho biết các ngành ngoại ngữ hiện nay độ "hot" tương ứng với sự phát triển của thị trường lao động. Cụ thể, Tiếng Anh hiện tại đã bị soán ngôi bởi Tiếng Trung, Tiếng Hàn, Tiếng Nhật do thị trường lao động với các nước này phát triển.

Tuy nhiên cô Phương cũng cho biết khi học các ngành ngôn ngữ, sinh viên thường được học 2 ngoại ngữ. Việc chọn một ngoại ngữ đang hot và Tiếng Anh là ngoại ngữ có tính thông dụng là phổ biến.

Nhiều người làm trái ngành ảnh hưởng đến cơ hội việc làm ở một số lĩnh vực, làm thế nào để giảm bớt?​

Học sinh nghe thẩy cô tư vấn sáng 13-1 - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Học sinh nghe thẩy cô tư vấn sáng 13-1 - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Với câu hỏi này của thí sinh, GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc trung tâm Khảo thí ĐHQG Hà Nội cho rằng tình trạng "làm trái ngành" nhiều khi do thí sinh đã chọn sai từ đầu. Các em đã không được hướng nghiệp sớm, không có thông tin đầy đủ trước khi lựa chọn hoặc chịu những tác động khách quan khác dẫn tới chọn sai.

"Chính vì điều đó mà chúng tôi ngồi ở đây để cố gắng hỗ trợ các bạn có hình dung và thông tin gần nhất với những nghề nghiệp tương lai mà các bạn dự định chọn. Việc chọn đúng ngay từ đầu, phù hợp với sở thích, sở trường, ước mơ sẽ giúp các bạn dễ dàng vượt qua trở ngại trong việc học tập ở trường đại học và có chỉ số thành công cao hơn sau này", thầy Thảo cho biết.

Thầy Thảo cũng cho rằng mỗi ngành, nhóm ngành sẽ có nhu cầu việc làm khác nhau ở mỗi thời điểm. Có ngành hiện tại có nhu cầu việc làm lớn nhưng 5-7 năm nữa sẽ bão hòa. Nên để lựa chọn ngành có cơ hội việc làm tốt, cần có thông tin dự báo nhu cầu nhân lực ở thời điểm sau khi sinh viên ra trường. Nhưng thầy Thảo cũng cho rằng nếu có năng lực, kỹ năng tốt thì không sợ thất nghiệp.

Các giảng viên tại ĐH Bách Khoa đang tư vấn cho các bạn học sinh - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Các giảng viên tại ĐH Bách Khoa đang tư vấn cho các bạn học sinh - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Mặc dù trời mưa nhưng rất đông học sinh tại tỉnh Nghệ An đã đến tham dự chương trình - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Mặc dù trời mưa nhưng rất đông học sinh tại tỉnh Nghệ An đã đến tham dự chương trình - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Học sinh được tư vấn tại gian tư vấn của Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Ảnh: LÊ MINH

Học sinh được tư vấn tại gian tư vấn của Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Ảnh: LÊ MINH

...
 
Back
Top