Thời kỳ Đại Cồ Việt

kankita

Senior Member
Thời kỳ Tĩnh Hải Quân - Đại Cồ Việt là thời kỳ tái hình thành lại nước Việt, dân tộc Việt nhưng ghi chép lại rất sơ sài. Nay mát trời mình nổi hứng tóm lược ngắn gọn thời kỳ này:
1. Quyền lực trung ương triều đình nhà Đường tan rã. Các địa phương nắm quyền lực thực tế, trở thành các tiểu quốc. Tĩnh Hải Quân khi đó bao gồm 12 châu (8 châu hiện ở nc ta va 4 châu ở Lưỡng Quảng). Quan lại cai trị khi đó mất lòng Chu Ôn nên bị giết, khoảng trống quyền lực được một thổ hào địa phương là Khúc Thừa Dụ chiếm lấy.
2. Khúc Thừa Dụ nắm quyền hai năm thì mất, con là Khúc Hạo lên thay, tiến hành cải cách để giảm bớt quyền lực các thủ lĩnh địa phương. Sau đó Khúc Thừa Mỹ lên thay và ăn chơi vô độ, lại thân Hậu Lương mà thù địch với Nam Hán. Nam Hán bèn đem quân thôn tính, diệt họ Khúc.
3. Tướng cũ của họ Khúc là Dương Đình Nghệ ở Ái Châu tăng cường luyện binh, sau đó khởi binh đánh đuổi quân xâm lược, đánh chiếm Đại La. Sau đó Dương Đình Nghệ tiếp tục đánh tan viện binh của Nam Hán, tái lập lại nền tự chủ.
4. Dương Đình Nghệ sau khi lên nắm quyền đã giao đất căn bản Ái Châu cho con rể là Ngô Quyền, còn con trai là Dương Tam Kha thì ở bên cha phò tá ở thành Đại La. Dương Đình Nghệ có công đánh giặc ngoại xâm, lại trọng dụng các thủ lĩnh địa phương nên rất được lòng người, nền tự chủ được củng cố. Nhưng một thủ lĩnh địa phương là Kiều Công Tiễn sinh lòng khác làm phản giết Dương Đình Nghệ. Dương Tam Kha rút về Ái Châu, cùng Ngô Quyền khởi binh kháng cự. Các thủ lĩnh địa phương đều ngả theo Ái Châu đánh lại Kiều Công Tiễn, kể cả con cháu trong nhà họ Kiều cũng theo về Ái Châu. Ngô Quyền nắm binh quyền lớn nhất, được tôn lên làm minh chủ, cử Dương Tam Kha và con trai cả Ngô Xương Ngập bắc tiến giết Kiều Công Tiễn. Cần chú ý là Dương Như Ngọc con gái Dương Đình Nghệ là mẹ của Ngô Xương Văn, nhưng chỉ là mẹ kế của Ngô Xương Ngập. Xương Ngập đi là để đề phòng nhân dân ở thành Đại La còn nhớ công lao họ Dương sẽ tôn phù Tam Kha. Sau đó Ngô Quyền đã dùng quân mai phục đánh bại quân Nam Hán lần hai, khôi phục lại nền tự chủ, Ngô Quyền chính thức xưng vương, tái lập nền độc lập.
5. Ngô Quyền giành lại được nền độc lập, nhưng để mất 4 châu phía bắc, chỉ còn giữ lại 8 châu phía Nam, là lãnh thổ Đại Cồ Việt sau này. Ngô Quyền sau khi lên ngôi tiếp tục chính sách cũ của Ngô Quyền, và trọng dụng Dương Tam Kha, nhưng lại lập Ngô Xương Ngập làm thái tử. Hai phe phái tranh giành quyền lực với nhau. Sau khi Ngô Quyền chết, Dương Tam Kha thành công giành lấy quyền lực, lập cháu ruột là Ngô Xương Văn, truy sát Ngô Xương Ngập. Ngô Xương Văn từ chối nên Dương Tam Kha lên ngôi và nhận Xương Văn là con nuôi, lập làn thái tử. Việc truy sát Xương Ngập thất bại, Xương Ngập được thủ lĩnh họ Phạm che chở. Các thủ lĩnh địa phương bắt đầu tích trữ binh lương, ngấp nghé tranh giành quyền lực. Dương Tam Kha giao hết binh quyền cho Xương Văn đi đánh hai thủ lĩnh Đường, Nguyễn. Xương Văn nhân cơ hội đảo chính, lật đổ Tam Kha. Vì Tam Kha là cậu ruột và cha nuôi, nên Xương Văn cho Tam Kha đi khai khẩn đất Thái Bình chứ không giết. Xương Văn đón anh Xương Ngập về cai trị, đây là thời kỳ duy nhất trong lịch sử Việt Nam có hai vua cùng lúc.
6. Xương Ngập sau khi lên ngôi thì giam lỏng Xương Văn, tự mình nắm quyền. Xương Ngập bất tài, triều đình hỗn loạn, địa phương cát cứ. Sau cùng Xương Ngập hoang dâm vô độ, bị thượng mã phong mà chết. Xương Văn quay lại nắm quyền. Xương Văn dẹp được một số địa phương, nhưng bị quân cát cứ Đinh Bộ Lĩnh đánh lui. Sau cùng Xương Văn bị tử trận khi đánh dẹp chính hai thôn Đường, Nguyễn.
7. Khi Xương Văn tử trận, con nuôi là Lã Xử Bình đoạt binh quyền, dẫn quân trở lại Đại La, con Xương Ngập là Xương Xí tháo chạy về Ái Châu. Các đại thần là Dương Huy, Kiều Công Hãn, Đỗ Cảnh Thạc dấy binh chống lại Lã Xử Bình, các thủ lĩnh địa phương cũng tăng cường giao tranh, mở đầu loạn 12 sứ quân. Cuối cùng thủ lĩnh mạnh nhất là Đinh Bộ Lĩnh giành chiến thắng, lấy căn cứ địa là Hoa Lư làm kinh đô, thống nhất đất nước. Đinh Bộ Lĩnh xưng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, chính thức độc lập hoàn toàn.
8. Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, siết chặt nền cai trị nhằm củng cố nền trung ương tập quyền. Đồng thời lấy mẹ của một thủ lĩnh trước đây là Ngô Nhật Khánh, sinh ra được người con thứ hai là Đinh Hạng Lang, bèn lập làm thái tử. Điều này khiến con cả là Đinh Liễn phẫn nộ, phát binh đánh úp giết Đinh Hạng Lang. Đinh Bộ Lĩnh bèn lập luôn Đinh Liễn làm thái tử. Phe cánh người con thứ ba là Đinh Toàn, Dương Vân Nga và Lê Hoàn phản ứng dữ dội. Điều gì xảy ra thì không khẳng định được, nhưng cuối cùng Đinh Bộ Lĩnh và Đinh Liễn bị giết. Đinh Toàn được lập lên nối ngôi, Lê Hoàn tự xưng phó vương nắm hết binh quyền. Các cựu thần nhà Đinh khởi binh chống lại nhưng thất bại. Sau đó nhà Tống nhân cơ hội phát binh đánh Đại Cồ Việt. Quân đội dưới sự dẫn đầu là tướng Phạm Cự Lượng suy tôn Lê Hoàn lên ngôi, ép Dương Vân Nga phế truất Đinh Toàn.
9. Lê Hoàn lên ngôi đã đánh bại quân Tống cả hai đường thủy bộ. Lê Hoàn sau đó phong vương cho 11 người con trai và cắt đất, chia quân cho họ nhằm áp chế các đại thần và các quân phiệt. Nhưng các hoàng tử có binh quyền lại nảy sinh lòng khác. Sau khi Lê Hoàn chết, các hoàng tử khởi binh giành ngôi với thái tử Lê Long Việt. Tuy Lê Long Việt đánh bại các hoàng tử chống đối, nhưng ba ngày sau khi lên ngôi thì bị em là Lê Long Đĩnh tiến hành chính biến cung đình giết hại. Lê Long Đĩnh sau đó một lần nữa đánh bại các hoàng tử chống đối, củng cố quyền lực, cho thỉnh kinh văn đạo Phật, tăng cường trấn áp dã man các thế lực chống đối.
10. Lê Long Đĩnh chết đột ngột ở tuổi 23, em rể là Lý Công Uẩn đoạt được quyền lực, xưng đế lập nên nhà Lý. Lý Công Uẩn sau đó đánh bại hai người con của Lê Hoàn để củng cố ngai vàng. Lý Công Uẩn dời đô về thành Đại La, đổi tên gọi là Thăng Long.
11. Lý Công Uẩn mất sau 18 năm trị vì, con là Lý Phật Mã (cháu ngoại của Lê Hoàn và Dương Vân Nga) lên ngôi, ba hoàng tử phát binh chống lại, gây nên loạn Tam Vương. Lý Phật Mã giành thắng lợi, tức là Lý Thái Tông. Lý Thái Tông khoan dung, khôi phục lại nền thái bình sau hơn trăm năm loạn lạc, mở ra một triều đại ổn định lâu dài cho Đại Cồ Việt. Con Lý Thái Tông là Lý Thánh Tông sau khi lên ngôi đã đổi tên nước thành Đại Việt. Lịch sử nước ta chuyển sang một thời kỳ mới, thời kỳ ổn định Lý - Trần.
 
giá như có cỗ máy du hành ngược thời gian
sẽ mang :bộ cờ vua,cờ tướng,cờ vây,domino,bộ bài,bộ xóc đĩa,bầu cua+vài món đồ cần thiết(đèn pin,viên sủi c) về du lịch quá khứ-chơi 1 chuyến(giai đoạn hòa bình như thời tiền lê,thời nhà trần -sau khi hết giặc mông nguyên) hihihi ;) :):):):):):):D
 
giá như có cỗ máy du hành ngược thời gian
sẽ mang :bộ cờ vua,cờ tướng,cờ vây,domino,bộ bài,bộ xóc đĩa,bầu cua+vài món đồ cần thiết(đèn pin,viên sủi c) về du lịch quá khứ-chơi 1 chuyến(giai đoạn hòa bình như thời tiền lê,thời nhà trần -sau khi hết giặc mông nguyên) hihihi ;) :):):):):):):D

Thế rồi fen giao tiếp kiểu gì ???

Gửi từ Xiaomi Redmi 5A bằng vozFApp
 
Thế rồi fen giao tiếp kiểu gì ???

Gửi từ Xiaomi Redmi 5A bằng vozFApp
ờ há,không biết tiếng hán cổ,làm sao nói chuyện với người viet được?,không lẽ ra dấu bằng tay?
quên!mang theo mấy cuộn giấy vệ sinh nữa,xà bông,dầu gội đầu,dầu thơm! :shame::smile::misdoubt:
 
ờ há,không biết tiếng hán cổ,làm sao nói chuyện với người viet được?,không lẽ ra dấu bằng tay?

Có cức nhé fen , múa múa tay chân nó lại tưởng dị giáo là xiên chết fen ngay , lãng nhách bỏ mẹ

Gửi từ Xiaomi Redmi 5A bằng vozFApp
 
Hơn một nghìn năm bị thằng tàu đô hộ nghĩ nó cay :cautious::cautious::cautious::cautious::cautious:

Gửi từ Quốc thoại đến từ 3021 bằng vozFApp
 
tôi tưởng tiếng việt giữ nguyên từ xưa tới nay, chỉ có chữ viết là thay đổi chứ nhỉ
từ thời vua hùng tiếng việt khác,rồi thời tiền lê,trần lý cũng khác thời vua hùng(vẫn còn dùng tiếng hán cổ),rồi thời vua quang trung chế tạo chữ nôm,nhưng dân vnam vẫn dùng tiếng hán,sau đó pháp vào mới có chữ quốc ngữ-thay đổi theo từng thời kì nha bạn!
 
từ thời vua hùng tiếng việt khác,rồi thời tiền lê,trần lý cũng khác thời vua hùng(vẫn còn dùng tiếng hán cổ),rồi thời vua quang trung chế tạo chữ nôm,nhưng dân vnam vẫn dùng tiếng hán,sau đó pháp vào mới có chữ quốc ngữ-thay đổi theo từng thời kì nha bạn!
Mình nghĩ có thay đổi nhưng sự thay đổi diễn ra chậm và không thay đổi toàn diện từ chữ viết, ngữ âm, ngữ pháp như bị đồng hoá được. Kể cả mấy dân tộc châu Âu bị La mã thâu tóm, sáp nhập vào đế quốc, rồi cả Otoman khi tan rã, khi chia tách các quốc gia vẫn có ngôn ngữ riêng dựa trên dân tộc chiếm đa số, phần thiểu số còn lại trong đất nước ấy mới bị đồng hoá về ngôn ngữ. Có lẽ hiểu nhau sơ sơ, chữ được chữ mất như tiếng bồi
 
từ thời vua hùng tiếng việt khác,rồi thời tiền lê,trần lý cũng khác thời vua hùng(vẫn còn dùng tiếng hán cổ),rồi thời vua quang trung chế tạo chữ nôm,nhưng dân vnam vẫn dùng tiếng hán,sau đó pháp vào mới có chữ quốc ngữ-thay đổi theo từng thời kì nha bạn!
Nghĩa là ngày xưa dân mình nói chuyện bằng ngôn ngữ khác hả bác
 
từ thời vua hùng tiếng việt khác,rồi thời tiền lê,trần lý cũng khác thời vua hùng(vẫn còn dùng tiếng hán cổ),rồi thời vua quang trung chế tạo chữ nôm,nhưng dân vnam vẫn dùng tiếng hán,sau đó pháp vào mới có chữ quốc ngữ-thay đổi theo từng thời kì nha bạn!
Đm ngu. Chữ Nôm là chữ viết, dùng chữ Hán để ký âm tiếng nói người Việt. Còn tiếng nói người Việt xưa giờ nó vẫn vậy, chỉ thay đổi chút ít về cách nói, phát âm một số từ, thêm bớt các từ Hán Việt. Cần biết phân biệt tiếng nói và chữ viết.
 
từ thời vua hùng tiếng việt khác,rồi thời tiền lê,trần lý cũng khác thời vua hùng(vẫn còn dùng tiếng hán cổ),rồi thời vua quang trung chế tạo chữ nôm,nhưng dân vnam vẫn dùng tiếng hán,sau đó pháp vào mới có chữ quốc ngữ-thay đổi theo từng thời kì nha bạn!
Anh bị nhầm tiếng nói, chữ viết rồi. Tiếng Việt có thấy đổi theo từng thời kỳ là đúng, nhưng đã ổn định từ thời Hán cổ rồi, chả liên quan chữ Nôm hay quốc ngữ
 
"Tại hạ đặt câu hỏi với giáo sư sử học lừng danh Keo thế này:

- Sau khi nhà Đường sụp đổ, các nơi nổi lên cát cứ gọi là giai đoạn Ngũ đại Thập cuốc, rồi hai anh em Triệu Khuông Dận và Triệu Quang Nghĩa xuất hiện lập ra nhà Tống, đem quân đi đánh Nam Đường, Thục, Ngô Việt, Nam Hán, Bắc Hán... thì gọi là gì ?

- Giáo sư sử học trả lời ngay: gọi là "thống nhất giang sơn" vì các nước đó trước đây thuộc Đường, rồi nổi lên cát cứ li khai, nhà Tống chỉ thống nhất thôi mà.

- Thế Đại Cồ Việt trước đó cũng thuộc Đường rồi cát cứ li khai, đến năm 981 Triệu Quang Nghĩa Tống Thái Tông cũng đem quân đi đánh như các nước trên để thống nhất giang sơn như trên, thì hà cớ gì sử Keo lại viết "bị nhà Tống xâm lược ?".

- Giáo sư sử học suy nghĩ hồi lâu rồi bảo: do sử của nước ta viết theo chủ quan của ta mà, nên không khách quan. Như Lưỡng Quảng họ tự hào ngàn năm bắc thuộc đến giờ hơn hai ngàn năm rồi họ vẫn thuộc bắc, mà họ vẫn tự hào văn minh Hán Đường. Còn nước ta tách ra độc lập thì tuyên truyền "bị xâm lược", "ngàn năm bắc thuộc" để kích thích tính dân tộc nhưng cũng gây thù hằn dân tộc vậy.

- Giáo sư nói chuẩn rồi, hi vọng sau khi về hiu giáo sư ko ăn lương nhà nước nữa, thì sẽ nói ra sự thật này ạ."
 
Hic bùn quá, trong đây đa phần các bác lớn hết rồi mà còn nhầm lẫn, sợ về ko nc với các bậc cha ông.
Mình nhắc là hoàn toàn nói chuyễn thoải mái nha, tất nhiên có 1 vài từ mới các cụ ko hiểu nhưng hoc 1 thời gian là dc hết.
Hầu hết các thím nhầm chữ viết, dúng là mình nói nhưng viết ko dc :)) vì ngày xưa dùng chữ hán sau đó là chữ nôm để viết chứ ko phải chữ quốc ngữ.
 
"Tại hạ đặt câu hỏi với giáo sư sử học lừng danh Keo thế này:

- Sau khi nhà Đường sụp đổ, các nơi nổi lên cát cứ gọi là giai đoạn Ngũ đại Thập cuốc, rồi hai anh em Triệu Khuông Dận và Triệu Quang Nghĩa xuất hiện lập ra nhà Tống, đem quân đi đánh Nam Đường, Thục, Ngô Việt, Nam Hán, Bắc Hán... thì gọi là gì ?

- Giáo sư sử học trả lời ngay: gọi là "thống nhất giang sơn" vì các nước đó trước đây thuộc Đường, rồi nổi lên cát cứ li khai, nhà Tống chỉ thống nhất thôi mà.

- Thế Đại Cồ Việt trước đó cũng thuộc Đường rồi cát cứ li khai, đến năm 981 Triệu Quang Nghĩa Tống Thái Tông cũng đem quân đi đánh như các nước trên để thống nhất giang sơn như trên, thì hà cớ gì sử Keo lại viết "bị nhà Tống xâm lược ?".

- Giáo sư sử học suy nghĩ hồi lâu rồi bảo: do sử của nước ta viết theo chủ quan của ta mà, nên không khách quan. Như Lưỡng Quảng họ tự hào ngàn năm bắc thuộc đến giờ hơn hai ngàn năm rồi họ vẫn thuộc bắc, mà họ vẫn tự hào văn minh Hán Đường. Còn nước ta tách ra độc lập thì tuyên truyền "bị xâm lược", "ngàn năm bắc thuộc" để kích thích tính dân tộc nhưng cũng gây thù hằn dân tộc vậy.

- Giáo sư nói chuẩn rồi, hi vọng sau khi về hiu giáo sư ko ăn lương nhà nước nữa, thì sẽ nói ra sự thật này ạ."
Thế "khách quan" của mày là cm gì? Được làm 1 trong các dân tộc anh em của Tàu hả? ĐÉO nhé.
Trăm tộc Bách Việt bị đồng hóa hết mẹ, còn mỗi tộc Kinh vẫn còn tiếng nói (lõi Nam Đảo) là vùng ra được, nói như mày khác mẹ gì gộp chung tộc Kinh với đám háng tộc chúng mày?
Không "thù hằn dân tộc" thì dell có chuyện giữ được độc lập trước bọn Tàu (trong hầu hết) 1100 năm nay cả, nói thế cho vuông.
Cút mẹ về nga.cn đi cho nước nó trong.

p/s: mà thậm chí khái niệm "trung quốc" nó còn đéo vững chắc, tập quyền không có là thằng Thành Đô lại chửi thằng Thượng Hải như Thục chửi Ngô chứ có cm gì đâu
 
Thế "khách quan" của mày là cm gì? Được làm 1 trong các dân tộc anh em của Tàu hả? ĐÉO nhé.
Trăm tộc Bách Việt bị đồng hóa hết mẹ, còn mỗi tộc Kinh vẫn còn tiếng nói (lõi Nam Đảo) là vùng ra được, nói như mày khác mẹ gì gộp chung tộc Kinh với đám háng tộc chúng mày?
Không "thù hằn dân tộc" thì dell có chuyện giữ được độc lập trước bọn Tàu (trong hầu hết) 1100 năm nay cả, nói thế cho vuông.
Cút mẹ về nga.cn đi cho nước nó trong.

p/s: mà thậm chí khái niệm "trung quốc" nó còn đéo vững chắc, tập quyền không có là thằng Thành Đô lại chửi thằng Thượng Hải như Thục chửi Ngô chứ có cm gì đâu
Người Kinh, trăm tộc Bách Việt, trung quốc thì liên quan gì câu chuyện nói về người Keo và nhà Đường
 
ờ há,không biết tiếng hán cổ,làm sao nói chuyện với người viet được?,không lẽ ra dấu bằng tay?
quên!mang theo mấy cuộn giấy vệ sinh nữa,xà bông,dầu gội đầu,dầu thơm! :shame::smile::misdoubt:
Mẹ mấy thằng dốt sử
Làm gì có tiếng Hán Cổ nào ở thời đó
 
từ thời vua hùng tiếng việt khác,rồi thời tiền lê,trần lý cũng khác thời vua hùng(vẫn còn dùng tiếng hán cổ),rồi thời vua quang trung chế tạo chữ nôm,nhưng dân vnam vẫn dùng tiếng hán,sau đó pháp vào mới có chữ quốc ngữ-thay đổi theo từng thời kì nha bạn!
Nhầm chữ viết với tiếng nói rồi mày
Nếu người thời nay xuyên không về thời Hùng Vương hay văn hóa Đông Sơn, Lạc Tướng thì chắc chắn đéo thể hiểu được, vì thời này nói tiếng Mường
Nhưng về thời Hán đô hộ đến Ngô Quyền là hiểu 60% là ít
Còn về thời Lê Thánh Tông hiểu 100%
Chỉ có quý tộc, nhà nho mới thích làm cao nói tiếng Hán Việt thôi. Dân thường nói như bây giờ hết
 
Last edited:
Troll hay sao chứ Hán cổ chính là tiếng Việt cổ mà
Hán cổ cái cc
50% từ mượn thôi
Tôi phải công nhận nền văn minh người Việt cổ tiến hóa chậm hơn người Hán nên những từ mới thuộc chân trời triết học, chính trị,... đéo có nên phải đi mượn tổ tiên của anh hết.
Đến lúc người Hán các anh rèn được sắt rồi thì bên người Việt vẫn còn dùng đồ đồng thì kiếm sắt chém cái là kiếm đồng đứt làm đôi thì đánh thua rồi bị đô hộ là bình thường.
Mộ thuyền của lính thường người Hán ở Quảng Ninh, Hải Phòng còn mặc nguyên full áo giáp sắt tôi xem trong bảo tàng rồi. Giàu thế thì đi xâm lăng cái lãnh thổ bé tẹo eazy
Và đừng có nhận vơ người Choang ở Quảng Tây là người Hán thế
Họ mới là chung ADN với tổ tiên chúng tôi
 
Last edited:
Back
Top