Thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư không vì lợi nhuận

Level up!

Senior Member
Quan điểm của Bộ GTVT là chỉ thu phí với những tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư khi đủ điều kiện và không vì lợi nhuận. Việc thu phí để có nguồn vốn phục vụ công tác bảo trì, đầu tư các tuyến cao tốc mới.

Theo chương trình dự kiến, ngày 26/6 tới đây, Quốc hội sẽ xem xét thông qua Dự thảo Luật Đường bộ và Dự thảo Luật Trật tự ATGT đường bộ. Đây là hai dự thảo luật được tách từ Luật Giao thông đường bộ năm 2008.

Trong đó, dự thảo Luật Đường bộ bổ sung quy định thu phí sử dụng với phương tiện lưu thông trên cao tốc do Nhà nước đầu tư, sở hữu, quản lý và khai thác.

Cụ thể, tại Điều 50, dự thảo Luật Đường bộ quy định: Nhà nước thu phí sử dụng đường cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên đường cao tốc do Nhà nước đầu tư, sở hữu, quản lý và khai thác, bao gồm:

Đường cao tốc do Nhà nước đầu tư theo hình thức đầu tư công, đường cao tốc được đầu tư theo các hình thức khác khi kết thúc hợp đồng, chuyển giao cho Nhà nước.

Việc quản lý, sử dụng các nguồn thu từ phí sử dụng đường cao tốc được quy định:
Cơ quan quản lý đường bộ trực tiếp tổ chức khai thác tài sản nộp số phí thu được vào ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Tổ chức nhận nhượng quyền thu phí, nhượng quyền kinh doanh - quản lý nộp số tiền nhận nhượng quyền theo quy định vào ngân sách Nhà nước, số tiền phí thu được trong thời gian thực hiện hợp đồng chuyển nhượng không phải nộp ngân sách Nhà nước, trừ phần doanh thu phải chia sẻ cho Nhà nước theo quy định của pháp luật.

w-cao-toc-9-1-1168-3524.jpeg

Dự thảo Luật Đường bộ quy định thu phí đường cao tốc do Nhà nước đầu tư. Ảnh: Xuân Ngọc

Làm rõ hơn về nội dung này, ông Bùi Quang Thái, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam cho biết, để luật nhanh chóng đi vào cuộc sống, Cục đang xây dựng các nghị định, thông tư hướng dẫn, tránh khoảng trống pháp lý khi luật có hiệu lực.

Đối với quy định thu phí các tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư, ông Thái cho biết, tại Nghị quyết 52 của Quốc hội năm 2017 đã có chủ trương cho phép thu phí các tuyến đường cao tốc được đầu tư bằng ngân sách Nhà nước.

Triển khai chủ trương này, tại dự thảo Luật Đường bộ quy định rõ, Chính phủ quyết định thời điểm và các tuyến cao tốc đủ điều kiện thu phí.

Theo ông Thái, quan điểm nhất quán của Bộ GTVT là những tuyến cao tốc nào có chất lượng dịch vụ tương ứng với mức thu thì mới triển khai thu phí. Nhà nước thu phí đường cao tốc không phải vì lợi nhuận. Việc thu phí là để có nguồn vốn phục vụ cho công tác bảo trì và đầu tư phát triển các tuyến cao tốc mới.
 
ở TQ cao tốc nhà nước xây vẫn thu phi

có tuyến thu phí theo thời gian di chuyển đi càng chậm trả càng nhiều tiền, có tuyến thu phí theo số km đoạn đường
 
thu thì ủng hộ thu, ko thu đào đâu ra tiền mà bảo trì. Nhưng chỉ ủng hộ thu đối với cao tốc 3 làn xe + 1 làn khẩn cấp mỗi chiều (aka 6 làn xe chạy, 2 làn khẩn cấp) như Pháp Vân Cầu Giẽ, HN-HP thôi nhé :canny:
 
Dùng tiền thuế của dân để xây cao tốc, hàng tháng vẫn thu tiền bảo trì đường bộ, nhưng vẫn lắp trạm thu phí tiếp. đỉnh cao thật :D
 
Thế là thu thuế dân xây đường rồi lại thu thêm phí để bảo trì và xây thêm đường :p
Nếu nói về mặt tích cực thì đúng là thế.
Bởi nhu cầu di chuyển thông thường thì đã có quốc lộ, tỉnh lộ... Còn cao tốc là một nhu cầu cao hơn nên nó phải gắn với chi phí khác.
Việc thu tiền là để có thể dùng nguồn thu đấy duy trì tuyến đường, để sau này sửa chữa, bảo trì, nâng cấp... không cắn thêm vào ngân sách nữa, ngân sách chỉ bỏ ra 1 lần lúc xây dựng thôi.
Chứ giờ cho chạy tự do thì tiền sửa chữa, bảo trì... cũng lấy ngân sách chứ đâu ra.
Ngân sách chung thì chi cho nhiều cái khác nữa, còn anh nào dùng dịch vụ nâng cao là phải trả phí để duy trì, như thế cũng hợp lý.
Cái quan trong là thu thế nào, quản lý và sử dụng ra sao.
 
Nếu nói về mặt tích cực thì đúng là thế.
Bởi nhu cầu di chuyển thông thường thì đã có quốc lộ, tỉnh lộ... Còn cao tốc là một nhu cầu cao hơn nên nó phải gắn với chi phí khác.
Việc thu tiền là để có thể dùng nguồn thu đấy duy trì tuyến đường, để sau này sửa chữa, bảo trì, nâng cấp... không cắn thêm vào ngân sách nữa, ngân sách chỉ bỏ ra 1 lần lúc xây dựng thôi.
Chứ giờ cho chạy tự do thì tiền sửa chữa, bảo trì... cũng lấy ngân sách chứ đâu ra.
Ngân sách chung thì chi cho nhiều cái khác nữa, còn anh nào dùng dịch vụ nâng cao là phải trả phí để duy trì, như thế cũng hợp lý.
Cái quan trong là thu thế nào, quản lý và sử dụng ra sao.
Xe oto đóng phí đường bộ làm cái giống gì ? Không phải phí đặc thù khi xe sử dụng đường bộ sao mà lươn lẹo vậy.
 
Thu thế méo nào cũng được, miễn minh bạch thu chi, sử dụng đúng mục đích, hiệu quả số tiền thu, không để lãng phí, thất thoát vào túi riêng của một nhóm lợi ích nào đó thì tôi ủng hộ.

Nhìn cái quỹ bình ổn giá xăng dầu mà coi, rồi quỹ vacxin covid... thì dân có ngu mới tin mấy anh nữa :go:
 
Back
Top