thảo luận Top 10 dự án DeFi hot nhất năm 2020 (Phần 1)

chung081994

Senior Member
Top 10 dự án DeFi hot nhất năm 2020 (Phần 2)

Từ đầu năm 2020, số lượng token DeFi được khóa và địa chỉ hoạt động đã nhiều lần phá vỡ mức cao mới. Giá của các token DeFi như COMP và BAL đã tăng vọt, đẩy tổng giá trị thị trường của token DeFi lên mức cao kỷ lục. Hiện tại, DeFi đã trở thành một trong những điểm nóng hàng đầu trong ngành công nghiệp blockchain.

DeFi là gì?

DeFi (Decentralized Finance) là Tài chính Phi tập trung, còn được gọi là Tài chính Mở (Open Finance), là một hệ sinh thái bao gồm các ứng dụng tài chính được xây dựng dựa trên các mạng blockchain, nhằm tạo ra một hệ sinh thái dịch vụ tài chính minh bạch, nguồn mở và không cần cấp quyền mà tất cả mọi người đều có thể truy cập và hoạt động mà không cần bất kỳ cơ quan trung tâm nào. DeFi chủ yếu liên quan đến tài sản mã hóa, hợp đồng thông minh tài chính và các thỏa thuận dựa trên nền tảng hợp đồng thông minh (chẳng hạn như Ethereum). Những tài sản, hợp đồng thông minh và thỏa thuận này có thể được kết hợp giống như Lego, vì vậy chúng còn được gọi là "Lego tiền tệ".

DeFi hiện chủ yếu được xây dựng trên mạng Ethereum, với sự xuất hiện của các ứng dụng nổi tiếng như MakerDAO và Compound. Các hệ sinh thái chuỗi công khai khác, chẳng hạn như EOS, TRON, Cosmos, Polkadot, Nervos…, cũng đang phát triển. Các nhóm người dùng tham gia hiện tại của DeFi chủ yếu là các nhà đầu tư tiền điện tử cá nhân, các bên dự án blockchain, quỹ đầu cơ tiền điện tử, mining farm, nền tảng giao dịch định lượng…

Đáng chú ý, sự phát triển của DeFi cũng thu hút sự tham gia của các nền tảng giao dịch lớn. Là một trong các nền tảng giao dịch tài sản kỹ thuật số hàng đầu thế giới, OKEx đồng hành với xu hướng phát triển chung của DeFi và đóng góp sâu sắc trong việc xây dựng hệ sinh thái của DeFi. OKEx là sàn giao dịch đầu tiên trên thế giới hỗ trợ Tài chính Phi tập trung. Bằng cách hỗ trợ giao thức DeFi, OKEx dẫn đầu xu hướng kết hợp DeFi + CeFi. Tính đến nay, OKEx đã niêm yết MarkerDAO (MKR), Compound (COMP) và nhiều token của các dự án DeFi nổi tiếng khác.

Từ khi khái niệm DeFi ra đời, đã xuất hiện hàng nghìn dự án blockchain liên quan. Từ stablecoin đến các nền tảng giao dịch phi tập trung, cho vay thế chấp và bảo hiểm, toàn bộ hệ sinh thái đã bắt đầu hình thành. Vậy những dự án DeFi hot nhất và đáng chú ý nhất trong năm nay là gì?

myiB6DJapAVEGsLGyXqQ24O5TNcsH78ea3xu59WaO98L5MkRnmlHJgTeDkmJXWz4_C-yV8w9dnIgfrDVuyWW4sfu4SmiwV8k5VjL7NNR7dRmhR2DelR2ORxXdJCQ7ETJbQypE2o


Dưới đây là 10 dự án DeFi hàng đầu tính đến thời điểm viết bài (ngày 20/10/2020), từ DeFi Pulse – một trong những nền tảng theo dõi, phân tích, đánh giá DeFi tốt nhất hiện nay.

Top 10 dự án DeFi hàng đầu năm 2020

1. Uniswap

Uniswap được xem là sàn giao dịch phi tập trung lớn nhất được xây dựng trên mạng Ethereum. Thay vì sử dụng sổ lệnh mà bạn thường thấy trên Binance, Uniswap sử dụng pool thanh khoản để swap token. Hơn nữa, hiện không có lệnh giới hạn nào trên Uniswap.
PUZYLvFKjn_ZnqbFuozfXxayT5qT5iJMcYiwK4PIIbqJm6OWOVGU2pRIdPGIacmRmxvBeDts-eWsku9neS0oc83qZmyKtrGCVhdmJGwmNfmPQcaphwAj6ZakO012wUvpgqaXhdY

Bạn có thể swap bất kỳ token ERC-20 nào trên Uniswap hoặc bạn có thể cung cấp tính thanh khoản cho giao thức và kiếm phí trong quá trình này. Người dùng có thể thêm tính thanh khoản vào pool hiện có hoặc thậm chí tạo pool của riêng họ.
Tạo pool thanh khoản trên Uniswap rất đơn giản, bạn chỉ cần cung cấp một cặp token cho các thị trường, vậy là xong! Tỷ giá hối đoái do các nhà tạo lập thị trường đặt ra bằng cách sử dụng cơ chế “nhà tạo lập thị trường sản phẩm không đổi” của Uniswap. Biến động về giá tài sản giữa các cặp token tạo ra cơ hội cho chênh lệch giá, khuyến khích giao dịch hơn nữa.
Tất cả các nhà cung cấp thanh khoản nhận được một khoản phí 0,3% tương ứng với số lượng thanh khoản được cung cấp và số tiền này có thể được rút ra bất kỳ lúc nào.

2. Maker

MakerDAO là một nền tảng vay và cho vay phi tập trung được xây dựng trên Ethereum. DAO (Decentralized Autonomous Organization - Tổ chức tự trị phi tập trung) được duy trì bởi những người nắm giữ token quản trị MKR, những người có thể quyết định về tương lai của giao thức bằng cách bỏ phiếu ủng hộ hoặc chống lại các đề xuất thay đổi nền tảng.
LIscH7z0q1Sn9GSgaN9Hrps93AzN7M9SiZCbyGY4ZPj_p9D309l0bhs4NQn6thZdrSl-GfP08uCG7RBj6HO33QQyaw8B0USW3FokcIrxQKdyNvjcE2xQDfswMQkgs-_f6Tq4O5w

Maker có hai tài sản chính: MKR và DAI.
Cả MKR và DAI đều là token ERC-20. Phí giao dịch trên nền tảng Maker được thanh toán bằng MKR, với token đóng vai trò là cơ sở thế chấp cho nền tảng. MKR không thể được mine, nó được đốt (burn) theo sự biến động của giá DAI để nó duy trì tỷ lệ gắn với đồng đô la và đóng vai trò như một token quản trị.
Maker cung cấp các khoản vay thế chấp vượt mức bằng DAI lên đến 66% giá trị tài sản thế chấp của người gửi tiền. Khi vault (kho tiền) giảm xuống dưới tỷ lệ này, họ phải chịu một khoản phạt 13% và được yêu cầu thanh lý để khôi phục kho tiền theo mặc định. Tài sản thế chấp đã được thanh lý sau đó được bán với giá chiết khấu 3%.
Maker tạo ra stablecoin DAI, được sử dụng trong phần lớn các dự án DeFi lớn. Maker có thể được sử dụng để tạo kho tiền, khóa tài sản thế chấp tiền điện tử và tạo DAI như một khoản nợ đối với tài sản thế chấp của họ.
Bất kỳ khoản nợ DAI nào đều đi kèm với một khoản phí ổn định, đó là lãi suất liên tục tích lũy. Phí này được thanh toán khi DAI đã vay được hoàn trả. Tỷ lệ tiết kiệm DAI (DSR) cho phép người dùng khóa DAI vào hợp đồng Maker DSR để kiếm lời bằng theo DAI, có nguồn gốc từ phí ổn định.
Những người nắm giữ MKR quản trị hệ thống bỏ phiếu của giao thức, hệ thống này có thể quyết định các thay đổi đối với các thông số rủi ro, việc bổ sung tài sản và mức phí ổn định. MKR cũng hoạt động như một biện pháp bảo vệ chống lại các sự kiện ‘thiên nga đen’. Nếu tài sản thế chấp tổng thể trên nền tảng Maker tự động bị giảm, thì MKR sẽ được mint để tăng tài sản thế chấp bổ sung.
Ngoài ra, Maker được nhiều người coi là ứng dụng tài chính phi tập trung thành công đầu tiên được xây dựng trên Ethereum.

3. Aave

Aave, tiếng Phần Lan có nghĩa là "ma", được mô tả là một giao thức không ủy thác (non-custodial) mã nguồn mở được xây dựng trên Ethereum. Aave cung cấp nền tảng vay và cho vay phi tập trung trong một giao diện đẹp, thân thiện với người dùng.
Ban đầu được ra mắt với tên gọi là ETHLend vào tháng 11/2017, dự án cho vay ngang hàng sau đó đã đổi tên thành Aave vào tháng 9/2018, với mainnet đi vào hoạt động từ tháng 1/2020.
roxuwkLa_pW7WxwoDtjWGa9WXKjKfNzyIhqNhX_u6uhl7FBFoshzvVPTx5xFcSu5YFl40CXmD9b0y1hk33jvCYd09OQ8Ymm5wTQbnM2te1QZyxld0ZwAsaP9qe0kaSh8VZkiSW0

Khi cung cấp tính thanh khoản với tư cách là người cho vay trên Aave, giao thức mint (đúc) aToken thành giá trị của tài sản được cung cấp. Với tư cách là người cho vay trên Aave, bạn bắt đầu kiếm lãi ngay lập tức, theo thời gian thực. aTokens của người cho vay tăng lên khi điều này xảy ra và có thể được chuyển, trao đổi và gửi ở nơi khác.
Aave chấp nhận nhiều loại tài sản làm tài sản thế chấp, với mức lãi suất khác nhau và đi kèm với các hình phạt thanh lý khác nhau. Người dùng có thể tự do rút thanh khoản bất kỳ lúc nào, nhờ vào dự trữ thanh khoản của giao thức.
Sau sự chuyển đổi gần đây từ token LEND sang token AAVE với tỷ lệ 100:1, giao thức đang đi từ sức mạnh này sang sức mạnh khác, gần đây đã thu được gần 1,7 tỷ đô la TVL. Những người tham gia sớm hiện có thể kiếm được tiền lãi bằng cách đặt AAVE vào Safety Module của giao thức.
Aave trở nên nổi tiếng với việc phát triển các khoản vay nhanh (flash loan), là các khoản cho vay không thế chấp, trong đó cả cho vay và vay, và trả nợ, tất cả đều diễn ra trong một giao dịch duy nhất. Tính năng này đã mở ra một làn sóng đổi mới cho các developer và đang đẩy ranh giới của tài chính phi tập trung. Aave đã trải qua các đợt kiểm toán rộng rãi bên ngoài và triển khai chương trình tiền thưởng săn lỗi (bug bounty).

4. Curve Finance

Được phát hành vào tháng 1/2020, nền tảng Curve Finance là một sàn giao dịch và pool thanh khoản phi tập trung được xây dựng trên Ethereum. Curve được xây dựng để giao dịch stablecoin siêu hiệu quả, cho phép người dùng giao dịch với độ trượt giá và mức phí rất thấp.
qpwS-tNHnQPcf7b3ZGsifj7sQmmslnizpLy8QQO5bDaj1_m1KbIuoox2Yyw4n_bJOizbKITTX_fSG-8andMROKFaBP4_Zq7hzJicOMLqCrcLStqCxN6swYlHZgE2pXPAW431mhE

Bên cạnh đó, Curve cung cấp tính thanh khoản cho các giao thức khác như Compound hoặc yearn.finance để tối đa hóa phí mà các nhà cung cấp thanh khoản kiếm được.
Thanh khoản được chia thành bảy pool Curve. Mỗi pool mint các token ERC-20 riêng cho các nhà cung cấp thanh khoản, sau đó có thể được trao đổi lấy nhiều tài sản khác nhau. Vừa được kiểm toán vào tháng 3 năm nay, Curve có vẻ đang phấn đấu vì tính toàn vẹn trong lĩnh vực DeFi.

5. WBTC

WBTC cho phép người dùng khiến Bitcoin của mình hoạt động bằng cách ‘gói’ (wrap) nó và sử dụng nó trong hệ sinh thái Ethereum. Token ERC-20 WBTC được đảm bảo 100% bằng Bitcoin. Người dùng có thể gửi BTC và nhận một lượng WBTC tương đương. BTC được giữ làm tài sản thế chấp và WBTC có thể được sử dụng trong các giao thức DeFi khác nhau.
0HDPmg3v6OFfrzduCAkKG035XNnAMYbDT06d9DTGGdPgYGB1Zf-Nsx692iMGrNGsBRtAumB8OlfpJRDM6upbU0JDqzqlXQXQKY7eEk4oDxvU4zJjCVsQx1bDtu4g6YJI4ALNFVI

WBTC không thực sự phi tập trung, thay vào đó nó được điều hành bởi một DAO gồm các dự án DeFi đã được thành lập như Compound và Maker.
Người dùng phải hoàn thành KYC và AML để swap WBTC. Sau khi thực hiện, họ có thể tự do swap WBTC trên một số sàn giao dịch như Dharma, Kyber và Ren.
 
Last edited:
Back
Top