Topic cho VOZer hướng nội cải thiện khả năng nói chuyện trước đông người

MRONEX

Senior Member
[Không dành cho VOZer hướng ngoại, nói chuyện trước đám đông tự tin như MC]
Nếu bạn:
  • Ngại và sợ nói chuyện trước đông người, lo lắng mọi người biết bạn run, thiếu tự tin khi nói chuyện
  • Không hiểu tại sao cứ bị hồi hộp, lo lắng, hụt hơi, run khi chuẩn bị phải nói chuyện trước đông người
  • Càng cố gắng kiểm soát thì tình trạnh càng tồi tệ.
Thì bạn không cô đơn đâu. Public speaking là một trong nỗi sợ lớn nhất của loài người.
VOZer hướng nội có phương pháp cải thiện (đã áp dụng thành công) thì chia sẻ nhé.

VÌ SAO CHÚNG TA LẠI SỢ ĐỨNG TRƯỚC ĐÁM ĐÔNG?
Chắc bạn sẽ bất ngờ khi biết câu trả lời. Nếu bạn sợ đứng trước đám đông, thì không phải do bạn kém cỏi, nhút nhát, nói năng không lưu loát, hay những lý do nào xoay quanh bạn. Mà câu trả lời, theo nghiên cứu chỉ ra, đó là do DI TRUYỀN. Vì sao lại như vậy? Thời xa xưa, cách đây hàng nghìn năm, tổ tiên của chúng ta khi ấy sinh sống bằng săn bắt, hái lượm. Và dĩ nhiên, ông cha ta cũng luôn phải đối mặt với nguy hiểm đến từ sự rình rập của những con thú săn mồi. Hơn nữa, thời xa xưa loài người sống theo bầy đàn, bộ tộc. Hàng ngày, họ luôn luôn đi cùng nhau, săn bắt cùng nhau, chiến đấu cùng nhau, sinh hoạt, ngủ nghỉ cùng nhau. Nguy hiểm luôn luôn rình rập xung quanh họ. Vì thế, họ luôn phải để ý những ánh mắt rình rập xung quanh báo hiệu sự nguy hiểm cho bản thân và bộ tộc của mình. Đó chính là ánh mắt của những con thú săn mồi, của kẻ thù, có thể đến từ bất kì đâu. Khi phát hiện ra những ánh mắt ấy, họ nhận ra mình đang bị mai phục và gặp nguy hiểm. Theo phản xạ, họ sẽ bỏ chạy nếu như quá nguy hiểm, và sẽ chiến đấu đến cùng nếu không còn đường lui. Như thế, về mặt tiềm thức ở bên trong con người, chúng ta luôn có một nỗi sợ, và sự cảnh giác, đề phòng với những ánh mắt xa lạ nhìn về mình. Và bây giờ, hãy quay trở lại thế kỷ 21, và đặt mình vào trong bối cảnh một căn phòng lớn, có hàng chục, thậm chí hàng trăm ánh mắt xa lạ đứng nhìn bạn ở dưới, và bạn thì đứng một mình trên sân khấu. Dĩ nhiên, tiềm thức của loài người sẽ chẳng thể nào phân biệt được ánh mắt đang nhìn mình là ánh mắt của loài thú nguy hiểm ăn thịt người (như sư tử, hổ báo) hay đó là những ánh mắt dễ thương của những người bạn, đồng nghiệp. Sợ thì vẫn là sợ. Và đó là lý do vì sao đứng trước đám đông được xếp vào hàng một trong những nỗi sợ lớn nhất của loài người.

Xem chi tiết tại: Vì Sao Chúng Ta Lại Sợ Đứng Trước Đám Đông? - Tâm Lý Học Ứng Dụng (https://tamly.blog/lam-the-nao-de-vuot-qua-noi-so-dung-truoc-dam-dong/)
 
Lời khuyên tui đọc được là các bạn phải chấp nhận và tìm phương pháp cải thiện dần dần. Chứ không thể nhảy vọt từ hướng nội sang hướng ngoại (trừ khi uống rượu say, quên mình là ai) :D
 
Vậy chắc thời xa xưa tôi là cung thủ sniper rồi, ngại đám đông ít nói nhưng tôi biết điểm yếu và nhu cầu của khách hàng nhắm thẳng vào đó, nên phải gánh team suốt, còn mấy ông thích thuyết giảng dạy học chắc là class cận chiến
 
Vậy chắc thời xa xưa tôi là cung thủ sniper rồi, ngại đám đông ít nói nhưng tôi biết điểm yếu và nhu cầu của khách hàng nhắm thẳng vào đó, nên phải gánh team suốt, còn mấy ông thích thuyết giảng dạy học chắc là class cận chiến
Fence hướng ngoại rồi :D
 
Tôi gặp biến cố trở nên khó giao tiếp có phải tôi rơi vào trạng thái chuyển sinh đúng không? Gene di truyền của tôi giờ thuộc về vị anh hùng nào đã tự sát vì hướng nội trong quá khứ à? :sad:

[Không dành cho VOZer hướng ngoại, nói chuyện trước đám đông tự tin như MC]
Nếu bạn:
  • Ngại và sợ nói chuyện trước đông người, lo lắng mọi người biết bạn run, thiếu tự tin khi nói chuyện
  • Không hiểu tại sao cứ bị hồi hộp, lo lắng, hụt hơi, run khi chuẩn bị phải nói chuyện trước đông người
  • Càng cố gắng kiểm soát thì tình trạnh càng tồi tệ.
Thì bạn không cô đơn đâu. Public speaking là một trong nỗi sợ lớn nhất của loài người.
VOZer hướng nội có phương pháp cải thiện (đã áp dụng thành công) thì chia sẻ nhé.

VÌ SAO CHÚNG TA LẠI SỢ ĐỨNG TRƯỚC ĐÁM ĐÔNG?
Chắc bạn sẽ bất ngờ khi biết câu trả lời. Nếu bạn sợ đứng trước đám đông, thì không phải do bạn kém cỏi, nhút nhát, nói năng không lưu loát, hay những lý do nào xoay quanh bạn. Mà câu trả lời, theo nghiên cứu chỉ ra, đó là do DI TRUYỀN. Vì sao lại như vậy? Thời xa xưa, cách đây hàng nghìn năm, tổ tiên của chúng ta khi ấy sinh sống bằng săn bắt, hái lượm. Và dĩ nhiên, ông cha ta cũng luôn phải đối mặt với nguy hiểm đến từ sự rình rập của những con thú săn mồi. Hơn nữa, thời xa xưa loài người sống theo bầy đàn, bộ tộc. Hàng ngày, họ luôn luôn đi cùng nhau, săn bắt cùng nhau, chiến đấu cùng nhau, sinh hoạt, ngủ nghỉ cùng nhau. Nguy hiểm luôn luôn rình rập xung quanh họ. Vì thế, họ luôn phải để ý những ánh mắt rình rập xung quanh báo hiệu sự nguy hiểm cho bản thân và bộ tộc của mình. Đó chính là ánh mắt của những con thú săn mồi, của kẻ thù, có thể đến từ bất kì đâu. Khi phát hiện ra những ánh mắt ấy, họ nhận ra mình đang bị mai phục và gặp nguy hiểm. Theo phản xạ, họ sẽ bỏ chạy nếu như quá nguy hiểm, và sẽ chiến đấu đến cùng nếu không còn đường lui. Như thế, về mặt tiềm thức ở bên trong con người, chúng ta luôn có một nỗi sợ, và sự cảnh giác, đề phòng với những ánh mắt xa lạ nhìn về mình. Và bây giờ, hãy quay trở lại thế kỷ 21, và đặt mình vào trong bối cảnh một căn phòng lớn, có hàng chục, thậm chí hàng trăm ánh mắt xa lạ đứng nhìn bạn ở dưới, và bạn thì đứng một mình trên sân khấu. Dĩ nhiên, tiềm thức của loài người sẽ chẳng thể nào phân biệt được ánh mắt đang nhìn mình là ánh mắt của loài thú nguy hiểm ăn thịt người (như sư tử, hổ báo) hay đó là những ánh mắt dễ thương của những người bạn, đồng nghiệp. Sợ thì vẫn là sợ. Và đó là lý do vì sao đứng trước đám đông được xếp vào hàng một trong những nỗi sợ lớn nhất của loài người.

Xem chi tiết tại: Vì Sao Chúng Ta Lại Sợ Đứng Trước Đám Đông? - Tâm Lý Học Ứng Dụng (https://tamly.blog/lam-the-nao-de-vuot-qua-noi-so-dung-truoc-dam-dong/)
 
Hồi xưa sợ giao tiếp tới nỗi mà nghe tiếng chuông điện thoại là giật mình, sợ ko giám nghe cơ.
Nhưng mà đói thì ko chịu đc. Đi làm 1 thời gian thì đỡ hơn nhưng vẫn ngại giao tiếp với người lạ.
Mình thấy 1 cách để cải thiện rất tốt đấy là chơi mấy cái board game.
 
Hồi xưa sợ giao tiếp tới nỗi mà nghe tiếng chuông điện thoại là giật mình, sợ ko giám nghe cơ.
Nhưng mà đói thì ko chịu đc. Đi làm 1 thời gian thì đỡ hơn nhưng vẫn ngại giao tiếp với người lạ.
Mình thấy 1 cách để cải thiện rất tốt đấy là chơi mấy cái board game.
Tuyệt với fence.
 
Một số biểu hiện thường thấy
  • Avoidance: Né tránh phải nói trước đám đông hết mức có thể. Lúc đi học làm việc nhóm toàn dí các bạn khác lên thuyết trình. Và đến khi đi làm không còn dí dược ai, phải đối mặt với public speaking.
  • Rehearsal (tập nói): Đến khi lên nói là lại quên hết (black out) - không phải là cách tốt.
 
Còn như mình thì sao. Mình là đ thèm nói ấy :byebye:
Mình thuyết trình trước đông người được, mình nc vs mn cũng hoà đồng, mình tấu hài được, mình tán gái cũng mướt. Nhưng tuyệt nhiên khi đi gặp người lạ ví dụ như bạn bè của người yêu hay kiểu kiểu vậy là mình đ bao h mở mồm 🥺

via theNEXTvoz for iPhone
 
Đi dạy học đảm bảo hết rụt rè. Trước mình cũng hướng nội. Sau này đi dạy kèm,đầu tiên 1 kèm 1,sau dạy nhóm 3,4 người. Rồi sau này đứng lớp nên hết ngại.
Không nhất định phải làm giáo viên mới có cơ hội đi dạy. Hãy đăng ký kèm trẻ cấp 2 cấp 3 môn mình thích như tóan,lý,hóa,anh.
Có thể dạy ở các lớp tình thương,hoặc ra nhà thờ hoặc làm giáo lý viên.
 
Back
Top