Trao đổi giữa Richard Dawkins và Satish Kumar

61-50-7

Member
Đây là 1 vid trích từ phim tài liệu The Enemies of Reason của Giáo sư sinh học Richard Dawkins. Mìnht hấy vid này hay nên chia sẻ cùng các thím. Vid có khoảng 4 vấn đề dc đưa ra trao đổi, mình sẽ dịch và post dần. Mình vừa dịch vừa đăng nên hẳn là ko dc chỉn chu, chính xác. Thím nào nếu quan tâm nội dung này, và thấy chỗ nào khó hiểu về cách hành văn hay lỗi dịch sai, xin cứ chỉ ra giùm mình nhé.

Giới thiệu chút về 2 nhân vật:

Satish Kumar là một triết gia, một tu sĩ Kì Na giáo. Năm 1962, với cảm hứng từ hoạt động bất tuân dân sự chống lại bom nguyên tử của Bertrand Russell, Kumar cùng một người bạn của ông đã thực hiện một chuyến đi bộ từ Ấn Độ đến thủ đô của 4 quốc gia sở hữu hạt nhân : Moscow, Paris, London, và Washington D.C. (tất nhiên từ Pháp sang Anh, từ Anh sang Mỹ thì phải đi thuyền). Trên suốt chuyến đi này, họ không đem theo tiền, mà sinh hoạt chỉ nhờ vào sự giúp đỡ của mọi người. Họ gọi đó là 'Chuyến hành hương vì hòa bình".

Richard Dawkins: Tác giả cuốn sách The God Delusion, và là người đã tạo ra chữ "meme". (giới thiệu sơ sài vậy thôi)





I.

Dawkins: Chỉnh thể luận (holism) có nghĩa là gì đối với ông?

Kumar: Với tôi, chỉnh thể luận có nghĩa là mọi thứ đều kết nối với nhau. Không thứ gì đứng tách riêng cả. Tức là, khi ông nhìn vào một cái cây, ông không chỉ nhìn vào một cái cây, mà ông biết rằng cái cây ấy tồn tại bởi vì có đất, có ánh mặt trời, có không khí…rất rất nhiều thứ tạo nên cái cây. Vì thế, chỉ nhìn vào cái cây mà không có bối cảnh – không có cái nhìn chỉnh thể luận về các yếu tố bao quanh, thì tôi thấy là sai. Vậy nên, chỉnh thể luận, đối với tôi, có nghĩa là nhìn thấy mọi thứ trong bối cảnh của chúng, trong toàn cảnh, chứ không phải trong sự tách biệt.

Dawkins: Điều đó tôi thấy cũng rất hợp lý. Nhưng ở vị thế một nhà khoa học muốn thực sự hiểu cách vận hành của cái cây, tôi nghiêng nhiều hơn về xu hướng “mổ xẻ” cái cây, nghĩ về những phân tử nước di chuyển ngược lên theo dòng thoát hơi nước bên trong cây, về cách mặt trời chiếu rọi xuống những chiếc lá – là thứ giống như những tấm quang năng để giữ lấy CO2 từ không khí, v.v. Ông làm thế nào để hòa hợp được hai quan điểm về cây này?

Kumar: Không hề có mâu thuẫn gì cả, miễn sao đâu đó trong tâm trí ông vẫn có được bối cảnh về toàn thể, và trong cái toàn thể ấy, ta nhìn vào các bộ phận, các chi tiết. Ví dụ như ông viết một cuốn sách. Sách được tạo nên bởi từng câu, từng từ, từng âm tiết, từng dòng, từng trang; nhưng trang không phải là sách. Ông phải thấy cuốn sách trong bối cảnh. Nhưng ông không thể thấy cuốn sách trong bối cảnh mà không đọc trang sách, không thể đọc trang sách mà không đọc câu, không thể đọc câu mà không đọc các từ. Vì vậy, các chi tiết là quan trọng, nhưng chúng chỉ quan trọng ở trong bối cảnh về toàn thể. Vậy nên nếu người ta không có cái nhìn toàn cảnh và chỉ quy cuốn sách về thành một trang hay một tựa đề, thì tôi nói rằng như vậy là sai. Nhưng nếu cái tựa đề là để hiểu được cái toàn thể, vậy thì họ đang quy gọn, cụ thể như là cách làm của khoa học, thì cũng là điều hữu ích. Do đó, theo quan điểm của tôi, không hề có sự mâu thuẫn.

Dawkins: Tôi nghĩ mình cũng có suy nghĩ như vậy, nhưng có lẽ tôi sẽ dùng từ thứ bậc cao thấp (hierarchy) và nói rằng có một thứ bậc của những đơn vị bên trong các đơn vị bên trong các đơn vị…Và để hiểu một điều gì đó ở bất kì cấp độ nào, sẽ không ích gì khi quá sa đà vào các chi tiết. Ví dụ, nếu ông đang tìm cách hiểu sự vận hành của một chiếc máy tính, ông biết rằng máy tính quả thật bao gồm các bóng bán dẫn mạch tích hợp, v.v. nhưng điều đó không thật sự có ích gì cho ông cả. Điều ông làm là ông suy nghĩ về mặt các đơn vị phần mềm lớn tương tác với nhau. Trong khi nếu là một kĩ sư đang tìm cách chữa máy tính ấy, ông rất có thể còn gỡ ra trọn vẹn bảng mạch tích hợp. Nhưng đến cuối cùng, ông hẳn đồng ý rằng ông có thể quy nó xuống những trạng thái cao áp và hạ áp, 0 và 1 trong cái tổng thể gồm rất nhiều mạch tích hợp. Vậy là có một sự lý giải trong mọi cấp độ, nhưng chúng ta phải có tư duy về thứ bậc.

Kumar: Tôi không suy nghĩ về thứ bậc, tôi có suy nghĩ nhiều hơn về mặt mạng lưới. Tức là mọi thứ không cao hơn hay thấp hơn, mà chúng lan tỏa như một mạng lưới. Khi tôi nói về chỉnh thể luận, mạng lưới là một ví dụ hay, bởi vì một đơn vị sẽ không đứng riêng một mình được, nó sẽ sụp đổ và tan vỡ. Theo cùng một cách như vậy, xét về cái cây từ ví dụ trước, cái cây được tạo nên bởi một mạng lưới những yếu tố tạo nên cái cây. Nếu ông loại bỏ đi mặt trời, nước, đất, người làm vườn, khu rừng, thì sẽ không còn cái cây nữa. Cây được tạo nên từ nhiều yếu tố không phải là cây. Vậy là cây được tạo nên từ các yếu tố phi-cây, và đó là lí do vì sao quan điểm chỉnh thể luận về thế giới là một dạng bối cảnh mà trong đó ta hiểu rõ hơn về các chi tiết cụ thể, các góc nhìn cụ thể. Vì sao chúng ta có thật nhiều rắc rối trong thế giới ngày nay? Bởi vì chúng ta quên mất bối cảnh, chúng ta nhặt ra từng vấn đề và xử trí riêng vấn đề như thể mọi thứ khác là không liên quan. Và tôi nghĩ đó là lý do chúng ta có thêm nhiều khủng hoảng xã hội và chính trị. Ví dụ về chính trị, chúng ta nhìn nhận chủ nghĩa khủng bố như một yếu tố riêng rẽ mà không nhìn thấy bối cảnh, chúng ta nhìn nhận sự nghèo đói như một yếu tố riêng rẽ mà không nhìn thấy bối cảnh. Không có bối cảnh (ngữ cảnh), thì bản văn không có ý nghĩa gì cả, bản văn cần đến ngữ cảnh.

Dawkins: Tôi có thể hiểu vì sao ai đó nói rằng cái cây là một phần quan trọng trong bối cảnh về cây ấy. Nó ở trong đất, trong không khí, trong ánh mặt trời, trong một hệ sinh thái tổng thể rất phức tạp. Tuy nhiên, tôi không chắc liệu có lợi ích gì không khi nói rằng đó đều là các bộ phận của cái cây. Tôi thấy như vậy có chút sử dụng sai về ngôn ngữ. Bởi vì mặc dù cái cây đặt trong một bối cảnh, cụ thể là ngữ cảnh sinh thái - trong đất và v.v, song đó không phải là các phần của cái cây. Nên dành riêng từ “cây” cho một thứ bằng gỗ, có rễ cắm trong đất và có lá ở bên trên.

Kumar: Nhưng vậy là đơn giản hóa thái quá rồi – khi quy cho cây thành một thứ cắm rễ trong đất, bên trên là thân cành, bởi vì chúng ta (như ông là nhà khoa học, còn tôi là triết gia) muốn đào sâu và rộng hơn đôi chút. Chúng ta không muốn đơn giản hóa thái quá. Không có thứ gì gọi là ‘cây’ cả nếu như ta loại bỏ hết những yếu tố ấy, bởi vì rễ, cành, thân cây đều được tạo nên từ những yếu tố khác

Dawkins: Tôi nghĩ chúng ta đang đồng ý với nhau ở những điều quan trọng, và bất đồng giữa chúng ta chỉ là về ngữ nghĩa. Tôi nghĩ các từ ngữ cần được dùng chuẩn xác.

Kumar: Tôi nghĩ sự khác biệt giữa chúng ta không là chỉ về ngữ nghĩa. Khác biệt giữa chúng ta khá mang tính căn bản. Bởi vì điều tôi đang nói là không có thứ gì – tự thân nó – là một cái cây. Cây chỉ là cây khi chúng ta nhìn thấy bối cảnh toàn thể. Vào khoảnh khắc ta bỏ đi bối cảnh, không còn thứ gì gọi là ‘cây’ nữa. Vì chúng ta vướng mắc vào ‘cây’, chúng ta để mất bối cảnh, và do đó chúng ta có thể chặt một cái cây và nghĩ rằng không có vấn đề gì cả. Nhưng nếu khi chặt cây mà chúng ta nhớ đến bối cảnh, chúng ta sẽ rất thận trọng xem xét khi nào thì nên hay không nên chặt, nên xử lý với cái cây như thế nào. Vậy là, bối cảnh là góc nhìn chỉnh thể luận ấy có tính chất cốt lõi. Rất nhiều nhà khoa học “(tôi không bao gồm cả ông trong đó) hướng đến những yếu tố quy gọn rất cụ thể, và họ chỉ làm việc trên góc độ chuyên môn của mình, và tôi nghĩ khoa học của họ đi sai đường. Là một triết gia, tôi nghĩ như vậy.

Dawkins: Tôi nghĩ chúng ta co’ lẽ đồng ý được với nhau về điểm ấy. Tôi cũng phải cố kìm không dẫn một lời đã sáo mòn rằng ‘’thấy cây mà không thấy rừng’’ (seeing the wood for the trees)

Kumar: Vâng, phải rồi.


II.

Dawkins: Chuyển sang một vấn đề khác. Tôi nghĩ ‘tâm linh’ (spiritual ) là từ được ông sử dụng rất nhiều. Với ông thì điều đó có nghĩa là gì?

Kumar: Khi nhắc đến tâm linh, tôi có ý rằng thế giới được tạo nên bởi hai yếu tố. Một yếu tố là hữu hình mà chúng ta có thể cảm nhận, chạm, nếm, nhìn. Một yếu tố khác của tạo vật hay cõi hiện hữu hay vũ trụ lại là một chiều vô hình – những thứ chúng ta không thể nhìn thấy. Vậy, thứ vô hình ấy tôi gọi là tâm linh. Có thể nói là có một nguyên tắc/luật (law) trong các kí tự và trong tâm linh/linh khí (spirit). Về các kí tự, ông thấy chúng, đọc chúng, biết chúng là gì. Nhưng sự diễn giải – linh khí của nguyên tắc lại khác biệt, tùy thuộc vào cái nhìn của người đọc hay của luật gia. Vậy, thế gới, mọi thứ trong thế giới, mọi sự trong vũ trụ đều có hai thứ lớp : vật chất và tâm linh. Chúng không tách biệt, chúng tuyệt đối tích hợp với nhau. Vật chất không tồn tại nếu không có tâm linh, tâm linh không tồn tại nếu không có vật chất. Không có linh khí, vật chất là chết, không có sự sống trong chúng. Vậy, cái sinh lực-cái chất ấy chính là điều mà tôn gọi là tâm linh. Thế giới được tạo nên bởi chất và lượng. Chất là tâm linh, lượng là vật chất. Vật chất (physical ) và siêu hình (metaphysical ). Vật chất và siêu hình là hai yếu tố "kết hôn" với nhau. Vào khoảnh khắc chúng ta tách biệt chúng khỏi nhau, một số người trở thành một phe theo thuyết duy linh, một số người trở thành một phe theo thuyết duy vật chất, và họ cãi cọ với nhau. Tôi nói rằng vật chất và tâm linh là hai khía cạnh của cùng một thực tại – hai mặt của một đồng xu.

Dawkins: Nhưng khi đưa ra vần đề này, ông sử dụng ví dụ về nguyên tắc/luật, và ông có nói đến kí tự của luật cùng linh khí của luật. Vừa nãy, tôi đã hiểu khá rõ. Linh khí của luật là thứ gì đó về những thái độ trong tâm trí của con người, với tâm trí người có nghĩa là não người. Nhưng rồi ông nói rằng không thể có vật chất mà không có tâm linh, đến chỗ này thì tôi không hiểu. Bởi vì trước khi có bộ não người hay não của bất kì dạng sống gì tồn tại để nghĩ về những điều này, thì đã có vật chất nhưng không có tâm linh.

Kumar: Nhưng tâm linh không nhất thiết chỉ là về bộ não người…Có linh khí trong một căn phòng. Khi bước vào một căn phòng, ông nói ‘Trong đây có cảm giác dễ chịu’, thì đó là linh khí của căn phòng.

Dawkins: À, nhưng ở đây thì ông lại chuyển sang một điều khá là khác biệt rồi.

Kumar: Tâm linh là một từ lớn, rộng, có tính chỉnh thể luận và có tính bao hàm; nó không thể được định nghĩa theo một cách cụ thể. Vì vậy, ông đi vào một căn phòng…ông có thể nói hòn đá có linh khí, cái cây có linh khí. Hòn đá đang sống, trái đất đang sống, cái cây đang sống (đang sống = alive). Tính tâm linh không chỉ là độc quyền ở loài người, mà là một khái niệm vũ trụ.



Dawkins: Điều gây lo ngại cho tôi trong vấn đề này là ở chỗ ông dường như đổi từ chỗ này sang chỗ khác. Có vẻ là ông dùng cùng một từ nhưng lại rất khác nhau về ý nghĩa. Linh khí của luật là một chuyện, linh khí khi ta đi vào một căn phòng là một chuyện khác, linh khí ở cái cây lại là một chuyện khác nữa – mà có lẽ từ quan điểm của mình, tôi cho rằng không tồn tại. Liệu ông có nguy cơ bị hiểu lầm hay không – rằng người ta có thể sẽ nghĩ rằng ông nhắc đến những tinh hồn(ghost ), ví dụ như về cái cây chẳng hạn?

Kumar: Không, tôi không nói về tinh hồn,tôi nói về khái niệm chất. Ví như con người thì có cơ thể, giác quan, nội tạng - điều mà ai cũng hiểu được. Nhưng còn có cái chất người – là độc nhất trong mỗi một con người – và đó là tâm linh. Chất không thể đo lường, phân tích, định nghĩa. Đó là thứ mà ta cảm nhận và hiểu. Giống như tình hữu ái (friendship) vậy. Ông không thể đo lường xem tôi có bao nhiêu tình hữu ái hay tôi có bao nhiêu lòng tôn trọng. Nhưng đó là một dạng của chất. Và tôi gọi khía cạnh mang đặc tính về chất là tâm linh, gọi khía cạnh mang đặc tính về lượng của cọi hiện hữu là là vật chất. Có vậy thôi.

Dawkins: Nói về tâm linh ở loài người là một chuyện, mà con người thì rất phức tạp nên tâm linh thì có thể mang nhiều nghĩa. Nhưng ông cũng nói rằng hòn đá có linh khí, thì đó lại là một điểm nữa mà tôi không hiểu. Tôi e rằng đó là một sự dùng sai từ ngữ. Bởi vì đó là xét đến hai điều rất khác biệt. Những thứ rất phức tạp như là con người, hay kể cả là chó hay kangaroo – đều có hệ thần kinh phức tạp..nhưng hòn đá ư? Làm sao hòn đá lại có linh khí được?

Kumar: Hòn đá có linh khí đấy. Ông lấy một hòn đá, đưa nó cho Henry Moore, và ông ấy sẽ biến nó thành một bức tượng rất đẹp. Bức tượng đẹp đẽ ấy từ đâu đến…

Dawkins: ...từ Henry Moore…

Kumar: Nhưng Henry Moore không thể tự tạo ra cái chất ấy mà không có hòn đá. Hòn đá và Henry Moore không phải là hai thứ tách biệt trong tình huống này. Mà đó giống như là người quan sát và thứ được quan sát ở trong một mối quan hệ. Hòn đá có linh khí, Henry Moore có linh khí, và cả hai kết hợp lại với nhau, phát triển nên một thứ, khơi dậy một thứ, mở ra một thứ. Và cái linh khí ấy được mở ra. Với một nắm đất sét đưa vào tay Bernard Leach, ông ấy sẽ biến nó thành một cái bình đẹp đẽ. Có một linh khí của cái bình hiện ra từ đất sét. Vậy nên chúng ta đừng nên định cho từ tâm linh trong một cái nghĩa hẹp, hãy hiểu từ tâm linh theo một cách thật rộng. Nghĩa rộng của tâm linh là ở chỗ: chất của đất sét, hòn đá, cây, con người, quy luật là gì. Chất hiện diện ở bất kì chỗ nào. Và còn cả lượng nữa. Vật chất và siêu hình. Hai yếu tố này vận hành cùng với nhau. Nếu ta tách chúng ra, và nếu xem tâm linh như một dạng phạm vi chỉ thuộc riêng con người hay riêng một thứ nào khác, thì ta đã rút tâm tinh xuống ở một mức rất thấp. Nhưng tâm linh ở tầm vũ trụ. Vũ trụ có linh khí, Oxford có linh khí. Khi ông đến Oxford, ông cảm nhận được có gì đó khác biệt so với khi ở London. Do đó, tâm linh là cái chất ở một nơi chốn.

Dawkins: Tôi có thể cảm thụ điều đó trên một bình diện thi ca. Khi rảo bước ở vùng Tây Ireland, tôi đại khái có thể cảm nhận được cái mà ông gọi là linh khí ở đó, trên một bình diện thi ca. Nhưng tôi nghĩ mình muốn sử dụng từ ngữ chuẩn xác hơn. Tôi cũng muốn nói rằng cá tính của một con người, thứ mà một con người có, ví dụ cụ thể như với Henry Moore – là thứ mà Moore áp đặt lên hòn đá thông qua cái đục của ông ấy – lại là một thứ thuộc dạng khác biệt với dạng linh khí mà một nơi chốn có hay một hòn đá có. Và tôi e rằng ông định nghĩa quá rộng nên bị nhầm lẫn – sử dụng một từ theo nhiều nghĩa quá khác biệt mà chúng thật ra không mang cùng hàm ý về một thứ.

Kumar: Không mang cùng nghĩa, nhưng thế này: Có lúc ta nói tâm linh của con người, có lúc ta nói linh khí của quy luật, lúc khác ta nói linh khí của vũ trụ. Tất nhiên, ý nghĩa khác nhau, tôi không nói đó là giống như nhau. Khi nói tình hữu ái giữa vợ chồng, tình hữu ái giữa cha con, tình hữu ái giữa hai cá nhân không thân thích – đó là các dạng mối quan hệ khác nhau. Tuy nhiên, đó vẫn là tình hữu ái. Theo cùng một cách đó, tôi dùng từ tâm linh-chất của mọi thứ trong một ý nghĩa rộng. Tôi không phải một nhà khoa học, tôi là một triết gia, hay ở một mức độ nào đó – tôi là một nhà môi trường học. Tôi muốn hiểu cái chất của vạn vật. Và bởi chúng ta đã trở nên quá duy vật và đang không có nhận thức về khía cạnh tâm linh của vạn vật, nên chúng ta sử dụng vật chất theo một cách thức rất thiếu tôn trọng. Và do đó, chúng ta thậm chí không phải là những người duy vật, bởi chúng ta không sử dụng vật chất với sự tôn trọng. Nếu chúng ta nhìn nhận rằng cây, đá có linh khí, chúng ta sẽ có được sự tôn trọng đối với đá sỏi, núi rừng, sông suối v.v. Chúng ta sẽ không hủy hoại chúng, không tạo ra biến đổi khí hậu toàn cầu nếu chúng ta có được thái độ tâm linh đối với vũ trụ. Chúng ta có được sự khiêm hạ, khiêm hạ về sinh thái bởi chúng ta có những giá trị tâm linh. Nhưng khi chúng ta nhìn nhận vật chất không có tâm linh, xem đó là vật chất vô tâm vô linh, ta sẽ sử dụng chúng tùy thích, chỉ để phục vụ cho con người. Thế thì có nghĩa lý gì chứ? Và vì vậy, chúng ta hủy diệt rừng, sông biển, đất đai, giết chóc động vật - chúng ta trở nên quá tàn nhẫn. Tâm linh mang lại cho chúng ta sự khiêm hạ, do đó tôi muốn sử dụng từ tâm linh theo một nghĩa rất rộng chứ không phải theo một nghĩa hẹp.

Dawkins: Ta hãy dừng lại vấn đề này trong sự đồng ý nhé. Tôi rất muốn đồng ý với ông. Chúng ta không muốn gây ô nhiễm thế giới, phá rừng, gây biến đổi khí hậu. Chúng ta muốn tránh hết thảy những điều đó. Nhưng cách diễn đạt của tôi về lý do tại sao chúng ta không muốn làm vậy là: nhìn vào tương lai và nói rằng đây là những gì sẽ xảy ra nếu như chúng ta cứ làm vậy. Đó sẽ thật là một thảm họa kinh khủng. Và tôi có thể diễn đạt điều này mà không cần nói rằng hòn đá, cỏ cây, thế giới có linh khí. Vậy là rốt cục, chúng ta đồng ý với nhau mặc dù chúng ta sử dụng ngôn ngữ theo cách khác nhau.
 
Last edited:
Đây là 1 vid trích từ phim tài liệu The Enemies of Reason của Giáo sư sinh học Richard Dawkins. Mìnht hấy vid này hay nên chia sẻ cùng các thím. Vid có khoảng 4 vấn đề dc đưa ra trao đổi, mình sẽ dịch và post dần. Mình vừa dịch vừa đăng nên hẳn là ko dc chỉn chu, chính xác. Thím nào nếu quan tâm nội dung này, và thấy chỗ nào khó hiểu về cách hành văn hay lỗi dịch sai, xin cứ chỉ ra giùm mình nhé.

Giới thiệu chút về 2 nhân vật:

Satish Kumar là một triết gia, một tu sĩ Kì Na giáo. Năm 1962, với cảm hứng từ hoạt động bất tuân dân sự chống lại bom nguyên tử của Bertrand Russell, Kumar cùng một người bạn của ông đã thực hiện một chuyến đi bộ từ Ấn Độ đến thủ đô của 4 quốc gia sở hữu hạt nhân : Moscow, Paris, London, và Washington D.C. (tất nhiên từ Pháp sang Anh, từ Anh sang Mỹ thì phải đi thuyền). Trên suốt chuyến đi này, họ không đem theo tiền, mà sinh hoạt chỉ nhờ vào sự giúp đỡ của mọi người. Họ gọi đó là 'Chuyến hành hương vì hòa bình".

Richard Dawkins: Tác giả cuốn sách The God Delusion, và là người đã tạo ra chữ "meme". (giới thiệu sơ sài vậy thôi)





Dawkins: Chỉnh thể luận (holism) có nghĩa là gì đối với ông?

Kumar: Với tôi, chỉnh thể luận có nghĩa là mọi thứ đều kết nối với nhau. Không thứ gì đứng tách riêng cả. Tức là, khi ông nhìn vào một cái cây, ông không chỉ nhìn vào một cái cây, mà ông biết rằng cái cây ấy tồn tại bởi vì có đất, có ánh mặt trời, có không khí…rất rất nhiều thứ tạo nên cái cây. Vì thế, chỉ nhìn vào cái cây mà không có bối cảnh – không có cái nhìn chỉnh thể luận về các yếu tố bao quanh, thì tôi thấy là sai. Vậy nên, chỉnh thể luận, đối với tôi, có nghĩa là nhìn thấy mọi thứ trong bối cảnh của chúng, trong toàn cảnh, chứ không phải trong sự tách biệt.

Dawkins: Điều đó tôi thấy cũng rất hợp lý. Nhưng ở vị thế một nhà khoa học muốn thực sự hiểu cách vận hành của cái cây, tôi nghiêng nhiều hơn về xu hướng “mổ xẻ” cái cây, nghĩ về những phân tử nước di chuyển ngược lên theo dòng thoát hơi nước bên trong cây, về cách mặt trời chiếu rọi xuống những chiếc lá – là thứ giống như những tấm quang năng để giữ lấy CO2 từ không khí, v.v. Ông làm thế nào để hòa hợp được hai quan điểm về cây này?

Kumar: Không hề có mâu thuẫn gì cả, miễn sao đâu đó trong tâm trí ông vẫn có được bối cảnh về toàn thể, và trong cái toàn thể ấy, ta nhìn vào các bộ phận, các chi tiết. Ví dụ như ông viết một cuốn sách. Sách được tạo nên bởi từng câu, từng từ, từng âm tiết, từng dòng, từng trang; nhưng trang không phải là sách. Ông phải thấy cuốn sách trong bối cảnh. Nhưng ông không thể thấy cuốn sách trong bối cảnh mà không đọc trang sách, không thể đọc trang sách mà không đọc câu, không thể đọc câu mà không đọc các từ. Vì vậy, các chi tiết là quan trọng, nhưng chúng chỉ quan trọng ở trong bối cảnh về toàn thể. Vậy nên nếu người ta không có cái nhìn toàn cảnh và chỉ quy cuốn sách về thành một trang hay một tựa đề, thì tôi nói rằng như vậy là sai. Nhưng nếu cái tựa đề là để hiểu được cái toàn thể, vậy thì họ đang quy gọn, cụ thể như là cách làm của khoa học, thì cũng là điều hữu ích. Do đó, theo quan điểm của tôi, không hề có sự mâu thuẫn.

Dawkins: Tôi nghĩ mình cũng có suy nghĩ như vậy, nhưng có lẽ tôi sẽ dùng từ thứ bậc cao thấp (hierarchy) và nói rằng có một thứ bậc của những đơn vị bên trong các đơn vị bên trong các đơn vị…Và để hiểu một điều gì đó ở bất kì cấp độ nào, sẽ không ích gì khi quá sa đà vào các chi tiết. Ví dụ, nếu ông đang tìm cách hiểu sự vận hành của một chiếc máy tính, ông biết rằng máy tính quả thật bao gồm các bóng bán dẫn mạch tích hợp, v.v. nhưng điều đó không thật sự có ích gì cho ông cả. Điều ông làm là ông suy nghĩ về mặt các đơn vị phần mềm lớn tương tác với nhau. Trong khi nếu là một kĩ sư đang tìm cách chữa máy tính ấy, ông rất có thể còn gỡ ra trọn vẹn bảng mạch tích hợp. Nhưng đến cuối cùng, ông hẳn đồng ý rằng ông có thể quy nó xuống những trạng thái cao áp và hạ áp, 0 và 1 trong cái tổng thể gồm rất nhiều mạch tích hợp. Vậy là có một sự lý giải trong mọi cấp độ, nhưng chúng ta phải có tư duy về thứ bậc.

Kumar: Tôi không suy nghĩ về thứ bậc, tôi có suy nghĩ nhiều hơn về mặt mạng lưới. Tức là mọi thứ không cao hơn hay thấp hơn, mà chúng lan tỏa như một mạng lưới. Khi tôi nói về chỉnh thể luận, mạng lưới là một ví dụ hay, bởi vì một đơn vị sẽ không đứng riêng một mình được, nó sẽ sụp đổ và tan vỡ. Theo cùng một cách như vậy, xét về cái cây từ ví dụ trước, cái cây được tạo nên bởi một mạng lưới những yếu tố tạo nên cái cây. Nếu ông loại bỏ đi mặt trời, nước, đất, người làm vườn, khu rừng, thì sẽ không còn cái cây nữa. Cây được tạo nên từ nhiều yếu tố không phải là cây. Vậy là cây được tạo nên từ các yếu tố phi-cây, và đó là lí do vì sao quan điểm chỉnh thể luận về thế giới là một dạng bối cảnh mà trong đó ta hiểu rõ hơn về các chi tiết cụ thể, các góc nhìn cụ thể. Vì sao chúng ta có thật nhiều rắc rối trong thế giới ngày nay? Bởi vì chúng ta quên mất bối cảnh, chúng ta nhặt ra từng vấn đề và xử trí riêng vấn đề như thể mọi thứ khác là không liên quan. Và tôi nghĩ đó là lý do chúng ta có thêm nhiều khủng hoảng xã hội và chính trị. Ví dụ về chính trị, chúng ta nhìn nhận chủ nghĩa khủng bố như một yếu tố riêng rẽ mà không nhìn thấy bối cảnh, chúng ta nhìn nhận sự nghèo đói như một yếu tố riêng rẽ mà không nhìn thấy bối cảnh. Không có bối cảnh (ngữ cảnh), thì bản văn không có ý nghĩa gì cả, bản văn cần đến ngữ cảnh.

Dawkins: Tôi có thể hiểu vì sao ai đó nói rằng cái cây là một phần quan trọng trong bối cảnh về cây ấy. Nó ở trong đất, trong không khí, trong ánh mặt trời, trong một hệ sinh thái tổng thể rất phức tạp. Tuy nhiên, tôi không chắc liệu có lợi ích gì không khi nói rằng đó đều là các bộ phận của cái cây. Tôi thấy như vậy có chút dung sai về ngôn ngữ. Bởi vì mặc dù cái cây đặt trong một bối cảnh, cụ thể là ngữ cảnh sinh thái - trong đất và v.v, song đó không phải là các phần của cái cây. Nên dành riêng từ “cây” cho một thứ bằng gỗ, có rễ cắm trong đất và có lá ở bên trên.

Kumar: Nhưng vậy là đơn giản hóa thái quá rồi – khi quy cho cây thành một thứ cắm rễ trong đất, bên trên là thân cành, bởi vì chúng ta (như ông là nhà khoa học, còn tôi là triết gia) muốn đào sâu và rộng hơn đôi chút. Chúng ta không muốn đơn giản hóa thái quá. Không có thứ gì gọi là ‘cây’ cả nếu như ta loại bỏ hết những yếu tố ấy, bởi vì rễ, cành, than cây đều được tạo nên từ những yếu tố khác

Dawkins: Tôi nghĩ chúng ta đang đồng ý với nhau ở những điều quan trọng, và bất đồng giữa chúng ta chỉ là về ngữ nghĩa. Tôi nghĩ các từ ngữ cần được dùng chuẩn xác.

Kumar: Tôi nghĩ sự khác biệt giữa chúng ta không là chỉ về ngữ nghĩa. Khác biệt giữa chúng ta khá mang tính căn bản. Bởi vì điều tôi đang nói là không có thứ gì – tự thân nó – là một cái cây. Cây chỉ là cây khi chúng ta nhìn thấy bối cảnh toàn thể. Vào khoảnh khắc ta bỏ đi bối cảnh, không còn thứ gì gọi là ‘cây’ nữa. Vì chúng ta vướng mắc vào ‘cây’, chúng ta để mất bối cảnh, và do đó chúng ta có thể chặt một cái cây và nghĩ rằng không có vấn đề gì cả. Nhưng nếu khi chặt cây mà chúng ta nhớ đến bối cảnh, chúng ta sẽ rất thận trọng xem xét khi nào thì nên hay không nên chặt, nên xử lý với cái cây như thế nào. Vậy là, bối cảnh là góc nhìn chỉnh thể luận ấy có tính chất cốt lõi. Rất nhiều nhà khoa học “(tôi không bao gồm cả ông trong đó) hướng đến những yếu tố quy gọn rất cụ thể, và họ chỉ làm việc trên góc độ chuyên môn của mình, và tôi nghĩ khoa học của họ đi sai đường. Là một triết gia, tôi nghĩ như vậy.

Dawkins: Tôi nghĩ chúng ta co’ lẽ đồng ý được với nhau về điểm ấy. Tôi cũng phải cố kìm không dẫn một lời đã sáo mòn rằng ‘’thấy cây mà không thấy rừng’’ (seeing the wood for the trees)

Kumar: Vâng, phải rồi.

Dawkins: Chuyển sang một vấn đề khác. Tôi nghĩ……
Đức
 
III.

Kumar: Chỉ có vấn đề với cách tiếp cận ấy của ông là: chúng ta rốt cục chăm lo cho trái đất, không gây ô nhiễm đại dương và chặt phá rừng chỉ vì lý do sợ hãi – sợ sự biến đổi khí hậu toàn cầu, sợ sự kết thúc của nền văn minh nhân loại, hay sợ gì đó tương tự. Trong khi đó, nếu ta có được một thái độ mang tính tâm linh đối với vũ trụ, ta sẽ chăm lo cho trái đất không phải bởi vì sợ hãi về kết thúc của thế giới, của nền văn minh, mà bởi vì tình yêu và tôn trọng đối với trái đất. Vì lý do đó mà tôi nói đến quan điểm tâm linh, tôi thích từ này. Tôi nghĩ ngôn ngữ rất quan trọng, và nếu chúng ta đánh mất từ tâm linh trong ngôn ngữ, ngôn ngữ sẽ nghèo nàn, và do đó tôi không muốn đánh mất đi từ tâm linh trong ngôn ngữ.

Dawkins: Tôi đồng ý với ông về tình yêu. Tôi không muốn hành động chỉ vì sợ hãi, tôi muốn hành động vì tình yêu và tôn trọng. Tôi lo ngại về từ tâm linh, bởi từ này gợi lên cho tôi về thứ gì đó mang tính siêu nhiên, gần như là mê tín. Liệu có nguy cơ rằng ông sẽ bị hiểu lầm là đang nói về thứ gì đó siêu nhiên hay phép thuật hay không?

Kumars: Tôi hi vọng là không. Bởi vì siêu nhiên không giống tâm linh. Siêu nhiên hay mê tín có nghĩa là ta đang sống trong một dạng ảo tưởng, một dạng hư cấu nào đó. Khi nói đến tâm linh, ý tôi muốn nói rằng ta không chỉ nhìn nhận trên bề mặt, ở mức độ hời hợt, mà nhìn nhận ở mức độ của ý nghĩa. Khi ta đưa được ý nghĩa vào những hiểu biết, đàm luận và đối thoại của mình, chúng sẽ trở nên lớn lao hơn. Nếu chúng ta chỉ giới hạn về sự bảo vệ mang tính vật chất, thì chúng ta bị giới hạn. Nhưng vấn đề không phải là siêu nhiên, mọi thứ đều là tự nhiên. Bất kì thứ gì được sinh ra, thứ gì sẽ phân hủy đều là tự nhiên. Loài người có sinh ra và chết đi, chúng ta cũng là tự nhiên, chứ không chỉ cây cỏ sông núi mới là tự nhiên. Vậy nên không có gì là siêu nhiên hay mê tín ở tâm linh cả. Tâm linh chỉ nhìn vào các khía cạnh về lượng và chất của thực tại. Và đó là chỉnh thể luận.

Dawkins: Nhưng có rất nhiều người dùng từ tâm linh để ngụ ý về một thứ gì đó phi vật chất, từ đó nói rằng có gì đó ở con người và có lẽ ở các loài động vật khác sẽ vẫn còn lại (survive)sau cái chết của chủ thể. Mặt khác, hòn đá thì không có điều đó. Ông dường như đang hợp nhất hòn đá với con người và các loài động vật khác. Tôi thì đồng ý với ông trong chừng mực rằng đó đều là tự nhiên chứ không phải siêu nhiên. Nhưng với từ tâm linh, ông dường như đang dùng một từ mà tôi nghĩ hầu hết mọi người đều dùng với nghĩa siêu nhiên.

Kumars: Tôi hi vọng là không. Tôi không đặt niềm tin vào thứ gì siêu nhiên và mê tín. Tôi đặt niềm tin vào thứ khác. Bởi vì con người có quan hệ với nhau, và chúng ta cần có mối quan hệ cùng một dạng như vậy với thế giới tự nhiên. Và mối quan hệ ấy là gì? Mối quan hệ phải dựa trên những giá trị nào đó, quan hệ tự thân nó là giá trị. Mối quan hệ đó không’ thể bị quy nhỏ về ý tưởng duy vật. Tôi nhấn mạnh đến mối quan hệ, đến khía cạnh về lượng và chất, chứ không chỉ khía cạnh vật chất.

Dawkins: Nhưng đó là gì nếu không phải là vật chất? Tôi tưởng ông đã nói chỉ tin vào tự nhiên chứ không phải siêu nhiên – là thứ gì đó không phải vật chất. Đó là gì?

Kumar: Chất của vật chất là thứ mang tính tâm linh, chất không phải là vật chất. Siêu nhiên không có nghĩa rằng tâm linh không mang tính tự nhiên. Bởi vì, tự nhiên có tâm linh/linh khí – điều tôi nói là vậy. Cây có linh khí, đá có linh khí. Vì vậy, đó không phải là siêu nhiên. Tự nhiên không thể tồn tại mà không có tâm linh. Như là cây không thể tồn tại mà không có mặt trời, mưa, đất; cây cũng không thể tồn tại mà không có tính cây (tree-ness). Tính cây là chất – chất mang tính tâm linh

Dawkins: Hay cả tính đá (rock-ness)

Kumar: Cả tính đá, hay tính người (human-ness) ). Cái tính tồn tại (isness) ấy là gì? Nó là thứ tạo nên thứ-nó-là, là chỉnh thể. Tính tồn tại không phải là siêu nhiên, nó là một phần của tự nhiên. Không có tâm linh, thì không thể có tự nhiên. Linh khí của tự nhiên – ông có thể gọi là vậy.

Dawkins: Thật khó mà hiểu được cái chuyện về tính tồn tại này.

IV.

Dawkins: Khi ông nói về tính đá, hay chất của hòn đá, thì ở vị thế một nhà khoa học – tôi có thể thấy rằng đá có tính rắn chắc những đặc tính tương tự, nhưng tôi nghĩ đó lại không phải điều ông định nói. Tôi nghĩ ngụ ý của ông là về thứ gì đó được áp đặt lên bởi con người-chủ thể quan sát – là kẻ nhận thức (perceive; cũng là "tưởng " ngữ cảnh P.G ) hay áp đặt lên cái chất của tính đá này, chứ đó không phải là thứ gì vốn có trong hòn đá.

Kumar: Không phải vậy, đó là thứ vốn có. Có một cái chất nội tại trong hòn đá, và cái chất nội tại trong hòn đá ấy chúng ta có thể hiểu được. Một số người có thể hiểu đầy đủ hơn những người khác. Nhưng đó không phải là bị áp đặt, nó vốn có sẵn rồi. Điều duy nhất chúng ta có thể làm là quan sát; và thông qua sự quan sát, chúng ta hiểu. Tức là sự hiểu biết về chất của đá không phải là sự áp đặt cái chất lên hòn đá, mà chỉ là hiểu biết. Ví dụ như ông muốn biết một con người, trước khi trở thành bạn với người đó. Ông không áp đặt ý tưởng của ông về chất lên người bạn ấy; mà ông biết, hiểu, và trân trọng con người ấy. Theo cùng một cách thức, cái chất nội tại, cái linh tính nội tại của hòn đá cần được hiểu bởi chúng ta. Một số người trong chúng ta có thể hiểu hơn những người khác, chúng ta không thể đều ở cùng một mức độ hiểu biết cả. Cùng theo một cách thức, không phải mọi nhà khoa học đều hiểu khoa học ở cùng một mức độ, không phải mọi người có tôn giáo đều hiểu các giáo lý ở cùng một mức độ. Như vậy, những con người khác nhau có thể hiểu về linh khí của hòn đá ở mức độ khác nhau. Nhưng linh khí là thứ nội tại và vốn sẵn có trong hòn đá, chứ không phải là một sự áp đặt mà có.

Dawkins: Vậy liệu có tồn tại hòn đá hay không, trước khi có bất kì một ai để trân trọng nó.

Kumar: Tuyệt đối là có.

[đến chỗ này [28:28], có một thanh niên khán giả xen vào hỏi Kumar, đoạn này ko nghe rõ lời thanh niên lắm]

Thanh niên: Nhưng chẳng phải như vậy là siêu nhiên hay sao bởi vì hòn đá không có…linh khí/tâm linh…

Dawkins: Chúng ta không đi được đến đâu với cái đó….

Kumar: Không, không. Tôi nói với anh, tâm linh là tự nhiên, tâm linh mang tính vốn có và tự nhiên. Anh đang đứng đó, ở vị thế một con người. Anh có những cái chất mang tính tâm linh nội tại về lòng trắc ẩn, hay tình hữu ái, hay mối quan hệ…

Thanh niên: Chúng có mang tính tâm linh hay không?

Kumar: Tất nhiên là có chứ, thế anh gọi chúng là gì chứ? Có hai thứ là vật chất và tâm linh. Cái chất vô hình là tâm linh, cái lượng hữu hình là vật chất

Thanh niên: Nhưng chúng không phải là vô hình một khi tôi thực hiện những hành động dựa trên cơ sở là chúng. Đối với tôi thì cái hành động là quan trọng hơn ý nghĩ dù ở dạng nào. Nếu tôi có lòng trắc ẩn với một ai đó, thì điều đó sẽ trở nên hữu hình.

Kumar: Phải rồi, nhưng chỉ là hữu hình xét về mặt trí tuệ, có lẽ anh có thể nói đó là long trắc ẩn. Nhưng, là một con người, thì anh có tính trắc ẩn, kể cả khi anh đang không thể hiện lòng trắc ẩn ấy đối với một ai. Dẫu vạy cái chất nội tại ấy vẫn có sẵn, nó không phải do tôi áp đặt lên anh. Nó ở đó, anh có nó; và khi anh hành động trên cơ sở là nó, thì tôi hiểu được [là có tồn tại lòng trắc ẩn ấy].

Thanh niên: Tôi có thể thấy được rằng có những cái chất mà vẫn còn đó trong con người , ngay cả khi người ta đang không hành động trên cơ sở là chúng. Nhưng điều đó lại là khác biệt ở con người, so với hòn đá hay cái cây. Chúng không có ý thức…

Kumar: Đấy là do tâm trí của chúng ta vốn quen nghĩ rằng tâm linh là một địa hạt của con người, độc quyền của con người, nhưng không phải là vậy.

Dawkins: Để tôi có ý kiến. Hòn đá, như những nhà khoa học chúng tôi biết, có cấu trúc tinh thể, và có những phân tử và nguyên tử , với khoảng cách nhất định ở trong tinh thể. Và chúng tôi biết về năng lượng trong hạt nhân của nguyên tử, v.v. Nhưng việc nói hòn đá có linh khí lại ngụ ý rằng có một thứ gì đó giống như cái tâm linh/linh khí của một con người khi họ đang yêu hoặc đang giận dữ chẳng hạn. Vậy thì thật là gây bối rối và gây lạc hướng suy nghĩ khi sử dụng từ tâm linh cho hòn đá, trừ phi ông thực sự nghĩ rằng hòn đá có những cảm xúc như yêu thương, giận dữ, đau đớn hay gì đó tương tự.

Kumar: Không, không. Linh khí của hòn đá không giống như linh khí của con người.

Dawkins: Nhưng hòn đá là những tinh thể, những nguyên tử…

Kumar: Nhưng có một cái chất (của) đá ở trong hòn đá.

Dawkins: Đó là một phát biểu khẳng định rồi. Ông không thể chỉ đưa ra một lời khẳng định không thôi. [assertion; ý Dawkins là Kumar phải chứng minh phát biểu ấy là đúng].

Kumar: Khẳng định ư? Không phải là tôi đang khẳng định, mà là đang [chia sẻ về cách tôi] hiểu. Đây là điều mà tôi hiểu: hòn đá có một cái chất nội tại, và cái chất nội tại ấy không chịu ảnh hưởng vô luận sự diễn giải của con người, hay cách hiểu của con người, hay kiến thức của con người. Giống như là một bông hoa ở trong rừng là đẹp đẽ, dù cho không một ai đã đến để thấy nó, chụp ảnh nó, trân trọng nó. Dẫu thế, bông hoa vẫn tồn tại ở đó, vẫn đẹp đẽ. Vẻ đẹp ấy chính là cái chất nội tại của bông hoa. Theo cùng một cách như vậy, hòn đá có cái chất nội tại của riêng nó. Và nó tồn tại ở trong đó.

Dawkins: Tôi nghĩ tốt hơn là chúng ta gác lại vấn đề này ở đây.

Thanh niên [nói với Kumar]: Nhưng tôi thấy nói như thế thì ông tự sai mất. Bởi vì ‘’Cái đẹp nằm ở con mắt người chiêm ngưỡng” mà.

(câu này mình ko nghe rõ, nên đoán ý thanh niên chút, ý là cái đẹp là sự diễn giải/đánh giá chủ quan của người quan sát, chứ không phải một tính chất nội tại, tồn tại khách quan ở thứ dc quan sát).

Kumar: Không, không phải thế. Vẻ đẹp là thứ mang tính nội tại…

Thanh niên: Đâu, không đúng…

Kumar: Có đấy…

Dawkins: [nói gì đó mình nghe ko rõ, cười và can 2 người kia 31:47].

Thanh niên: Tôi thật sự quan tâm…Làm sao ông biết được là như vậy?

Dawkins: Đó chính là điều tôi muốn nói khi vừa nãy tôi nói rằng ông cứ đưa ra phát biểu mang tính khẳng định. Ý tôi là, làm sao ông biết được khẳng định của mình là đúng?

Kumar: Tôi không biết liệu khẳng định của mình là đúng. Đây là cách tôi hiểu, là thế giới quan của tôi. Chúng ta có một thế giới quan, và chúng ta định hình thế giới theo quan điểm ấy. Và chúng ta phải có một cách hiểu của mình về thế giới. Nếu chúng ta không có một thế giới quan và không đặt ra một ý nghĩa/cách hiểu của mình về thế giới, thì chúng ta không thể có được một mối liên hệ với thế giới. Cách tôi liên hệ với thế giới như thế nào là tùy thuộc ở tôi. Điều tôi nói là : phát biểu có tính khẳng định hay thế giới quan của tôi rằng hòn đá và bông hoa có linh khí sẽ đem lại cho chúng ta một cách nhìn khác về tự nhiên; và cách nhìn ấy sẽ có tính thiện lành hơn đối với trái đất. Nếu ta chỉ có một trái đất chết vô tâm linh, hòn đá chết, cây chết – tức là chúng không có linh khí, chúng chỉ là vật chất, vậy thì điều đó sẽ đem lại cho ta một thế giới quan khác, và thế giới quan ấy sẽ dẫn chúng ta đến một thứ mang nhiều tính hủy diệt hơn…

Dawkins: …Không, sẽ không là vậy…

Kumar: …Đó là quan điểm của tôi, đó là cách hiểu của tôi.

Dawkins: Ok, không phải của tôi…

Kumar: …Đó là điều đã xảy ra. Ở phương Tây, chúng ta đã luôn tin rằng trái đất là vật chất chết.

Dawkins: Tôi tin rằng mình cũng có sự nhiệt thành như ông về tình yêu đối với những thứ mang sự sống, muốn cứu chúng, ngăn chặn sự tuyệt chủng của chúng, v.v. Tôi không nghĩ chúng ‘chết’. Ý tôi là ông đã nói rằng chúng chết bởi vì có thể chúng không có linh khí. Chúng không chết. Chúng sống, chúng sống theo nghĩa mà tôi hiểu rằng chúng sống. (câu này mình nghe ko rõ, nên chắc dịch sai) Tôi muốn duy trì chúng trong trạng thái sống. Nếu tôi muốn cứu hòn đá, vậy thì tôi muốn cứu Grand Canyon, tôi muốn cứu những quả núi. Tôi muốn cứu hòn đá theo ý nghĩa đó, chứ tôi không nghĩ rằng lý do mình muốn cứu chúng là vì chúng có linh khí. Nhưng tôi nghĩ chúng ta có thể đồng hành để cứu thế giới, dù có lẽ khác nhau trong những triết lý về lý do chúng ta hành động.

Kumar: Đúng vậy.

V.

Dawkins: Có thể cho tôi nêu ra một câu hỏi cuối cùng được không?

Kumar: Vâng.

Dawkins: Đó là về vấn đề tính khiêm hạ và khoa học; và tôi nghĩ ông đã viết hay nói ở đâu đó rằng khoa học không đủ sự khiêm hạ. Ông có thể trình bày thêm không?

Kumar: Bởi vì khoa học đã nhìn nhận trái đất như một vật thể tách biệt . Và vào khoảnh khắc ta nhìn thấy một vật thể mang tính tách biệt, ta sẽ thao túng nó. Ta thao túng vật thể để cho phù hợp với mục đích của ta. Lịch sử khoa học trong khoảng 100-200 năm qua hầu như đã và đang thao túng các vật thể của thế giới tự nhiên để phù hợp cho nhu cầu của con người. Đó là điều mà tôi xem là một cách nhìn ngạo mạn và một nền khoa học ngạo mạn. Tôi muốn được thấy một sự khiêm hạ trên phương diện sinh thái mà trong đó khoa học nói rằng 'Tâm trí tôi luôn rộng mở. Tôi không bao giờ đóng kín tâm trí mình. Tôi khiêm hạ, tôi cảm kích và tôn trọng thế giới tự nhiên. Và tôi đang tìm kiếm, tâm trí tôi không bị đóng kín.' Rất thường xuyên, khoa học nói rằng 'Vậy là đủ, là thế thôi. Đây là lý thuyết hiện hành nhất của chúng ta. Cho đến khi chúng ta không có được lý thuyết gì, thì đây là lý thuyết sau cùng của chúng ta. Đây là điều mà chúng ta đã đạt đến.' Khoảnh khắc mà ta đóng kín tâm trí, đó chính là sự ngạo mạn. Khoảnh khắc chúng ta để mở tâm trí và nói rằng 'Có thể là tâm linh tồn tại. Tôi đang tìm kiếm nó, tôi đang cố gắng để hiểu nó. Nếu tôi tìm thấy một lý thuyết chứng minh được hòn đá có linh khí và cây cỏ có linh khí, tôi sẽ chấp nhận nó.' – đó sẽ là sự khiêm hạ, đó sẽ là sự cởi mở về tâm trí. Khoảnh khắc một nhà khoa học nói 'Không, tâm linh không tồn tại'…Làm sao biết được như vậy? Ta đâu có biết. Khoa học chưa tìm ra, có thể chưa hiểu, có thể chưa tìm ra được một lý thuyết về tâm linh. Cho đến khi tìm ra nó, các vị tin vào những gì các vị đang tin. Nhưng một ngày nào đó, có thể sẽ có một lý thuyết khác. Trước thuyết tiến hóa, người ta đâu biết là có sự tiến hóa . Thế đâu có nghĩa là không tồn tại sự tiến hóa. Trước thuyết trọng lực, người ta đâu biết là có trọng lực . Thế đâu có nghĩa là không tồn tại trọng lực. Theo cùng một cách như vậy, các nhà khoa học không biết là có linh khí trong hòn đá, nhưng thế đâu có nghĩa rằng trong 10, 20, 50 hay 200 năm nữa không có một lý thuyết mới, mà theo đó các nhà khoa học sẽ đề ra ý tưởng rằng những hòn đá đang sống, có vẻ đẹp và có những giá trị nội tại của chúng.

Dawkins: Tôi muốn giữ cho tâm trí cởi mở. Nhưng tôi e rằng, dù ông hoàn toàn đúng rằng sẽ có những điều được chúng ta khám phá trong tương lai mà chúng ta ngày nay còn không thể mơ tới nổi, song tôi sẵn sàng đánh cược với ông rằng ý tưởng rằng hòn đá có linh khí sẽ không phải là một trong những khám phá của tương lai. Sẽ có những khám phá lớn lao hơn…

Kumar:…Làm sao ông dám đánh cược chứ?

Dawkins: Tôi dám đánh cược bởi vì tôi không nghĩ chúng ta đa dùng từ theo một cách chuẩn xác. Tôi nghĩ chẳng có ý nghĩa ý cả khi nói rằng một hòn đá có linh khí, tôi e là vậy. Do đó, tôi không mấy quan tâm về vấn đề ấy. Tôi quan tâm đến việc đồng ý với ông rằng chúng ta cần khiêm hạ và giữ cho tâm trí cởi mở về những gì sẽ đến trong tương lai mà chúng ta hiện nay còn chưa hiểu.

Kumar: Nhưng ông lại đang tự mâu thuẫn. Một mặt, ông nói muốn khiêm hạ và cởi mở; nhưng trước đó ông lại cho rằng sẽ không bao giờ có khám phá gì về tâm linh. Vậy là ông đã đóng kín tâm trí.

Dawkins: Ý tôi muốn nói ban nãy là từ tâm linh đang không được dùng theo một ý nghĩa đủ chuẩn xác để cho chúng ta xác định được liệu tuyên bố ấy là đúng hay không. Nhưng tôi thật sự muốn đồng ý với ông rằng chúng ta phải giữ cho tâm trí cởi mở và khiêm hạ, và nhận thức được rằng còn có một lượng khổng lồ những điều chúng ta chưa hiểu được – đó sẽ là thứ lớn lao hơn bất kì thứ gì chúng ta có thể tưởng tượng.

Kumar: Tôi rất vui mừng.

Dawkins: Cám ơn ông rất nhiều.

Kumar: Cám ơn.

--------The end-----------​
 
Last edited:
Mang bài này vào f33 toàn rồ Mỹ, rồ Nga, cổ đỏ, cổ nâu, ak-47,... thì dở rồi.
Để bài này sang bên f17 khai thông dân trí còn hơn, à mà thế dễ lại bị Tinh dịch hội hoá f17 quá :(

via theNEXTvoz for iPhone
 
Mang bài này vào f33 toàn rồ Mỹ, rồ Nga, cổ đỏ, cổ nâu, ak-47,... thì dở rồi.
Để bài này sang bên f17 khai thông dân trí còn hơn, à mà thế dễ lại bị Tinh dịch hội hoá f17 quá :(

via theNEXTvoz for iPhone
đây là f17 mà fen, dm fen làm tôi phải kéo lên xem mình có nhầm box ko.

Ko phải tinh dịch hội gì đâu. Tôi , nếu phải chọn, thì là vô thần, cứ đợi nội dung post lên đã, đảm bảo ko có gì mê tín cả.

Thớt nói chung là mang tính triết học/khoa học và phong cách tranh luận ở mức ko quá khó để hiểu.
Tôi cũng ko trông đợi thớt nhiều cmt, tôi dịch cho bản thân là chính.
 
Hay quá thím. Phong trào nâng cao dân trí là đây :big_smile:

Không biết chỉnh thể luận mà thím dịch có đồng nghĩa với bản thể luận không?

Với chủ đề cái cây, cuộc nói chuyện này giúp mình đưa ra một góc nhìn rằng thế giới này vừa tồn tại, vừa không thật sự tồn tại. Các sự vật hiện tượng chỉ tồn tại trên khái niệm định danh của con người, chứ về mặt bản chất, tổng quát thì không có khái niệm nào tồn tại cả.

Không có "cây", không có con người, không có đẹp, xấu, không có thời gian và cả không gian luôn.

Chẳng hạn cái cây khi mổ xẻ đến tận cùng, thì bản thân nó không có gì là nó cả, nó chỉ là cái cây khi có một đối tượng quan sát, định danh nó, ở đây có thể là con người, là "Richard Dawkins và Satish Kumar"

Chẳng hạn như thời gian và không gian được xác định bằng cách tính từ điểm A đến điểm B, nhưng nếu không có đối tượng quan sát, thì điểm A và điểm B ấy thật sự không tồn tại.
 
Hay quá thím. Phong trào nâng cao dân trí là đây :big_smile: [1]

Không biết chỉnh thể luận mà thím dịch có đồng nghĩa với bản thể luận không? [2]

[3]Với chủ đề cái cây, cuộc nói chuyện này giúp mình đưa ra một góc nhìn rằng thế giới này vừa tồn tại, vừa không thật sự tồn tại. Các sự vật hiện tượng chỉ tồn tại trên khái niệm định danh của con người, chứ về mặt bản chất, tổng quát thì không có khái niệm nào tồn tại cả.

Không có "cây", không có con người, không có đẹp, xấu, không có thời gian và cả không gian luôn.

Chẳng hạn cái cây khi mổ xẻ đến tận cùng, thì bản thân nó không có gì là nó cả, nó chỉ là cái cây khi có một đối tượng quan sát, định danh nó, ở đây có thể là con người, là "Richard Dawkins và Satish Kumar"[3]

Chẳng hạn như thời gian và không gian được xác định bằng cách tính từ điểm A đến điểm B, nhưng nếu không có đối tượng quan sát, thì điểm A và điểm B ấy thật sự không tồn tại.
[1] là mình có dc cảm hứng từ thím chứ đâu. Thật chứ, trên voz này, thím là 1 trong những thiện tri thức/thầy của mình đó [dm, tôi lại nâng bi rồi].

[2] ko, mình thấy chúng khác nhau, nếu xét về khái niệm và hướng nhìn nhận. Thật ra, mình cũng ko nắm dc nhiều về Bản thể luận đâu, dù có biết chút. Cũng lạ, mình biết về nó trong quá trình tìm hiểu về tôn giáo, cụ thể là Ki tô giáo. Khi xét về bản thể luận, thì có 1 "đối trọng" của nó là nhận thức luận nữa. Mình thì quan tâm đến nhận thức luận hơn tức là đại khái "làm sao anh biết điều anh nói/tin là 1 điều đúng". Cả bài dịch [và nhất là phần sau] cũng có liên quan chút.

[3] nghĩ về cái này thì mình sẽ hơi bị ngáo. Và riêng chỗ in đậm cũng gợi mở rất nhiều suy tư, thật sự rất hay, nhưng dễ ngáo. Mình cũng có nghĩ về điều này nhiều, nhưng nói chung là khá bế tắc, và chưa thấy nó đem lại lợi ích gì.
 
[1] là mình có dc cảm hứng từ thím chứ đâu. Thật chứ, trên voz này, thím là 1 trong những thiện tri thức/thầy của mình đó [dm, tôi lại nâng bi rồi].

[2] ko, mình thấy chúng khác nhau, nếu xét về khái niệm và hướng nhìn nhận. Thật ra, mình cũng ko nắm dc nhiều về Bản thể luận đâu, dù có biết chút. Cũng lạ, mình biết về nó trong quá trình tìm hiểu về tôn giáo, cụ thể là Ki tô giáo. Khi xét về bản thể luận, thì có 1 "đối trọng" của nó là nhận thức luận nữa. Mình thì quan tâm đến nhận thức luận hơn tức là đại khái "làm sao anh biết điều anh nói/tin là 1 điều đúng". Cả bài dịch [và nhất là phần sau] cũng có liên quan chút.

[3] nghĩ về cái này thì mình sẽ hơi bị ngáo. Và riêng chỗ in đậm cũng gợi mở rất nhiều suy tư, thật sự rất hay, nhưng dễ ngáo. Mình cũng có nghĩ về điều này nhiều, nhưng nói chung là khá bế tắc, và chưa thấy nó đem lại lợi ích gì.

[3] ồ có đấy thím, nó cũng có lợi ích nhất định dù mình cũng tưởng phát điên vì đoạn này và bế tắc hệt như thím, đây là vấn đề mà người ta tranh luận rất nhiều, nếu không giải thích được nó sẽ nẩy sinh rất nhiều vấn đề hay lảng tránh nó sẽ khiến việc nhận định về pháp [dhamma] bị lệch lạc, xin lỗi mình dùng ngôn ngữ Phật giáo để diễn tả nhưng có lẽ cũng phù hợp với thread này nhỉ. (dhamma: sự vật, sự việc)

Đi đến tận cùng của vấn đề này sẽ giải thích cho việc tìm ra bản chất của tự ngã, hay giống như các nhà khoa học cố gắng đi tìm "hạt của chúa" để xem điều gì đã tạo ra thế giới, làm sao mà thế giới này vận hành, thậm chí với vấn đề tâm linh, nó cũng giải thích cho nguồn gốc của con người, con người là ai? chúng ta đến từ đâu? Chúng ta sẽ đi về đâu? Khi chúng ta không là ai cả?

Mình đang type về một câu hỏi lquan đến vđề này đã khiến mình đau đáu, đi hỏi hết người này và người khác, từ những bậc cao tăng cho đến những thiền sư có thực học, thực hành mà vẫn không cho ra lời giải đáp mà mình vừa lòng. Nó liên quan đến việc thúc đẩy động cơ hành động, tại sao con người phải lương thiện? Tại sao phải tránh xa tội lỗi? Và giải thoát để làm gì?

Nghe thì đơn giản thế nhưng khi đặt vấn đề ra sẽ thấy hoang mang luôn, đó là lý do một thời gian mình bất chợt rơi rụng và không còn niềm tin vào điều gì cả.
 
Last edited:
Chẳng hạn cái cây khi mổ xẻ đến tận cùng, thì bản thân nó không có gì là nó cả, nó chỉ là cái cây khi có một đối tượng quan sát, định danh nó, ở đây có thể là con người, là "Richard Dawkins và Satish Kumar"

Nhưng nếu như thế có bị rơi vào chủ nghĩa hư vô, cho rằng không có gì, nên cũng không cần phải làm gì không? Vậy thật sự là chúng ta "Có gì" trong cái thế giới "không có gì" này. Chúng ta là ai? Trong cái thế giới không ai cả? (Theo thuyết vô ngã của Phật giáo) Chúng ta ở đây để làm gì? Và chúng ta sẽ làm gì để thoát khỏi "đây"? Và chúng ta có thật sự cần thoát khỏi "đây" không? Hay chúng ta "có thể" thoát không?

Trước kia mình có đặt ra một câu hỏi với một thiền sư rất nổi tiếng ở Miến Điện và một thiền sư tu hạnh đầu đà tại Bangladesh, cả hai ông đều có học vấn và sự thực hành tâm linh nghiêm túc, rất được kính trọng trong tầng lớp tăng sĩ, thế nhưng những câu trả lời có thể do khác biệt ngôn ngữ, người dịch có lẽ không lột tả hết được câu trả lời nên mình vẫn thấy không hài lòng lắm, với câu hỏi này mình đã đi hỏi nhiều vị sư, cả các sư người Việt, nhưng chưa ai cho mình một câu trả lời cảm thấy thỏa đáng.

Thứ nhất: Trong chân nghĩa đế (paramatha-sacca) thì Đức Phật cho rằng thế giới này là vô ngã, các pháp hiện hữu không có tự tính, ở trong abidhamma, đức Phật mổ xẻ thế giới vật chất và tâm hồn đến tận cùng, ông cho rằng không có thứ gì thật sự tồn tại, chúng chỉ là những tổ hợp của danh-sắc (nama-rupa) hòa quyện vào nhau, giống như ví dụ cái cây vẫn tồn tại nhưng thật ra nó chỉ là tổ hợp của đất, dưỡng chất, ánh nắng...khi một người nhìn vào "cái cây" thì cái cây mà anh ta nhìn khác với cái cây ở bản chất thật sự của nó.

Cái cây mà anh ta xây dựng trong trí não là một cái cây giả, nó dựa trên hình ảnh cái cây thật nhưng không chính xác với bản chất khách quan của cái cây thật sự mà đã bị tâm trí bóp méo, bản chất thật sự của cái cây là không có cái cây nào cả.

Khái niệm về "cái cây" tồn tại khi có một đối tượng quan sát nó, còn cái cây thật sự trong thế giới khách quan vẫn gieo xuống đất, lớn lên, cho ra quả, nhưng nó không là "cái cây" chỉ khi có một đối tượng quan sát, bắt đầu định danh nó là "cái cây" thì nó mới là "cái cây".

Cái đời sống của con người, các kiếp luân hồi, nhân quả có phải vận hành khác với những gì mà chúng ta trải qua và cảm nhận? Thật ra không có ai chịu đau khổ, chỉ có đau khổ là có thật, chỉ có các cảm thọ (danh-nama) là hiện hữu. Với cách giải thích này, tôi và các anh không thật sư hiện hữu, nó chỉ hiện hữu khi tâm trí tự quan sát (một cách hời hợt) chính nó và ngộ nhận rằng có một "cái tôi" ở đây.

Câu hỏi mình đặt ra là: Nếu như các pháp vô ngã, không có tự tính, thì điều gì đã khiến các hành động của con người không cho ra vô vàn kết quả khác nhau mà nó phải tụ lại thành một người?

Từ một cái cây thì với các hạt giống nó có thể sinh ra vô vàn cái cây nhỏ khác chứ không chỉ tái sinh theo kiểu 1-1? Tại sao con người không tái sinh thành vô vàn các bản sao khác nhau? Đáng lẽ nếu đúng thật sự là vô ngã, thì con người phải tái sinh thành vô vàn các bản sao chứ? Còn tái sinh theo dạng từ A0 đến A1, tức là vẫn có A, vẫn có bản thể.

Nếu như các pháp [dhamma] không có tự tính, con người không có tự ngã ở chân nghĩa đế (paramatha-sacca) thì điều gì đã khiến người A sẽ tái sinh thành người A1 - A2 - A3 -A4.... Nếu không có tự ngã, thì hành động của A0 sẽ không còn tái sinh thành A1 nữa, nó đơn giản lúc ấy là "hai người" khác nhau, mà thậm chí chẳng có người nào cả, chỉ có từ 0 thành 1, từ hành động cho tới kết quả, chứ không còn A, không còn ai hết. Thì rõ ràng là các hành động này sẽ không có A, mà là vô vàn các chuỗi hành động kết quả, nó phải tạo ra vô vàn clone: A, B, C, D, bản sao, chẳng có ai phải tái sinh thành ai hết.

Giống như các bác hay thấy trong mấy cái tranh vẽ Phật giáo làm thế này sẽ bị tái sinh thành thế này. Ồ nhưng nếu vô ngã thì "Ai" tái sinh? Tại sao không tái sinh thành nhiều người khác nhau mà lại tái sinh thành một người duy nhất?

Giống như các dòng chảy tâm thức tự định hình lên một "cái tôi" cho rằng có A0 và có A1, nhưng thực tế chỉ có 0->1, mà không có "người quan sát" thì còn chẳng có cả 0->1, chẳng có cái gì cả.


Như vậy, tại sao con người cần phải sống đức hạnh để tạo dựng hạnh phúc? Tại sao phải tin vào nhân quả? Vì theo phân tích tâm, thì con người không có chủ thể cố định, không có tự tính, tất cả các đau khổ hay hạnh phúc chỉ là những kết quả, hành động, rồi lại hành động kết quả nối tiếp nhau, những số 0101010101001 dài dằng dặc, vậy việc gì phải tìm cách giải thoát khỏi nó, và giải thoát rồi thì đi đâu? Ai giải thoát?

Nếu vô ngã thì tại sao lại chỉ tái sinh theo kiểu 1-1 mà không phải 1 ra hàng trăm ngàn clone khác.
 
Last edited:
Chính vì câu hỏi này mà có thời gian mình đã nghĩ rằng thế giới này là một sự hư vô, chán trường vô cùng, dù mình đã tìm hiểu về thuyết hư vô mà đức Phật đề cập, nhưng khi trải qua mới thấy nó không hề đơn giản chút nào, chỉ với một tư tưởng sai lầm nó ảnh hưởng đến tư duy và cách mà con người nhìn cuộc sống cực lớn. Thời gian đó (mình vẫn đang trong quá trình tìm hiểu và theo đuổi con đường đạo - khá nghiêm túc), chán quá chỉ muốn chết, vì nghĩ rằng thế giới không có gì cả và cũng không có lý gì phải "giải thoát" đi đâu nữa.

Vì câu hỏi này không thể trả lời thỏa đáng nên cuối cùng thiền sư ấy chấp nhận và nói với mình, tạm thời vẫn phải nghĩ rằng còn Ngã, nếu cứ nhìn như thế thì mọi thứ sẽ tồi tệ vô cùng, có những việc sư ấy nói không thể giải thích theo kiểu lý luận logic, mà chỉ có thể thực hành để hiểu, và câu trả lời này mới thật sự làm mình giải thoát ra khỏi mớ bòng bong trong suy nghĩ.

Mình không thể dùng vô ngã để giải thích cho đời sống hữu ngã, không thể mang chân nghĩa đế để giải thích thế giới hiện tượng, tương đối.

Vì có Ngã, nên con người mới muốn hành động tốt để đem lại kết quả tốt, vì còn nhận thức về Ngã, nên con người mới muốn giải thoát, khi không còn đối tượng và chủ thể thì không còn "ai" cũng không còn sự giải thoát nào nữa, có lẽ đó là Niết-bàn mà đức Phật đề cập chăng?

Đó là lý luận theo kiểu sách vở suông trong khi trải nghiệm tâm thức chưa đến nơi đến chốn thì sẽ bị rơi vào hư vô như mình đã từng, chẳng biết đời sống này để làm gì, làm tốt để làm gì. Rốt cuộc phải chấp nhận rằng hiện tại mình vẫn chưa có trải nghiệm đến mức có thể vứt bỏ cái tôi, nếu vứt bỏ cái tôi quá sớm thì không còn nơi nào để bám víu, giống như mình vẫn cần cái bọc để đi mua thức ăn, nhưng không nên vứt cái bọc trong khi thức ăn thì chưa mua được vì sẽ chẳng biết đựng vào đâu cả. Việc nhận biết có hay không có cái tôi, không phải chuyện đơn giản, kể cả bằng lý luận.

Mãi sau này mình mới ổn định lại tinh thần được. :beat_brick:
 
Last edited:
Bác thread cho e xin contact để nghe dạy bảo, em có skype, discord, zalo,whatsapp, pm e nhé
mình chỉ là thằng truyền tải nội dung này về thôi mà thím, ko dám có gì là dạy bảo. Bản thân mình cũng đang mong qua các cmt để học hỏi thêm đây.

-------

Thớt nếu tồn tại dài dài, mình chưa chắc sẽ chăm rep dc cmt của các thím nhé, nhưng chắc chắn mình sẽ đọc kĩ các cmt. Mình nghĩ nếu đọc mà chưa hiểu nhưng cứ cmt cho có thì cũng dở, ba xạo. Nãy giờ đọc cmt thím webtretrau mấy lần, nghĩ và hơi bị ngáo, ko biết rep sao. Nhưng quan trọng là mình có đọc kĩ, và cho rằng cmt thím cũng hữu ích với mình và những người nào quan tâm.

Rất mong dc đọc những cmt có tính xây dựng, đa chiều.
 
Mình không có khả năng lý luận để hầu chuyện cùng các thím. Chỉ tự đọc và tự hiểu. Đọc thêm một lần thì hiểu thêm một tầng nghĩa. Hóng thôi.
 
Về Richard Dawkins, theo mình biết ông là một nhà khoa học về Sự Sống và là một người vô thần tuyệt đối. Ông không tin vào sự tồn tại của Thượng Đế, của Thánh Thần và có thể, cả những hồn ma.
 
Câu hỏi mình viết có vẻ hơi lằng nhằng nhỉ, bàn luận trong nội dung bài viết này cùng mọi người mình xin đưa ra chút góc nhìn sau, mà mình thấy mỗi người nên mạnh dạn đóng góp góc nhìn, trao đổi cho xôm, vừa để nhiều người vào đọc luôn.

Ở góc nhìn chỉnh thể. Thì mình hiểu nôm na theo Kumar đó là mọi yếu tố trong xã hội đều liên quan chặt chẽ đến nhau.

Ví dụ trong đời sống thì một phạm nhân phạm tội đó không phải tội riêng của người đó mà là trách nhiệm chung của cả xã hội, như cái cây muốn khỏe mạnh nó cần nắng, gió, đất, thì con người cũng bị những yếu tố môi trường, giáo dục, xã hội xung quanh ảnh hưởng.

Trong Phật giáo có một hình ảnh có vẻ lquan đến nội dung này, đó là tấm lưới châu của vua trời Đế Thích.Trên cung điện của trời Đế thích có một tấm lưới mênh mông vô tận bao trùm hết khắp vũ trụ. Ở mỗi giao điểm, nơi hai đường lưới đan nhau, đều có một hạt trân châu sáng chói như một tấm gương. Mỗi hạt châu ấy phản chiếu những hạt trân châu khác, và luôn cả những hình ảnh nằm trong các hạt châu ấy. Vì vậy, khi nhìn vào một hạt châu ở bất cứ một điểm nào, ta cũng có thể thấy được tất cả những hạt châu khác ở khắp mọi nơi.

Thông qua thiên nhiên và xã hội, môi trường xung quanh, những người thầy, người bạn, đối tượng mà chúng ta thường xuyên tiếp xúc, chúng ta có thể thấy chính mình, và từ trong chính bản thân, chúng ta cũng là hiện thân của xã hội. Nhìn một cái cây, chúng ta có thể biết điều kiện sinh sống của nó thế nào, mảnh đất mà nó lớn lên.

Từ một con người, chúng ta cũng thấy cái "phi-người" để có cái nhìn tổng quát, biết vấn đề nằm ở đâu để khắc phục chứ không phải chỉ trừng phạt nếu người đó phạm lỗi.

Bản thân chúng ta, theo như mình hiểu một ý nào đó của Kumar, vạn vật vô ngã và liên kết với nhau chặt chẽ như một chỉnh thể không tách lìa, mỗi cái cây trong một khu rừng đều đóng vai trò quan trọng, và cả khu rừng cũng ảnh hưởng tới cái cây đó. Chúng ta không hiễn hữu một cách độc lập, vẻ đẹp của mỗi cá nhân góp phần xây dựng lên một xã hội tốt đẹp, nhưng một người lạc lối không phải do lỗi của riêng bản thân họ mà là trách nhiệm chung của cả cộng đồng, xã hội.

Từ một viên châu, chúng ta có thể thấy cả tấm lưới trời, từ một vỏ hạt dẻ nó cũng có thể chứa đựng cả vũ trụ. ( Vũ trụ trong vỏ hạt dẻ )
 
Back
Top