Trao học bổng 'Học không bao giờ cùng' tại miền Trung-Tây Nguyên

huy.dang

Senior Member
GD&TĐ - 250 đại biểu đến từ 16 tỉnh, thành khu vực miền Trung - Tây Nguyên, được trao học bổng 'Học không bao giờ cùng' của Hội Khuyến học Việt Nam.
Ông Nguyễn Xuân Phúc – nguyên Chủ tịch nước; bà Võ Thị Ánh Xuân – Phó Chủ tịch nước; bà Nguyễn Thị Doan - nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam trao học bổng cho các gương điển hình vượt khó, vươn lên học giỏi của các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên
Ông Nguyễn Xuân Phúc – nguyên Chủ tịch nước; bà Võ Thị Ánh Xuân – Phó Chủ tịch nước; bà Nguyễn Thị Doan - nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam trao học bổng cho các gương điển hình vượt khó, vươn lên học giỏi của các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên
Ngày 14/7, tại Đà Nẵng, Hội Khuyến học Việt Nam đã trao học bổng "Học không bao giờ cùng" lần thứ 3 cho 250 đại biểu đến từ 16 tỉnh, thành khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
Dự lễ trao học bổng, có ông Nguyễn Xuân Phúc, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam; bà Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Ban chấp hành TW Đảng, Phó Chủ tịch CHXHCN Việt Nam, bà Nguyễn Thị Doan, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam...
 Trao học bổng 'Học không bao giờ cùng' tại miền Trung-Tây Nguyên ảnh 1
Bà Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Ban chấp hành TW Đảng, Phó Chủ tịch CHXHCN Việt Nam phát biểu tại Lễ trao học bổng "Học không bao giờ cùng" lần thứ 3 khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
Trong số 250 đại biểu được xét chọn trao học bổng "Học không bao giờ cùng", có 165 em học sinh và 85 đại biểu người lớn.
Về độ tuổi, nhỏ tuổi nhất là các em học sinh học lớp 2 ở tỉnh Khánh Hòa, cao niên nhất có cụ 84 tuổi (sinh năm 1939), quê ở quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.
Trong 165 em học sinh có 20 em là học sinh tiểu học, 74 em là học sinh Trung học cơ sở, 71 em học sinh Trung học phổ thông.
Mỗi em học sinh được nhận học bổng hôm nay đều có đặc điểm chung là nỗ lực học tập để vươn lên, vượt qua hoàn cảnh khó khăn của gia đình, có trường hợp vượt qua ốm đau, bệnh tật.
Nguồn: https://giaoducthoidai.vn/trao-hoc-...ung-tai-mien-trung-tay-nguyen-post646725.html

Cơ quan chủ quản: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Số giấy phép 479/GP-BTTTT, cấp ngày 29/10/2020, ISSN 1859-2945.

Tổng Biên tập: Triệu Ngọc Lâm
 
“Học không bao giờ cùng”??? đọc title này khiến tôi muốn đi học lại :stick:
 
Không đặt được cái tên học bổng cho bớt tối nghĩa được à?
“Học không bao giờ cùng”??? đọc title này khiến tôi muốn đi học lại :stick:

"Cùng" là từ Hán Việt, có nghĩa là cuối, là hết, là sau chót. Ví dụ: "Cuối cùng" (cuối kết hợp với cùng để nhấn mạnh thêm tính chất cuối), hoặc "Cùng đinh" (mày là hạng cùng đinh ám chỉ mày là hạng người dưới đáy cuối cùng của xã hội, đinh nghĩa là nhân đinh là chỉ người), "Cùng khổ" (Người cùng khổ tức là người khổ sở quá rồi, hết mức rồi không còn ai khổ hơn), "Tận cùng" (đến cuối của một hành trình hoặc tính chất nào đó như là "nó đã đạt đến tận cùng của sự tàn ác"), vô cùng (không có điểm giới hạn cuối cùng, nghĩa là rất, cực kỳ, ví dụ: tôi vô cùng yêu nó nghĩa là tôi cực kỳ yêu nó đến nỗi không có điểm giới hạn của tình yêu đó).

Học không bao giờ hết, học không bao giờ có tận cùng, nghĩa là học mãi mãi...


Cứ 5 năm là lại có đứa thắc mắc
 
Đưa ví dụ rốt cuộc toàn từ ghép, có chữ nào “cùng” đứng một mình không
chữ cùng 1 mình là cuối còn gì :sexy_girl:
"Cùng lắm t chơi"

t thấy nó là 1 tính từ thì việc nó nằm trong 1 câu ntn là hợp lý mà.

"Chơi đến cùng"
 
chụp 2 cái hình thì hình nào cũng chỉ thấy mỗi chữ "CÙ" chứ không thấy chữ cùng
zhtgdqQ.gif
 
Đặt cái tên cũng éo ra hồn. Nản cán bụ vãi!

//Rồi học bổng bao nhiêu một suất? Đọc cả bài tràng giang đại hải mà cái thông tin quan trọng nhất thì giấu như mèo giấu shit:amazed:
 
Đặt cái tên cũng éo ra hồn. Nản cán bụ vãi!

//Rồi học bổng bao nhiêu một suất? Đọc cả bài tràng giang đại hải mà cái thông tin quan trọng nhất thì giấu như mèo giấu shit:amazed:
Luật điểm báo ko đc điểm hết. Để mem muốn đọc click vào nguồn.
 
Luật điểm báo ko đc điểm hết. Để mem muốn đọc click vào nguồn.
Đọc cả nguồn rồi, ý tôi là cái bài báo gốc ấy. Toàn văn vở là chính chứ giá trị học bổng dự là chả được bao nhiêu.
 
Back
Top