Trẻ 2 tháng tuổi chết nghi do sặc sữa, cha mẹ cần lưu ý gì?

Cryolite.

Senior Member
https://tuoitre.vn/tre-2-thang-tuoi-chet-nghi-do-sac-sua-cha-me-can-luu-y-gi-2023030911185286.htm

Theo các bác sĩ sặc sữa là một trong những tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt với trẻ dưới 2 tuổi.

Trẻ 2 tháng tuổi chết nghi do sặc sữa, cha mẹ cần lưu ý gì? - Ảnh 1.

Các biện pháp cấp cứu sặc sữa trẻ sơ sinh - Ảnh: BVCC

Trẻ sặc sữa là hiện tượng sữa trào vào đường thở khiến trẻ khó thở, tím tái có thể gây ngừng thở, nếu không sơ cứu kịp thời có thể gây ảnh hưởng tính mạng.

Mới đây khoa cấp cứu và chống độc, Bệnh viện Nhi trung ương thông tin vừa tiếp nhận bé gái 2 tháng tuổi nhập viện trong tình trạng tím tái, ngừng thở, ngừng tim trước khi đến viện.

Theo người thân, trẻ là con thứ 3 trong gia đình, đẻ non 32 tuần, cân nặng lúc sinh 1,1kg. Sau khi chào đời, trẻ được tầm soát sức khỏe tại bệnh viện, không phát hiện dấu hiệu bất thường, tăng cân phù hợp với lứa tuổi.

Sáng 21-2, trẻ được mẹ cho bú sữa bình 2 lần vào thời điểm 5h và 6h nhưng bú ít, trớ sữa, quấy khóc, bụng trướng. Khoảng 9h cùng ngày, trẻ được phát hiện tím tái, kích thích không có phản xạ, được gia đình đưa vào khoa cấp cứu và chống độc, Bệnh viện Nhi trung ương.

Bác sĩ Phạm Thị Thanh Tâm, phó trưởng khoa cấp cứu và chống độc bệnh viện, cho biết trẻ nhập viện trong tình trạng ngừng thở, ngừng tim, được cấp cứu ngừng tuần hoàn.

Các bác sĩ đặt nội khí quản thấy đọng ít sữa trong khoang miệng trẻ nhưng không thấy sữa trong đường thở.

Dịch dạ dày có nhiều sữa chưa được tiêu hóa (dù sau ăn 4 tiếng), kết quả chụp X-quang bụng trướng hơi, các quai ruột chứa dịch.

"Đây cũng có thể là kết quả sau ngừng tim, nhưng cũng có thể là một tình trạng viêm ruột từ trước đó làm cho em bé dễ bị sặc, dễ trớ hơn trẻ khỏe mạnh bình thường", bác sĩ Thanh Tâm cho biết.

Mặc dù được các bác sĩ nỗ lực cấp cứu nhưng cháu bé bị sặc sữa đã không qua khỏi.​

Theo bác sĩ Tâm, sặc sữa là một trong những tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt với trẻ dưới 2 tuổi. Đây là hiện tượng sữa trào vào đường thở khiến trẻ khó thở, tím tái có thể gây ngừng thở. Nếu không sơ cứu kịp thời có thể gây ảnh hưởng tính mạng cho trẻ.

Bác sĩ Tâm nêu rõ nguyên nhân gây sặc sữa ở trẻ: Trẻ bú, ăn không đúng tư thế; cho bú quá no; cho trẻ bú khi đang khóc, đang ho; sữa mẹ nhiều khiến trẻ nuốt không kịp; núm vú cao su có lỗ thông quá rộng khiến sữa chảy nhiều; trẻ sinh non tháng nên phản xạ bú - nuốt kém; trẻ bị dị tật bẩm sinh vùng hầu họng như sứt môi, hở hàm ếch…

Dấu hiệu nhận biết trẻ sặc sữa:

- Khi trẻ đang bú (hoặc sau bú) đột ngột ho sặc sụa, tím tái và lịm đi. Có thể thấy sữa trào qua mũi, miệng

- Đối với những trẻ đẻ non, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng, trẻ có dị tật vùng hàm mặt… phản xạ ho kém hơn.

Dấu hiệu sặc sữa ở những trẻ này diễn ra khá là yên tĩnh, chủ yếu là biểu hiện bằng triệu chứng tím tái, có thể thở nhanh, hoặc thở chậm, ngừng thở.

...
 
:beat_brick: thằng cu nhà lâu lâu nó nhai 1 miếng to tướng xong rướn cổ nuốt mình nhìn thấy cũng hốt vl :beat_brick::beat_brick::beat_brick:
 
Back
Top