Trong 10 tháng, hơn 21% ứng viên người Việt bị Úc từ chối cấp visa du học

MasterchiefsReborn

Senior Member

Nếu con số trên tiếp tục duy trì đến hết tháng 6 này thì 2023-2024 sẽ là năm tài chính đầu tiên Việt Nam chứng kiến tỷ lệ bị Úc từ chối cấp visa du học cao nhất sau 18 năm.

1719050681157.png

Tình hình cấp visa du học Úc cho người Việt trong gần 20 năm qua

Hình thức du học nào dễ bị từ chối?

Dữ liệu từ Bộ Nội vụ Úc mới công bố gần đây cho thấy, tính đến hết tháng 4.2024, Việt Nam có tổng cộng 20.511 hồ sơ xin visa du học nước này. Trong số đó, có 13.463 trường hợp được chấp nhận cấp visa du học, chiếm tỷ lệ 78,6%. Đồng nghĩa, 21,4% người Việt đã bị Úc từ chối cấp visa du học trong 10 tháng qua (năm tài chính Úc tính từ đầu tháng 7 năm trước đến hết tháng 6 năm sau - PV).

Mức từ chối này đáng chú ý khi trong 5 năm gần đây, tỷ lệ được chấp nhận cấp visa du học luôn dao động ở mức 91,6-99,7%. Trong 18 năm qua, con số này cũng được duy trì trên 86%, chỉ duy nhất năm tài chính 2009-2010 là ở mức 78,7%, hơn 0,1% so với tỷ lệ hiện tại. Một điểm nổi bật khác là số lượng hồ sơ xin visa du học hiện đã cao hơn năm trước 1.774 đơn, dù năm tài chính 2023-2024 vẫn còn 2 tháng nữa mới khép lại.

Trong số các hình thức du học, giáo dục ĐH là lĩnh vực ghi nhận tỷ lệ được cấp visa du học cao thứ 2 với 90,7%, xếp sau hình thức đứng đầu là du học theo diện được Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc hoặc Bộ Quốc phòng Úc đài thọ (với tỷ lệ 100%). Trong khi đó, giáo dục và đào tạo nghề cùng khóa học tiếng Anh độc lập (không do trường ĐH mở lớp) là 2 lĩnh vực Việt Nam xếp chót bảng về tỷ lệ chấp nhận, lần lượt là 53,2% và 51,6%.

Nhìn chung, xu hướng tại Việt Nam cũng tương tự trên thế giới. Trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng cộng 97.942 visa du học Úc được cấp cho sinh viên quốc tế, giảm 38,1% so với cùng kỳ năm 2023 (158.255 visa du học). Trong số đó, 2 lĩnh vực đứng cuối vẫn là du học nghề và du học tiếng Anh, với tỷ lệ nhận visa du học là 50,1% và 75,9%, chỉ cao hơn Việt Nam đáng kể ở hình thức du học tiếng Anh (ở mức 24,3%).

Kết quả của loạt động thái "mạnh tay"

Chuyên trang về giáo dục quốc tế ICEF Moniter bình luận, tỷ lệ từ chối cấp visa du học cao kỷ lục phản ánh tác động thực tế sau khi Úc ban hành chiến lược nhập cư mới vào cuối năm 2023, và sau đó là hàng loạt động thái nhằm cắt giảm số lượng sinh viên quốc tế mà nước này cho là không chân chính như tăng yêu cầu chứng minh tài chính và tiếng Anh, ngăn chặn sinh viên quốc tế trong nước chuyển đổi giữa các loại visa...

1719050686509.png

Vào đầu tháng 5, Úc tăng yêu cầu chứng minh tài chính khoảng 21%, từ 24.505 AUD lên 29.710 AUD

Chưa kể, dự kiến vào tháng 1.2025, Úc sẽ đặt ra chỉ tiêu tối đa về số du học sinh mà các cơ sở giáo dục được phép tuyển mới ở bậc cử nhân và đào tạo nghề. Trường nào muốn tuyển nhiều hơn quy định phải xây thêm chỗ ở cho sinh viên quốc tế và bản địa. Đây là một trong các điều khoản mới khi Úc thông báo sửa đổi đạo luật Dịch vụ giáo dục cho sinh viên quốc tế (ESOS) trong thời gian tới.

Trước đó, vào cuối tháng 5, Bộ Nội vụ Úc thông báo giới hạn độ tuổi tối đa được xin visa làm việc sau tốt nghiệp (từ 50 xuống 35) với một số bậc học, đồng thời giảm thời gian ở lại làm việc với một số bằng cấp nhất định. Tất cả có hiệu lực từ ngày 1.7 tới. Chưa kể, hồi cuối tháng 3, cơ quan này còn thay thế đơn xin du học bằng một bài thi dành cho sinh viên chân chính.

Những động thái trên khiến Úc ngày càng kém hấp dẫn với du học sinh. Bởi, nhiều khảo sát thời gian qua cho thấy các quốc gia Úc, Anh, Canada không còn là lựa chọn hàng đầu với du học sinh do các thay đổi trong chính sách giáo dục quốc tế về thị thực, quyền làm việc. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia và chính phủ Úc, các quy định mới đưa ra nhằm bảo vệ sinh viên quốc tế tốt hơn trong bối cảnh hiện nay.

"Giáo dục quốc tế đã đóng góp 48 tỉ AUD cho nền kinh tế vào năm ngoái, chiếm hơn một nửa tăng trưởng kinh tế của Úc. Chưa kể, hàng thập kỷ làm việc cẩn thận, có chiến lược của các trường ĐH và chính phủ khiến Úc phát triển thành nhà cung cấp giáo dục quốc tế hàng đầu. Chúng ta không thể để công sức này bị lãng phí và sự ổn định là thiết yếu", ông Luke Sheehy, Giám đốc điều hành Universities Australia, nhận định.

.................
 
Úc lợn từ chối thì ta đi Mã ngựa
WB0SFDH.gif


 
Đợt này đấu đá chính trị, nên DHS bị dính miểng. Housing crisis chả dính dáng gì tới DHS cả , vì DHS làm chó gì thuê dc nhà riêng toàn thuê phòng trọ. Nhưng các ông ấy chọn 1 vật để đổ lỗi thôi.
Năm sau các trường thất thu, lobby thì họ lại dễ dàng thôi, như cái hồi yêu cầu IELTS 7.0 mới đủ điểm xin vô PR, DHS không qua học nữa, được 1 năm đổi luật luôn.
 
Đợt này đấu đá chính trị, nên DHS bị dính miểng. Housing crisis chả dính dáng gì tới DHS cả , vì DHS làm chó gì thuê dc nhà riêng toàn thuê phòng trọ. Nhưng các ông ấy chọn 1 vật để đổ lỗi thôi.
Năm sau các trường thất thu, lobby thì họ lại dễ dàng thôi, như cái hồi yêu cầu IELTS 7.0 mới đủ điểm xin vô PR, DHS không qua học nữa, được 1 năm đổi luật luôn.

Đám bị từ chối visa chủ yếu là đám đăng ký học trường loại 2,3. Chứ dc trường loại 1 chấp nhận vào học hiếm khi rớt lắm.

-Úc chỉ dc cái tiếng Anh chứ nền giáo dục của nó bình thường, ai khen chứ t thấy bình thường. Nếu so với Hàn, Nhật thì Úc ko có vé so về khối kỹ thuật. Học kiếm vé định cư thì ok chứ học để đi làm thì quá đắt so với chất lượng. Mấy ngành thế mạnh của Úc là công nghệ sinh học, nông nghiệp.
 
Nhà mình cũng vừa bị từ chối visa du lịch, chả hiểu vì 2 ông bà lịch sử qua úc 10 lần rồi năm nào cũng đi 1-2 lần mà giờ lần đầu tiên bị từ chối :(
Bạn thử tìm hiểu xem lý do là gì ? Đợt này trượt nhiều là do chủ quan ko dịch tài liệu nộp sang tiếng Anh

via theNEXTvoz for iPhone
 
Nhà mình cũng vừa bị từ chối visa du lịch, chả hiểu vì 2 ông bà lịch sử qua úc 10 lần rồi năm nào cũng đi 1-2 lần mà giờ lần đầu tiên bị từ chối :(
hết tiền thì nó cứ chối mà thu tiền lại thôi chứ sao. quota đánh rớt có cả, thích là rớt, có tiền mà nên tội gì không đánh rớt. khác gì thằng canada đâu. dhs nhận học bổng toàn phần chính phủ còn đánh rớt visa thì anh hiểu rồi chứ :))

via theNEXTvoz for iPhone
 
Thấy làm người Việt khổ vl. Đi éo đâu cũng bị soi mói. Toàn khôn lỏi ăn đc 1 đồng kéo chết 100 đồng bào.
cách đây 6-7 năm, mỗi lần quá cảnh ở Nhật là lại bị lôi vào kiểm tra ngẫu nhiên cơ(kiểm tra hành lý xách tay trước giờ ra máy bay). Tôi thì ko có tiền mua đồ duty free, lần nào quá cảnh ở đó cũng chỉ 1 balo có cái laptop, bảo ngẫu nhiên mà lần nào đi qua cũng bị kiểm tra thêm. Ko biết do hộ chiếu hay do tôi ăn mặc phèn nữa
 
cách đây 6-7 năm, mỗi lần quá cảnh ở Nhật là lại bị lôi vào kiểm tra ngẫu nhiên cơ(kiểm tra hành lý xách tay trước giờ ra máy bay). Tôi thì ko có tiền mua đồ duty free, lần nào quá cảnh ở đó cũng chỉ 1 balo có cái laptop, bảo ngẫu nhiên mà lần nào đi qua cũng bị kiểm tra thêm. Ko biết do hộ chiếu hay do tôi ăn mặc phèn nữa
Bây giờ anh qua các nước châu âu cũng thế. Ko khác gì mấy năm trước a ở nhật. Có sang chảnh nó cũng lôi a vào hỏi, cay nhất là bị hỏi cùng với cả đám ấn độ với bọn đen đen, ngồi chờ lần lượt hỏi.
 
Tin này uy tín ko thím. Mình người Sài Gòn nói giọng miền nam. Bữa nào nộp đơn xin visa qua đó đấm nhau với kangaroo chơi.
Cty tôi mới cho đi úc về
Tỷ lệ tạch team miền bắc chiếm 80-90% số người rớt visa
117 người rớt, xin lại lần 2 thì đc 9 người đậu
Điều thú vị là trong 117 người đó thì cỡ 9x người là miền bắc và trung địa
Cty lo toàn bộ chi phí ăn ở đi lại, khoảng 5-6k $ úc cho mỗi người mà vẫn tạch. Đồng nghiệp nên nói hồ sơ công việc same same nhau
 
Đợt này đấu đá chính trị, nên DHS bị dính miểng. Housing crisis chả dính dáng gì tới DHS cả , vì DHS làm chó gì thuê dc nhà riêng toàn thuê phòng trọ. Nhưng các ông ấy chọn 1 vật để đổ lỗi thôi.
Năm sau các trường thất thu, lobby thì họ lại dễ dàng thôi, như cái hồi yêu cầu IELTS 7.0 mới đủ điểm xin vô PR, DHS không qua học nữa, được 1 năm đổi luật luôn.
TQ mua nhiều lắm đấy, nhà giàu có tiền mua nhà cho con vừa học vừa có nhà để ở cũng ko hiếm. Lại lắm đầu cơ, VN cũng y vậy. Trước lên nhắm căn nhỏ nhỏ tầm 500k ở Tas đầu tư cho du học sinh thuê lại, vừa mới mở là có TQ nó vào hốt liền lẹ. Nói chung dân châu Á tâm lý khác dân Tây. Mỗi nhà khá giả có 1 căn trả góp còn lại vài căn đầu cơ cho thuê tự nuôi là chuyện bt. Mà do cái khả năng xây nhà mới chậm như rùa của Úc mà ko có chính sách tháo gỡ thì Housing Crisis là chuyện hiển nhiên, lãi suất có cao thì giá nhà vẫn cứ tăng. Người có nhu cầu thuê, người mua vẫn phải xếp hàng.
 
Back
Top