Trung Quốc lo ngại Nhật Bản hạn chế xuất khẩu chất cản quang

GloryJack

Senior Member

Tokyo vẫn chưa đưa ra quyết định về việc hạn chế bán chất cản quang cho Trung Quốc nhưng một số nhà đầu tư đã sẵn sàng cho vấn đề này.​


 Ảnh: SCMP

Ảnh: SCMP

Các chuyên gia cho biết, sự phụ thuộc của Trung Quốc vào Nhật Bản đối với một loại hóa chất đặc biệt được sử dụng để sản xuất chip đang dấy lên một hồi chuông cảnh báo cho Bắc Kinh khi Tokyo cân nhắc phản ứng với các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ đối với ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc.

Các nhà đầu tư Trung Quốc đã đua nhau mua các công ty có khả năng hoặc có tiềm năng sản xuất chất cản quang có thể thay thế cho các sản phẩm của Nhật Bản, mặc dù chưa có thông báo chính thức nào về quốc gia này sẽ việc hạn chế bán chất cản quang cho Trung Quốc.

Chất cản quang là vật liệu nhạy sáng được sử dụng trong một số quy trình, chẳng hạn như quang khắc, để tạo thành lớp phủ có hoa văn trên bề mặt chip.

Jiangsu Nata Optoelectronic Material Co, công ty phát triển một loại chất cản quang, tăng 13% lên 34,31 nhân dân tệ mỗi cổ phiếu, trong khi Crystal Clear Electronic Material Co, công ty sản xuất vật liệu siêu tinh khiết cho Semiconductor Manufacturing International Corp, đã tăng 7,3% lên 17,71 nhân dân tệ.

Công ty Công nghệ Cảm quang Rongda Thâm Quyến và Công ty Công nghiệp Tongyi Thâm Quyến, cả hai đều chuyên về hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất chip, đều tăng 20% giá trị chỉ trong vài ngày qua.

Mặc dù Trung Quốc đã đạt được tiến bộ trong việc sản xuất chất cản quang, nhưng nước này vẫn phụ thuộc vào hàng nhập khẩu, chủ yếu từ Nhật Bản, để sản xuất các sản phẩm tiên tiến, theo một nhà đầu tư ngành công nghiệp chip, người từ chối nêu tên do tính nhạy cảm của chủ đề này.

“Các nhà sản xuất trong nước có thể tạo ra chất cản quang cho các con chip cũ, nhưng chất cản quang cao cấp vẫn rất khó để sản xuất trong nước”, nhà đầu tư cho biết. Ông nói thêm rằng các nhà sản xuất chất cản quang của Trung Quốc, không được tiếp cận với công nghệ tiên tiến, buộc phải tham gia đầu tư vào những lĩnh vực có sự cạnh tranh khốc liệt.

Doanh số bán chất cản quang ở Trung Quốc lên tới 8,74 tỉ nhân dân tệ (1,12 tỉ USD) vào năm 2020, chiếm khoảng 1/7 tổng doanh số toàn cầu, nhưng việc cung cấp chất cản quang bán dẫn cao cấp KrF/ArF vẫn do các doanh nghiệp Nhật Bản và Hoa Kỳ chi phối, theo một báo cáo năm 2020 được phát hành bởi viện ResearchInChina.

Báo cáo cho biết bốn công ty Nhật Bản – JSR, Tokyo Ohka Kogyo, Shin-Etsu Chemical và Fujifilm Electronic Materials – chiếm 3/4 thị trường toàn cầu về các chất cản quang cao cấp và gần như độc quyền về chất cản quang cực tím (EUV).

Báo cáo nêu rõ: “Mặc dù một số doanh nghiệp trong nước đã đạt được sản xuất hàng loạt được một vài chất cản quang KrF, nhưng thị phần của họ rất hạn chế”.

Theo một báo cáo vào tháng 11 của công ty môi giới Zheshang Securities, tỷ lệ nguồn cung địa phương đối với các chất cản quang cấp cũ, chẳng hạn như G-line và I-line, là khoảng 30%. Tuy nhiên, tỷ lệ giảm xuống 10% đối với chất quang dẫn KrF và dưới 2% đối với chất quang dẫn sử dụng Arf và EUV cấp cao.

Nhật Bản và Hà Lan đã đồng ý tham gia cùng Hoa Kỳ trong việc hạn chế các thiết bị và vật liệu chip tiên tiến cho Trung Quốc. Mặc dù Nhật Bản vẫn chưa đưa ra quyết định chính thức về chất cản quang, nhưng quốc gia này cũng đã từng nhiều lần chặn xuất khẩu hóa chất trong quá khứ.

Vào tháng 7 năm 2019, chính phủ Nhật Bản đã quyết định loại bỏ Hàn Quốc khỏi danh sách các quốc gia được miễn kiểm soát xuất khẩu đối với một số sản phẩm. Các doanh nghiệp Nhật Bản đã phải xin giấy phép xuất khẩu cho hydro florua, chất cản quang và polyimide flo hóa. Điều này đã giáng một đòn nặng nề vào ngành công nghiệp bán dẫn của Hàn Quốc vào thời điểm đó..

Các thông số của vật liệu cản quang tương ứng với các bước sóng khác nhau của nguồn sáng được sử dụng trong các hệ thống in thạch bản, từ 365 nanomet đối với dòng cấp thấp hơn, đến 13,5 nm được sử dụng trong hầu hết các hệ thống EUV tiên tiến.

Cho đến nay, rất ít công ty Trung Quốc có thể sản xuất hàng loạt chất cản quang ArF và EUV. Beijing Kempur Microelectronics và Xuzhou B&C Chemical Co có khả năng sản xuất hàng loạt chất cản quang KrF. Vào cuối năm 2020, Jiangsu Nata Opto thông báo rằng họ đã “phát triển độc lập” một chất cản quang ArF, nhưng công ty vẫn đang gặp khó khăn trong việc sản xuất hàng loạt hóa chất này.

https://viettimes.vn/trung-quoc-lo-ngai-nhat-ban-han-che-xuat-khau-chat-can-quang-post164865.html
 
Ngoài nhật ra còn thằng nào làm mảng này ko nhỉ
theo tôi nhớ cái giai đoạn này thì thằng nhật đang đứng đầu luôn
tưởng tượng: tấm thạch là tảng băng, anh đặt 1 tấm màu đen (chất cản quang hấp thụ ánh sáng mạnh hơn) lên để ngoài trời, thì băng nơi tấm đen nó tan lõm xuống nhanh hơn
quang khắc cũng thế
Vật liệu để tản nhiệt trong quá trình quang khắc, rồi vật liệu để làm nguội sau khi quang khắc, vật liệu để "rửa" sạch "bụi" sau khi quang khắc, thèn nhật đều trùm
 
zFNuZTA.png
thằng TQ chắc còn mỗi cái bán dẫn này là chưa có, bị mấy thằng tư bẩn ép không cho chơi cùng
 
Nhật bá vậy mà vẫn bị tụi vozer chửi là cùi bắp, bị Hèn quốc bóp mũi đè đầu cưỡi cổ cái 1, Hèn quốc cấm vận cái là Nhật ăn bobo
 
Cuốc sư hàn xẻng sô lích vào tư vấn cho trung quốc nào

Gửi từ Vsmart Joy 4 bằng vozFApp
 
Ngoài nhật ra còn thằng nào làm mảng này ko nhỉ
Còn Hàn Quốc nữa, chất lượng còn tốt hơn cả Lùn.
JEWoIdl.png
Từ hồi Lùn ra vẻ cấm vận thì Hàn đã tự chủ dc chất cản quang này rồi.

Quan hệ với Hàn đang tốt nên chắc Tàu sẽ nhập khẩu từ Hàn thôi.
Q8sGcLO.png
 
giờ Tàu nô ở các nước chỉ có cách ăn trộm các tài liệu và bí mật công nghệ bán dẫn, v.v. đem về cẩu quốc, các nước phải cực kì cảnh giác đám này. Giặc ở sau lưng nhà ngươi đó :rolleyes:

Gửi từ Samsung SM-F926U bằng vozFApp
 
Back
Top