Trung Quốc : Thần đồng Toán suýt trượt đại học, rời quê hương sang Mỹ làm giáo sư đầu ngành

GloryJack

Senior Member

Dành trọn thời gian cho môn Toán, bỏ bê các môn học khác, thiên tài Toán học Từ Thần Dương (Trung Quốc) không thể thi đỗ vào các trường đại học hàng đầu.​

Từ Thần Dương sinh năm 1981, trong gia đình trí thức ở thành phố Trùng Khánh (Trung Quốc). Lên 3 tuổi, cậu bé Dương khi ấy đã bộc lộ sự nhạy cảm với các con số. Vốn là giáo viên lâu năm, cha của Thần Dương nhận ra năng khiếu Toán học của con và bắt đầu áp dụng các phương pháp giáo dục bài bản.
Dưới sự dạy dỗ của cha mẹ, Thần Dương nhanh chóng có thể thông thạo các phép tính cộng, trừ, nhân, chia cơ bản khi mới 4 tuổi, trở thành thần đồng trong mắt mọi người.
Giáo sư Toán học Từ Thần Dương. (Ảnh: Sohu)

Giáo sư Toán học Từ Thần Dương. (Ảnh: Sohu)
Thiên tài Toán học

Vào tiểu học, Thần Dương thể hiện khoảng cách rõ rệt với bạn bè cùng trang lứa khi nắm vững toàn bộ kiến thức môn Toán và thành tích luôn đứng đầu.
Năm 1993, Thần Dương được nhận vào THCS Thụ Đức - trường trọng điểm ở tỉnh Tứ Xuyên. Trong thời gian học THCS, trường đã tạo cơ hội cho cậu học tập chuyên sâu, giúp tài năng ngày càng tiến bộ hơn trong môn Toán.
Trong khi những học sinh khác đang vò đầu bứt tai trước những kiến thức Toán học trong sách thì Thần Dương đã cảm thấy kiến thức đó quá đơn giản. Ngay cả giáo viên trong trường cũng không khỏi "than thở" về tư duy Toán học xuất sắc của cậu học trò.
Với tài năng và sự chăm chỉ, Thần Dương giành được nhiều thành tích xuất sắc trong môn Toán, được chọn vào đội tuyển tỉnh Tứ Xuyên tham gia Olympic Toán học toàn quốc. Cậu học sinh ấy giành chiến thắng chung cuộc.
Thế nhưng thiên tài Toán học này suýt chút nữa không thể bước chân vào cánh cổng đại học vì giành toàn bộ thời gian vào môn Toán mà bỏ bê các môn học khác.
Rất may trong cuộc thi Toán quốc gia năm đó, Thần Dương gây ấn tượng mạnh với giáo sư Điền Cương của Đại học Bắc Kinh - một trong hai trường đại học hàng đầu Trung Quốc. Không muốn lãng phí tài năng, giáo sư Điền Cương xin được đích thân tiến cử Thần Dương với hội đồng tuyển sinh của trường. Bằng cách này, Thần Dương có tấm vé "bay thẳng" đến khoa Toán của Đại học Bắc Kinh.
Không phụ sự tin tưởng của người thầy, Thần Dương sau khi lên đại học không ngừng nỗ lực học tập và nghiên cứu Toán học. Cậu dành gần như cả ngày để ôm đủ loại sách Toán ở thư viện.
Cũng nhờ tài năng và nỗ lực không ngừng nghỉ đó, Thần Dương hoàn thành chương trình đại học tại Đại học Bắc Kinh chỉ trong ba năm. Cậu tiếp tục chương trình sau đại học ở trường và lấy bằng thạc sĩ khi mới 23 mới tuổi.
Thành tích của Thần Dương các giáo sư trong trường công nhận. Tất cả đều nhìn nhận Thần Dương vẫn còn rất nhiều tiềm năng nên khuyến khích cậu ra nước ngoài để tiếp tục học tập.
Được sự động viên của thầy cô cùng những cố gắng không ngừng nghỉ, cuối cùng cậu cũng giành được học bổng tiến sĩ tại Đại học Princeton của Mỹ.
Đại học Princeton được mệnh danh là trung tâm Toán học toàn cầu, nơi hội tụ những thiên tài Toán học thế giới. Điều này tạo ra bước đột phá lớn trong nghiên cứu học thuật của Thần Dương, đặc biệt là trong lĩnh vực Đại số.
Năm 2008, Thần Dương nhận bằng tiến sĩ Toán học tại Đại học Princeton. Dù vậy, cậu vẫn thấy bản thân còn quá nhỏ bé trước kiến thức, nên tiếp tục theo học chương trình sau tiến sĩ tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) để nghiên cứu thêm về Hình học đại số.
Trong thời gian này, Thần Dương đã xuất bản nhiều bài báo chất lượng về nghiên cứu Toán học gây chấn động giới học thuật.
Thần Dương xuất bản nhiều bài báo chất lượng về nghiên cứu Toán học gây chấn động giới học thuật.

Thần Dương xuất bản nhiều bài báo chất lượng về nghiên cứu Toán học gây chấn động giới học thuật.
Về nước rồi lại rời quê hương
Năm 2012, đứng trước lựa chọn ở lại Mỹ làm việc hay về Trung Quốc cống hiến, Thần Dương nhận được bức thư từ giáo sư Điền Cương. Trong thư, giáo sư Điền bày tỏ mong muốn mời người học trò cũ quay lại Đại học Bắc Kinh tham gia công tác giảng dạy. Để báo đáp công ơn người thầy, Thần Dương về nước.
Về Trung Quốc, Thần Dương nhận thấy hệ thống chương trình giảng dạy còn thiếu sót, nên anh tự mình sắp xếp lại. Anh được Đại học Bắc Kinh vinh danh là giáo sư xuất sắc vào năm 2013, khi mới 32 tuổi.
Vị giáo sư trẻ này cũng giành được nhiều giải thưởng như Giải thưởng Khoa học và Công nghệ Thanh niên, Giải thưởng Nhà khoa học Trẻ, Khoa học và Công nghệ Thanh niên Trung Quốc.
Năm 2017, anh vinh dự là giáo sư trẻ duy nhất tại Trung Quốc nhận được giải thưởng Henri Poincaré được tài trợ bởi Quỹ Daniel Iagolnitzer trị giá 1 triệu USD (24 tỷ đồng). Cũng trong năm này, anh thành công gia nhập Viện Poincaré, nơi mà nhiều nhà nghiên cứu Toán học có thể cả đời không đủ điều kiện gia nhập.
Ngay khi người Trung Quốc đang tự hào khi có một thiên tài dẫn dắt nền Toán học đất nước lên tầm cao mới thì Thần Dương lại bất ngờ quyết định quay lại Mỹ. Anh chọn làm giáo sư toàn thời gian tại khoa Toán học của Viện Công nghệ Masson. Quyết định này khiến nhiều người khó hiểu, Thần Dương có thời điểm trở thành mục tiêu chỉ trích của dư luận.

 
Giành giải quốc gia thì phải được tuyển thẳng Đại Học chứ nhỉ
EsaBTEe.png


Với tài năng và sự chăm chỉ, Thần Dương giành được nhiều thành tích xuất sắc trong môn Toán, được chọn vào đội tuyển tỉnh Tứ Xuyên tham gia Olympic Toán học toàn quốc. Cậu học sinh ấy giành chiến thắng chung cuộc.

Thế nhưng thiên tài Toán học này suýt chút nữa không thể bước chân vào cánh cổng đại học vì giành toàn bộ thời gian vào môn Toán mà bỏ bê các môn học khác.
 
Tầm chục năm nữa lại mang 1 đống thành tựu nghiên cứu tuyệt mật về Trung Quốc :shame:
 
Tầm chục năm nữa lại mang 1 đống thành tựu nghiên cứu tuyệt mật về Trung Quốc :shame:
Có 2 mặt vấn đề, nếu tiếp cận được thông tin cần thiết thì phía TQ sẽ cho người dụ dỗ, không nghe lời nó đe doạ và thẳng tay trừ khử chứ không phải cứ gốc Hoa là họ sẽ tự chờ cơ hội phản bội đâu.
Hồi lâu có mấy nhà nghiên cứu gốc Hoa bị đồng hương bắn chet rồi, đều không có động cơ gì đặc biệt.
 
Mấy thằng tinh hoa gốc tàu tính ra khổ vl. Nhập tịch Mỹ thì phải xem thái độ của tàu. Nhập tịch được rồi thì cũng bị NSA soi từng tí. Còn nếu tàu chủ động đặt vấn đề trước thì cũng ko thể từ chối, “gia đình anh đang trong tay chúng tôi” :(
 
Làm qặc gì có chú Khựa nào được Poncare Aware 2017 (năm đó còn không trao giải). Người dính Tàu tí ti là 2000 (Taiwanese/Harvard)
 
Đọc giọng văn là biết thằng lều báo không biết gì về academic nói chung và toán nói riêng, chưa kiểm chứng nhưng tin báo dạng này có thể xếp vào loại lá cải.
 
List giải Poncare, tên thằng này ở đâu ấy nhỉ :doubt:Còn Viện Poncare là nơi giao lưu khoa học, theo wiki thì nó đón 11.000 người mỗi năm mà báo chém vl
Năm 2017, anh vinh dự là giáo sư trẻ duy nhất tại Trung Quốc nhận được giải thưởng Henri Poincaré được tài trợ bởi Quỹ Daniel Iagolnitzer trị giá 1 triệu USD (24 tỷ đồng). Cũng trong năm này, anh thành công gia nhập Viện Poincaré, nơi mà nhiều nhà nghiên cứu Toán học có thể cả đời không đủ điều kiện gia nhập.
1710887743863.png
 
Last edited:
Back
Top