Truyện tranh giải trí cũng giống kẹo, ăn nhiều không tốt cho sức khỏe

Misuzulu Zulu

Senior Member
Để tâm hồn luôn phong phú và lành mạnh, chúng ta nên đọc xen kẽ các thể loại sách khác nhau, theo diễn giả, dịch giả Nguyễn Quốc Vương.

Ngày 21/5, Trường Tiểu học Jean Piaget tổ chức sự kiện Tiệc sách mùa hạ nằm trong chuỗi hoạt động thường niên với các hoạt động giao lưu, trao đổi sách và trò chuyện cùng diễn giả, dịch giả Nguyễn Quốc Vương về vai trò của văn hóa đọc.

Với mong muốn gieo niềm vui đọc sách cho học sinh, sự kiện Tiệc sách mùa hạ đã thu hút được sự tham gia của hơn 400 học sinh, phụ huynh và các thầy cô giáo.

Cô giáo Phạm Thị Trang Nhung bày tỏ: “Chúng tôi quan niệm rằng đọc sách không chỉ là câu chuyện của học sinh mà của cả cộng đồng. Nhờ những sự kiện như Tiệc sách mùa hạ, không chỉ các em mà cả các bậc phụ huynh cũng thể hiện sự hứng thú với việc đọc nếu như họ có một không gian chuyên tâm và tìm được những cuốn sách phù hợp”.

Tại buổi talkshow mang chủ đề Mở sách, mở thế giới, diễn giả Nguyễn Quốc Vương chia sẻ với các học sinh về văn hóa đọc giữa bối cảnh thời đại số, vai trò của việc đọc trong cuộc sống hiện tại và khi bước ra thế giới. Đồng thời, anh cũng lắng nghe ý kiến của các em và hướng dẫn những phương pháp đọc sách hiệu quả.
 
IMG_7268.jpeg


Có cái để đổ lỗi thôi mà.
 
coi Great Teacher Onizuka, Doraemon chắc khả năng hoàn thiện con người tốt hơn bộ sách đạo đức - giáo dục công dân 12 năm của bộ dục.
Vấn đề không phải là coi cái gì, mà làm sao để hiểu mặt tốt, mặt xấu trong từng tác phẩm. Cái này cần khả năng phân tích của thầy cô, cha mẹ. Mà cái này ở Việt Nam chắc 80% không có. nền giáo dục 1 chiều và trắng - đen.
 
coi Great Teacher Onizuka, Doraemon chắc khả năng hoàn thiện con người tốt hơn bộ sách đạo đức - giáo dục công dân 12 năm của bộ dục.
Vấn đề không phải là coi cái gì, mà làm sao để hiểu mặt tốt, mặt xấu trong từng tác phẩm. Cái này cần khả năng phân tích của thầy cô, cha mẹ. Mà cái này ở Việt Nam chắc 80% không có. nền giáo dục 1 chiều và trắng - đen.
Bài báo nó cũng có phủ nhận chuyện đấy đâu, nhưng cả ngày cứ cắm đầu vào đọc Doraemon, GTO, Naruto v.v.v. mà không chịu học hành thì có hại rất lớn đấy.
 
Đọc sách tiểu thuyết là tốt nhưng cũng có những đầu manga giáo dục cũng rất tốt, có những bộ còn truyền cảm hứng thể thao như tsubasa, slam dunk để nhiều người luyện tập theo kìa.
 
Bài báo nó cũng có phủ nhận chuyện đấy đâu, nhưng cả ngày cứ cắm đầu vào đọc Doraemon, GTO, Naruto v.v.v. mà không chịu học hành thì có hại rất lớn đấy.
Cái gì tốt nhưng quá nhiều cũng thành hại, uống nước nhiều quá còn bị ngộ độc chết thận nữa mà
 
Cái gì tốt nhưng quá nhiều cũng thành hại, uống nước nhiều quá còn bị ngộ độc chết thận nữa mà
Vấn đề là bác uống nước đến mức ngộ độc thận thì rất khó, nhưng đọc truyện nhiều bỏ bê học hành thì rất dễ.
 
Vẫn nể mấy thằng đọc tiên hiệp với mấy cái thể loại webtoon sóc lọ main bá, tôi đi làm thấy nhiều thằng đọc thể loại này không biết chán, cứ thấy dán mắt vào cái điện thoại, mình cũng thử mà đúng chịu với mấy cái thể loại văn chương rác tăng dopamine rẻ tiền này. Để mấy đứa con nít thích đọc mấy cái thể loại như vậy thì chết
 
Last edited:
Cái đéo gì quá chả ko tốt
Nói thẳng, nếu các cháu mà học hành giỏi giang chăm chỉ, thỉnh thoảng mới mang manga ra đọc để giải trí thì tôi tin là chẳng bậc phụ huynh nào ý kiến ý cò gì.
Nhưng đáng tiếc là phần lớn các cháu toàn lạm dụng, đọc truyện chơi game quên luôn học hành nên mới tạo ác cảm.
 
Đọc sách tiểu thuyết là tốt nhưng cũng có những đầu manga giáo dục cũng rất tốt, có những bộ còn truyền cảm hứng thể thao như tsubasa, slam dunk để nhiều người luyện tập theo kìa.
Vừa đọc xong bộ Ao ashi mà muốn vác luôn quả bóng ra sân đá quá, Truyện hay và truyền cảm hứng thực sự, lâu rồi mới đọc được bộ truyện tranh thể thao hay vậy. recommend cho bác nào chưa đọc.
 
Nói thẳng, nếu các cháu mà học hành giỏi giang chăm chỉ, thỉnh thoảng mới mang manga ra đọc để giải trí thì tôi tin là chẳng bậc phụ huynh nào ý kiến ý cò gì.
Nhưng đáng tiếc là phần lớn các cháu toàn lạm dụng, đọc truyện chơi game quên luôn học hành nên mới tạo ác cảm.

Ko phải tự nhiên mà người ta phân ra tuổi vị thành niên để nâng cao trách nhiệm người lớn trong việc dạy dỗ, con trẻ hư là do gia đình, nhà trường, xã hội, đéo dạy đc con rồi đổ tại "do chúng mày"
 
Back
Top