Truyện tranh thời 1990 là một đống đạo lý, tại sao người ta lại chê bai truyện tranh.?

Trương Hải Doãn

Senior Member
1679643923218.png

Truyện tranh vào những năm này, có thể có nhiều bạn còn chưa sinh ra, nhưng đây là những năm mà truyện tranh phát triển mạnh, bất chấp sự hạn chế về công nghệ, công cụ, kỹ thuật, cũng như trình độ vẽ, các bộ truyện cũng được in ấn, chuyển phát xuyên lục địa để rồi tới tay các chủ....sạp truyện, đa phần thiếu niên tới sạp này thuê về đọc, hoặc ngồi tại chỗ, ít có ai đủ tiền mua truyện về đọc. Và ai từng đọc truyện vào những năm này chắc hẳn cũng biết. Đa số phụ huynh hay cấm, cản, nói đúng ra thời đó làm cái gì cũng cấm, nhưng cấm nhiều nhất có lẽ là Chơi ĐIện Tử, và Đọc Truyện, còn những môn khác ít cấm hơn.


Nói về truyện tranh thì xét nội dung, truyện 7 Ngọc Rồng, nội dung nó rất ư là nhân văn, đầy đạo lý, tại sao nó lại bị biến tấu và khi lên tivi, các biên tập viên ra rả chê bai là bạo lực, hình ảnh nguy hiểm, ko lành mạnh? Trong khi rõ ràng, Sôn gô ku là 1 người tốt, nhân vật chính diện theo kiểu chính nghĩa, toàn diện, cơ bắp, 6 múi, tính cách lương thiện và ko vấy bẩn 1 chút hạt sạn xấu xa nào, khi đọc truyện, các em độc giả rất yên tâm, quý, mến nhân vật chính và không có 1 sự ảnh hưởng xấu nào từ nhân vật này, và hơn hết, các em được dạy cho lòng khoan dung, thương người, tha thứ cho mọi tội lỗi nếu có ý định quay đầu, hối cải, Sôn gô ku thường có hướng tha cho kẻ ác và do đó, những kẻ này hồi tâm, chuyển ý, và trở thành phe thiện. Vậy, lý do gì mà thời đó người lớn vẫn cứ chê bai và công kích truyện tranh, nói truyện tranh là đầu độc..v.v.v..v

Bên cạnh đó cũng có truyện Doraemon, tuy có hơi ảo, nhưng truyện doraemon khi đọc xong các thiếu niên rèn được khả năng....giao tiếp, tuy các nhân vật trong Đô rê mon đa phần nhỏ tuổi, học cấp 1, nhưng cách ăn nói phải gọi là cực kỳ chuẩn, không ngớ ngẩn, không ngây ngô chút nào, và ở những tập truyện dài, cho thấy tình đoàn kết, bạn bè, và tinh thần chiến đấu dũng cảm của một nhóm bạn còn rất trẻ....vậy thì đầu độc ở chỗ nào.?

Và liên tiếp đến những truyện khác, đa phần nói về chuyến phiêu lưu cùng với 1 nhóm bạn dũng sĩ, như Dai hay Roto emblem, ai cũng đều có 1 đức hi sinh vì bạn bè, cho dù chỉ mới gặp chưa lâu, nhưng miễn là một người bạn "phe thiện" và thế là họ xả thân bảo vệ lẫn nhau, đây ko phải là điều tốt sao? Trong khi xã hội hiện nay thì sao? Chà đạp nhau sống, tìm cách hạ bệ nhau, thậm chí là luôn hậm hực muốn đánh nhau cho thoả mãn sự sân si.
 
View attachment 1737134
Truyện tranh vào những năm này, có thể có nhiều bạn còn chưa sinh ra, nhưng đây là những năm mà truyện tranh phát triển mạnh, bất chấp sự hạn chế về công nghệ, công cụ, kỹ thuật, cũng như trình độ vẽ, các bộ truyện cũng được in ấn, chuyển phát xuyên lục địa để rồi tới tay các chủ....sạp truyện, đa phần thiếu niên tới sạp này thuê về đọc, hoặc ngồi tại chỗ, ít có ai đủ tiền mua truyện về đọc. Và ai từng đọc truyện vào những năm này chắc hẳn cũng biết. Đa số phụ huynh hay cấm, cản, nói đúng ra thời đó làm cái gì cũng cấm, nhưng cấm nhiều nhất có lẽ là Chơi ĐIện Tử, và Đọc Truyện, còn những môn khác ít cấm hơn.


Nói về truyện tranh thì xét nội dung, truyện 7 Ngọc Rồng, nội dung nó rất ư là nhân văn, đầy đạo lý, tại sao nó lại bị biến tấu và khi lên tivi, các biên tập viên ra rả chê bai là bạo lực, hình ảnh nguy hiểm, ko lành mạnh? Trong khi rõ ràng, Sôn gô ku là 1 người tốt, nhân vật chính diện theo kiểu chính nghĩa, toàn diện, cơ bắp, 6 múi, tính cách lương thiện và ko vấy bẩn 1 chút hạt sạn xấu xa nào, khi đọc truyện, các em độc giả rất yên tâm, quý, mến nhân vật chính và không có 1 sự ảnh hưởng xấu nào từ nhân vật này, và hơn hết, các em được dạy cho lòng khoan dung, thương người, tha thứ cho mọi tội lỗi nếu có ý định quay đầu, hối cải, Sôn gô ku thường có hướng tha cho kẻ ác và do đó, những kẻ này hồi tâm, chuyển ý, và trở thành phe thiện. Vậy, lý do gì mà thời đó người lớn vẫn cứ chê bai và công kích truyện tranh, nói truyện tranh là đầu độc..v.v.v..v

Bên cạnh đó cũng có truyện Doraemon, tuy có hơi ảo, nhưng truyện doraemon khi đọc xong các thiếu niên rèn được khả năng....giao tiếp, tuy các nhân vật trong Đô rê mon đa phần nhỏ tuổi, học cấp 1, nhưng cách ăn nói phải gọi là cực kỳ chuẩn, không ngớ ngẩn, không ngây ngô chút nào, và ở những tập truyện dài, cho thấy tình đoàn kết, bạn bè, và tinh thần chiến đấu dũng cảm của một nhóm bạn còn rất trẻ....vậy thì đầu độc ở chỗ nào.?

Và liên tiếp đến những truyện khác, đa phần nói về chuyến phiêu lưu cùng với 1 nhóm bạn dũng sĩ, như Dai hay Roto emblem, ai cũng đều có 1 đức hi sinh vì bạn bè, cho dù chỉ mới gặp chưa lâu, nhưng miễn là một người bạn "phe thiện" và thế là họ xả thân bảo vệ lẫn nhau, đây ko phải là điều tốt sao? Trong khi xã hội hiện nay thì sao? Chà đạp nhau sống, tìm cách hạ bệ nhau, thậm chí là luôn hậm hực muốn đánh nhau cho thoả mãn sự sân si.
duke
 
vì những đạo lý đó k còn ứng dụng dc trong xã hội ngày nay
đắc nhân tâm chỉ thích hợp với năm 19xx, còn 2023 lôi đống đó vào chỉ có vỡ mồm
 
Truyện tranh làm ra mục đích chính là để giải trí. Và các cháu thích đọc nó đơn giản vì nhìn đẹp, hay chứ k hề suy nghĩ sâu xa.

Như ngày xưa tôi và lũ bạn thích đọc cũng đơn giản bởi vì Songoku, Naruto mạnh và ngầu, buồn cười vì Nobita ngốc nghếch, ham vui, thích Shizuka xinh đẹp, dễ thương. Lớn lên rồi thì coi nó là một phần ký ức đẹp của tuổi thơ, cất giấu vào một góc trong lòng chứ không đem ra soi mói, chỉ trích dưới góc nhìn của người lớn.

Muốn người lớn thì sẽ có các tác phẩm lớn để bàn luận. Còn với trẻ em quan trọng chỉ cần dạy cho nó biết thế nào là người tốt thế nào là người xấu là đủ rồi. Chứ còn đạo lý gì ở đây:baffle:hay ý mấy thg chê bai đó là bọn mẫu giáo c1 phải cho nó đọc những sách học thuật, chuyên ngành, các loại sách triết học, khoa học, từ điển dày cộp thì mới là có ích?
 
Last edited:
Truyện tranh làm ra mục đích chính là để giải trí. Và các cháu thích đọc nó đơn giản vì nhìn đẹp, hay chứ k hề suy nghĩ sâu xa.

Như ngày xưa ae tôi thích đọc cũng đơn giản bởi vì Songoku, Naruto mạnh và ngầu, buồn cười vì Nobita ngốc nghếch, ham vui, thích Shizuka xinh đẹp, dễ thương. Lớn lên rồi thì coi nó là một phần ký ức đẹp của tuổi thơ, cất giấu trong lòng chứ không đem ra soi mói, chỉ trích dưới quan điểm của người lớn.

Muốn người lớn thì sẽ có các tác phẩm lớn để bàn luận. Còn với trẻ em quan trọng chỉ cần dạy cho nó biết thế nào là người tốt thế nào là người xấu là đủ rồi. Chứ tôi k hiểu anh muốn nói đến đạo lý gì ở đây?:baffle:hay ý anh bọn mẫu giáo c1 phải cho nó đọc những sách học thuật, chuyên ngành, các loại sách triết học, khoa học, từ điển dày cộp thì mới là có ích?
chắc là ảnh thấy truyện tranh có nhiều cái hay để học mà vẫn có nhiều người đánh giá thấp?:confuse:
 
chắc là ảnh thấy truyện tranh có nhiều cái hay để học mà vẫn có nhiều người đánh giá thấp?:confuse:
Ý tôi là nhiều người lớn đánh giá thấp và áp đặt quan điểm lên mấy đứa trẻ con, nhìn nhận sai nên mới như vậy
 
Bên nhật nhiều truyện cũng ngang tầm tiểu thuyết rồi. Tiểu thuyết gia trau chuốt từng câu chữ trong khi tác giả truyện tranh phải chuẩn bị nội dung, bố cục và trau chuốt đến từng nét vẽ. Đây là cảnh mình thích nhất trong OP. Chỉ cần vài trang truyện tác giả đã có thể truyền tải một backstory cảm động của một nhân vật nhìn cực kỳ nhảm nhí.
Screenshot_2023-03-24-18-56-10-042_com.brave.browser.jpg
 
Vì ngày đấy người ta mặc định truyện tranh là cho trẻ con, phải là truyện cổ tích, hay mấy kiểu truyện bé gà bé vịt cho trẻ mẫu giáo ấy. Văn trong truyện tranh cũng đòi phải như văn học, có mở bài dẫn truyện vv. Những từ như BÙm, Binh thì người ta cho là cộc lốc :LOL: . Nói chung hồi đó truyện tranh Nhật như là 1 dạng văn hóa mới mà các bố cổ hủ ko biết tiếp nhận
 
😑 tui khá là chắc nhiều người vẫn nghĩ truyện tranh dành cho trẻ em. Họ chưa đọc hết Tezuka, hoặc có đọc mà ko biết tác giả. Nói chi xa, ông F.F. không vẽ mỗi Doraemon, ông ấy có kha khá oneshot rất thời cuộc, rất dark.


Truyện tranh cũng như phim ảnh có phân chia đối tượng độc giả. Giờ tui đang ở phân khúc ng lớn.

002.jpg
 
Ngày xưa nhà nghèo mà bà già tuần nào cũng mua bẩy viên ngọc rồng với doremon, dũng sĩ hesman cho đọc. Nghĩ hồi đấy có được quyển truyện quý lắm, nhớ mãi những hôm nghỉ hè, nằm ngoài hiên nhà đọc truyện gió thổi vi vu. Xong chạy đi khắp xóm chơi đến tối về ăn cơm xong lại chạy ra chơi tiếp.
Mà hồi đấy mình bé nhất xóm lại chậm nên chơi mấy trò ném lon, đuổi bắt toàn bị bọn nó hầm hức đến phát khóc. Dm mấy thằng mấy con hồi đấy làm tổn thương đứa bé như mình. Huhu
 
Mấy thým để ý kỹ là những cuốn Đôrêmon thời 1998 - 2000 của thằng Kim không bao giờ có hiệu ứng âm thanh (SFX) trong đó. Tranh vẽ thỉnh thoảng bị thủng lỗ chỗ trắng. Người ta xóa nó đi rồi để banh xác vậy chứ không dám thêm chữ "Ầm ầm, ào ào, đùng" vào đó.
 
Khoan tôi éo hỏi ý thớt lắm. Lên tivi nào ? BTV nào chê truyện tranh vậy ? Tại h thấy truyện tranh là thứ bình thường rồi. Hồi xưa thì phụ huynh thứ nhất ko có tiền, thứ 2 sợ mê xem quá ko chịu học chứ nói thật phụ huynh xem cũng ko hỉu. Và thời 8x cuối-9x nhìu phụ huynh còn ko bik chữ, chữ nghĩa ít ấy chứ nên ko có phán xét nội dung đc. Chỉ là họ thấy trẻ con say mê quá sợ bỏ học thôi.
 
Khoan tôi éo hỏi ý thớt lắm. Lên tivi nào ? BTV nào chê truyện tranh vậy ? Tại h thấy truyện tranh là thứ bình thường rồi. Hồi xưa thì phụ huynh thứ nhất ko có tiền, thứ 2 sợ mê xem quá ko chịu học chứ nói thật phụ huynh xem cũng ko hỉu. Và thời 8x cuối-9x nhìu phụ huynh còn ko bik chữ, chữ nghĩa ít ấy chứ nên ko có phán xét nội dung đc. Chỉ là họ thấy trẻ con say mê quá sợ bỏ học thôi.

Nhớ trc tầm năm 97 98, tv đưa tin phê phán truyện tranh nhiều phết đấy. Còn làm phóng sự quay ở mấy quán thuê truyện như kiểu đợt làm phóng sự tác hại của quán net vs game ấy

Gửi từ Xiaomi M2007J20CG bằng vozFApp
 
Back
Top