Từ chuộng tôm Ấn Độ và Ecuador, Nhật Bản chuyển sang mua tôm Việt

Masterchiefs

Thành viên tích cực

Là xứ sở có ẩm thực nổi tiếng thế giới, Nhật Bản từng chuộng tôm Ấn Độ, tôm Ecudor nhưng những tháng đầu năm, xứ sở anh đào đã chuyển hướng sang nhập khẩu tôm Việt nhiều hơn. Nguyên nhân do đâu?

1709909838757.png

Tôm Việt Nam xuất khẩu đang được chuộng ở Nhật Bản- Ảnh: THẢO THƯƠNG

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), những tháng đầu năm xuất khẩu tôm sang Nhật Bản rất "sáng sủa".

Tháng 1, xuất khẩu sang thị trường này đạt hơn 37 triệu USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2023. Trong 2 tháng năm 2024, Nhật Bản là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ 3 của Việt Nam sau thị trường Mỹ, Trung Quốc; chiếm 15,4% tỉ trọng và có xu hướng tăng.

Ngày 8-3, trao đổi nguyên nhân thị trường Nhật Bản chuộng tôm Việt Nam trở lại, một lãnh đạo VASEP dẫn lại câu chuyện năm 2023, đồng yen giảm giá mạnh do thị trường này lạm phát lớn, ảnh hưởng đến việc đặt đơn hàng mới của nhà nhập khẩu nên lượng tôm Việt xuất khẩu sang Nhật vốn đã ít, rồi còn giảm thêm.

"Nhưng cuối năm 2023, xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật Bản đã ghi nhận tăng 6% so với cùng kỳ năm 2022. Người tiêu dùng Nhật Bản có yêu cầu khắt khe đối với chất lượng và độ ngon của hải sản, chế biến tỉ mỉ, phù hợp với năng lực chế biến của Việt Nam. Trong khi tôm từ Ấn Độ, tôm Ecuador tuy giá rẻ có lợi thế hơn so với Việt Nam nhưng sơ chế đơn giản", vị này nhận định.

Hiện nay, các sản phẩm tôm phổ biến từ Việt Nam xuất sang Nhật như tôm bao bột, tôm duỗi, tôm chiên, tôm sushi… vẫn giữ được lợi thế cạnh tranh tốt trên thị trường này.

Theo ông Võ Văn Phùng, giám đốc Công ty cổ phần Thuỷ sản sạch Việt Nam (tại TP Nha Trang), Nhật Bản ăn tôm Việt xưa giờ, nhưng luôn có hai trường hợp.

"Nếu người Nhật mua hàng giá trị gia tăng, tức là hàng qua nhiều công đoạn chế biến, bán ở siêu thị, ăn liền hoặc sẵn sàng để nấu, họ tập trung vào tôm Việt Nam. Còn tôm Ấn Độ và tôm Ecuador là tôm còn đầu, tôm rẻ hơn...", ông Phùng nói.

Ông Phùng cũng cho hay từ đầu năm 2024, công ty thuỷ sản ở Hải Phòng, có đơn hàng xuất đi Nhật nhiều hơn năm 2023 khoảng 10%.

Tôm Ấn Độ, tôm Ecudor từng lấn át mạnh mẽ các đối thủ tại Nhật nhưng lãnh đạo một doanh nghiệp khác trong ngành tôm đánh giá: người Nhật khó tính, họ có thể chấp nhận chọn tôm ngon và đắt đỏ hơn là tôm rẻ, kể cả giới trẻ. "Sản phẩm tôm Việt nếu thực sự đáp ứng thì Nhật Bản là thị trường bền vững cho tôm Việt", doanh nhân này nói.

Nhật Bản là thị trường tiêu thụ thuỷ sản lớn thứ 3 trên thế giới, nhu cầu với mặt hàng tôm ở mức cao.

Nếu như tại Mỹ và EU tôm sơ chế đơn giản từ Ấn Độ, Ecuador với giá rẻ đang có lợi thế lớn, thì năm 2024 thị trường Nhật Bản được đánh giá còn nhiều tiềm năng và sẽ phục hồi sớm hơn so với các thị trường lớn khác như Mỹ, EU. Và "dẫn sóng" thị trường này, cơ hội lớn thuộc về tôm Việt Nam

..............
 
Tôm tôi mua bên này chỉ lựa betonamu mà mua. Thứ nhất tôm Việt thường bán dạng đã qua chế biến, thịt chắc và ngọt, phần đầu ít cớt nhiều gạch ăn thơm. Sau là tôm betonamu rất hay bán dưới dạng tôm lột, ăn rất sướng. Còn tôm Ấn, Indo toàn hàng đông lạnh, ăn không có mùi vị gì cả
uzSBw9p.png
 
Cách đây 1-2 năm gặp 1 chị bỏ việc ở cty samsung về quê cà mau nuôi tôm chế biến. Tôm organic, chuỗi Aeon xuống tận nơi kiểm tra kỹ quy trình đạt chuẩn rồi ký hợp đồng.
Bả nói ký với Aeon rồi thì có thêm uy tín đưa tôm vào các siêu thị khác.
Ở Cà Mau giờ họ đầu tư nuôi tôm chất lượng nhưng giá rất cao
 
Cách đây 1-2 năm gặp 1 chị bỏ việc ở cty samsung về quê cà mau nuôi tôm chế biến. Tôm organic, chuỗi Aeon xuống tận nơi kiểm tra kỹ quy trình đạt chuẩn rồi ký hợp đồng.
Bả nói ký với Aeon rồi thì có thêm uy tín đưa tôm vào các siêu thị khác.
Ở Cà Mau giờ họ đầu tư nuôi tôm chất lượng nhưng giá rất cao

Ô anh tôi bỏ nghề IT lương 300tr đi nuôi tôm cmnr

Ông bỏ vài tháng học nuôi tôm qua cuốn sách 300 bài nuôi tôm thiếu nhi, giờ thu nhập 3 tỉ mỗi tháng rồi
Người giỏi đâu cũng có

via theNEXTvoz for iPhone
 
Các anh có làm tôm không mà vội vàng mừng thế :too_sad:
Tôi tuy không làm tôm, nhưng cũng chế biến mặt hàng xuất khẩu ( nước ép trái cây, tinh dầu) nên tôi cũng chả lạ gì các mặt hàng xuất khẩu tương tự.
Nghe xuất khẩu tăng, vào thị trường khó tính. Nhưng đừng vui quá, như trên bài cũng nói rõ rồi, ưu thế là từ chế biến, sơ chế . Nhược điểm của ngành tôm hiện tại rất rõ ràng, 1 con giống không tốt dẫn đến tỷ lệ chết sớm bệnh nhiều, 2 thức ăn chăn nuôi giá cao. Vì vậy nguyên liệu cho cty chế biến giá cũng cao. Khi đối thủ cũng đầu tư vào chế biến thì chúng ta không có ưu thế gì nữa.
 
Back
Top