Tư duy mở: Từ một góc độ của triết học

Bài viết cực hay. Đáng tiếc phần lớn chúng ta không bao giờ thoát khỏi nhà tù trong đầu mình. Khó thật. Điều này quá khó để làm được.

Ngẫm lại mà buồn. Chán những thằng rồ trong đây nhìn đâu cũng thấy kẻ thù muốn tiêu diệt chính mình và ra sức kéo bầy đàn nhân danh ..... bịt mồm kẻ nói chuyện trái ý mình. Không hiểu bè đảng bầy đàn lũ rồ học được gì từ Socrate, Platon của nền văn minh Âu Mỹ được chúng nó đội lên bàn thờ.
Thực ra thì không hay đâu.

Đôi nét về Từ Huy, Từ Huy ban đầu dạy ở ĐH Vinh, sau đó sang ĐH SPHN dạy ngữ văn và sang Paris 7 học TS về văn học theo diện học bổng nhà nước. Từ Huy lúc còn nhận bổng lộc từ nhà nước nhưng quay giáo phủ nhận vai trò của mô hình nhà nước VN và lên những trang báo bàn luận về chính trị VN, điều đó tôi chê. Nhưng đừng để những lời giới thiệu của mỗ ảnh hưởng đến góc xét đoán về bài viết.

Về nội dung bài viết, thực ra bài viết không mang nhiều ý nghĩa lắm. Cái phúng dụ hang động ở trên chỉ là cái nền để Từ Huy nói về vấn đề khác, đó là Xã Hội Mở, tựu chung lại là chỉ trích mô hình xã hội đóng như VN <theo lý thuyết của Popper, tính đúng sai ta chưa nói tới ở đây, Đây là tiêu điểm chính của nhóm bất đồng của những Quang A.... <Xã Hội Mở của Popper do Quang A dịch>>. Nếu mọi người để ý thì phần ý nghĩa của "phúng dụ hang động" đã hoàn toàn bị lờ đi. Tràn ngập bài viết là chuyện bị trói buộc, chìm trong bóng tối, phải giải thoát, phải cởi mở, phải phá bỏ kìm kẹp. Tất cả để tìm tới mặt trời ở cửa hang, là ánh sáng văn minh, và đương nhiên là văn minh dân chủ, văn minh phương Tây. Nên rất dễ hiểu khi nhiều anh đã bắt sóng rất nhanh ý của Từ Huy và quên luôn những cái râu ria khác.

Về chuyện "phúng dụ hang động", cách giải nghĩa của Từ Huy thật hàm hồ về mặt học thuật, vì bà chỉ dùng nó như một câu chuyện để tô điểm cho luận điểm về xã hội mở, còn gọi là một cái giải nghĩa khác về phúng dụ hang động, thật không có một chút liên quan nào cả.

Bất cứ việc đọc lại hay đánh giá lại những biểu tượng cũ, cần xây trên một cái nền vững chắc về phương pháp luận. Phương Tây nó vẫn diễn giải lại những câu chuyện cũ theo hướng mới, nhưng nó có phương pháp rõ ràng. Ví dụ như Judith Butler đọc lại Antigone trong cuốn "Antigone's Claim, Kinship Between Life and Death", gián tiếp chỉ trích Hegel và vấn đề dân tộc chí dựa trên phương pháp luận duy vật của Marx, cách đọc lại vở kịch kinh điển của Butler rất đáng quan tâm.

Về mặt triết học thì "phúng dụ hang động" nó hiện tại không có nhiều ý nghĩa lắm, từ khi Kant làm cuộc cách mạng Copernicus trong triết học, Người ta đã cho những thần tượng như Plato lùi vào dĩ vãng, đến khi Nietzsche làm cuộc đảo hoán giá trị thì việc chỉ trích lý tính tuyệt đối trong thuyết của Plato của những Nietzsche mới càng mạnh mẽ <Một điều buồn cười là Từ Huy chính là người dịch cuốn "Nietzsche và Triết học" của Deleuze> , Nguyên nghĩa thì câu chuyện "Phúng dụ hang động" nó chẳng có ý nghĩa là tư duy đóng, hay mở hay gì cả. Vì nền tảng triết học Plato là xác tín tiên nghiệm về siêu hình học, nó không có đặc điểm nào liên quan đến việc "luyện tập" hay "giáo dục" cả. Kể cả đến khi Descartes công bố phương pháp "hoài nghi luận". Khả thể siêu hình học của toàn thể Châu Âu lúc đó vẫn là "xác tín tiên nghiệm về siêu hình học".
Theo Parmenides, "tồn tại " chứ không phải "biến dịch" <Theo truyền thống Heraclitus, chúng ta hay nghe cái câu "không ai tắm hai lần trên một dòng sông"> mới là chìa khóa mở ra cánh cửa đi đến thực tại. Còn theo Plato, điều gì vĩnh cửu mới có thật, điều gì thay đổi chỉ là vẻ ngoài; điều vĩnh hằng thì trổi vượt hơn điều thay đổi. Men theo ý tưởng đó, Plato đòi triết gia thứ thiệt phải nắm bắt cái vĩnh hằng, không biến dịch < Thuyết Plato phủ nhận thực tại của thế giới vật chất, coi nó chỉ là hình ảnh hoặc bản sao của thế giới thực <phúng dụ hang động>, truyền thống này được tiếp nối tới tận khi Marx đánh đổ tất cả để lộn ngược Hegel lại>. Để được như thế, người ấy phải hội đủ nhân đức cộng với khả năng, đặc biệt “có phong cách và ý thức về tầm vóc,” nhờ đó tâm trí sẽ tự nhiên và dễ dàng nhận thức cái "Eidos" của mỗi thực tại. "Eidos" của Chân Thiện là “cái đem lại chân lý cho những sự vật khả tri và đem lại năng lực nhận thức cho kẻ tri nhận. Vì chân thiện là nguyên nhân của hiểu biết và sự thật,Chân Thiện là nguồn gốc chân lý, tức là, Chân Thiện làm khởi phát sự hiểu biết nơi người nhận thức và làm phát sinh chân lý nơi thực tại, vì Chân Thiện còn xa vượt cả tri thức lẫn chân lý. Hơn thế, Chân Thiện không chỉ khiến các đối tượng của tri thức được nhận biết, đó còn là “tồn tại và hiện hữu của chúng” >.
Còn về tư duy mở hay tư duy đóng? Khồng. Không có đóng hay mở gì ở đây cả, Trong quan điểm là một phạm trù triết học bản chất của tư duy là tư duy,Vận động kiểu tư duy chỉ là sự vận động của hiện thực khách quan được di chuyển vào và được cải tạo/tái tạo trong đầu óc con người dưới dạng một sự phản ánh, chấm hết. Một tư duy đóng theo như khái niệm của Từ Huy là không tiếp nhận cái mới, thì không phải là một hoạt động mang nghĩa "tư duy" như một phạm trù triết học.

Tư duy bao giờ cũng là sự giải quyết vấn đề thông qua những tri thức đã nắm được từ trước,Trải qua các quá trình khái quát hóa và trừu tượng hóa, phân tích và tổng hợp để rút ra các khái niệm, phán đoán, giả thuyết, lý luận.v.v... Kết quả của quá trình tư duy bao giờ cũng là sự phản ánh khái quát các thuộc tính, các mối liên hệ cơ bản, phổ biến, các quy luật không chỉ ở một sự vật riêng lẻ mà còn ở một nhóm sự vật nhất định.Sự thiếu tri thức trong tư duy của con người làm hẹn tầm nhìn của họ, sinh ra những quan điểm thiếu cởi mở. Nên việc cởi mở hay không cởi mở là nằm ở quan điểm , việc hình thành nên quan điểm là từ tri thức họ tiếp nhận,là nằm ở khả năng trong việc phản ánh thực tại khách quan. Tư duy chỉ là phạm trù kéo theo, xử lý khối tri thức tiếp nhận, nó là một hoạt động chứ không phải một thực thể để có khái niệm đóng hay mở.

Tính độc lập tương đối của tư duy ở chỗ, mặc dù tư duy không thể tách rời từ bộ não, nhưng tư duy không hoàn toàn gắn liền với một bộ não nhất định. Trong quá trình sống, con người giao tiếp với nhau, do đó, tư duy của từng người vừa tự biến đổi qua quá trình hoạt động của bản thân vừa chịu sự tác động biến đổi từ tư duy của đồng loại thông qua hoạt động có tính vật chất. Do đó, tư duy không chỉ gắn với bộ não của từng cá thể người mà còn gắn với sự tiến hóa của xã hội, trở thành một sản phẩm có tính xã hội trong khi vẫn duy trì được tính cá thể của một con người nhất định.

Về mặt tâm lý Growth vs. fixed mindsets ban đầu được Psychologist Dr. Carol Dweck của Stanford nghiên cứu để hỗ trợ những đứa trẻ bi quan và thiếu tin tưởng vào bản thân, một dạng nghiên cứu giúp phát triển bản thân phù hợp hơn với đời sống xã hội, như voz có anh gì đấy hay tư vấn. Quan điểm của Dweck trong đó cho rằng :
A fixed mindset: in this mindset, people believe that their intelligence is fixed and static.
A growth mindset: in this mindset, people believe that intelligence and talents can be improved through effort and learning.

Trên quan điểm của Dweck thì liệu còn một ai trên đời cho rằng tư duy là không thể thay đổi và phát triển. Chắc chỉ có AQ với Belikov là còn suy nghĩ ấu trĩ đó. Nên cái Growth vs. fixed mindsets của Dweck được phát triển trong một nghĩa rất hẹp, mang tính chất hoàn toàn cá nhân, nó không mang nghĩa của một tư duy-phạm trù triết học.

Từ Huy ở đây đã hàm hồ đánh lận con đen trong việc khái quát hóa hình thái cá nhân thành thành tố mang tính phổ quát của xã hội. Nên ở phương diện cá nhân một mệnh đề hiển nhiên như: con người phải cởi mở, tiếp thu tri thức mới ..... những cái nhan nhãn mà bất cứ cuốn self help nào cũng sẽ nhắc đến. Hay con người phải luôn tò mò khao khát tri thức...."Stay hungry stay foolish", những cách ngôn như Captain Obvious. Phổ quát hóa nó lên ở tầm xã hội nó lại hoàn toàn khác, nó đòi hỏi rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng cần phải xem xét tới, nó là tồn tại xã hội, là ý thức xã hội.
 
Thực ra thì không hay đâu.

Đôi nét về Từ Huy, Từ Huy ban đầu dạy ở ĐH Vinh, sau đó sang ĐH SPHN dạy ngữ văn và sang Paris 7 học TS về văn học theo diện học bổng nhà nước. Từ Huy lúc còn nhận bổng lộc từ nhà nước nhưng quay giáo phủ nhận vai trò của mô hình nhà nước VN và lên những trang báo bàn luận về chính trị VN, điều đó tôi chê. Nhưng đừng để những lời giới thiệu của mỗ ảnh hưởng đến góc xét đoán về bài viết.

Về nội dung bài viết, thực ra bài viết không mang nhiều ý nghĩa lắm. Cái phúng dụ hang động ở trên chỉ là cái nền để Từ Huy nói về vấn đề khác, đó là Xã Hội Mở, tựu chung lại là chỉ trích mô hình xã hội đóng như VN <theo lý thuyết của Popper, tính đúng sai ta chưa nói tới ở đây, Đây là tiêu điểm chính của nhóm bất đồng của những Quang A.... <Xã Hội Mở của Popper do Quang A dịch>>. Nếu mọi người để ý thì phần ý nghĩa của "phúng dụ hang động" đã hoàn toàn bị lờ đi. Tràn ngập bài viết là chuyện bị trói buộc, chìm trong bóng tối, phải giải thoát, phải cởi mở, phải phá bỏ kìm kẹp. Tất cả để tìm tới mặt trời ở cửa hang, là ánh sáng văn minh, và đương nhiên là văn minh dân chủ, văn minh phương Tây. Nên rất dễ hiểu khi nhiều anh đã bắt sóng rất nhanh ý của Từ Huy và quên luôn những cái râu ria khác.

Về chuyện "phúng dụ hang động", cách giải nghĩa của Từ Huy thật hàm hồ về mặt học thuật, vì bà chỉ dùng nó như một câu chuyện để tô điểm cho luận điểm về xã hội mở, còn gọi là một cái giải nghĩa khác về phúng dụ hang động, thật không có một chút liên quan nào cả.

Bất cứ việc đọc lại hay đánh giá lại những biểu tượng cũ, cần xây trên một cái nền vững chắc về phương pháp luận. Phương Tây nó vẫn diễn giải lại những câu chuyện cũ theo hướng mới, nhưng nó có phương pháp rõ ràng. Ví dụ như Judith Butler đọc lại Antigone trong cuốn "Antigone's Claim, Kinship Between Life and Death", gián tiếp chỉ trích Hegel và vấn đề dân tộc chí dựa trên phương pháp luận duy vật của Marx, cách đọc lại vở kịch kinh điển của Butler rất đáng quan tâm.

Về mặt triết học thì "phúng dụ hang động" nó hiện tại không có nhiều ý nghĩa lắm, từ khi Kant làm cuộc cách mạng Copernicus trong triết học, Người ta đã cho những thần tượng như Plato lùi vào dĩ vãng, đến khi Nietzsche làm cuộc đảo hoán giá trị thì việc chỉ trích lý tính tuyệt đối trong thuyết của Plato của những Nietzsche mới càng mạnh mẽ <Một điều buồn cười là Từ Huy chính là người dịch cuốn "Nietzsche và Triết học" của Deleuze> , Nguyên nghĩa thì câu chuyện "Phúng dụ hang động" nó chẳng có ý nghĩa là tư duy đóng, hay mở hay gì cả. Vì nền tảng triết học Plato là xác tín tiên nghiệm về siêu hình học, nó không có đặc điểm nào liên quan đến việc "luyện tập" hay "giáo dục" cả. Kể cả đến khi Descartes công bố phương pháp "hoài nghi luận". Khả thể siêu hình học của toàn thể Châu Âu lúc đó vẫn là "xác tín tiên nghiệm về siêu hình học".

Còn về tư duy mở hay tư duy đóng? Khồng. Không có đóng hay mở gì ở đây cả, Trong quan điểm là một phạm trù triết học bản chất của tư duy là tư duy,Vận động kiểu tư duy chỉ là sự vận động của hiện thực khách quan được di chuyển vào và được cải tạo/tái tạo trong đầu óc con người dưới dạng một sự phản ánh, chấm hết. Một tư duy đóng theo như khái niệm của Từ Huy là không tiếp nhận cái mới, thì không phải là một hoạt động mang nghĩa "tư duy" như một phạm trù triết học.

Tư duy bao giờ cũng là sự giải quyết vấn đề thông qua những tri thức đã nắm được từ trước,Trải qua các quá trình khái quát hóa và trừu tượng hóa, phân tích và tổng hợp để rút ra các khái niệm, phán đoán, giả thuyết, lý luận.v.v... Kết quả của quá trình tư duy bao giờ cũng là sự phản ánh khái quát các thuộc tính, các mối liên hệ cơ bản, phổ biến, các quy luật không chỉ ở một sự vật riêng lẻ mà còn ở một nhóm sự vật nhất định.Sự thiếu tri thức trong tư duy của con người làm hẹn tầm nhìn của họ, sinh ra những quan điểm thiếu cởi mở. Nên việc cởi mở hay không cởi mở là nằm ở quan điểm , việc hình thành nên quan điểm là từ tri thức họ tiếp nhận,là nằm ở khả năng trong việc phản ánh thực tại khách quan. Tư duy chỉ là phạm trù kéo theo, xử lý khối tri thức tiếp nhận, nó là một hoạt động chứ không phải một thực thể để có khái niệm đóng hay mở.

Tính độc lập tương đối của tư duy ở chỗ, mặc dù tư duy không thể tách rời từ bộ não, nhưng tư duy không hoàn toàn gắn liền với một bộ não nhất định. Trong quá trình sống, con người giao tiếp với nhau, do đó, tư duy của từng người vừa tự biến đổi qua quá trình hoạt động của bản thân vừa chịu sự tác động biến đổi từ tư duy của đồng loại thông qua hoạt động có tính vật chất. Do đó, tư duy không chỉ gắn với bộ não của từng cá thể người mà còn gắn với sự tiến hóa của xã hội, trở thành một sản phẩm có tính xã hội trong khi vẫn duy trì được tính cá thể của một con người nhất định.

Về mặt tâm lý Growth vs. fixed mindsets ban đầu được Psychologist Dr. Carol Dweck của Stanford nghiên cứu để hỗ trợ những đứa trẻ bi quan và thiếu tin tưởng vào bản thân, một dạng nghiên cứu giúp phát triển bản thân phù hợp hơn với đời sống xã hội, như voz có anh gì đấy hay tư vấn. Quan điểm của Dweck trong đó cho rằng :
A fixed mindset: in this mindset, people believe that their intelligence is fixed and static.
A growth mindset: in this mindset, people believe that intelligence and talents can be improved through effort and learning.

Trên quan điểm của Dweck thì liệu còn một ai trên đời cho rằng tư duy là không thể thay đổi và phát triển. Chắc chỉ có AQ với Belikov là còn suy nghĩ ấu trĩ đó. Nên cái Growth vs. fixed mindsets của Dweck được phát triển trong một nghĩa rất hẹp, mang tính chất hoàn toàn cá nhân, nó không mang nghĩa của một tư duy-phạm trù triết học.

Từ Huy ở đây đã hàm hồ đánh lận con đen trong việc khái quát hóa hình thái cá nhân thành thành tố mang tính phổ quát của xã hội. Nên ở phương diện cá nhân một mệnh đề hiển nhiên như: con người phải cởi mở, tiếp thu tri thức mới ..... những cái nhan nhãn mà bất cứ cuốn self help nào cũng sẽ nhắc đến. Hay con người phải luôn tò mò khao khát tri thức...."Stay hungry stay foolish", những cách ngôn như Captain Obvious. Phổ quát hóa nó lên ở tầm xã hội nó lại hoàn toàn khác, nó đòi hỏi rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng cần phải xem xét tới, nó là tồn tại xã hội, là ý thức xã hội.
Lướt qua cứ nghĩ là thanh niên viết blog nào đọc sơ sơ về triết viết mà h mới biết là một tri thức đc đào tạo bài bản ạ. Cái chuyện cái hang đó hồi chưa biết gì về triết e cũng cứ nghĩ là nó nói về chuyện tư duy mở đóng này nọ, sau này mới rõ là không phải nên chả lạ gì khi vô số thanh niên đụng đúng chỗ ngứa bay vào phán liền. Thế này thì phải xem lại cuốn Nietzsche và triết học có đáng mua không
 
Câu chuyện cái hang giống như vozer ở trong hang chỉ nhìn thế giới qua màn hình vậy, vozer nào dc đi ra ngoài nhiều tư duy cởi mở thì 1 là về khai sáng cho những vozer khác hoặc là sẽ ko bao giờ quay lại nữa 😏
 
Gạch thoải mái
iMfNgrb.png

đa số thành viên f33 mơ tưởng về triết học là cuồng vọng
đa số thành viên f33 tìm hiểu về triết học là liều lĩnh
 
Lướt qua cứ nghĩ là thanh niên viết blog nào đọc sơ sơ về triết viết mà h mới biết là một tri thức đc đào tạo bài bản ạ. Cái chuyện cái hang đó hồi chưa biết gì về triết e cũng cứ nghĩ là nó nói về chuyện tư duy mở đóng này nọ, sau này mới rõ là không phải nên chả lạ gì khi vô số thanh niên đụng đúng chỗ ngứa bay vào phán liền. Thế này thì phải xem lại cuốn Nietzsche và triết học có đáng mua không
Bác Zarathustra này tuyển đấy, viết còm nào chất còm đó.
 
Back
Top