tin tức Uống nước trái cây lên men, lái xe có bị CSGT phạt không?

Cryolite 4

Senior Member

Nhiều người trẻ đã đưa ra tình huống nếu vừa ăn uống trái cây lên men dẫn đến việc có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở, rồi sau đó lái xe thì có bị CSGT phạt không?

Câu hỏi này xuất hiện nhiều trên các diễn đàn, mạng xã hội. Lý do là nhiều người cho rằng nếu sử dụng các loại trái cây lên men như: chuối, sầu riêng, nho, táo, dứa… hay những thức uống nước ép trái cây lên men, các loại siro cảm cúm, cơm nếp... có thể để lại nồng độ cồn trong cơ thể.

Nguyễn Hoàng Hiệp (27 tuổi), ngụ tại 231 đường Phùng Văn Cung, Q.Phú Nhuận, TP.HCM, thắc mắc: "Trong trường hợp này, nếu bị CSGT thổi còi, yêu cầu đo nồng độ cồn thì thiết bị chắc chắn sẽ báo là có cồn. Vậy làm sao có thể tự minh oan cho bản thân?".

Chị Nguyễn Thị Hồng Phương (31 tuổi), ở Block A11, chung cư Ehome 3, Q.Bình Tân, TP.HCM, cũng hỏi: "Giả sử tôi không uống rượu, bia nhưng có sử dụng các loại trái cây lên men. Bị CSGT yêu cầu dừng xe để đo nồng độ cồn và kết quả có cồn trong hơi thở thì tôi có bị phạt hay không? Và tôi có được yêu cầu CSGT đo lại để "giải oan" cho bản thân hay không?".

'Ăn uống trái cây lên men gây nồng độ cồn, lái xe có bị CSGT phạt không?' - Ảnh 1.

"Ăn uống trái cây lên men gây nồng độ cồn, lái xe có bị CSGT phạt không?" là thắc mắc của nhiều người trẻ
ẢNH MINH HỌA: HOÀNG TUÂN

"Không thể có chuyện ăn uống trái cây lên men gây nồng độ cồn" (!?)​

Trao đổi về vấn đề này, trung tá Nguyễn Anh Đức, công tác tại Đội Cảnh sát giao thông của C឴ô឴n឴g឴ ឴a឴n TP.Tân An (Long An), cho biết: "Không thể có chuyện ăn uống trái cây lên men gây nồng độ cồn. Cồn là cồn chứ trái cây, nước uống lên men làm sao có thể để lại nồng độ cồn trong cơ thể?".

Theo ông Đức: "Lực lượng cảnh sát giao thông ,cơ quan chức năng xử phạt về nồng độ cồn là chỉ căn cứ vào máy đo nồng độ cồn. Máy đo đó đã có kiểm định của Cục Cảnh sát giao thông, Bộ C឴ô឴n឴g឴ ឴a឴n. Thông qua máy đó, nếu báo có cồn thì sẽ phạt. Ngược lại, máy báo không có cồn thì không phạt".

Ông Đức nói thêm: "Nếu máy đo thông báo có cồn thì phạt. Còn người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm họ đã uống thứ gì thì không cần biết".

Phóng viên chuyển tải những thắc mắc của nhiều người trẻ, thậm chí chứng minh ăn uống trái cây lên men vẫn có thể dẫn đến việc có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở nhưng ông Đức vẫn khẳng định: "Không thể có chuyện đó".

Ông Đức nói: "Lỡ người ta uống rượu, bia mà nói uống trái cây lên men thì làm sao biết được? Chỉ căn cứ vào máy đo nồng độ cồn chứ không cần biết là người vi phạm đã uống thứ gì".

Phóng viên tiếp tục đặt câu hỏi, dựa trên băn khoăn của không ít người trẻ: "Vậy nếu thật sự ăn, uống trái cây lên men và gây nồng độ cồn thì có được quyền yêu cầu CSGT đo lại nồng độ cồn lần 2 sau 15, 20 phút không?".

Ông Đức trả lời: "Việc này (đo lần 2 – PV) là không thể yêu cầu lại được. CSGT đo và tính ngay thời điểm đó, chứ không thể để sau 15, 20 phút. Người tham gia giao thông không được phép thổi lại. Chỉ có thổi 1 lần chứ không có chuyện thổi tới thổi lui. CSGT căn cứ từ máy đo báo thực tế".

CSGT này cũng khẳng định: "Đảm bảo nếu không nhậu thì không bao giờ có chuyện thổi lên nồng độ cồn được. Suốt thời gian làm việc, chúng tôi chưa bao giờ gặp trường hợp như vậy".

'Ăn uống trái cây lên men gây nồng độ cồn, lái xe có bị CSGT phạt không?' - Ảnh 2.

Thạc sĩ Lê Phú Đông, Phó trưởng khoa Khoa học và công nghệ thực phẩm, Trường ĐH Lạc Hồng (Đồng Nai)
THANH NAM

Nếu có nồng độ cồn phát sinh từ việc ăn trái cây, thì...​

Phóng viên liên hệ với thạc sĩ Lê Phú Đông, Phó trưởng khoa Khoa học và công nghệ thực phẩm, Trường ĐH Lạc Hồng (Đồng Nai), để tìm hiểu thực hư liệu ăn uống trái cây lên men có gây nồng độ cồn hay không?

Theo thạc sĩ Đông, hầu hết các loại trái cây đều chứa một số đường tự nhiên, bao gồm đường fructose và glucose. Đó là lý do vì sao khi ăn nhiều trái cây có chứa đường sẽ dẫn đến tình trạng hơi thở có nồng độ cồn.

"Nguyên nhân do quá trình lên men tự nhiên. Một số loại trái cây, đặc biệt là trái cây chín hoặc loại có chứa hàm lượng đường cao sẽ lên men dưới xúc tác của enzyme chuyển hóa thành cồn (ethanol) và các chất khác. Khi ăn những trái cây này, cồn có thể được phát ra trong hơi thở. Bên cạnh đó, quá trình tiêu hóa có một số loại vi khuẩn trong dạ dày phân giải các hợp chất hữu cơ trong trái cây, và nước ép lên men có thể chuyển hóa thành cồn trong cơ thể", thạc sĩ Đông lý giải.

"Tuy nhiên, nồng độ cồn phát sinh từ việc ăn trái cây thường rất thấp. Tùy thuộc vào lượng sử dụng hoặc thời điểm đo nồng độ cồn và sẽ suy giảm, đào thải rất nhanh", thạc sĩ Đông cho biết và đưa ra lời khuyên: "Thông thường sau khi ăn, chỉ cần uống nước lọc, xúc miệng và sau khoảng 15 - 30 phút thì sẽ không còn nồng độ cồn".

Trước đó, Bộ Y tế cũng thông tin trong các sản phẩm thực phẩm, đặc biệt là những sản phẩm có đường như nho, sầu riêng, chuối... dễ để lại nồng độ cồn trong cơ thể nhưng rất nhỏ, không đáng kể. Bởi thực tế thì hàm lượng cồn từ các loại thực phẩm này rất thấp
 
"Tuy nhiên, nồng độ cồn phát sinh từ việc ăn trái cây thường rất thấp. Tùy thuộc vào lượng sử dụng hoặc thời điểm đo nồng độ cồn và sẽ suy giảm, đào thải rất nhanh", thạc sĩ Đông cho biết và đưa ra lời khuyên: "Thông thường sau khi ăn, chỉ cần uống nước lọc, xúc miệng và sau khoảng 15 - 30 phút thì sẽ không còn nồng độ cồn".
Dự 10 pages :LOL:
 
T nghĩ voz nên lên sticker luôn điểm báo kiểu uống nước trái cây lên men hay súc miệng bị thổi phạt. Mấy thằng bợm nhậu luôn tìm lý do cho bọn nó, đến khi tông chết người thì cúi con mẹ nó mặt xuống đất. Bao nhiêu tiền có đổi được mạng người trở lại?
 
Trao đổi về vấn đề này, trung tá Nguyễn Anh Đức, công tác tại Đội Cảnh sát giao thông của C឴ô឴n឴g឴ ឴a឴n TP.Tân An (Long An), cho biết: "Không thể có chuyện ăn uống trái cây lên men gây nồng độ cồn. Cồn là cồn chứ trái cây, nước uống lên men làm sao có thể để lại nồng độ cồn trong cơ thể?".

Theo ông Đức: "Lực lượng cảnh sát giao thông ,cơ quan chức năng xử phạt về nồng độ cồn là chỉ căn cứ vào máy đo nồng độ cồn. Máy đo đó đã có kiểm định của Cục Cảnh sát giao thông, Bộ C឴ô឴n឴g឴ ឴a឴n. Thông qua máy đó, nếu báo có cồn thì sẽ phạt. Ngược lại, máy báo không có cồn thì không phạt".

Ông Đức nói thêm: "Nếu máy đo thông báo có cồn thì phạt. Còn người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm họ đã uống thứ gì thì không cần biết".

Phóng viên chuyển tải những thắc mắc của nhiều người trẻ, thậm chí chứng minh ăn uống trái cây lên men vẫn có thể dẫn đến việc có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở nhưng ông Đức vẫn khẳng định: "Không thể có chuyện đó".

Ông Đức nói: "Lỡ người ta uống rượu, bia mà nói uống trái cây lên men thì làm sao biết được? Chỉ căn cứ vào máy đo nồng độ cồn chứ không cần biết là người vi phạm đã uống thứ gì".

Phóng viên tiếp tục đặt câu hỏi, dựa trên băn khoăn của không ít người trẻ: "Vậy nếu thật sự ăn, uống trái cây lên men và gây nồng độ cồn thì có được quyền yêu cầu CSGT đo lại nồng độ cồn lần 2 sau 15, 20 phút không?".

Ông Đức trả lời: "Việc này (đo lần 2 – PV) là không thể yêu cầu lại được. CSGT đo và tính ngay thời điểm đó, chứ không thể để sau 15, 20 phút. Người tham gia giao thông không được phép thổi lại. Chỉ có thổi 1 lần chứ không có chuyện thổi tới thổi lui. CSGT căn cứ từ máy đo báo thực tế".

Như này là rõ rồi nhé các bạn trẻ đừng có dại bú "nước trái cây lên men" mà tưởng ko bị phạt nhé, nếu ăn trái cây bình thường thì sẽ ko có cồn (hoặc có nhưng rất là ít máy ko hiển thị) nhưng "nước trái cây lên men" thì hầu như là có cồn đấy ví dụ strongbow hay rượu vang đó
NtARU9Q.gif

Tôi thấy anh trung tá này nói tuy gắt nhưng hợp lý, nước trái cây đã lên men thì chắc chắn là có cồn, mà bú vào vẫn có thể hơi đơ đơ say nhẹ chứ ko phải là tỉnh táo hoàn toàn đâu, như strongbow vị ngọt mà độ cồn nặng hơn bia đấy mà nó là nước táo lên men đấy ai ko biết cứ tưởng uống bia rượu mới bị phạt thì chết dở.
Trước khi uống cái nước gì lên men vào mồm thì cứ nên nhìn độ cồn của nó là chắc củ nhất.
 
Phạt theo nồng độ cồn chứ đâu có phạt theo uống rượu hay ko, mà nồng độ trên 0 là tính rồi thì phạt cũng ko cãi được. Nói chung là tùy cảm tình của các chú với đối tượng.
 
ăn 1 chén cơm rượu buổi tối, sáng hôm sau có sao ko anh em?
không nha cán bộ. Ông già em hôm trước ăn cơm làm chén rượu lúc 5h chiều, 9h tối đi chơi về bị thổi nồng độ cồn ko lên
Về kể đã chủ động xin trước rồi mà thôi ko lên :byebye:

via theNEXTvoz for iPhone
 
Cấm hết. Hôm qua 1 đứa em tôi quen tối đi làm thêm dừng đèn đỏ giữa cái đường to nhất tỉnh bị thằng say rượu đi ô tô tông nhập viện đang theo dõi não đây. Đm hốc vào rồi coi mạng người như rác à. Đâm xong rồi bảo chuyện đen đủi không ai muốn. Đm.
 

Attachments

  • IMG_1911.jpeg
    IMG_1911.jpeg
    192.6 KB · Views: 13
ăn 1 chén cơm rượu buổi tối, sáng hôm sau có sao ko anh em?
Không sao đâu anh ạ.
Cũng gần 12h đồng hồ, cơ thể đủ giải trừ, anh uống nhiều nước chút giảm bớt áp lực cho cơ thể.
Mà buổi sáng đâu có thổi nồng độ cồn đâu, thường 13h đổ ra, và chiều tối muộn.
 
ăn trái cây khác với uống nước trái cây lên men. Lên men rồi thì lên cồn khi thổi là chắc chắn, dù có súc miệng chục lít nước lọc lại.

Đéo có đâu .

Ăn vào , men nó ngấm qua thành dạ dày , rồi ngấm vào máu , rồi cồn mới bay hơi ở phổi .

Nên muốn thổi ra được cồn thì máu đã ngập ngụa cồn rồi .

Đéo có chuyện ăn hoa quả thổi ra được cồn đâu .

Toàn thằng cố tình lập lờ kiểu vừa ăn vừa thổi , vừa xúc miệng vừa thổi , mà loại vừa lái xe vừa ăn thì cũng phạt chết mẹ nó đi .
 
Back
Top