Uống rượu ngày hôm sau mới say, có phải do gan tốt?

Status
Not open for further replies.

Cryolite 6

Senior Member

Dịp Tết nhiều gia đình tụ họp, chén rượu mừng xuân trở thành phong tục. Thế nhưng trong cuộc vui, nhiều quý ông không say ngay, mà 1-2 ngày sau mới say, liệu đây có phải là dấu hiệu của chức năng gan tốt?

Lạm dụng rượu bia gây ảnh hưởng đến chức năng gan - Ảnh minh họa

Lạm dụng rượu bia gây ảnh hưởng đến chức năng gan - Ảnh minh họa

Theo PGS.TS Trịnh Thị Ngọc - phó chủ tịch Hội Gan mật Việt Nam, nhiều người uống rượu không say ngay, mà phải sau 1-2 ngày mới bắt đầu thấy say, hay còn gọi là tình trạng "say muộn".

Nhiều người cho rằng việc "say muộn" chứng tỏ chức năng gan tốt, gan khỏe là không có cơ sở khoa học, việc lạm dụng rượu bia gây ảnh hướng lớn tới chức năng gan.

Lý giải về hiện tượng "say muộn", PGS Ngọc cho biết những người uống rượu ngày hôm sau mới say có liên quan tới cơ địa của cá nhân đó chuyển hóa rượu chậm hơn người bình thường (chuyển hóa kém), khiến cho họ không say ngay khi uống. Hoặc do người đó mới uống rượu có kích thích nên chưa cảm thấy mệt mỏi.

Ngày hôm sau, hết kích thích, gan chuyển hóa rượu thành andehit mới gây ra triệu chứng say (mệt mỏi).

Theo chuyên gia, với những trường hợp "say muộn" sẽ rất nguy hiểm do mọi người thường chủ quan và uống nhiều. Tác hại của rượu đối với cơ thể là rất lớn, nhưng hiện nay mọi người vẫn còn tồn tại văn hóa uống rượu chúc cho nhau say. Văn hóa uống rượu này là cực kỳ nguy hại.

PGS Ngọc nêu rõ gan được ví như là một nhà máy hóa chất của cơ thể, đảm nhiệm nhiều chức năng chuyển hóa. Rượu khi uống vào trong cơ thể 90% sẽ chuyển hóa tại gan, 10% còn lại chuyển hóa qua nước tiểu mồ hôi.

Do rượu bia khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành andehit (chất độc) được hình thành do sự oxy hóa của rượu ethanol. Đây là thành phần nguyên nhân gây ngộ độc rượu (say rượu) với các triệu chứng đau đầu, chóng mặt…

Nếu dùng ít (dưới 3g - 5g) trong một giờ cơ thể có thể chuyển hóa được hết andehit. Nhưng nếu uống rượu bia với lượng nhiều thì andehit tồn tại ở gan, gây ra những bệnh lý về gan rất nguy hiểm.

Năm 2022 Việt Nam được xếp vào nước tiêu thụ rượu bia đứng đầu Đông Nam Á, đây là một điều rất đáng cảnh báo.

"Để bảo vệ chức năng gan cần hạn chế văn hóa chúc tụng rượu bia cho nhau say. Chỉ nên uống 1-2 chén để tạo không khí vui vẻ trong những ngày lễ Tết. Trước khi uống nên ăn nhiều các loại thức ăn có chất đạm, rau xanh, hoa quả tươi sẽ làm chậm quá trình hấp thu rượu, kéo thời gian để gan có thể giải độc rượu.

Trong trường hợp phải uống rượu bia thì tốt nhất không sử dụng quá 2 đơn vị cồn mỗi ngày với nam giới, 1 đơn vị cồn với nữ giới và không uống quá 5 ngày mỗi tuần.

...
 
Mấy cha uống lắm mà không xỉn thấy toàn lên bàn thờ dưới 50 chứ hay ho gì mà ham
 
cái đó k biết nhưng tối htrc uống tối hôm sau vẫn oải thì chắc chắn gan có vấn đề. cần hạn chế uống lại k là toang
t giờ chả ngại vấn đề k uống rượu nữa vì chả cần nịnh bợ ai. ngại mỗi ông bố vợ mỗi lần về cứ gạ uống
 
t cũng vậy. Dân tình thấy mình tỉnh cứ mời, hôm sau say vật vã.
Nên giờ t dẹp, ko nhậu nhẹt gì nữa
 
Say nguội này vừa nguy hiểm vừa mệt mỏi, tôi cũng đang bị đây nên dạo này toàn phải từ chối đi nhậu.
Vì cứ mỗi lần ngồi với bọn nó là kiểu gì cũng phải hết cả can rượu, trung bình mỗi thằng ít nhất 1 lít vào người trở lên.
Ngày hôm sau đi làm là cứ vật vã, ngáp lên ngáp xuống như thằng nghiện.
 
Mấy cha uống lắm mà không xỉn thấy toàn lên bàn thờ dưới 50 chứ hay ho gì mà ham
Chứ sao , làm éo nào có hệ thống nào lag mà tồn tại lâu dc. Bọn bất thường như ăn đồ bẩn éo đau bụng , uống k say , say delay ... thì cơ bản là nội tạng đã thuộc dạng " vô dụng " rồi , chờ khai tử sớm.
Nên có 1 câu rất hay gặp : Đang khỏe sờ sờ tự nhiên đi.
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top