Ván cược 67 tỷ USD hồi sinh ngành bán dẫn của Nhật Bản

Resius

Senior Member
Nằm sâu trong hòn đảo đầy tuyết phía bắc Hokkaido, Nhật Bản đang đổ hàng tỷ USD vào một ván cược dài hạn nhằm hồi sinh năng lực sản xuất bán dẫn một thời.

Nhật Bản đang xây dựng nhà máy bán dẫn mới tại nơi nổi tiếng với nông nghiệp, căn cứ quân sự và sân bay Chitose. Dự án này còn nhằm mục đích thay đổi bộ mặt của ngành công nghiệp chip trong nước.

Liên doanh mới có tên Rapidus muốn sản xuất hàng loạt chip logic 2nm vào năm 2027 từ con số 0. Theo tiêu chuẩn ngành, đây là thách thức lớn đối với một doanh nghiệp 18 tháng tuổi ở một quốc gia đã tụt hậu xa so với các đối thủ nước ngoài về sản xuất chất bán dẫn. Dù vậy, chính phủ muốn quay trở lại cuộc chơi mà họ từng thống trị trong bối cảnh Mỹ - Trung cạnh tranh sâu sắc.

Chất bán dẫn tiên tiến đóng vai trò nền tảng cho hàng chục công nghệ quan trọng, bao gồm trí tuệ nhân tạo, hệ thống vũ khí và xe điện. Một phần lớn các trung tâm sản xuất toàn cầu ở Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc, khiến nguồn cung trong tương lai dễ bị tổn thương trước căng thẳng khu vực.

"Có những yếu tố địa chính trị, an ninh kinh tế liên quan", Atsuo Shimizu, một giám đốc của Rapidus phụ trách việc ra mắt xưởng đúc mới cho biết. "Để tồn tại như một quốc gia, Nhật Bản cần phải là một người chơi toàn cầu với công nghệ. Và chúng tôi có thể chứng minh điều đó với chất bán dẫn".

1200x800-449.jpg

Atsuo Shimizu, người phụ trách dự án nhà máy Rapidus (Ảnh: Bloomberg)

Trong vòng chưa đầy ba năm, Nhật Bản đã dành khoảng 4.000 tỷ yên (26,7 tỷ USD) để hồi sinh sức mạnh bán dẫn của mình. Thủ tướng Fumio Kishida đặt mục tiêu hỗ trợ tài chính 10.000 tỷ yên cho ngành công nghiệp với sự hỗ trợ từ khu vực tư nhân. Một trong số các mục tiêu là tăng gấp ba lần doanh số bán chip sản xuất trong nước lên hơn 15 nghìn tỷ yên vào năm 2030.

Hai nội dung chính trong chiến lược bán dẫn mới của Nhật Bản là lập lại tư cách vị trí đắc địa để sản xuất chip công nghệ cũ thông qua thu hút những tên tuổi lớn nhất trong ngành với các khoản trợ cấp hào phóng lên tới một nửa chi phí thiết lập; khôi phục vị trí đất nước như người đi đầu trong ngành bán dẫn nhờ dự án Rapidus tại Hokkaido.

Kazumi Nishikawa, Giám đốc chính sách an ninh kinh tế tại Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) và là một trong những kiến trúc sư của chiến lược, giải thích lý do Nhật Bản đầu tư nhiều cho chip là vì viễn cảnh nếu nguồn cung từ Đài Loan dừng lại, hàng nghìn tỷ USD sẽ bị ảnh hưởng và nhiều nền kinh tế sẽ sụp đổ.

Tokyo đã gặt hái một số thành công. Chẳng hạn, nhà máy 7 tỷ USD tại Kumamoto của xưởng đúc chip lớn nhất thế giới TSMC sắp đi vào hoạt động, chưa kể một nhà máy khác đang xây dựng và nhà máy thứ ba đang trong quá trình thương thảo. TSMC nhanh chóng nhận ra các dự án chip do Tokyo tài trợ một phần có thể khởi động nhanh hơn rất nhiều so với ở Mỹ hoặc các quốc gia khác.

Bằng cách dựa trên chuyên môn của các nhà sản xuất hàng đầu, Nhật Bản hy vọng sẽ tái tạo các hệ sinh thái liên quan đến chip, cung cấp việc làm và tăng trưởng mới trong các nền kinh tế khu vực. Đồng thời, nó giúp củng cố uy tín của Nhật Bản với tư cách là đồng minh quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu do Mỹ dẫn đầu.

1200x800-3-450.jpg

Công trường xây dựng nhà máy Rapidus tại Chitose, Hokkaido tháng 12/2023 (Ảnh: Bloomberg)

Tuy nhiên, theo Bloomberg, phần thứ hai trong chiến lược của Tokyo có vẻ ít chắc chắn hơn. Dự án Rapidus đã tạo ra cả sự phấn khích và nghi ngờ. Thành công của nó phụ thuộc vào việc đạt được một bước nhảy vọt công nghệ khổng lồ mà không rõ chi phí ra sao hay có người mua hay không. Đó là một mục tiêu mà ngay cả các nhà lãnh đạo ngành cũng đang phải vật lộn để đạt được.

Về mặt tích cực, Nhật Bản có thể dựa vào Mỹ như đồng minh của mình trong khoảng thời gian này. Như một phần của dự án Rapidus, IBM sẽ đào tạo khoảng 100 kỹ sư kỳ cựu của Nhật Bản tại Albany, New York, để giúp họ nâng cấp chuyên môn bán dẫn.

"Chúng tôi là đối tác, đồng minh, cộng sự trong việc đảm bảo rằng an ninh quốc gia, an ninh kinh tế của chúng tôi được liên kết", Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản Rahm Emanuel cho biết.
..........
 
Xây nhà máy chip ở Nhật là hợp lý nhất cả về lao động lẫn hệ thống cung ứng, lao động Nhật thì trình độ cao và tuân thủ mệnh lệnh, đặc biệt là cứ chơi bài "đưa ngành chip Nhật lên vị trí thống trị" thì đảm bảo từ ông già tới đứa trẻ Nhật đều nghe răm rắp, sống chết cũng cày cuốc cho nhà máy. Còn nhà máy ở Mỹ của TSMC thì thiếu lao động cao cấp, sinh viên thì thích thiết kế ngồi sướng hơn là làm sản xuất, dân tình Mỹ thì nghe tới chuyện đưa kỹ sư từ Đài qua là quạu quọ liền.
Cả hệ thống cung ứng nguyên phụ liệu lẫn thiết bị phụ trợ và công cụ dụng cụ cho ngành chip đều có ở Nhật, toàn thứ cao cấp nhất. TSMC qua Mỹ cũng phải kéo theo mấy công ty trong nhóm qua, tốn đống tiền xây nhà máy mới mà có khi phải nhập hàng từ Nhật về không chừng.
 
Vl anh ơi, người ta khôi phục lại còn mất tới 67 tỉ đô, vn chỉ chực chực đi tắt đón đầu chứ tiền đâu ra mà chơi bộ môn này :sweat:
Chơi bộ môn này thì tiền phải tính bằng trăm tỷ usd, TQ còn đang khóc lên khóc xuống chứ nói chi VN.
 
cty t đợt vừa r đc mời tham gia vào chuỗi này khâu vận chuyển trụ phôi silic. yêu cầu mở thêm nhà máy dưới fukuoka mà cty ko đủ lực để theo. có 1 vấn đề đang cản trở đó là mấy thằng dân túy đang delay kế hoạch chạy lại các lò điện hạt nhân và gia hạn sử dụng các lò cũ. cha con quốc hội nó mà ko thông qua thì cái đám chip chủng này oẳng hết.
 
Vip thật, bảo sao mãi sau tầm năm 2000 mới bắt đầu có màn hình led vì led xanh dương mãi mới có
Vl, thằng nghiên cứu viên quèn (trong hàng trăm thằng nghiên cứu viên của một chi nhánh) mà chủ tịch gặp trực tiếp lúc nó chưa có gì và vẫn là thằng thất bại.

Thằng chủ có tâm với tôn trọng người tài thế thì thành công là sớm hay muộn.
 
Coi cái này mới nể tinh thần làm việc của mấy thằng nhật vl :after_boom: hèn gì xưa có nhúm dân mà kinh tế thứ 2 thế giới


bật sub auto translate để hiểu nhé
Vừa xem tối qua. Bao giờ ngành vật liệu bán dẫn của VN mới sinh ra một ông kiểu như thế này nhỉ?
 
Back
Top