thắc mắc Về khả năng, tố chất học Anh ngữ

linkinp

Senior Member
Xin chào mọi người
Có một vấn đề mà mình thắc mắc: là điều kiện, tố chất để học tốt Anh văn cũng như ngoại ngữ có phải nằm ở khả năng ghi nhớ, trí nhớ, khả năng học thuộc lòng không?
Đa số các nguồn tin trên mạng thì đều đề cập rằng 5.000 từ vựng là số từ vựng cần thiết, tối thiểu để có thể giao tiếp, sử dụng tiếng Anh ở mức tương đối thông thạo. Tuy nhiên một quyển từ điển tiếng Anh của Cambridge, Oxford hiện nay thì có thể lên đến 170.000 từ. Thì rõ ràng con số chênh lệch giữa số từ vựng cần thiết và tổng số từ vựng là rất, rất lớn.
Khi nói về trí nhớ, khả năng ghi nhớ, lưu trữ thông tin thì mình đã cố tìm đủ mọi cách để rèn luyện, để ghi nhớ càng nhiều thứ càng tốt nhưng không biết khả năng có phải là giới hạn hay không. Khi số lượng từ vựng, thông tin về Anh ngữ nó đã quá nhiều rồi thì dường như mình không thể nào nhớ hết nổi nữa. Bản thân mình là một người có trí nhớ không tốt thì rất dễ dẫn đến tình trạng học trước quên sau, cái gì nhớ rồi thì lại dễ nhầm lẫn với nhau.
Chẳng hạn như cuốn “Giải thích ngữ pháp tiếng Anh” này có hàng trăm đề mục, thông tin về ngữ pháp. Theo mình thì một người thật sự là thành thạo, có năng lực về Anh ngữ thì chí ít cũng phải nhớ hết 2/3 thông tin trong sách. Đây quả thật là một khối lượng kiến thức không tưởng.
Mong mọi người, các cao nhân cho ý kiến.
Xin cảm ơn
 
Quan trọng là phải ôn tập đủ lâu và nhiều. Ko sẽ rơi rụng theo mức độ tự nhiên (search đường cong trí nhớ)
 
Cách nhớ tốt nhất là dùng.

Khi đã có nền tảng (1 con số ước lệ, có người nói 300 từ, có người nói 5000 từ), thì việc phát triển từ vựng cũng không quá khó. Thực tế là các bài test reading đều cố tình gài các bài có những từ lạ với đại đa số thí sinh tham gia, để test khả năng xử lý khi gặp từ mới như thế nào. Cũng như với tiếng mẹ đẻ mình dùng, mình sẽ hiểu nghĩa của các từ mới ấy qua văn cảnh và cách sử dụng.

Tôi cho rằng về mặt lâu dài thì trí nhớ cũng không liên quan lắm tới chuyện học tiếng Anh, bởi ngôn ngữ khi đã được sử dụng thành thạo sẽ được não bộ đưa vào trí nhớ dài hạn. Nhà tôi có các ông, bà học tiếng Pháp từ thủa bé, nay hơn 90 tuổi rồi, sáng ăn gì chưa chắc đã nhớ, nhưng vẫn có thể nói được tiếng Pháp tốt.

Điều quan trọng vẫn là sử dụng thôi. Hãy dùng bạt mạng tiếng Anh, miễn sao là có người sửa để nhớ.
 
Trong ngôn ngữ thì cần cù bù thông minh ăn tất fen à, mục đích cuối cũng chỉ nghe nói đọc viết.
Còn số lượng từ thì chưa gặp ai ngoài đời quan tâm mấy cái này. Thông minh có thể học nhanh, nhưng 1 thằng dùng tiếng anh 10 năm hằng ngày phải giỏi hơn thằng thông minh học 10 năm
 
Xin chào mọi người
Có một vấn đề mà mình thắc mắc: là điều kiện, tố chất để học tốt Anh văn cũng như ngoại ngữ có phải nằm ở khả năng ghi nhớ, trí nhớ, khả năng học thuộc lòng không?
Đa số các nguồn tin trên mạng thì đều đề cập rằng 5.000 từ vựng là số từ vựng cần thiết, tối thiểu để có thể giao tiếp, sử dụng tiếng Anh ở mức tương đối thông thạo. Tuy nhiên một quyển từ điển tiếng Anh của Cambridge, Oxford hiện nay thì có thể lên đến 170.000 từ. Thì rõ ràng con số chênh lệch giữa số từ vựng cần thiết và tổng số từ vựng là rất, rất lớn.
Khi nói về trí nhớ, khả năng ghi nhớ, lưu trữ thông tin thì mình đã cố tìm đủ mọi cách để rèn luyện, để ghi nhớ càng nhiều thứ càng tốt nhưng không biết khả năng có phải là giới hạn hay không. Khi số lượng từ vựng, thông tin về Anh ngữ nó đã quá nhiều rồi thì dường như mình không thể nào nhớ hết nổi nữa. Bản thân mình là một người có trí nhớ không tốt thì rất dễ dẫn đến tình trạng học trước quên sau, cái gì nhớ rồi thì lại dễ nhầm lẫn với nhau.
Chẳng hạn như cuốn “Giải thích ngữ pháp tiếng Anh” này có hàng trăm đề mục, thông tin về ngữ pháp. Theo mình thì một người thật sự là thành thạo, có năng lực về Anh ngữ thì chí ít cũng phải nhớ hết 2/3 thông tin trong sách. Đây quả thật là một khối lượng kiến thức không tưởng.
Mong mọi người, các cao nhân cho ý kiến.
Xin cảm ơn

Hi bác,

Để học một ngôn ngữ thì khả năng ghi nhớ là một yếu tố chứ không phải điều kiện quyết định. Nếu mà giải thích chi tiết cho bác thì nó còn liên quan tới cách não bộ vận động nữa. Thế nên mình trả lời tóm tắt như sau. :D

5,000 từ vựng như bác nói là quá dư thừa, tầm đó là khoảng (IELTS 7.5 hoặc 8.0 rồi). Theo khung năng lực ngôn ngữ châu Âu (CEFR) thì để duy trì một cuộc giao tiếp cơ bản chỉ cần tầm 3,000 từ (khoảng từ mức A2 tới B1), nhưng những từ này phải là từ vựng chủ động - có thể xài được ngay lúc cần diễn đạt ý mình. Còn về từ điển thì nó phải cover tất cả các từ thuộc mọi chủ đề để người học ở mỗi trình độ từ beginner tới advanced đều có thể sử dụng. Vì đó là mục tiêu của từ điển mà. Vấn đề là mình chọn từ điền nào phù hợp với mình. Nếu bác ở trình độ cơ bản mình recommend sử dụng "Oxford Basic English Dictionary" khoảng 2000 đủ cho bác dùng khi giao tiếp đời sống hàng ngày. :D

Để học một ngôn ngữ thì có một thuyết về học và dạy ngôn ngữ của Giáo sư Stephen Krashen có đề cập về "acquisition" (học trong vô thức) và "learning" (học có ý thức). Hiểu nôm na "acquisition" là việc tiếp xúc với tiếng Anh mà không phải là "học". Ví dụ như mình đang uống cà phê ở quán cà phê người ta mở 1 bài nhạc tiếng Anh và mình nghe theo bài nhạc 1 cách vô thức. "Learning" là học chủ động, ví dụ như tự mình ý thức việc học đúng 8h tối là lấy giấy bút ra ngồi học. Trong thuyết này, Krashen có đề cập là để tăng hiệu quả thì người học nên tăng acquisition thì sẽ hiệu quả hơn là learning.

Áp dụng vào việc nhớ/học thuộc lòng của bác, thì bác đang áp dụng "learning" nhiều hơn "acquiring" và vô tình gây ra áp lực cho bản thân (affective filter) ảnh hưởng tới kết quả học tập. Vậy, câu hỏi đặt ra là làm như nào học cho hiệu quả???

Giáo sư Paul Nation chuyên gia đầu ngành trong mảng giảng dạy tiếng Anh về mảng từ vựng có đề cập trong cuốn sách "How Vocabulary is Learned" rằng có 2 nhân tố để học từ vựng hiệu quả: Sự lặp lại (repitition) và chất lượng của sự lặp lại đó. (cái này có cơ hội mình chia sẻ sau chứ không nó off topic :D )

Thế nên khả năng ghi nhớ chỉ là điểm cộng chứ không phải yếu tố chính nên bác không cần phải lăn tăn. Chỉ cần bác lặp lại từ vựng theo hình thức "acquisition" và "learning" cũng như đảm bảo được chất lượng của sự lặp lại (theo hình thức học các từ có tần suất xuất hiện cao, lặp lại ngắt quãng, Đọc mở rộng, Đọc lặp đi lặp lại, đọc liên kết kỹ năng) thì việc học sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. :D

Cheers,
 
tao xem phim với youtube nhiều quá nên bị nhiễm, sau 2 năm thì nói được mà ko cần luyện tập gì, ngữ pháp thì có học lúc phổ thông nhưng giờ cũng chả nhớ, nói bằng cảm tính thôi, được cái cũng tương đối ok, ít lỗi ( tao đoán vậy) :D
 
tiếng anh cũng mình cũng gà mờ, từ vựng của mình thì thuộc dạng bị động, tức là gặp thì biết nghĩa, nhưng để mà chủ động sử dụng những từ đó thì mình chịu. Thím nào có góp ý gì không? chứ khổ sở vì ngu tiếng anh quá
 
Các vấn đề cơ bản thì các bạn khác đã trả lời, tôi xin bổ sung thêm vài ý này :
1. éo có cái gì gọi là tố chất để học tốt anh văn hay ngoại ngữ gì cả. Thông minh, ghi nhớ tốt mà lười, ko có động lực, ko có phấn đấu, ko có mục tiêu cũng vứt. Cần cù bù thông minh luôn đúng.
2. thông tin trên mạng để tham khảo thôi, nó ko phải là "chuẩn mực" mịa gì đâu, người giao tiếp tốt với 2500 từ vựng vẫn hơn thằng biết 5000 từ mà ko nói nổi câu nào cho ra hồn.
3. rèn luyện trí nhớ và học ngữ pháp gì gì đó : tiếng anh có câu "practice makes perfect" nên nếu bạn sử dụng cái gì đó nhiều, dùng hàng ngày tự khắc nó sẽ đi vào trí nhớ bạn 1 cách tự nhiên mà ko cần cố gắng gì nhiều.

Các vấn đề chính để học ngoại ngữ theo ý kiến cá nhân tôi :
1. phương pháp học đúng, phù hợp với bạn.
2. động lực và quyết tâm của người học đến đâu.
3. cách đặt ra mục tiêu ngắn / trung / dài hạn thế nào cho phù hợp.
4. nếu là người có đam mê thì học sẽ nhanh hơn người bình thường.
5. thời gian bạn tiếp xúc và sử dụng ngoại ngữ thế nào (môi trường bạn sống, làm việc, giải trí, mỗi ngày bạn practice được bao nhiêu giờ ... việc học trong lớp ko bao giờ là đủ) : exposure !

Ví dụ 10 phần là tất cả thì thầy cô chỉ giúp bạn được 1-2 phần, 8-9 phần kia là do bạn - người học quyết định vì ko ai có thể học thay bạn, động lực + quyết tâm + đam mê là 3 cái tôi nghĩ đóng vai trò then chốt trong việc học ngoại ngữ.
 
quan trọng nhất vẫn là phương pháp học, chiếm đến 80%. Gợi ý là cách học truyền thống thật ra rất không hiệu quả, chỉ được cái là giáo viên dễ kiểm tra thôi
 
Ông hỏi câu này chắc là đang tìm cách gì cấp tốc, học xong là xài đc :censored: nhưng rất tiếc là ko có chuyện đó đâu, ông tài năng ông học được 5000 từ vựng trong một tháng nhung tháng sau ko xài thì quên hết. Học và sử dụng phải liên tục ko ngừng. Kể cả cái tiếng mẹ đẻ không xài mấy chục năm rồi tự dưng xài lại họ còn lắp ba lắp bắp ko nói nồi 1 câu mà.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Người có năng khiếu thì học nhanh, còn như tui nói ko có Accent gì cả, tiếng có tiếng không. Nhưng vẫn phải nói ngày này qua tháng nọ. Nghe hiểu họ nói gì nhưng mà lại ko diễn đạt lại được ý của mình, tức vãi 😡
 
Back
Top