Vé máy bay tăng cao: 1 vé “cõng” trên 20 loại phí

lemons

Senior Member
Một trong những nguyên nhân khiến vé máy bay tăng cao là do mức thu thuế, phí hiện nay không hề nhỏ.

May-Bay-Noibai2.jpg

Người dân làm thủ tục đi máy bay tại sân bay Nội Bài. Ảnh: Sân bay Nội Bài

Thuế, phí cao hơn cả giá vé
Trong bài viết "Vé máy bay không chỉ đắt mà còn khan hiếm" đăng tải trước đó, Lao Động đã phản ánh việc vé máy bay không chỉ liên tục "lập đỉnh" mà còn rơi vào tình trạng khan hiếm. Chi phí đi lại tăng, chi phí đi du lịch trở nên đắt đỏ, điều này đang tác động không nhỏ đến việc kích cầu du lịch, và phát triển kinh tế - xã hội.

Khi tìm hiểu nguyên nhân vì sao giá vé máy bay tăng cao, phóng viên ghi nhận việc mỗi chiếc vé máy bay phải “cõng” rất nhiều loại phí.

Khi mua vé máy bay, người dân chỉ quan tâm đến số tiền cuối cùng họ phải bỏ ra, không ít người cho rằng, vé máy bay hiện nay quá đắt. Thế nhưng sẽ là “oan ức” nếu chỉ quy hết trách nhiệm giá vé cao cho các hãng hàng không. Bởi cấu thành giá vé máy bay, ngoài giá vé do hãng hàng không thu về, còn có thuế, phí cho các đơn vị khác mà hãng hàng không chỉ đơn thuần là đơn vị đứng ra thu hộ.

Đơn cử, khi đặt vé máy bay của hãng hàng không Vietjet Air chặng Hà Nội đi Điện Biên Phủ ngày 22.5, giá vé máy bay khi chưa có thuế, phí chỉ là 290 nghìn đồng, thuế VAT của vé là 23 nghìn đồng.

Tuy nhiên, khách sẽ phải trả 584 nghìn tiền thuế phí, bao gồm, phụ thu dịch vụ hệ thống (quốc nội) là 215 nghìn, phí an ninh soi chiếu là 20 nghìn, phí sân bay quốc nội là 100 nghìn, phụ thu quản trị hệ thống 215 nghìn đồng, phần thuế VAT của phí là 34,4 nghìn đồng.

Như vậy, để đến được tay người tiêu dùng, giá cuối cùng của vé máy bay lên tới con số 897 nghìn đồng.

Nghĩa là giá vé máy bay chưa có thuế, phí chỉ bằng 1/3 với giá vé có thuế phí. Theo Thông tư số 53/2019 của Bộ GTVT quy định, các hãng hàng không phải chịu tới 16 loại phí do nhà nước quy định.

Trong số này gồm có 5 loại dịch vụ do nhà nước quy định mức giá, 8 loại dịch vụ do nhà nước quy định khung giá và 3 loại dịch vụ phi hàng không do nhà nước quy định khung giá. Các hãng hàng không phải nộp 16 loại phí này cho 3 đơn vị đại diện cho cơ quan quản lý nhà nước là Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam và các cảng vụ hàng không.

Ngoài ra, hãng bay phải nộp những khoản phí dịch vụ hàng không khác cho các cảng hàng không như phí thuê quầy bán vé giờ chót; phí thuê quầy hành lý thất lạc; phí thuê phòng tác nghiệp, phòng nghỉ, trực ca cho nhân viên; phí thuê phòng máy của hãng; phí thuê kho; phí sử dụng thiết bị đầu cuối...

Người dân vào sân bay còn phải nộp thêm các loại phí như phí vào sân bay, phí đỗ xe...

Như vậy, để thực hiện được một chuyến bay, bình quân một vé máy bay sẽ phải gánh trên 20 loại phí cả trực tiếp và gián tiếp.

May-Bay-01.jpg

Vé máy bay mà hành khách sử dụng hiện đang gồm nhiều loại thuế, phí. Ảnh: Sân bay Nội Bài
 
Tuy nhiên, khách sẽ phải trả 584 nghìn tiền thuế phí, bao gồm,
  • phụ thu dịch vụ hệ thống (quốc nội) là 215 nghìn. -> Đòi free?
  • phí an ninh soi chiếu là 20 nghìn -> Đòi free?
  • phí sân bay quốc nội là 100 nghìn -> Đòi free?
  • phụ thu quản trị hệ thống 215 nghìn đồng -> Cái này thằng Vietjet thu để hợp thức hóa, thuế phí clgv?
  • phần thuế VAT của phí là 34,4 nghìn đồng -> Nó là doanh thu cho các dịch vụ kia chả lẽ không tính VAT ?
 
Tuy nhiên, khách sẽ phải trả 584 nghìn tiền thuế phí, bao gồm,
  • phụ thu dịch vụ hệ thống (quốc nội) là 215 nghìn. -> Đòi free?
  • phí an ninh soi chiếu là 20 nghìn -> Đòi free?
  • phí sân bay quốc nội là 100 nghìn -> Đòi free?
  • phụ thu quản trị hệ thống 215 nghìn đồng -> Cái này thằng Vietjet thu để hợp thức hóa, thuế phí clgv?
  • phần thuế VAT của phí là 34,4 nghìn đồng -> Nó là doanh thu cho các dịch vụ kia chả lẽ không tính VAT ?
Tiền phí của ACV đang cao vút thôi fen.
Năm nào chả lãi khủng, lương thưởng nhân viên ngút trời.
Muốn giảm giá vé MB thì chỉ có ốp ông này, nhưng báo chí ít dám đi sâu vì dù sao cũng là DNNN.
 
Bữa nay báo chí mạnh dạng công khai sự thật rồi, lúc trước toàn đổ lỗi cho hãng bay. Chắc do con gà cưng VN Airline cũng chịu không nổi nhiệt nữa
Do fen chỉ quen đọc báo trên F33 thôi, chứ vụ vé máy bay nhiều loại thuế phí báo chí viết từ lâu lắm rồi fen.
 
Tuy nhiên, khách sẽ phải trả 584 nghìn tiền thuế phí, bao gồm,
  • phụ thu dịch vụ hệ thống (quốc nội) là 215 nghìn. -> Đòi free?
  • phí an ninh soi chiếu là 20 nghìn -> Đòi free?
  • phí sân bay quốc nội là 100 nghìn -> Đòi free?
  • phụ thu quản trị hệ thống 215 nghìn đồng -> Cái này thằng Vietjet thu để hợp thức hóa, thuế phí clgv?
  • phần thuế VAT của phí là 34,4 nghìn đồng -> Nó là doanh thu cho các dịch vụ kia chả lẽ không tính VAT ?
Câu nào báo đòi free. Thích nhét chữ lắm à???

Sự thật là có thuế, phí ko? Có tới 16 loại thuế phí ko? Có hay ko? 1 tiếng thôi.
Chấp bỏ cái "Phụ thu quản trị hệ thống" đấy.
 
Câu nào báo đòi free. Thích nhét chữ lắm à???

Sự thật là có thuế, phí ko? Có tới 16 loại thuế phí ko? Có hay ko? 1 tiếng thôi.
Chấp bỏ cái "Phụ thu quản trị hệ thống" đấy.
Đối với khách bay, chỉ có phí dịch vụ hành khách, phí an ninh soi chiếu và VAT thôi, tính ra là 3 cái
Vào sân bay thì ô tô đi vào tính phí 1 lần 10k, không thích thì đi bus hoặc nếu ở TSN thì đi grab bike dừng ở ngoài rồi đi bộ vào đi

Ngoài ra, hãng bay phải nộp những khoản phí dịch vụ hàng không khác cho các cảng hàng không như phí thuê quầy bán vé giờ chót; phí thuê quầy hành lý thất lạc; phí thuê phòng tác nghiệp, phòng nghỉ, trực ca cho nhân viên; phí thuê phòng máy của hãng; phí thuê kho; phí sử dụng thiết bị đầu cuối...
Những cái này là chi phí của hãng bay, nó nằm trong cơ cấu giá vé máy bay rồi, liên quan gì đến thuế phí thu thêm đâu. Ko lẽ muốn free cả những cái này à
 
Đối với khách bay, chỉ có phí dịch vụ hành khách, phí an ninh soi chiếu và VAT thôi, tính ra là 3 cái
Vào sân bay thì ô tô đi vào tính phí 1 lần 10k, không thích thì đi bus hoặc nếu ở TSN thì đi grab bike dừng ở ngoài rồi đi bộ vào đi


Những cái này là chi phí của hãng bay, nó nằm trong cơ cấu giá vé máy bay rồi, liên quan gì đến thuế phí thu thêm đâu. Ko lẽ muốn free cả những cái này à
Ai muốn free??? Cứ thích nhét chữ free nhể???

Các loại thuế phí khác nằm trong cơ cấu giá vé thì tức là ko liên quan đến tổng chi phí bay của người dân???? Nó thành chi phí cố định của hãng bay luôn. Nghĩa là hãng bay có muốn giảm thì cũng ko giảm cái loại chi phí này được. Và cuối cùng chuyển giao thành giá vé cho dân. Khác mẹ gì thuế BVMT đánh trên mỗi lít xăng ko? Cũng dân chịu cuối cùng
khi phí sân bay quá nhiều, quá cao như hiện nay, giá vé máy bay buộc phải đẩy cao lên, khách đi máy bay, khách du lịch cả trong nước và quốc tế vì thế cũng ít đi. Điều này không chỉ khiến các hãng hàng không thiệt hại mà chính cảng hàng không cũng thâm hụt nguồn thu
 
quá tốt ý, tình hình lạm phát tăng cao mà giữ giá vé rẻ chịu gì nổi, tôi còn mong tăng gấp 2 gấp 3 để bớt bần nông đi máy bay, từ hồi có vé giá rẻ đi máy bay như đi xe đò thấy gớm giống bên viễn thông giờ tuyệt chủng gói unlimited, gói giá rẻ ấy, phải tăng giá để tăng chất lượng dịch vụ chứ
 
Tuy nhiên, khách sẽ phải trả 584 nghìn tiền thuế phí, bao gồm,
  • phụ thu dịch vụ hệ thống (quốc nội) là 215 nghìn. -> Đòi free?
  • phí an ninh soi chiếu là 20 nghìn -> Đòi free?
  • phí sân bay quốc nội là 100 nghìn -> Đòi free?
  • phụ thu quản trị hệ thống 215 nghìn đồng -> Cái này thằng Vietjet thu để hợp thức hóa, thuế phí clgv?
  • phần thuế VAT của phí là 34,4 nghìn đồng -> Nó là doanh thu cho các dịch vụ kia chả lẽ không tính VAT ?
Trong đám này chỉ có phí an ninh với phí sân bay là của nhà nước. Còn mấy cái phí hệ thống là của hãng chứ chả nhà nước nào quy định.
 
Ai muốn free??? Cứ thích nhét chữ free nhể???

Các loại thuế phí khác nằm trong cơ cấu giá vé thì tức là ko liên quan đến tổng chi phí bay của người dân???? Nó thành chi phí cố định của hãng bay luôn. Nghĩa là hãng bay có muốn giảm thì cũng ko giảm cái loại chi phí này được. Và cuối cùng chuyển giao thành giá vé cho dân. Khác mẹ gì thuế BVMT đánh trên mỗi lít xăng ko? Cũng dân chịu cuối cùng
Vậy chứ anh muốn sao. Coi những chi phí cấu thành nên dịch vụ là thuế phí à
 
quá tốt ý, tình hình lạm phát tăng cao mà giữ giá vé rẻ chịu gì nổi, tôi còn mong tăng gấp 2 gấp 3 để bớt bần nông đi máy bay, từ hồi có vé giá rẻ đi máy bay như đi xe đò thấy gớm giống bên viễn thông giờ tuyệt chủng gói unlimited, gói giá rẻ ấy, phải tăng giá để tăng chất lượng dịch vụ chứ

Anh muốn tránh bần nông thì anh mua vé thương gia, chứ ra vỉa hè ăn bún lại muốn sạch mát như nhà hàng thì không có đâu.
Máy bay mà chỉ phục vụ người giàu thì hãng bay chết trước.
 
Vậy chứ anh muốn sao. Coi những chi phí cấu thành nên dịch vụ là thuế phí à
Nói chính xác là thuế phí cấu thành chi phí dịch vụ hãng bay. Nói ngược kiểu anh là thế nào nhỉ??

Và từ đó nói chi phí dân đi máy bay đang cõng 16 loại thuế phí đúng hay sai? Trong đó, có 3 loại thuế phí trực thu; 13 loại thuế phí gián thu trong cấu thành chi phí hãng bay.

Hay lại bảo vì cấu thành chi phí nên ko dc tính là thuế phí ;). Nói cùn thế thì ok, anh win.
 
Nói chính xác là thuế phí cấu thành chi phí dịch vụ hãng bay. Nói ngược kiểu anh là thế nào nhỉ??

Và từ đó nói chi phí dân đi máy bay đang cõng 16 loại thuế phí đúng hay sai? Trong đó, có 3 loại thuế phí trực thu; 13 loại thuế phí gián thu trong cấu thành chi phí hãng bay.

Hay lại bảo vì cấu thành chi phí nên ko dc tính là thuế phí ;). Nói cùn thế thì ok, anh win.
Nhưng tôi thắc mắc mấy cái phí hệ thống là gì nhỉ? Ai quy định phí này. Tôi ko nghĩ là của nhà nước quy định.
 
Thật ra trong 1 chuyến bay thì phí nhiên liệu rất ít, chiếm khoảng 5% trên tổng chi phí. Còn lại là những phí như là VAT, an ninh , sân bay, nhân viên.....
 
Back
Top