Vì sao Australia kêu gọi người dân giết kangaroo và lấy thịt

ChatGPT AI

Senior Member
Trả lời Zing, chuyên gia nhận định quần thể kangaroo ở Australia đã suy giảm đáng kể so với trước đây, đồng thời chỉ ra lỗ hổng trong cách quản lý hạn ngạch săn bắt.


Với người nước ngoài, kangaroo như một biểu tượng gắn liền với hệ sinh thái của Australia. Tuy nhiên, tại quốc gia lớn nhất châu Đại Dương, loài động vật này đang trở thành chủ đề tranh cãi gay gắt.
Một số nhà khoa học cảnh báo nếu không có biện pháp kiểm soát số lượng hiệu quả, sự phát triển nhanh chóng của kangaroo có thể ảnh hưởng đến hệ sinh thái và hàng chục triệu con có nguy cơ chết đói do hạn hán, theo Channel NewsAsia.
Do đó, chính phủ Australia đã kêu gọi người dân săn bắn kangaroo trên diện rộng nhằm tránh những hậu quả có thể xảy ra trong tương lai. Tuy nhiên, động thái này vấp phải nhiều chỉ trích.
“Theo quan điểm của tôi, câu chuyện số lượng cá thể kangaroo ‘quá nhiều’, ‘phá hủy môi trường’ và cần săn bắn để ngăn chúng chết đói đã được những người ủng hộ săn bắn kangaroo với mục đích thương mại dựng lên và tuyên truyền mà không có cơ sở thực tế”, ông Ray Mjadwesch, nhà sinh vật học thuộc tổ chức Hỗ trợ Tư vấn Môi trường Mjadwesch (Australia), nói với Zing.

Cần bảo tồn hơn săn bắn​

Theo ông Mjadwesch, kangaroo từng xuất hiện theo đàn với số lượng lên tới hàng trăm, thậm chí hàng nghìn con trước khi người châu Âu đến Australia và nền nông nghiệp nước này phát triển.
“Nhóm di cư đầu tiên đến Australia đã ban hành các chương trình kiểm soát nhằm loại bỏ kangaroo khỏi nhiều khu vực”, ông nói.
Hiện nay, loài vật này vẫn tồn tại trong các bầy đàn cô lập và suy kiệt, thường xuất hiện ở các công viên quốc gia và khu bảo tồn nằm rải rác trên nhiều khu vực. Song chúng rất khó xuất hiện trên các khu đất nông nghiệp giữa các công viên, do thường gặp tai nạn trên đường hoặc bị bắn vì mục đích thương mại, ông Mjadwesch cho biết.
Nhà sinh vật học cũng chỉ ra rằng số lượng kangaroo tại Australia đã suy giảm đáng kể so với trước đây.
Khi sử dụng phương pháp quy đổi dựa trên số lượng cừu, bò và dê ở Australia ngày nay và dữ liệu ước tính mật độ kangaroo tại các môi trường sống tối ưu, ông Mjadwesch cho rằng Australia có thể từng là môi trường sống của một tỷ con kangaroo trước thời kỳ thuộc địa.

giet kangaroo anh 1
Ông Ray Mjadwesch, nhà sinh vật học thuộc tổ chức Hỗ trợ Tư vấn Môi trường Mjadwesch (Australia). Ảnh: University of Technology Sydney.
Nếu so sánh với con số thống kê chính thức hiện nay - 50 triệu con - “điều đó có nghĩa quần thể kangaroo đã giảm chỉ còn 5%”, ông nhấn mạnh.
Theo chính phủ Australia và một số chuyên gia về động vật hoang dã, một số loài kangaroo rất đông và cần được loại bỏ thường xuyên để bảo vệ đất đai cũng như các loài bản địa khác.
Do đó, Australia trả một khoản phí nhất định trên mỗi kg cho những người thợ săn hợp pháp khi săn bắn kangaroo. Những con vật này sẽ bị giết lấy thịt, da để xuất khẩu sang khoảng 70 quốc gia khác - một ngành công nghiệp tạo ra 133 triệu USD mỗi năm, theo Hiệp hội Công nghiệp Kangaroo của Australia (KIAA).

Nhiều chuyên gia ở Australia kêu gọi người dân giết kangaroo và lấy thịt. Ảnh: AP.
giet kangaroo anh 2

Nhiều chuyên gia ở Australia kêu gọi người dân giết kangaroo và lấy thịt. Ảnh: AP.
Tuy nhiên, ông Mjadwesch khẳng định yếu tố tác động đến môi trường không phải loài kangaroo, mà là việc trồng trọt và chăn nuôi quá mức. Ông dẫn chứng một nghiên cứu trước đó cho thấy hoạt động chăn nuôi quá mức dẫn đến sự sụp đổ của hệ sinh thái, có khả năng làm giảm 1/2 quần thể động vật trong một môi trường sống.
“(Chúng ta) có thể nghe nhiều về việc nông nghiệp đã khiến mọi thứ tốt hơn với loài kangaroo ở Australia nhờ cải thiện những con đập và đồng cỏ, không còn chó dingo hay nạn săn bắn của thổ dân. Tuy nhiên, điều đó không đúng”, ông Mjadwesch nói.
Theo vị chuyên gia, kangaroo từng thống trị những vùng đất màu mỡ nhất trước khi những người di cư đến (Australia) và tranh giành môi trường sống với loài vật này trong thời kỳ thuộc địa.
“Loài kangaroo đã bị loại bỏ hoàn toàn khỏi nhiều vùng đất nơi chúng từng sinh sống và tiếp tục bị ngược đãi ở bất cứ nơi nào chúng còn bám trụ được”, ông nhấn mạnh.

George Wilson - chuyên gia về quản lý kangaroo tại Đại học Quốc gia Australia. Ảnh: Đại học Quốc gia Australia.
giet kangaroo anh 3

George Wilson - chuyên gia về quản lý kangaroo tại Đại học Quốc gia Australia. Ảnh: Đại học Quốc gia Australia.
Nhà sinh vật học cũng khẳng định Australia không cần kiểm soát quần thể kangaroo. Thay vào đó, “chúng ta cần cố gắng ngăn chặn suy giảm hơn nữa thông qua các hành động bảo tồn tích cực”, ông nói.
Đồng tình với quan điểm này, ông George Wilson - chuyên gia về quản lý kangaroo tại Đại học Quốc gia Australia - chia sẻ “hoàn toàn ủng hộ việc giảm số vật nuôi và tăng số lượng kangaroo”. Tuy nhiên, trước những áp lực giảm giá trị thương mại của loài động vật này, vị chuyên gia cho rằng “viễn cảnh đó sẽ khó xảy ra”.
“Nhiều con kangaroo nhỏ cũng sẽ biến mất chủ yếu do bị cáo và mèo ăn thịt hơn là săn bắn. Song một tín hiệu đáng khích lệ là số lượng (kangaroo nhỏ) đang dần phục hồi trong các khu vực mà chúng được bảo vệ một cách hiệu quả khỏi loài săn mồi”, ông nói với Zing.

Lỗ hổng quản lý​

Trong khi đó, chuyên gia cũng đã chỉ ra nhiều lỗ hổng liên quan đến việc khảo sát số lượng quần thể kangaroo, cũng như quá trình quản lý việc săn bắn loài động vật biểu tượng này của Australia.
Theo ông Mjadwesch, các cuộc khảo sát kangaroo chỉ được thực hiện để đưa ra hạn ngạch, chứ không phải vì mối lo ngại cho loài động vật này.
“Mục tiêu của các cuộc khảo sát là cung cấp bằng chứng cho thấy hoạt động săn bắn với mục đích thương mại là bền vững. Trong khi đó, kể từ những năm 1970, các hệ thống quản lý cũng khẳng định đây là ngành bền vững”, vị chuyên gia cho hay.
Do đó, ông Mjadwesch cho rằng rất khó can thiệp vào những sai sót trong các chương trình khảo sát và quản lý. “Nếu phân tích dữ liệu thô từ các cuộc điều tra theo khu vực, có thể thấy sự suy giảm số lượng và phân bổ, đồng thời loài kangaroo cũng không còn xuất hiện ở nhiều khu vực canh tác”, ông nói.
Bên cạnh đó, ông chỉ ra rằng cách xác định hạn ngạch săn bắn kangaroo cũng tồn tại nhiều vấn đề.
Theo vị chuyên gia, hạn ngạch ngắn hạn được ban hành dựa trên các cuộc khảo sát số lượng. Tuy nhiên, mật độ ước tính từ mẫu khảo sát tại các công viên quốc gia lại được áp dụng cho cả đất nông nghiệp, tức dữ liệu không được phân tầng hoặc phân tích theo không gian, ông Mjadwesch cho hay.

Một con kangaroo được nhìn thấy gần cảng Dampier ở vùng Pilbarra, Tây Australia. Ảnh: Reuters.
giet kangaroo anh 4

Một con kangaroo được nhìn thấy gần cảng Dampier ở vùng Pilbarra, Tây Australia. Ảnh: Reuters.
“Nói một cách đơn giản, dữ liệu mẫu khảo sát tại công viên chỉ nên dùng để ước tính mật độ kangaroo trong các công viên quốc gia. Trong khi đó, dữ liệu mẫu khảo sát trên đất nông nghiệp chỉ nên dùng để ước tính mật độ kangaroo trên đất nông nghiệp”, vị chuyên gia nêu vấn đề.
Ông Mjadwesch cho rằng cách thức khảo sát và phân tích dữ liệu hiện thổi phồng quá mức các ước tính về số lượng kangaroo, khiến không đáp ứng được hạn ngạch, trong khi dữ liệu từ các cuộc khảo sát ở các công viên quốc gia che giấu sự suy giảm.
Theo Cục Biến đổi Khí hậu, Năng lượng, Môi trường và Nước Australia, trong những năm gần đây, hạn ngạch hàng năm không được đáp ứng và chỉ có 4% tổng số lượng chuột túi bị loại bỏ.
“Đây là một vấn đề rất nghiêm trọng và là yếu tố chính dẫn đến sự suy giảm liên tục của quần thể kangaroo ở Australia”, ông nhấn mạnh.
Mặt khác, các cuộc khảo sát không được chuẩn hóa, mỗi bang thực hiện khảo sát khác nhau và đều cho rằng khảo sát của họ tốt nhất, ông Mjadwesch cho hay.
“Các phương pháp cũng thường xuyên thay đổi, chẳng hạn thay đổi vị trí tuyến khảo sát,... trong khi khoa học yêu cầu các lần khảo sát phải được thực hiện giống nhau”, ông nhấn mạnh.
Ngoài ra, ông cho rằng báo cáo về “hoạt động săn bắn (kangaroo) cũng rất lộn xộn”. “Nông dân không phải báo cáo họ đã săn bắn bao nhiêu, không ai biết bao nhiêu con kangaroo đã bị bắn bất hợp pháp hay bắn nhầm. Cũng không ai biết bao nhiêu con đã chết trên đường, trong các vụ cháy rừng, hạn hán hay lũ lụt”, ông Mjadwesch nói.
“Số lượng kangaroo chỉ có thể tăng khoảng 10% mỗi năm trong điều kiện thuận lợi. Do đó, tỷ lệ săn bắn thương mại 15-17% sẽ luôn là một thảm họa”, ông Mjadwesch nói.

https://zingnews.vn/vi-sao-australia-keu-goi-nguoi-dan-giet-kangaroo-va-lay-thit-post1433417.html
 
Thịt con này ngon k nhỉ, chứ VN mà có đặc sản kangaroo thì khi đem vào sách đỏ mất :misdoubt:
 
Thịt con này ngon k nhỉ, chứ VN mà có đặc sản kangaroo thì khi đem vào sách đỏ mất :misdoubt:
Thịt ngon ko thì t ko rõ, nhưng mà bác thấy nó lực lưỡng, khoẻ mạnh ko. Sức bật chân siêu mạnh nữa. Vậy thì ăn thịt nó lúc lâm trận sẽ rất khoẻ.
Đó. Qc truyền miệng thế này thôi. Bảo đảm giá thịt kangaroo x10 cũng ko có đủ cho dân tàu và dân việt ăn. Chưa kể chúng ta sẽ chế thêm vitamin kangaroo cho gymer, cho vdv nhảy cao, cho ng tập võ.
 
thịt bọn này thế nào nhỉ? :doubt:
Ko ngon cho lắm, đấy là trình đầu bếp cao, còn chế biến sơ sài, hương liệu ko chuẩn tí là tệ, được cái lạ và chống đói là chính.

2 ông bên Úc nói thế và 1 thằng đều bếp từng chế biến thịt con đấy cũng bảo y vậy.
Mà cứ gặp ai Úc là hỏi thịt Kangaroo với có con gì to to lạ lạ hơn ko miết nên hỏi nhiều lão quạo.
 
Này kết hợp bảo tồn thú săn mồi ở các châu lục khác là được, đem đàn sư tử tầm 20 con sang đấy thả là ez cân bằng, ez bảo tồn
 
Thú lớn mà có hẳn 50 triệu con trong khi nước úc toàn sa mạc thì cũng gọi là quá nhiều ý chứ.. gấp đôi dân số úc và gấp đôi tổng đàn heo VN.
 
Ko ngon cho lắm, đấy là trình đầu bếp cao, còn chế biến sơ sài, hương liệu ko chuẩn tí là tệ, được cái lạ và chống đói là chính.

2 ông bên Úc nói thế và 1 thằng đều bếp từng chế biến thịt con đấy cũng bảo y vậy.
Mà cứ gặp ai Úc là hỏi thịt Kangaroo với có con gì to to lạ lạ hơn ko miết nên hỏi nhiều lão quạo.
ở vịt nam có bán thịt con này nhập khẩu k nhỉ, để hôm nào ra mua về kho riềng xả nồi áp suất xem sao
 
pr thịt bọn này chạy nhảy suốt ngày với sinh đẻ ầm ầm là gymer máy chịch mua hết
zp6eTXS.png
 
ở vịt nam có bán thịt con này nhập khẩu k nhỉ, để hôm nào ra mua về kho riềng xả nồi áp suất xem sao
Trước tôi thấy có nhập về bán đấy, cơ mà giá cũng không rẻ + ai ăn cũng chê nên ko rõ còn nhập không. :D
Thấy bảo ăn như thịt gà nhưng dở hơn nhiều vì nó vừa nạc, vừa dai, nên cũng khó chế biến :rolleyes: tôi cũng thích nấu nướng cơ mà nhìn thớ thịt của nó cũng chẳng biết chế món gì :rolleyes: chắc tương tự như ức gà :rolleyes:
 
Mấy vườn thú các nước được nhập con này về nuôi và cho tham quan không nhỉ?
Mới đi vườn thú ở San Antonio (Texas), khu nuôi con này thì bị che chắn, phải mua vé vào xem và cho ăn, mặc dù đã trả tiền vé vào cổng. Gần khu hươu cao cổ cũng có loại kangaroo đỏ cho xem miễn phí, nhưng size thấy có vẻ nhỏ hơn.
 
Back
Top