thảo luận Vì sao các quỹ đầu tư kém sức hút?

1. Cái range và target price mình nhắn ở đây là price mà Fund manager nghĩ là fair value của cổ phiếu đó. Ví dụ: FPT đang trade ở 128k/cp, nhưng mình nghĩ các dự án healthcare của họ sẽ thành công và trong 12 tháng tới, value per share sẽ là tầm 140k/cp (bao gồm lợi nhuận extra) và để derisk, mình nghĩ là giá mua hợp lý là tầm 130k - 135k/cp, mình muốn đầu tư tầm 135 tỷ, thì mình sẽ ra nhờ market maker gom dùm mình 1,000,000 cp FPT với giá dưới 135k /cp. Mình sẽ structure cái deal sao mà họ có incentive mua càng thấp càng tốt. Thời gian mình set cho họ là tầm 10 tháng, trước khi báo cáo tài chính ra (tầm tháng 13 - 15 là có). Khi họ publish thông tin giá cổ phiếu lên thì mình đã gom xong rồi. Dĩ nhiên trong lúc đó mình vẫn có thể điều chỉnh giá mua và bán tuỳ vào tình hình kinh doanh của họ mà mình gom dc (tốc độ triển khai chuỗi Long Châu xét nghiệm, margin có cao hay không etc...) và điều chỉnh chiến lược cũng như giá.

2. Happy to connect. PM trực tiếp nha.
cảm ơn bạn vì đã giải đáp nhiều thắc mắc của mình về TT. mình sẽ ib
 
1. Bên TCBF có chào mình Bond fund nhưng mình từ chối mua. Lý do: họ đa số đổ tiền ngược lại các dự án của Vingroup & Masan là chính. Mình không tin vào Vingroup vì họ đang nuôi Vinfast và bất động sản đang đứng. Masan consumer thì ok nhưng các dự án khác nhu Masan High Tech (Núi Pháo) và Meat Deli đang lỗ. Cái objective của TCBF là bơm vốn cho các cty trong hệ sinh thái là chính sẽ gây rủi ro cho mình. Vì thế mình không đầu tư, mình muốn đầu tư vào quỹ bond nào không bị ràng buộc, và cho các cty phát triển bền vững vay. Lợi nhuận thấp chút xíu cũng OK.

2. DCBF thì mình không sure họ mua bond của doanh nghiệp nào, tuy nhiên mình quen cũng thân bên này thì thấy DC làm ăn khá OK. DC khá uy tín nên mình highly recommended.

Để quyết định mua bond fund nào, bạn nên xem coi là họ mua trái phiếu doanh nghiệp nào và các doanh nghiệp này ở các ngành có phát triển bền vững không? Đây là ví dụ của VCAM - NH VABF available trên app Stag Invest.

View attachment 2557660

View attachment 2557661
View attachment 2557662
Cho em hỏi chút.
1. Bên Bác nghĩ vào về VRE. Sau khi Vin thoái vốn, Ôm dài hạn được không nhỉ. Giá thị trường bây giờ là 21.7 thì đã hợp lý chưa.
2. Tình hình hiện nay. Khối ngoại bán trong trong nửa đầu năm hơn 2,5 tỉ đô.
Họ bán để rút khỏi thị trường hay sao nhỉ. Bán ròng vậy mà index từ đầu năm đến giờ vẫn tăng.
Góc nhìn của các bác như nào nhỉ. Xu hướng thị trường sắp tới sẽ diễn biến như nào khi ngày nào khối ngoại cũng ròng. Nhìn bảng dòng tiền thì tiền cân thị trường là của nhỏ lẻ.
3. Tầm các bác phải CFA level 3 rồi nhỉ.
 
Cho em hỏi chút.
1. Bên Bác nghĩ vào về VRE. Sau khi Vin thoái vốn, Ôm dài hạn được không nhỉ. Giá thị trường bây giờ là 21.7 thì đã hợp lý chưa.
2. Tình hình hiện nay. Khối ngoại bán trong trong nửa đầu năm hơn 2,5 tỉ đô.
Họ bán để rút khỏi thị trường hay sao nhỉ. Bán ròng vậy mà index từ đầu năm đến giờ vẫn tăng.
Góc nhìn của các bác như nào nhỉ. Xu hướng thị trường sắp tới sẽ diễn biến như nào khi ngày nào khối ngoại cũng ròng. Nhìn bảng dòng tiền thì tiền cân thị trường là của nhỏ lẻ.
3. Tầm các bác phải CFA level 3 rồi nhỉ.
1. Mình không rành về mảng bất động sản. Quy tắc đầu tư của mình là tránh mấy cty bất động sản vì về lâu dài, các công ty này không có gia trị bền vững. (Tăng Productivity). Mỗi người 1 thesis, mình nghĩ rất nhiều nhà đầu tư thành công vào các cty bds như Vin và các cty này cũng có cá cty rất tốt. Nên sorry, mình không tư vấn dc bạn vì bản thân mình cũng chưa tìm hiểu VRE hay bds cổ phiếu nói chung.

2. Việc quỹ bán ròng cũng dễ hiểu. Mình nghĩ có 2 lý do.

Một là lãi suất USD đang cao. Vnd đang mất giá so với Usd. Về lý thuyết, nắm VND không có lợi. Vì thế, các quỹ lớn nước ngoài, họ sẽ rút tiền khỏi thị trường VN. Ví dụ điển hình là Ishares frontier market ETF trong đó có 28% là nắm thị trường VN vừa rút khỏi thị trường. Về bản chất, đầu tư VN cho lãi suất thấp hơn đầu tư vào tiền gửi tiết kiệm USD nếu tính luôn phí quản lý và trượt giá.

Hai là bất ổn về kinh tế và chính trị. Về kinh tế, đối tác trade lớn nhất nhì của VN là TQ đang bị vấn đề. Vì chiến tranh thương mại với US và khủng hoảng BDS dẫn đến chi tiêu nôi địa giảm, TQ đang sản xuất dư thừa rất nhiều và họ đang đạp giá để xuất khẩu. Việc này dẫn đến các doanh nghiệp ở VN không cạnh tranh nổi. Ngay cả Indonesia phải bắt đầu tăng áp thuế lên hàng hóa TQ nhiều hơn để bảo vệ doanh nghiệp của họ. Về phía VN, hàng TQ đã rẻ nay còn rẻ hơn, thêm nữa TQ trước còn tiêu thụ hàng VN, nay nhu cầu của họ giảm dẫn đến hàng VN bán qua TQ sẽ chậm lại. Mình chưa có data nhưng mình đoán trade với TQ sẽ rất không cân bằng trong năm nay. Thêm nữa, vì bất ổn và nhiều vụ scandals như SCB và trái phiếu, dẫn đến dòng tiền không ra ngoài thị trường đê phát triển mà quay ngược lại ngân hàng. Mặc dù lãi suất thấp nhưng người dân thà để tiền ngân hàng. Đó là lý do vì sao tăng trưởng tín dụng đang âm.

Cuối cùng, bất ổn chính trị dẫn đến tắc nghẽn dầu tư công. Thường đầu tư công sẽ là bước đệm để khôi phục thị trường, tạo công ăn việc làm và kích thích kinh tế. Tuy nhiên, đầu tư công đang nghẽn vì ai cũng sợ quyết và bị khui lại. VN đang tại tiền lệ là hồi tố dẫn đến quyết định gì sai từ quan chức sau này lúc nào cũng có thể đi tù. Vì thế không ai dám làm gì.

Như trên sẽ thấy kinh tế VN đang bị khá nhiều vấn đề về ngắn hạn. Về dài hạn Việt nam dân số trẻ, hệ thống sau đợt thanh trừng này sẽ minh bạch hơn, hệ thống ngân hàng đang khá tốt, infrastructure đang tốt hơn, áp dụng công nghệ nhanh hơn, nên FDI sẽ quay lại thôi. Nếu muốn xem xem thời điểm nào thị trường phục hồi thì mình sẽ quan sát thị trường bất động sản để xem. Tất cả dòng vốn đang bị kẹt ở đây.

Tóm lại, ngắn hạn mình nghĩ thị trường kinh tế VN sẽ đi ngang ngắn hạn. Về trung và dài hạn, mình nghĩ sẽ phát triển bình thường. Còn về thị trường chứng khoán, mình không chắc vì thị trường VN đang dựa vào nhà đầu tư cá nhân mà các nhà đầu tư này lại irrational nên không biết dc. Mình đầu tư lâu dài nên mình bỏ tiền điều vào thị trường nhưng sẽ cẩn trọng hơn, tầm 80% so với mình bỏ vào bình thường.

Cheers
 
Với cái tầm đấy thì bác nên dành 1 thời gian ngồi phân tích cổ phiếu còn sướng hơn. Tài chính là chủ động, đừng phụ thuộc bố con thằng nào.
Khi bác chọn được vài mã có khả năng tăng trưởng dài hạn thì canh lúc TT sập sâu thì múc. Đơn cử FPT, nó kinh doanh hiệu quả, nhìn cái chart nó theo năm thì tăng theo hàm mũ. Bác chỉ cần lọc được mã như vậy thôi là tính theo 5-15 năm dư sức ăn hơn quỹ. Nhiều ông tài sản cũng lớn lắm, tính bằng chục-trăm tỷ, cũng lựa mấy con to to kiểu vậy, 1 năm ko biết vào được mấy lệnh đâu, nhưng dòng tiền tăng trưởng ổn định, lãi kép ăn đều.
Nói chung đầu tư dài hạn thì cố gắng cho mình kiến thức. Kể cả quỹ cũng ko phải cứ quăng tiền vô nó là ngon. Cũng phải phân tích khả năng sinh lời của quỹ trong dài hạn, các chi phí phải bỏ ra. Trong khi tự mua CP ko tốn chi phí khác ngoài thuế phí, hàng năm còn lãnh cổ tức (nếu mã bác chọn nó chia rất đều đặn)
Kể ra TT xấu dần mà con FPT nó tích luỹ thì lại có giá ok để tích sản nhỉ 😂
E chỉ cmt vui vui chứ ko mua bán hiện tại với con này, kk
 

Attachments

  • IMG_3901.png
    IMG_3901.png
    235.9 KB · Views: 1
topic toàn "wall of text"
sít đơ cho con hàng "Stag"
vkl
  • Nếu ai đó từng trading các sản phẩm chứng, coin, ngoại tệ... về lâu dài đều sẽ tự hỏi: mình đang trade với ai? Họ dùng data gi? có những đối tượng nào ở từng thị trường mà bạn trading? vì sao giá lại di chuyển? cách họ thiết lập bẫy giá ra làm sao? bản thân phải hành động thế nào?... Những người thật sự biết để chia sẻ Free rất hiếm :LOL: nên tranh thủ để học hỏi :D.
  • Mình trading fx cỡ gần 1k lệnh/năm, cũng làm trong lĩnh vực tài chính VN nhưng ở cấp độ thấp nhất trên thị trường nên để tiếp cận đến những data dạng kia gần như không thể!
  • Sản phẩm của bạn ấy còn mới, có tiềm năng. Cũng ngắm đến đối tượng KH riêng ^^ mình đoán bạn cũng làm trong lĩnh vực tài chính thì nên tìm hiểu qua. Nếu có cơ hội thì ủng hộ - cùng nhau phát triển :D
 
Quỹ đầu tư kém sức hút là phải rồi vì:
1. TTCK Việt Nam còn mới, chỉ loanh quanh 20 năm trong khi ở các nước phát triển thì thị trường chứng khoán đã tồn tại >100 năm rồi nên những công cụ, luật, tổ chức tài chính ở VN còn mới và ít
2. Tư duy của người dân: tư duy vẫn còn ham làm giàu nhanh, ham cơ hội đổi đời, tư duy xuất phát từ nên kinh tế định hướng XHCN nên không nhận biết rằng mỗi cá nhân làm tốt và chuyên nghiệp công việc của mình thì tốt hơn là mỗi thứ 1 tí. Giờ các anh coder mà dính vào chứng khoán ngày nào cũng canh bảng từ 9h-15h thì còn code gì nữa, giảm năng suất lao động.
3. Nhà nước chưa có chính sách khuyến khích: VD dân Mỹ đóng tiền vào quỹ hưu trí 401(k), IRA sẽ được hoãn thuế thu nhập, quỹ này cũng đầu tư đa dạng cả vào nền kte. Các chính sách khuyến khích như thế ở VN là chưa có và người dân chẳng có động lực vứt vào quỹ thay vì đó họ gửi tiết kiệm, mua vàng, mua đất, tự đầu tư. Thuế VN cũng mới chỉ siết thuế doanh nghiệp chứ thuế TNCN còn rất lỏng lẻo nên người ta không có động lực phải giảm thuế, phải thông minh về thuế
4. Các tổ chức-quỹ ở VN ít về mặt lựa chọn, không nổi tiếng về độ nhận diện nên hầu như người dân không biết đến có những quỹ đó tồn tại chứ đừng nói là đầu tư tiền vào. Lượng KH thấp cũng dẫn đến quỹ khó duy trì cơ cấu tổ chức vì lượng vốn gửi vào quá nhỏ.

Nói chung là để pt quỹ chắc phải cỡ 10-15 năm nữa, khi thế hệ gen z, 2k vào guồng công việc và thu nhập TB cao hơn bây giờ nhiều + đội đó không quan tâm đến đầu tư mấy mà làm + tiết kiệm + tận hưởng thì quỹ đầu tư mới có đất sống mạnh
 
nói chung là CCQ mở, mua từ cty chính chủ hoặc qua Fmarket
còn ETF thì mua như 1 mã chứng khoán
hết

mua từ mấy nguồn sít đơ tào lao, mất tiền ráng chịu
 
Back
Top