Vì sao học sinh hiện nay dễ gây rối ở trường?

Cryolite.0

Senior Member

Nhiều học sinh hiện nay bị dồn nén cảm xúc, mất kết nối với gia đình, nhà trường... dẫn đến việc thể hiện bằng những hành vi gây rối để giải tỏa.

Học sinh Trường THPT Marie Curie trong buổi Hỗ trợ tâm lý học đường - Đưa chuyên gia đến với trường học ngày 15-11 - Ảnh: MỸ DUNG

Học sinh Trường THPT Marie Curie trong buổi Hỗ trợ tâm lý học đường - Đưa chuyên gia đến với trường học ngày 15-11 - Ảnh: MỸ DUNG

Tại buổi ra mắt chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - Đưa chuyên gia đến với trường học" diễn ra ngày 15-11, TS Phạm Thị Thúy, Học viện Hành chính quốc gia, Phân viện tại TP.HCM, cho biết thời gian qua bà nhận được rất nhiều ca học sinh bị tâm lý dồn nén cảm xúc, có ca dẫn đến những chuyện đau lòng. Nguyên nhân vì học sinh mất kết nối với phụ huynh, nhà trường.

"Cha mẹ không hiểu con, con cũng không hiểu cha mẹ. Mất kết nối giữa hai phía dẫn đến nhiều chuyện đau lòng. Gia đình đã như vậy, trường học và học sinh cũng không kết nối được với nhau… làm cho học sinh rối loạn về cảm xúc. Từ đó ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh.

Nhiều em học sinh trước đó học tốt lắm, nhưng khi mất kết nối với cha mẹ, nhà trường thì kết quả học tập đi xuống, thậm chí tệ hơn. Đặc biệt, khi học sinh căng thẳng thì các em có nhiều hành vi gây rối cho môi trường học ở nhà trường...

Với những cảm xúc kìm nén trong thời gian dài, sau những hành vi dại dột của trẻ chính là những bệnh lý như rối loạn lo âu, trầm cảm, tự làm thương tổn bản thân" - TS Phạm Thị Thúy nói.

Lý giải việc mất kết nối này, cô Lê Thị Hồng Anh - phó hiệu trưởng Trường THPT Võ Văn Kiệt, TP.HCM - cho rằng học sinh không chia sẻ với giáo viên, nhà trường vì "chia sẻ thì sợ bị lộ, vì sợ vấn đề không được giải quyết, nói với thầy cô đã ức càng ức hơn".


Để giải quyết những vấn đề trên, TS Phạm Thị Thúy cho rằng công tác tư vấn tâm lý học đường ở trong nhà trường cần đi vào thực chất. Vì hiện nay tại một số trường đã làm tốt, nhưng ở một số trường phòng tham vấn tâm lý vẫn chỉ cho có.

Mặt khác, cha mẹ cần thật sự quan tâm đến cảm xúc của trẻ, tìm cách để kết nối với con cái. Cha mẹ cũng cần được tư vấn tâm lý để có kết nối với con cái tốt hơn.

Tại trường học của mình, cô Thẩm Mỹ Linh - Hệ thống trường quốc tế Canada - cho biết với mong muốn giải quyết và chủ động ngăn chặn những vấn đề về tâm lý của học sinh, trường xây dựng chương trình tư vấn tâm lý cho học sinh.

Trong đó, trường không đợi học sinh cần tư vấn tâm lý thì mới giúp đỡ, mà xây dựng chương trình để học sinh chủ động, hiểu được cảm xúc của chính bản thân. Thông qua các chương trình hội thảo (chỉ có học sinh và chuyên gia tâm lý), chia sẻ những điều mà các em có thể nói ra, giúp học sinh đưa ra quyết định đúng.

Đối với phụ huynh, trường tập huấn cho phụ huynh hiểu để các em học sinh khi có vấn đề có thể được tư vấn tâm lý bởi cha mẹ mình.

...
 
Phạt, kỉ luật đứa nào dám quay clip đăng mạng như thằng hiệu trưởng hôm bữa là được, cách giải quyết vấn đề tốt nhất là giải quyết người đưa ra vấn đề :ROFLMAO:
 
Thế hệ lớn lên với tik tok toàn đám vừa ngu, vừa lì, vừa láo, vừa tinh tướng, vừa tin người dễ dụ mà lại vừa cứng đầu 1 cách khó hiểu. Độ ảo tưởng sức mạnh với xạo lol thì chấp đám 9x mấy dặm. Vừa đần đụt trì trệ nhưng lại vừa tăng động kém tập trung
uzSBw9p.png
Chửi gắt thế, chung quy lại là do tiktok đúng không?

via theNEXTvoz for iPhone
 
Vì bọn lều báo với bọn dục tước cái thước của giáo viên, bọn hs Ko còn sợ ai phạt nữa thì chẳng quậy? Ai đời trường học Ko đc kỷ luật hs, Ko đc cho nghỉ học, thôi học :haha:
 
Thế hệ lớn lên với tik tok toàn đám vừa ngu, vừa lì, vừa láo, vừa tinh tướng, vừa tin người dễ dụ mà lại vừa cứng đầu 1 cách khó hiểu. Độ ảo tưởng sức mạnh với xạo lol thì chấp đám 9x mấy dặm. Vừa đần đụt trì trệ nhưng lại vừa tăng động kém tập trung
uzSBw9p.png
Thì nó mới được tính là trẻ vị thành niên. Cấu trúc bộ não và tâm sinh lý chưa phát triển hết.
Còn sau này ra đời đi làm thì xã hội, cuộc sống nó tự điều chỉnh thế thôi!
 
Theo lời của nhiều vozers thì thật ra thế hệ trước cũng quậy phá không kém, chẳng qua ngày nay MXH tràn ngập nên người ta tưởng nhiều hơn mà thôi. Thế nên chẳng có gì đáng lo ngại cả, thời nào cũng tràn lan những việc như này hết, quậy phá là vậy chứ thật ra chỉ là thiểu số, báo chí làm quá lên thôi.
 
vì gây rối ở nhà thì bị bố mẹ đập sml
gây rối ở ngoài xã hội thì bị xiên lúc nào chẳng biết .

chỉ có gây rối ở trường là ko ai dám động đến mình , lại còn phải biết điều o bế chứ sao nữa .

lớn cả rồi , có gây rối cũng phải biết chọn chỗ chứ , có phải trẻ em 2 tuổi đâu mà

7SXOg3F.png
7SXOg3F.png
7SXOg3F.png
7SXOg3F.png
 
Tại vì ngày xưa không có mạng xã hội chứ tốt lành gì
Không, quan trọng là gia đình. Ngày trước tôi cũng phá, bạn tôi cũng phá nhưng điểm chung là vẫn sợ thầy cô vì nếu bố mẹ biết thì chỉ có nước ăn đòn gần chết.
Đám bây giờ toàn con vàng con bạc, bố mẹ không quản thì thầy cô nói làm gì có uy.
 
Thế hệ lớn lên với tik tok toàn đám vừa ngu, vừa lì, vừa láo, vừa tinh tướng, vừa tin người dễ dụ mà lại vừa cứng đầu 1 cách khó hiểu. Độ ảo tưởng sức mạnh với xạo lol thì chấp đám 9x mấy dặm. Vừa đần đụt trì trệ nhưng lại vừa tăng động kém tập trung
uzSBw9p.png
Đọc còm của anh giống như ngày xưa phụ huynh bảo con hư là do game online vậy, thế hệ trước luôn tìm lý do để bao biện khi thế hệ sau không nghe lời
SqNiMAt.png
 
vì thế hệ thần tượng đám giang hồ mạng như khá bảnh giờ đã lớn, ko còn chửi bằng mõm nữa mà bằng cả chân tay với phóng lợn
2mhU590.png
 
Back
Top