Vì sao kinh tế đêm chưa thể đột phá?

Resius

Senior Member
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, thúc đẩy kinh tế đêm được nhiều quốc gia coi là động lực góp vào tăng trưởng, thu hút du khách quốc tế, kích thích nhu cầu tiêu dùng trong xã hội... Thế nhưng gần 4 năm sau khi Đề án phát triển kinh tế đêm được Chính phủ phê duyệt, hầu hết các địa phương vẫn "ép khách đi ngủ sớm".

Ồ ạt ra mắt sản phẩm chơi đêm…
"Đêm nay đi đâu chơi, đi Phú Quốc chợ đêm VUI-Fest", câu hát vui nhộn, dễ nhớ của Vui Phết - VUI-Fest Bazaar, khu chợ đêm mới ra mắt tại Thị trấn Hoàng Hôn - Sunset Town, nhiều ngày qua đã trở thành dòng trạng thái phủ sóng khắp mạng xã hội. Mỗi mét vuông thu hút tới 10 khách quốc tế, khu chợ đêm bên biển đầu tiên của Phú Quốc được ví như "phố Tây" chỉ sau vài tháng đi vào hoạt động. Trước đây, chợ đêm Phú Quốc tại TT.Dương Đông là một trong những điểm vui chơi sau 18 giờ nổi tiếng nhất đảo ngọc.

Tuy nhiên, dù được đầu tư với quy mô khá khang trang, bài bản nhưng chợ đêm Dương Đông vẫn chưa thoát khỏi hình bóng những khu chợ đêm thường thấy ở các điểm đến du lịch khác. Du khách cũng chỉ dạo thăm, ngắm hàng hóa, ăn uống rồi cùng lắm tới 22 giờ là về khách sạn đi ngủ. Vì vậy, VUI-Fest Bazaar thổi một làn gió mới cho hình thái chơi đêm ở Phú Quốc. Không chỉ quy tụ đa dạng các gian hàng ẩm thực từ món Việt đến các món ăn châu Á, châu Âu; gian hàng bán đồ lưu niệm địa phương… chợ đêm Vui Phết còn níu chân khách bằng những show biểu diễn nghệ thuật, show hoạt náo độc đáo từ 19 - 21 giờ.
Sau đó, "quyết không cho khách về" bằng những màn pháo hoa rực rỡ được trình diễn hằng đêm từ sân khấu của show diễn Kiss of The Sea - Nụ hôn của Biển cả. Nhờ những hoạt động đa dạng, hấp dẫn, kể từ khi ra mắt tới nay, chợ đêm Vui Phết đã đón hàng vạn du khách mỗi tối. Vào những ngày đầu khai trương, phía chủ đầu tư ghi nhận tới hơn 20.000 người đến tham quan chợ.

Vì sao kinh tế đêm chưa thể đột phá?- Ảnh 1.
Phố Tây Bùi Viện (Q.1, TP.HCM) cần được sáng đèn khuya hơn nữa để du khách tiêu tiền - NHẬT THỊNH

"Khu chợ là một trong những hạng mục mà chúng tôi kỳ vọng có thể thổi bừng sức sống cho Phú Quốc, thêm một lựa chọn chơi đêm cho du khách bên cạnh chợ đêm Dương Đông truyền thống. Kinh tế đêm của đảo ngọc từ đó sẽ được đánh thức, nhờ có một không gian để người làm du lịch địa phương thỏa sức sáng tạo qua chuỗi lễ hội nghệ thuật đường phố, mua sắm, văn hóa ẩm thực địa phương hấp dẫn…", đại diện Sun Group nói với Thanh Niên.

Về phần mình, TP.HCM cũng quyết không trễ nhịp trên đường đua "TP không ngủ". Trước thềm năm 2024, TP.HCM lần đầu ra mắt tour đêm, đưa du khách khám phá các điểm đến lịch sử, thưởng thức nghệ thuật, ẩm thực, mua sắm và chăm sóc sức khỏe ở Q.1. Chỉ với mức giá khoảng 1,6 triệu đồng, du khách sẽ được tìm hiểu lịch sử Sài Gòn tại khách sạn Continental 140 tuổi, thưởng thức chương trình nghệ thuật À Ố Show, ăn tối trên đường Đồng Khởi, tham quan, mua sắm, ăn đêm ở chợ Bến Thành rồi thư giãn cuối ngày tại một cơ sở spa. Cùng với đó, sản phẩm du lịch xe buýt hai tầng có chủ đề "Không ngủ ở Sài Gòn" chính thức ra mắt, đưa TP.HCM trở thành TP duy nhất trên thế giới có hoạt động city tour bằng xe buýt hai tầng mui trần 24/24 giờ. Đây là sản phẩm city tour đêm từ 23 giờ - 7 giờ sáng hôm sau.

Tiếp đà, TP.HCM mới đây cũng khai trương thí điểm phố đêm Thảo Điền, hoạt động từ 19 giờ - 2 giờ sáng hôm sau vào các tối thứ sáu, thứ bảy hằng tuần. Phố đêm Thảo Điền kỳ vọng sẽ góp phần phát triển văn hóa, du lịch và thương mại trên địa bàn TP đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, mua sắm của người dân, du khách. Đặc biệt đây là nơi có nhiều người nước ngoài làm ăn, sinh sống và học tập. Các quận 7, 1, 3, Phú Nhuận… cũng đang cấp tập triển khai đề án phát triển kinh tế đêm trên địa bàn từng quận, "đồng tâm hiệp lực" thắp sáng TP về đêm.

Vì sao kinh tế đêm chưa thể đột phá?- Ảnh 2.
VUI-Fest Bazaar - sản phẩm du lịch đêm mới hấp dẫn tại Phú Quốc - N.A

Không chỉ những TP du lịch lớn, "nhiệt độ" cuộc đua thúc đẩy kinh tế đêm đã tỏa về tới cả những tỉnh ngoại thành. Từ sau dịch Covid-19 đến nay, TX.Sơn Tây (TP.Hà Nội) liên tiếp khai sinh nhiều sản phẩm với mục tiêu thúc đẩy thật mạnh du lịch, mở màn bằng một tuyến phố đi bộ đêm. Vào dịp cuối tuần, không gian khu vực quanh thành cổ Sơn Tây lại tưng bừng những hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao. Từ 20 giờ thứ bảy hằng tuần, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật diễn ra với mật độ dày đặc. Không gian quanh thành cổ được UBND thị xã bố trí 8 sân khấu trình diễn, trưng bày nghệ thuật, biểu diễn thể thao. Những du khách trẻ tuổi có thể thưởng thức các tiết mục khiêu vũ thể thao, ghi ta đường phố, nhảy hip-hop…; các vị khách yêu văn hóa truyền thống thì có cơ hội nghe các giai điệu hát văn, hát quan họ, tham quan gian hàng trưng bày đồ xưa…

Ngoài ra, còn phải kể đến Quảng Ninh, Hải Phòng, Thừa Thiên-Huế, Đà Lạt…, UBND các địa phương đều có những động thái quyết liệt ở các cấp độ khác nhau thông qua các quyết định và chương trình hành động, định hướng đột phá kinh tế đêm nhằm kích hoạt "cỗ máy in tiền" của ngành du lịch.

... nhưng tới nửa đêm lại đòi "tắt đèn"
Sản phẩm, dịch vụ khai sinh liên tục, đổi mới liên tục, song, điểm chung của hầu hết các "thú chơi về đêm" kể trên đều là đóng cửa lúc nửa đêm. Đơn cử, chợ đêm VUI-Fest tại Phú Quốc "vui hết nấc" nhưng chỉ hoạt động từ 16 - 24 giờ hằng ngày. Một tiểu thương trong chợ đêm cho biết theo quy định thì 12 giờ đêm phải đóng cửa nhưng tại một số nhà hàng, khách còn ngồi vui thì vẫn phục vụ.

Theo quy định hiện nay, các dịch vụ karaoke và bar - vũ trường, trong điều kiện phòng cách âm thì được hoạt động đến 2 giờ sáng. Đối với hoạt động mini bar/bar/nhà hàng mở có âm thanh nằm trong hoặc gần khu dân cư thì 22 giờ là phải kết thúc âm thanh. Còn các nhà hàng, quán bar, điểm vui chơi không có âm thanh thì không có giới hạn giờ mở bán nhưng yêu cầu đảm bảo an ninh trật tự và các tiêu chuẩn khác.

"Quy định vậy thực ra cũng gò bó vì khách ở đây chủ yếu là khách Tây. Họ đi du lịch làm gì có khái niệm thời gian. Nhiều khi đi xem pháo hoa xong mới tưng bừng đi uống bia, nhảy nhót, ăn đêm… Mà vui chơi thì phải có nhạc nhẽo chứ tắt nhạc rồi thì không lẽ ngồi "tám" cho qua đêm hoặc "nhậu chay" trong im lặng?", vị tiểu thương này chia sẻ.

Tương tự, chợ đêm Thảo Điền của TP.Thủ Đức nằm ngay trong khu phố Tây thu nhỏ của TP.HCM nhưng cũng chỉ mở đến 22 giờ. Du khách nào chưa chịu về khách sạn thì có thể bắt xe sang Q.1 tiếp tục tiêu tiền ở Bùi Viện. Thế nhưng, hệ thống vũ trường của TP.HCM hiện cũng chỉ được mở cửa tới 2 giờ sáng hôm sau. Với những người "đam mê" sàn nhảy vũ trường, đặc biệt là các bạn trẻ thì 22 - 23 giờ mới bắt đầu là giờ "lên đồ", đến 2 giờ thì đúng là nhạc chưa kịp lên đã phải kéo nhau về.

Vì sao kinh tế đêm chưa thể đột phá?- Ảnh 3.
Phố Tây Bùi Viện đông nghẹt ngày cuối tuần... - NHẬT THỊNH

"Tối thứ bảy vừa rồi, tôi cùng mấy người bạn ra Bùi Viện lai rai vài lon bia. Ở Sài Gòn nhưng mấy năm rồi mới quay lại Bùi Viện, khác thật. Hàng quán bày bàn ghế tràn xuống đường. Nhiều quán rượu còn bày cả sàn nhảy ra ngoài, sôi động không khác gì phố đi bộ ở Pattaya - Thái Lan. Khách từ trong ra ngoài đông nghẹt, cả Tây lẫn ta. Đang ngồi vui thì tới gần 1 giờ, có lực lượng chức năng đi ngang từng quán nhắc dẹp bàn ghế, tắt nhạc. Lúc đó quán chúng tôi ngồi vẫn còn khoảng gần 100 khách. Đa số khách nước ngoài ngơ ngác, không hiểu chuyện gì. Đến khoảng 2 giờ thì hàng rào chắn 2 đầu đường mở, xe cộ lại rầm rập đi vào. Nhạc tàn thì cuộc vui cũng tan, ai về nhà nấy", anh Trần Hiếu (ngụ Q.4, TP.HCM) kể lại trải nghiệm mới đây tại phố Tây náo nhiệt nhất TP.HCM.

Karaoke gần như là loại hình giải trí về đêm phổ biến nhất cũng chỉ được phép hoạt động đến 24 giờ. Trong khi đó, các rạp phim liên tục bị "dọa" phạt nếu mở sau 0 giờ và ì ạch đề xuất suốt gần 2 năm qua vẫn chưa được thông qua nới khung giờ tới 2 giờ sáng hôm sau. Tuy vậy, nhiều rạp phim vẫn mở bán suất chiếu muộn nhất vào lúc 23 giờ 30, phục vụ số lượng không nhỏ khách có nhu cầu xem phim đêm.

Vì sao kinh tế đêm chưa thể đột phá?- Ảnh 4.
... tuy nhiên phải dọn dẹp sớm - ĐẬU TIẾN ĐẠT

Thiếu khung pháp lý hay thiếu đột phá?

Nhắc tới kinh tế đêm, trước khi bàn chơi gì, ở đâu thì việc "bung giờ giới nghiêm" đối với các dịch vụ vui chơi, giải trí được coi là yếu tố tiên quyết.

Ở châu Á, Trung Quốc là một điển hình không thể không nhắc tới trong phát triển kinh tế đêm. Từ khoảng năm 2010, các trung tâm thương mại, con phố thương mại ban đêm ở các TP lớn của nước này đã rất sầm uất nhưng tới đầu năm 2019, thủ đô Bắc Kinh so với các TP ở phía nam và phía đông Trung Quốc vẫn là nơi có ít địa điểm mua sắm, giải trí vào ban đêm, đa phần dừng hoạt động sau 22 giờ. Thế nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, TP này đã đi đầu trong việc "thắp sáng" kinh tế đêm nhờ vào nhiều biện pháp như tối ưu hóa dịch vụ giao thông công cộng, quảng bá các nhà hàng đêm, ủng hộ việc kéo dài thời gian kinh doanh....

Một số địa điểm tham quan nổi tiếng ở Bắc Kinh kéo dài thời gian mở cửa thêm vài tiếng. Hai tuyến tàu điện ngầm số 1 và 2 vào thứ sáu và thứ bảy được kéo dài thời gian chạy, trong đó chuyến cuối cùng khởi hành sau 0 giờ. Một số quận phát triển các căng tin mở muộn dọc theo các tuyến tàu điện ngầm quan trọng và khuyến khích các cửa hàng tiện lợi hoạt động 24/7… Hàng loạt biện pháp đã được lãnh đạo TP này quyết liệt triển khai để kéo dài thời gian không ngủ của cả du khách và người dân.

Thái Lan được mệnh danh là "thủ phủ tiệc tùng" của châu Á vì đi hết đêm ngày vẫn chưa hết chỗ chơi, nhưng đến khi bàn cách hút nhiều khách quốc tế hơn nữa, "móc hầu bao" du khách nhiều hơn thì nới khung giờ chơi đêm vẫn nằm trong số những giải pháp được triển khai trước nhất. Với chỉ thêm 2 giờ đồng hồ kéo dài thời gian cho các hoạt động giải trí đêm đã giúp Thái Lan thu về 54,5 tỉ baht (1,6 tỉ USD) cho hoạt động du lịch chỉ riêng trong tháng 12.2023, tăng 44% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ riêng Pattaya, việc gia hạn thêm thời gian mở cửa đã giúp doanh thu tại các quán rượu và điểm giải trí tăng 50% dịp cuối năm.
 
combo: đo nồng độ cồn + bắt đ* thì đột phá cái đuồi bầu à?
gfQUXz9.png
 
Mặc dù k thích nhậu, nhưng nên nới lỏng ở các khu dl thời gian.
À nên hợp pháp hoá phố đèn đỏ, bởi vì dù có cấm cũng k dc thì nên quản hơn là cấm.
 
Qua đi qua phạm văn đồng thấy quán nhậu vắng hoe, phần vì cồn, phần vì kinh tế khó khăn. Không biết còn trụ được tới khi nào

via theNEXTvoz for iPhone
 
Cảm giác các cốp ko muốn lèo lái du lịch VN theo gót thằng Thái Lan.
Ko hợp thức hóa mại d.a.a.m, thuốc...
Cơ mà nhiêu đó thôi tụi nghiện, ngáo còn lang thang đầy ngoài kia :v chứ cho công khai chắc đi mẹ giới trẻ.
 
Qua đi qua phạm văn đồng thấy quán nhậu vắng hoe, phần vì cồn, phần vì kinh tế khó khăn. Không biết còn trụ được tới khi nào

via theNEXTvoz for iPhone
Hồi trước Covid ấy Phạm Văn Đồng lúc nào cũng nghe nhạc quán bar các kiểu. Sau Covid là đã vắng lắm rồi giảm hơn phân nửa, giờ đo nồng độ cồn nữa đi qua toàn thấy đóng cửa.
 
Back
Top