Việt Nam liệu có thể như Singapore, phát triển ngành bán dẫn từ con số 0?

Cryolite 1

Senior Member

Ngành điện tử và bán dẫn hiện đóng góp khoảng 9% GDP cho Singapore. Để có được thành công như ngày nay, Singapore đã tập trung phát triển ngành này từ những năm 60 của thế kỷ trước.

Phát triển công nghiệp bán dẫn: Bài học từ Singapore

GS. Teck-Seng Low (ĐH Quốc gia Singapore) mới đây đã chia sẻ về bài học thành công của Singapore trong việc phát triển ngành công nghiệp điện tử và bán dẫn. Bài trình bày của GS Teck-Seng Low được chia sẻ tại phiên tọa đàm về công nghệ bán dẫn trong khuôn khổ Tuần lễ khoa học VinFuture.

Theo GS. Teck-Seng Low, do là quốc gia có diện tích nhỏ và dân số khiêm tốn, ngay từ đầu, Singapore đã chọn hướng phát triển tập trung vào các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao. Trong đó, quốc gia này nhắm đến ngành công nghiệp điện tử, để từ đó sản xuất ra các thiết bị điện tử tiêu dùng.

Ngành điện tử và bán dẫn hiện đóng góp khoảng 9% GDP cho Singapore. Chiến lược của Singapore là duy trì tỷ trọng các ngành sản xuất trong GDP là 20%. Trong đó, công nghiệp bán dẫn, điện tử là lĩnh vực quan trọng.

W-gs-teck-seng-low-ban-dan-2-1.jpg

GS Teck-Seng Low chia sẻ tại Tuần lễ khoa học VinFuture.

Theo GS. Teck-Seng Low, ở Singapore hiện có một hệ sinh thái đầy đủ về bán dẫn. Điều này tốt cho cả Singapore và các công ty bán dẫn nước ngoài đến đầu tư. Hiện tại, Singapore cũng có nhiều công ty công nghiệp phụ trợ, các trường đại học, viện nghiên cứu để hỗ trợ ngành sản xuất.

Chia sẻ về bài học kinh nghiệm của Singapore, GS Tech-Seng Low cho biết, sở dĩ quốc gia này đạt được vị thế ngày nay do đã có rất nhiều nỗ lực. Từ những năm 60, 70 của thế kỷ trước, Singapore đã thu hút các nhà đầu tư quốc tế để trở thành nơi sản xuất của các công ty điện tử tiêu dùng.

Sau đó, nước này quyết định chuyển dần lên các thang giá trị cao hơn, với việc tự tạo lập nên các công ty về bán dẫn. Cùng với điều này là sự đầu tư nghiêm túc vào hoạt động nghiên cứu phát triển từ năm 1991 đến nay.

Chúng tôi cũng có chiến lược đầu tư vào robotics. Nhờ những nỗ lực không ngừng, chúng tôi đã có vị thế ngày hôm nay và biến Singapore trở thành hub của ngành bán dẫn. Mục tiêu tiếp theo của Singapore là trở thành một phân hệ trong chuỗi giá trị toàn cầu”, GS. Teck-Seng Low nói.

Ở thời điểm hiện tại, Singapore đang đầu tư sâu hơn vào chip 2nm, hỗ trợ các nhà khoa học để làm chủ công nghệ ở tiến trình dưới 2nm.

Tương lai, Singapore đánh giá điện toán lượng tử sẽ là lĩnh vực rất quan trọng. Do đó, nước này đã bỏ 1 khoản đầu tư hơn 300 triệu USD vào điện toán lượng tử và quang tử với hy vọng nó thu hút được các nhà khoa học hàng đầu thế giới trong những lĩnh vực này.

Việt Nam liệu có thể học hỏi mô hình của Singapore?

Khi được phóng viên đặt câu hỏi về việc làm sao để Việt Nam tham gia sâu hơn vào cuộc đua bán dẫn toàn cầu, GS. Teck-Seng Low cho hay, khi bắt đầu phát triển công nghiệp bán dẫn và điện tử, Singapore đã đi học hỏi, sau đó sao chép mô hình của Đài Loan.

Chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam, theo GS. Teck-Seng Low, ngành bán dẫn Singapore không dùng nhiều ngân sách, nhưng đây sẽ là nguồn “vốn mồi” để xây dựng các chương trình, thu hút các công ty bán dẫn hàng đầu vào quốc gia này.

W-gs-teck-seng-low-ban-dan-1.jpg

GS. Teck-Seng Low của ĐH Quốc gia Singapore.

...
 
Ủa vậy là bọn bán dẫn thế giới nó đặt nhà máy ở nước ta rồi cho ta free công nghệ để phát triển ngành bán dẫn hả? Hay là ta lại đi gia công cho nó rồi xuất khẩu và tự hào là cường quốc bán dẫn?


Cho ai không biết thì Việt Nam là nước có kinh ngạch xuất khẩu Smart phone lớn thứ hai toàn thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Vậy là ta có phải cường quốc Smartphone không? Chắc Bphone với Vinsmart đang là bá chủ phương trời nào đó mà ta không biết chăng?
 

Để có được thành công như ngày nay, Singapore đã tập trung phát triển ngành này từ những năm 60 của thế kỷ trước​

60 năm kìa muốn dc như sing thì nhắm 40 năm dc k :sexy_girl:
 
"
Việt Nam có thể phát triển ngành bán dẫn từ con số 0, nhưng sẽ cần thời gian và nguồn lực. Việt Nam có một số lợi thế so với Singapore, bao gồm nguồn nhân lực dồi dào, chi phí nhân công thấp và vị trí địa lý thuận lợi. Tuy nhiên, Việt Nam cũng gặp phải một số thách thức, bao gồm nền tảng công nghệ còn hạn chế và thị trường bán dẫn cạnh tranh gay gắt.
Để phát triển ngành bán dẫn từ con số 0, Việt Nam cần có chiến lược dài hạn, đẩy mạnh đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư vào ngành bán dẫn.
Với những nỗ lực đang được thực hiện, Việt Nam đang dần khẳng định vị thế của mình trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
"
 
Đéo bao giờ luôn, Sing là nước có lao động với tay nghề và độ hiệu quả top đầu thế giới cmnr.
Siêng ăn lười làm như VN thì chắc cả ngàn năm cũng chả bắt kịp.
 
Lên bài, bán bánh vẽ, xong cho lao công , bảo vệ học bán dẫn => trường đh có ngành bán dẫn lại thu $ 10.000 3 năm hay 20.000$ rồi 6-8 năm tới cử nhân bán dẫn giờ đang ở đâu ?
Tìm cách qua Sing qua Đài qua US chứ đâu. Bước đi không ngờ của cảng trong việc xuất khẩu chất xám bán sức lao động thu ngoại tệ đấy anh cứ đùa :sure:
 
Tại sao nước mình cái gì cũng fomo chạy sau người ta thế nhỉ, từ chứng khoán, bitcoin, nft, Ai, tới cả nghề nghiệp lao động cũng phải hot lên tạo xu hướng, mà ko hề có sự định hướng phân công bài bản , đồng đều gì cả... mấy chục năm rồi mà vẫn ko có gì thay đổi về cách làm. Vãi cả " đi tắt đón đầu"...
 
Back
Top