Việt Nam thiệt hại 1,4 tỷ USD vì thiếu điện

frankia5678

Senior Member
Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính, phí tổn kinh tế của các đợt mất điện vào tháng 5 và 6 vừa qua là khoảng 1,4 tỷ USD, tương đương 0,3% GDP. Qua một khảo sát nhỏ trong lĩnh vực công nghiệp, các doanh nghiệp ở miền Bắc cho biết tổn thất về doanh thu lên đến 10%.

Báo cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam của WB cho thấy, ước tính ảnh hưởng của các đợt mất điện tháng 5, 6 vừa qua tại Việt Nam lên tới khoảng 1,4 tỷ USD, tương đương 0,3% GDP. Căn cứ vào ước thiếu hụt cung đến tháng 6, theo WB, nhu cầu năng lượng không được đáp ứng, tổn thất về doanh thu cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ở mức khoảng 75 triệu USD.

Để giảm nhẹ rủi ro an ninh năng lượng và tổn thất kinh tế trong tương lai, WB khuyến nghị một số giải pháp trước mắt cho Việt Nam, như tránh chậm trễ trong lịch biểu vận hành thương mại các nhà máy điện trong năm 2024 và 2025; xử lý nhanh quy trình phê duyệt và triển khai đầu tư về truyền tải.

Theo WB, Việt Nam cũng cần đa dạng hóa nguồn cung, chuyển từ cơ cấu năng lượng năm 2025 sang dựa nhiều hơn vào nguồn nhập khẩu trong khu vực. Các biện pháp tiết kiệm năng lượng cũng có thể đem lại tác động, nếu thiết lập ngay hệ thống theo dõi và chỉ tiêu bắt buộc theo Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Việt Nam thiệt hại 1,4 tỷ USD vì thiếu điện ảnh 1
Tăng trưởng GDP đang phụ thuộc nhiều vào khu vực xuất khẩu.
Tăng trưởng năm nay của Việt Nam được dự báo chậm lại, nhưng sẽ tăng tốc trong nửa cuối năm nay và những năm tiếp theo. Cụ thể, WB dự báo, kinh tế Việt Nam dự kiến tăng trưởng 4,7% trong năm 2023, với dự báo phục hồi dần lên 5,5% vào năm 2024 và 6% vào năm 2025. Tuy có chững lại, nhưng cầu trong nước dự kiến vẫn là động lực tăng trưởng chính trong năm 2023. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) dự kiến tăng nhẹ từ mức bình quân 3,1% trong năm 2022 lên bình quân 3,5% trong năm nay.

Về động lực tăng trưởng cho thời gian tới, WB đặc biệt nhấn mạnh vào đầu tư công. Tuy nhiên, đầu tư công đang ở mức thấp so với nhu cầu ngày lớn của Việt Nam. Từ năm 2011 đến năm 2022, tỷ lệ chi đầu tư công so với tổng chi ngân sách nhà nước, và so với GDP đã giảm lần lượt từ 27% xuống 20% và từ 8% xuống 6%.

Nhìn chung, nền kinh tế vẫn tương đối thiếu vốn đầu tư, đầu tư công tính trên mỗi đầu người và trên mỗi lao động vẫn thấp hơn nhiều so với mức ở các quốc gia thu nhập trung bình cao và quốc gia thu nhập cao.

Việt Nam thiệt hại 1,4 tỷ USD vì thiếu điện ảnh 2
Tại Việt Nam, đầu tư công tính trên mỗi đầu người và trên mỗi lao động vẫn thấp hơn nhiều so với mức ở các quốc gia (dữ liệu: WB).

WB cho rằng, Việt Nam còn dư địa tài khóa rộng - nợ công và nợ được khu vực công bảo lãnh đang ở mức 35,7% GDP vào năm 2022, so với ngưỡng nợ 60% do Quốc hội đề ra - và có thể chi đầu tư công nhiều hơn để đẩy mạnh tăng trưởng bền vững

"Mặc dù tăng mức đầu tư là cần thiết, nhưng Việt Nam cũng cần chú trọng tăng hiệu quả, hiệu suất đầu tư công. Trong giai đoạn 2011-2019, nền kinh tế phải bỏ ra đến sáu đồng cho đầu tư mới tạo ra được thêm sản lượng bằng một đồng VNĐ. Chính vì vậy, một USD đầu tư của Việt Nam tạo ra tăng trưởng thấp hơn so với Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc, Singapore và Thái Lan ở thời điểm có cùng mức thu nhập theo đầu người và cùng trình độ phát triển tương đương", báo cáo của WB cho hay.

https://tienphong.vn/viet-nam-thiet-hai-14-ty-usd-vi-thieu-dien-post1559172.tpo
 
Điện là thứ cám dỗ rẻ tiền của tư bản. Xưa cha ông ta đốt đèn dầu, mỡ lợn nhưng vẫn làm được những điều vẻ vang.
Dầu hỏa vào Việt Nam từ khi nào?

14:10 | 13/07/2021

Có một số tài liệu cho rằng dầu hỏa được sử dụng ở Việt Nam vào khoảng giữa thế kỷ thứ XIX, nhưng chắc chắn là vào cuối thế kỷ XIX đã được sử dụng nhiều.

Trong cuốn Xứ Bắc Kỳ ngày trước, Cờlôt Buaranh cho biết: “Năm 1895… ngoài đường phố Hà Nội, người ta vẫn thắp đèn dầu hỏa, cứ chập tối các phu đèn lại bắc thang trèo lên các cột để châm đèn, sáng lại dùng ống xì đồng tắt đi…”.

Ngay từ 1898-1899, tư bản xăng dầu phương Tây đã có mặt ở cảng Nhà Bè và sau đó là cảng Hải Phòng. Những sản phẩm dầu mỏ dùng ở Việt Nam lúc đó do Công ty Đông Ấn Hà Lan (East Indie) cung cấp.
Nghe nói ngày trước bọn nó còn có trò mua dầu thì được tặng đèn. Dầu hoả cũng là thứ cám dỗ của tư bản mà thôi. :shame:
 
Giờ mà thêm 1 triệu chiếc xe điện thì chắc dân quê lo trữ dần đèn cầy (nến) là vừa.
0ce8kh2.png
 
Bệnh thành tích , bánh vẽ cố vào không giải quyết nội tại lúc mất điện thì xua người ở ngoải đi chửi Long An vì nó không làm 2 nhà máy nhiệt than gây ô nhiễm môi trường giờ Long An nó làm 2 nhà máy LNG cho vừa lòng mấy bn ở ngoải :D
 
Đây là trách nhiệm của toàn dân, chia 1,4 tỉ cho đầu người rồi gô cổ bắt đóng thôi :angry:
 
Đây là phần nổi thôi. Các nhà đầu tư thấy tìn trạng này cũng sợ đái ra máu mà bỏ chạy. Bây giờ có gì mà không dùng đến điện? Điện thiếu, đắt thì phát triển kinh tế, kêu gọi đầu tư bằng niềm tin à?
 
Miễn kìm chế lạm phát, net zero 2050 thì có gì phải lo
bạn ơi, điện nước tháng này có bị áp kpi gì không
điện nước chỗ tôi ai cũng kêu tăng sốc
có nhà nước tăng 30% điện 25%
cá biệt có 4 nhà tiền nước giống y nhau đều 115.710 vnđ
lạ lol thật đó
 
bạn ơi, điện nước tháng này có bị áp kpi gì không
điện nước chỗ tôi ai cũng kêu tăng sốc
có nhà nước tăng 30% điện 25%
cá biệt có 4 nhà tiền nước giống y nhau đều 115.710 vnđ
lạ lol thật đó
Cảm thấy nghi ngờ thì xuống đo lại công tơ đi?
Tiền nước thì công tơ nó còn ngay cạnh nhà cơ, mở ra mà xem?
 
xưa làm cái nhà máy điện hạt nhân thì không làm. giờ thì chịu thôi,
chính phủ đéo gì mấy cái tốt cho kinh tế đất nước thì cứ ỡm ờ không làm, toàn làm ba chuyện ruồi bu.
học cái ngu cái dốt của người ta thì nhanh lắm. cái đẹp chả thấy học đâu
Là tôi thì tôi cũng tội đéo gì làm
Chờ hết nhiệm kỳ sang mẽo ở hưởng tuổi già không sướng hơn à, làm rồi nó bị làm sao có mà ngu :rolleyes: :rolleyes:
 
theo tôi mấy triệu đầy tớ a.k.a công bộc nên làm gương như vậy tiết kiệm lại còn dư điện
Điện là thứ cám dỗ rẻ tiền của tư bản. Xưa cha ông ta đốt đèn dầu, mỡ lợn nhưng vẫn làm được những điều vẻ vang.
chán đóe buồn chửi, dự báo thiếu điện từ năm nào rồi
Capture9898809.png
 
Back
Top