thảo luận World Cup không bao giờ thoát khỏi tay người châu Âu?

Something Else

Senior Member
Bóng đá vốn là của châu Âu với truyền thống lâu đời. Các cầu thủ tập luyện bài bản, những giải đấu được tổ chức chặt chẽ.

Sau đó, các nước Nam Mỹ bước vào cạnh tranh. Ở những xứ sở như Brazil, Argentina, Uruguay, Peru, cầu thủ có tố chất thể lực như người châu Âu, lại dãi nắng dầm mưa chơi bóng theo kiểu đường phố, tự rèn luyện được kỹ thuật và sự tưởng tượng phong phú. Họ dần trở thành đối trọng với người châu Âu.

Những mối lo ngại ban đầu


World Cup 1986 được chứng kiến một đội châu Phi lần đầu tiên lọt vào vòng knock-out 16 đội, đó là Morocco. 4 năm sau, Cameroon lọt tới vòng tứ kết, đánh dấu sự chuyển mình của bóng đá châu Phi.

Nigeria lọt vào vòng 16 đội của World Cup 1994. Và hai năm sau, họ vượt qua Brazil và Argentina, để giành tấm huy chương vàng bóng đá Olympic Atlanta 1996. Lúc đó, người ta nói đến chuyện ngày một đội châu Phi vô địch thế giới không xa.

Đội châu Á lần đầu lọt vào giai đoạn đấu loại trực tiếp ở World Cup là Saudi Arabia vào năm 1994. 8 năm sau là Hàn Quốc và Nhật Bản trên sân nhà của họ. Hàn Quốc còn vượt qua Italy và Tây Ban Nha để đi vào đến trận bán kết, chỉ gục ngã 0-1 trước Đức.

Việc tổ chức thành công World Cup 1994 kích hoạt bóng đá ở Mỹ. Với tiềm năng về xã hội, về khoa học, không ít người cho rằng “Chú Sam” sẽ ngày nào đó thống trị bóng đá, như họ đứng trên đỉnh các môn thể thao khác ở Olympic cũng như dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực khác.

Tính từ cột mốc 1990, khoảng 20 năm sau đó, mọi chuyện vẫn lạc quan với các nền bóng đá mới nổi. Các ngôi sao Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, Mỹ, Mexico, châu Phi ngày một nhiều trong các giải VĐQG hàng đầu ở châu Âu.

Euro 2020 anh 2
Chỉ với tốc độ, sức mạnh là chưa đủ để giúp những cầu thủ châu Phi vươn mình. Ảnh: Getty.

...

https://zingnews.vn/world-cup-khong-bao-gio-thoat-khoi-tay-nguoi-chau-au-post1239102.html
 
:big_smile: :big_smile: Châu mỹ h bắc mỹ với cơ sở vật chất tốt khoa học kĩ thuật mạnh , chắc dự chỉ 5 10 năm nữa mỹ cùng Brazil uruquay thành đối trọng với châu âu , bọn dưới đuối cả về tiền về con người ông nào sắp vỡ nợ đến nơi rồi
 
Thể thao bây giờ kèm thêm yếu tố "khoa học" vào nữa. Mấy ông Châu Phi thể hình ngon nhưng bọn Châu Âu nó lắm tiền, rèn luyện kĩ thuật, thể hình đủ cả + thêm môi trường cọ sát cạnh tranh cường độ cao. Châu Âu đúng là vua của bóng đá thế giới
 
Thể thao bây giờ kèm thêm yếu tố "khoa học" vào nữa. Mấy ông Châu Phi thể hình ngon nhưng bọn Châu Âu nó lắm tiền, rèn luyện kĩ thuật, thể hình đủ cả + thêm môi trường cọ sát cạnh tranh cường độ cao. Châu Âu đúng là vua của bóng đá thế giới
Vấn đề 80% các cầu thủ đtqg phi đều là đào tạo tại châu âu và đa phần là bị loại ở các nước châu âu mới về châu phi đá ăn sao đc
 
Thằng mẽo chắc dân nó ko thích bóng đá nhỉ. Nếu dân nó thích thì với khả năng của nó làm éo gì ko đi wc đc
 
Nó đc train từ bé thì chả hơn. Châu phi hay nam mỹ xuất thân từ bóng đá đường phố, từ khu nghèo thì lấy đâu ra viêc đc đào tạo bài bản từ bé.
 
Chưa biết được. Một ngày nào đó tiền của người mỹ có thể thay đổi mọi thứ. Châu mỹ đã có sẵn nam mỹ rồi. Thiếu tiền của bắc mỹ thôi :giggle: :giggle:
 
số đội nó đông hơn thì tất nhiên tỷ lệ nó giành wc cao hơn rồi. Brazil với Arg cũng ko còn bá đạo như xưa. Nhưng tụi Châu Âu thì đc truyền thông buff hơi nhiều, overrated cả mớ. Đối đầu trực tiếp với Nam Mỹ cũng ăn hành dài dài. đơn cử là BĐN :haha:
 
Back
Top