thắc mắc Xin cách luyện thi toeic tầm 650

Vì thấy anh em hầu như chỉ nói đến phương pháp chung chung, xin chia sẻ cụ thể tài liệu, phương pháp này. Mục tiêu là để có kĩ năng thật, thi thật điểm thật. Với anh em xác định thi để đủ điểm ra trường, xin việc, đối phó thủ tục, thì không phù hợp. Bài dài, nhưng mong là hữu ích.

  • Mục tiêu chính: kĩ năng nghe, đọc (gọi là kĩ năng thụ động do bạn chỉ tiếp nhận ngôn ngữ từ người khác). Nói và viết (kĩ năng chủ động, do bạn là người tự sản sinh ra ngôn ngữ) cũng sẽ lên nhưng không nhiều. Giới hạn điểm TOEIC phụ thuộc vào thời gian bạn đầu tư để luyện.
  • Ý tưởng cốt lõi: hạn chế và bỏ hẳn thói quen dịch ra tiếng Việt trong đầu, nhất là thói quen dịch từng từ, từng chữ. Kĩ năng này có thể đạt được ở trình độ tầm TOEIC 450.
  • Đối tượng: người đã có kiến thức ngữ pháp cơ bản, có niềm yêu thích với văn hoá phương Tây.
  • Điều kiện đủ: Dành thời gian cho nó hàng ngày, hạn chế ngắt quãng. 4.0 rồi, đi đâu cũng học được. Một ngành bận lắm vẫn còn lướt FB được, thì tắt mạng đi mà học nửa tiếng cũng tốt.
  • Kết quả kì vọng: tự tin thi TOEIC > 650, xem phim sub tiếng Anh, tra cứu bằng tiếng Anh, lướt reddit và các cộng đồng quốc tế.

Nếu đọc thấy tư duy trên phù hợp, anh em đọc tiếp cho đỡ phí thời gian.
Về cơ bản, kĩ năng mở ra giới hạn ngoại ngữ cho anh em là kĩ năng nghe hiểu - đọc hiểu trực tiếp mà không cần dịch ra tiếng Việt. Lúc đấy, việc học sẽ cảm thấy rất thoải mái. Vậy cái gì mà anh em có thể nhìn hay nghe thấy cái là hiểu mà không cần dịch? Nó chính là những hello, ****,ok, shit,... mà giờ ai cũng có thể nói vậy. Lí do là chúng ta tiếp xúc với nó quá nhiều để đủ hiểu ngữ cảnh sử dụng của nó. Không cần thiết để dịch trong đầu nữa. Do đó để học được từ mới, ta cần có ngữ cảnh dễ hiểu và lặp lại đủ nhiều. Xin đừng lấy mục tiêu làm chủ 5, 10 từ mỗi ngày, 100 ngày học được 500, 1000 từ. Đấy là thuộc lòng, rồi quên, chứ không phải tiếp thu ngôn ngữ. Ngôn ngữ không phải để học, nó là bản năng sinh học hình thành do luyện tập.

Tiếng Anh có nhiều điểm khác biệt với tiếng Việt, trong đó khác biệt điển hình là hệ thống khẩu hình và phiên âm. Tiếng Việt có âm “tr” việt đọc là “trờ” nặng, nhưng tiếng Anh lại là “tờ rờ”, đọc nhanh nghe giống là “trờ”, nhưng không phải. Ví dụ này để minh hoạ rằng, bạn không thể tin tưởng tai mình nghe tiếng Anh và phiên âm lại thành tiếng Việt được. Nhiều học sinh VN không được sửa, nên thành ra nhầm lẫn, tạo nên chất giọng “tiếng Anh của người Việt”. Vậy làm sao để phát âm đúng? Mấu chốt là khẩu hình phải đúng. Nó gồm vị trí đặt lưỡi, hình dáng môi và cổ họng. Trong tài liệu, mình có đính kèm các kênh Youtube để luyện phát âm, họ quay cận cảnh khuôn mặt để các bạn hình dung mồm sẽ thế nào. Mồm đúng, âm ắt đúng.


Đó là đôi điều về lí luận của phương pháp. Dù học bất kì kĩ năng gì, bạn cần hiểu một cách chung nhất về cách mình sẽ học. Bây giờ mình sẽ trình bày cụ thể về cách mà các bạn có thể theo. Về điều mình đã nói ở trên, bạn cần luyện kĩ năng nghe, đọc hiểu mà không cần dịch. Bạn cần tìm những nguồn audio, truyện, sách báo có nội dung dễ hiểu. Ở trình độ thấp, thứ dễ hiểu nhất là các sản phẩm của trẻ con. Xin đừng coi thường nó. Hãy tìm những bài hát, truyện của trẻ con. Rất dễ nghe, dễ đọc. Tuy nhiên, để quá trình học thú vị hơn, hãy sử dụng bộ khoá học Effortless English (viết tắt là EE). EE là bộ khoá học nổi tiếng của thầy A.J Hoge. Bộ này ban đầu chỉ có một sản phẩm cùng tên, nhưng sau đó đã mở rộng và hiện tại có 7 sản phẩm cùng cốt lõi phương pháp. Tất nhiên nó mất tiền. Không phải là một hành động đáng tự hào gì, nhưng mình sẽ chia sẻ tất cả cho anh em ở cuối bài. Mình cũng không nhận được đồng nào từ bộ này.

Bộ EE gồm 7 khoá có tên
  1. Effortless English
  2. Learn Real English
  3. Flow English
  4. Business English
  5. Power English
  6. Khoá dành cho thành viên V.I.P
  7. Pronunciation
Mình sẽ giới thiệu cách hoạt động của khoá 1 (khoá khác tương tự). Khoá này gồm nhiều bài học nhỏ, gọi là lesson 1, 2, 3… Lấy ví dụ là bài 1 có tên Day of the Dead, thuộc Level 1 của khoá 1, có các file âm thanh như sau:

  • Audio: bài đọc một văn bản chuẩn nào đó
  • Vocab: phần giải thích một số từ mới của bài đọc
  • MS (mini story): kết hợp một vài từ mới thành một câu chuyện thú vị, kì lạ. Ông thầy sau khi kể chuyện, sẽ hỏi đi hỏi lại mình những câu rất dễ và có phần hơi ngớ ngẩn. Hãy nghe và trả lời theo, khá là vui.
Tại sao phải làm vậy? Anh em, nhất là ai lên làm bố rồi, sẽ thấy chúng ta hay nói rất nhiều câu lặp lại với con của mình lúc mới sinh, những câu kiểu ú oà, ai đây nhỉ, cún ơi. Khi đứa bé có thể bặp bẹ nói được tiếng “bố”, “mẹ”, chúng ta rất hay hỏi đi hỏi lại “ai đây nhỉ”, để được nghe bé nói 2 tiếng đơn giản đấy, vừa ấm lòng, vừa có vai trò ngôn ngữ quan trọng. Việc lặp đi lặp lại những từ căn bản sẽ giúp các bạn nhớ lâu hơn và dần thành một phần của phản xạ.

Bộ bài học của EE cũng vậy. Ông thầy sẽ kể chuyện đơn giản, rất dễ hiểu và hỏi anh em rất nhiều để anh em trả lời và ghi nhớ một cách tự nhiên (effortless có nghĩa là thoải mái, không cần gồng lên). Chi tiết về bộ này, mình cũng để trong link ở cuối bài. Chú ý rằng, bạn cần học duy nhất 1 bài học trong suốt 1 tuần, thậm chí là 2 tuần, để bộ não thấm nhuần câu chuyện. Chính quá trình này giúp các bạn không phải dịch trong đầu nữa, vì quá quen với câu chuyện rồi. Việc duy trì học hàng ngày, hàng tuần trong vòng 6 tháng trở ra, bạn sẽ dần thấy kết quả này. Nếu có thời gian, hãy duy trì việc nghe các bài học trong vòng 1 năm trở lên. Rất nhiều bài để các bạn nghe, chỉ cần mỗi ngày khoảng nửa tiếng.

Đó là kĩ năng nghe. Tương tự, kĩ năng đọc cũng cần có tài liệu sách báo, truyện để các bạn luyện đọc. Ngoài truyện thiếu nhi, bạn có thể tham khảo các bộ sách ở trong link cuối bài luôn (mục Reading practice). Đó là các bộ sách được phân chia cấp độ, rất dễ đọc, dễ hiểu. Nó có thể là các tác phẩm văn học rất nổi tiếng, được viết lại theo văn phong đơn giản. Vừa luyện tiếng Anh, lại vừa có thể đọc được tóm tắt các tác phẩm nổi tiếng. Tin mình đi, đọc rất dễ hiểu. Nếu thấy khó lúc đầu, bạn có thể tra từ điển liên tục, nhưng dần dần khi hiểu câu chuyện, bạn sẽ không cần tra nữa. Hãy cố gắng đọc và không dịch ra tiếng Việt nhé. Khi gặp từ mới, hãy tra bằng Google Hình ảnh. Google sẽ cho kết quả là hình ảnh của từ mới. Ghi nhớ hình ảnh hiệu quả hơn là dịch và viết ra giấy. Nếu có điều kiện, hãy in ra hình ảnh kèm từ mới.

Mình nghĩ bài cũng khá dài để đề cập thêm phần phát âm. Mình sẽ chỉ dẫn link một kênh rất chất lượng ở đây Rachel's English - YouTube . Trong link cuối bài, file hướng dẫn cũng kèm chi tiết về nội dung kênh. Mình hiện tại có thể thoải mái xem phim phụ đề Anh, các tài liệu công việc cũng bằng TA. Các nơi dùng tiếng Việt, mình vẫn viết đúng chính tả, đầy đủ, đàng hoàng. Còn khi cần, mình dùng TA hoàn toàn vì sự hiệu quả ở các thuật ngữ chuyên môn. Suốt mấy năm ĐH, mình không đi học ở đâu cả. Thành tích này không phải để khoe gì, vì vozer có nhiều người giỏi hơn nhiều. Tuy nhiên, giỏi ngôn ngữ không nên là một cái gì đó để so đo, nó nên là kĩ năng cần thiết cho mọi người.

Kết lại, việc thực hành ngôn ngữ cũng như mọi kĩ năng khác, hãy quyết tâm, kiên trì, nghiêm túc và có trách nhiệm với bản thân.

From voz with luv
cuối bài: bit . ly/ntd252ENG
mong các bạn không report, chia sẻ bừa bãi, kẻo mình bị xử lí bản quyền.
Với các bạn bắt đầu từ con số 0, cách tốt nhất là theo học lớp TA căn bản trước đã.
Li n k bit.ly kia mình không tìm thấy là sao ta ?
 
bạn mở bằng chế độ ẩn danh nhé, chứ link vẫn bình thường. Có thể do bạn đã đăng nhập sẵn onedrive của bạn nên gặp lỗi về quyền truy cập.
Ok rồi bác, bắt buộc bật vpn nữa nó mới cho vào ko là đơ lun, khó hiểu
 
h dịch quá, k có trung tâm nào mở để học hết các bác, kb có chỗ nào dạy ol để học k nhỉ, mình cần ôn luyện để ra trường. Ra làm gần năm r mà chưa có bằng hixx.
 
View attachment 537226
https://www.examenglish.com/TOEIC/TOEIC_listening_part3.htm
Vậy đọc khi nào: đọc khi nhận đề (chắc ko kịp đâu, vì còn đọc 1 - 2 tùy trình);đọc khi nghe hướng dẫn part 3;
Mình ví dụ cách mình làm nhé:
B1: Đọc câu hỏi + đáp án B (đọc kỹđápán B); cácđápán còn lạiđọc lướt lướt qua
B2: Hình dung đoạn hội thoại: Người nữ và nam nói chuyện qua điện thoại; nữ gọi từ "a garage"; ông nam sẽ hỏi lại về .. registration number of the bike; cuối cùng người đàn ông sẽ gọi lại call back
B3: tiếp tục với các câu 2 , 3 ...; cái này luyện tập thì sẽ lướt qua rất nhanh và khi nghe bạn sẽ dễ nắm bắt câu chuyện + loại đáp án nhanh hơn
Ghi chú: Câu nào nghe không kịp thì bỏ qua, ko lăn tăn trễ câu khác. tránh trường hợp phải đánh bùa nhiều câu
Câu 2, 3 đáp án khác bác ơi. Mà công nhận câu 1 khó thật, không có trong hội thoại mà phải đoán ngữ cảnh.

toeic.PNG
 
h dịch quá, k có trung tâm nào mở để học hết các bác, kb có chỗ nào dạy ol để học k nhỉ, mình cần ôn luyện để ra trường. Ra làm gần năm r mà chưa có bằng hixx.
Mình có bạn học ĐH ngoại ngữ, nếu cần thì nhắn riêng mình gửi liên lạc cho.
 
Câu 2, 3 đáp án khác bác ơi. Mà công nhận câu 1 khó thật, không có trong hội thoại mà phải đoán ngữ cảnh.

View attachment 582451
Chiến thuật của mình chọn đáp án B để tự hình dung 1 đoạn hội thoại , như vậy sau khi nghe đoạn hội thoại chính thức, ta sẽ loại được đáp án B (vì mình đã tự tạo 1 câu chuyện liên quan đến đáp án B => chủ động ) và thay vào trong đầu của mình đáp án chính xác (đến bước này thì dò lại A C D thôi).
Trường hợp B đúng thì thói quen là tick B.
Nếu bộ nhớ não to hơn thì nhớ thêm đáp án khác; hoặc sau khi tưởng tượng đoạn hội thoại để loại trừ ta sẽ đọc tiếp các đáp án còn lại ( lướt qua thôi, nhớ méo!)
 
Mình đã từng thi khối A giống thớt, lên năm nhất tạch kỳ thi đầu vào tiếng anh. Học bổ túc trong trường 1 kỳ xong thấy chả đọng lại được gì. Sau đó đến khoảng tết thì mình bắt đầu lên kế hoạch ôn thi tiếng anh. Và từ kinh nghiệm của mình thì thớt nên tập trung vào 3 thứ: phát âm, từ vừng và luyện nghe. Còn ngữ pháp thì mình thấy không quá quan trọng, chỉ cần hiểu một vài cái cơ bản(hồi đó mình cũng băn khoăn ý kiến là không cần học ngữ pháp khi nghe cái effortless english của AJ Hoge nhưng giờ thấy tốt thật).
Nếu bạn phát âm tốt rồi thì không sao nhưng mình suggest bạn nên dùng ELSA Speak để AI chấm cho nó khách quan và biết lỗi sai đâu mà sửa. Ngoài ra thì ELSA còn có thêm chức năng study-set để add bất cứ văn bản nào mình muốn vào để đọc nên luyện rất nhanh(chức năng này bản free vẫn dùng được, và cũng có tạo sẵn script để auto thêm văn bản vào để tiết kiệm thời gian luôn).
Về phần từ vưng thì mình học 3000 từ vựng của oxford sắp theo cefr nhá. Sau khi thuộc 3000 từ này thì trình của mình lên hẳn. Mình có thể đọc và hiểu hầu hết mọi văn bản đời sống, còn học thụât thì vẫn phải tra từ điển như thường. Bởi vì danh sách này đã được thống kê dựa vào độ phổ biến của mỗi từ trong đời sống thực tế. Còn phương pháp học thì mình dùng flashcard giấy(tự viết nên rất dễ nhớ). Lời khuyên của mình là nên viết hoàn toàn flashcard bằng tiếng anh bằng cách search và ghi từ từ điển OALD. Nếu mà bạn dễ nản giống mình thì cứ học nhồi thôi, 1 ngày 100 từ. Sau 1 tuần thì 700 từ rồi đó(mình đã học hết 3000 từ này sau 35 ngày và mình học hơn 12 tiếng một ngày, thế nhưng hầu hết thời gian là do viết flashcard chứ không phải do học :v ). Và có một kĩ thuật nho nhỏ mình dùng khi học từ vựng là [lặp lại ngắt quãng] và [không bỏ sót từ]. Hiểu cách đơn giản là mình sẽ luôn review lại những card mình đã học, từ nào mà có cảm giác đã-sắp quên thì lại lấy ra để vào xấp mới để học tiếp. Và khi học một xấp nhiều từ như thế sẽ có từ ta nhớ ngay, sẽ có từ học hoài không nhớ, nếu không nhớ từ nào thì lại đem qua xấp từ mới.
Còn về luyện nghe thì nó cũng khá khó cho người mới bắt đầu. Thì mình cũng không sử dụng kĩ thuật gì ghê gớm cả. Nghe thụ động, nghe chủ động ở tốc độ chậm, nghe lặp lại, đây là 3 thứ mình đã áp dụng. Mình không thích mấy thông tin kinh tế, chính trị BBC gì đó nên nguồn nghe của mình là các bài speech của những người nổi tiếng, bài mình thích nhất là của Steve Jobs tại đại học StandFord. Ngoài ra còn có các bài motivation từ kênh Motivation2Study, các video ở đây vừa dễ nghe vừa tạo thêm động lực cho mình tiếp tục học tập. Khi luyện nghe chủ động thì tại thời điểm bắt đầu mình gần như không nghe được gì hết. Nên mình có sử dụng extension [constrol video speed] để chỉnh về 0.8 cho dễ nghe. Dần dần khi đã nghe hiểu được thì mình tăng dần tốc độ lên, tại thời điểm hiện tại thì mình thường để tốc độ lớn hơn 1. Về phần nghe lặp lại thì mình chọn video mình thích nhất xong tải file mp3 về và nghe hằng ngày luôn. Phần mềm mà mình đang dùng là [musicolet]- cực kỳ nhiều tính năng và tùy chọn. Có vài video mình đã nghe hơn 500 lần. Mỗi lần mình nghe thì mình lại phát hiện ra một chút mới trong phát âm và cách nhấn nhá của người nói. Và theo thời gian thì mình có thể nghe được toàn bộ văn đoạn không sót chữ nào. Và mình nghĩ việc quan trọng nhất khi luyện nghe là phải tìm được nguồn nghe mình thích, nếu đã thích thì nghe cả trăm lần còn được chứ nói gì 1-2 lần.
Và kết quả thì sau sáu tháng ôn thi đó thì mình thi thử được TOEIC 700+, mặc dù mình chưa từng luyện đề TOEIC hay ôn ngữ pháp gì cả. Và mình hiện cũng đang ôn thi IELTS để qua tư bản kiếm tiền :v. Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn quá trình học của mình thì có thể ghé qua bog của mình để đọc chi tiết.
Mình đã từng thi khối A giống thớt, lên năm nhất tạch kỳ thi đầu vào tiếng anh. Học bổ túc trong trường 1 kỳ xong thấy chả đọng lại được gì. Sau đó đến khoảng tết thì mình bắt đầu lên kế hoạch ôn thi tiếng anh. Và từ kinh nghiệm của mình thì thớt nên tập trung vào 3 thứ: phát âm, từ vừng và luyện nghe. Còn ngữ pháp thì mình thấy không quá quan trọng, chỉ cần hiểu một vài cái cơ bản(hồi đó mình cũng băn khoăn ý kiến là không cần học ngữ pháp khi nghe cái effortless english của AJ Hoge nhưng giờ thấy tốt thật).
Nếu bạn phát âm tốt rồi thì không sao nhưng mình suggest bạn nên dùng ELSA Speak để AI chấm cho nó khách quan và biết lỗi sai đâu mà sửa. Ngoài ra thì ELSA còn có thêm chức năng study-set để add bất cứ văn bản nào mình muốn vào để đọc nên luyện rất nhanh(chức năng này bản free vẫn dùng được, và cũng có tạo sẵn script để auto thêm văn bản vào để tiết kiệm thời gian luôn).
Về phần từ vưng thì mình học 3000 từ vựng của oxford sắp theo cefr nhá. Sau khi thuộc 3000 từ này thì trình của mình lên hẳn. Mình có thể đọc và hiểu hầu hết mọi văn bản đời sống, còn học thụât thì vẫn phải tra từ điển như thường. Bởi vì danh sách này đã được thống kê dựa vào độ phổ biến của mỗi từ trong đời sống thực tế. Còn phương pháp học thì mình dùng flashcard giấy(tự viết nên rất dễ nhớ). Lời khuyên của mình là nên viết hoàn toàn flashcard bằng tiếng anh bằng cách search và ghi từ từ điển OALD. Nếu mà bạn dễ nản giống mình thì cứ học nhồi thôi, 1 ngày 100 từ. Sau 1 tuần thì 700 từ rồi đó(mình đã học hết 3000 từ này sau 35 ngày và mình học hơn 12 tiếng một ngày, thế nhưng hầu hết thời gian là do viết flashcard chứ không phải do học :v ). Và có một kĩ thuật nho nhỏ mình dùng khi học từ vựng là [lặp lại ngắt quãng] và [không bỏ sót từ]. Hiểu cách đơn giản là mình sẽ luôn review lại những card mình đã học, từ nào mà có cảm giác đã-sắp quên thì lại lấy ra để vào xấp mới để học tiếp. Và khi học một xấp nhiều từ như thế sẽ có từ ta nhớ ngay, sẽ có từ học hoài không nhớ, nếu không nhớ từ nào thì lại đem qua xấp từ mới.
Còn về luyện nghe thì nó cũng khá khó cho người mới bắt đầu. Thì mình cũng không sử dụng kĩ thuật gì ghê gớm cả. Nghe thụ động, nghe chủ động ở tốc độ chậm, nghe lặp lại, đây là 3 thứ mình đã áp dụng. Mình không thích mấy thông tin kinh tế, chính trị BBC gì đó nên nguồn nghe của mình là các bài speech của những người nổi tiếng, bài mình thích nhất là của Steve Jobs tại đại học StandFord. Ngoài ra còn có các bài motivation từ kênh Motivation2Study, các video ở đây vừa dễ nghe vừa tạo thêm động lực cho mình tiếp tục học tập. Khi luyện nghe chủ động thì tại thời điểm bắt đầu mình gần như không nghe được gì hết. Nên mình có sử dụng extension [constrol video speed] để chỉnh về 0.8 cho dễ nghe. Dần dần khi đã nghe hiểu được thì mình tăng dần tốc độ lên, tại thời điểm hiện tại thì mình thường để tốc độ lớn hơn 1. Về phần nghe lặp lại thì mình chọn video mình thích nhất xong tải file mp3 về và nghe hằng ngày luôn. Phần mềm mà mình đang dùng là [musicolet]- cực kỳ nhiều tính năng và tùy chọn. Có vài video mình đã nghe hơn 500 lần. Mỗi lần mình nghe thì mình lại phát hiện ra một chút mới trong phát âm và cách nhấn nhá của người nói. Và theo thời gian thì mình có thể nghe được toàn bộ văn đoạn không sót chữ nào. Và mình nghĩ việc quan trọng nhất khi luyện nghe là phải tìm được nguồn nghe mình thích, nếu đã thích thì nghe cả trăm lần còn được chứ nói gì 1-2 lần.
Và kết quả thì sau sáu tháng ôn thi đó thì mình thi thử được TOEIC 700+, mặc dù mình chưa từng luyện đề TOEIC hay ôn ngữ pháp gì cả. Và mình hiện cũng đang ôn thi IELTS để qua tư bản kiếm tiền :v. Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn quá trình học của mình thì có thể ghé qua bog của mình để đọc chi tiết.
Tôi xin phép reup comment này. Và bạn có thể vào blog để đọc thêm chi tiết và tham gia vào study set trên ELSA để luyện phát âm 3000 từ vựng Oxford, luyện 1000 phrases thông dụng vân vân mà mây mây, ngoài ra còn có thể tải file PDF flashcard Cambridge hoặc Oxford để in như hình dưới.
 

Attachments

  • front_card.jpg
    front_card.jpg
    151.6 KB · Views: 103
  • Screenshot from 2022-04-10 18-17-52.png
    Screenshot from 2022-04-10 18-17-52.png
    53 KB · Views: 98
Back
Top