tin tức Quá dư ví điện tử Việt?

Paccino

Member

Thị trường ví điện tử Việt Nam được ví như một “chảo lửa đốt tiền”. Những đơn vị đi đầu đã gây dựng được thương hiệu với hàng triệu người dùng nhưng đến nay vẫn chưa có lãi. Nhưng “sân chơi” với sự cạnh tranh khốc liệt này vẫn tiếp tục đón chào những tân binh mới. Vậy thị trường này liệu có đang quá dư?...​

Ông Hoàng Thế Thanh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần thương mại điện tử Bảo Kim.

Ông Hoàng Thế Thanh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần thương mại điện tử Bảo Kim.

Trong cuộc trao đổi với VnEconomy, những câu hỏi trên đã được đặt ra với ông Hoàng Thế Thanh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần thương mại điện tử Bảo Kim.

“Ví điện tử nói riêng và trung gian thanh toán nói chung có mấy mô hình phát triển. Trong đó mô hình đầu tiên là phát triển tới người dùng cuối. Trong thời đại kinh tế số, công nghệ số này, đơn vị nào càng có nhiều người dùng cuối thì càng lợi thế. Đây có thể xem là cuộc cách mạng rất gian nan của ví điện tử. Do vậy chi phí để thu hút, đào tạo và giữ chân người dùng là khá lớn”, ông Thanh mở đầu cuộc trao đổi với VnEconomy.

CUỘC ĐUA "ĐỐT TIỀN" CỦA CÁC VÍ ĐIỆN TỬ​

Phải chăng vì thế mà các đơn vị cung cấp ví điện tử phải đua nhau “đốt tiền”, thưa ông?

Dùng từ “đốt tiền” trong ngoặc kép rất thú vị. Nếu gọi là “đốt tiền” đi chăng nữa thì các đơn vị cũng đều “đốt” có kế hoạch, bài bản. Nhìn ở góc độ tích cực là sự chi tiêu tiền một cách bạo tay để có càng nhiều người dùng càng tốt.

Trong bối cảnh cạnh tranh, đơn vị nào dành nhiều khuyến mại cho khách hàng hơn, mang lại nhiều ưu đãi hơn thì đơn vị đó có sự chọn lựa của khách hàng nhiều hơn. Nên dùng từ “đốt” không sai, nhưng dùng từ “bạo tay chi tiêu khuyến mại” để có khách hàng sẽ đúng hơn.

Quá dư ví điện tử Việt? - Ảnh 1

Nếu vậy thì việc “đốt” này sẽ là quy trình bắt buộc với bất cứ một đơn vị nào tham gia vào sân chơi ví điện tử?

Cũng không hẳn. Nó vừa mang tính thời điểm, vừa mang yếu tố thương hiệu, độ ảnh hưởng của thương hiệu với tập người dùng.

Với tính thời điểm, những đơn vị tham gia vào thị trường giai đoạn đầu sẽ phải tốn kém hơn vì phải đi thu hút, hướng dẫn để tạo dựng niềm tin cho khách hàng để họ chuyển từ ngân hàng sang dùng ví điện tử, cũng là bước tốn kém. Khó khăn nữa là vì số lượng merchant hợp tác chưa nhiều, tính hữu ích cho người dùng cuối chưa đủ lớn khiến tỷ lệ bỏ đi cao và muốn giữ họ lại lâu hơn thì phải tăng khuyến mại hơn.

Nhưng khi cả thị trường đã quen với sản phẩm dịch vụ, những tiện ích mang lại cho khách hàng đủ lớn thì lúc đấy đâu cần phải “đốt”.

THỊ TRƯỜNG ĐÃ "BỘI THỰC"?

Thị trường khốc liệt và “đốt tiền” rất nhiều thì mới có được tập khách hàng, nhưng ngay cả như thế thì vẫn chưa có gì đảm bảo để ví đó phát triển và đứng vững. Tuy nhiên, thị trường vẫn liên tục đón nhận những tân binh mới và các quỹ đầu tư vẫn liên tiếp rót vốn vào các ví điện tử của Việt Nam. Phải chăng thị trường ví điện tử còn quá nhiều tiềm năng?

Thị trường Việt Nam 100 triệu dân, trong đó lượng người trẻ rất nhiều, 50-60% dân số là khách hàng mục tiêu của các ví điện tử và các trung gian thanh toán, do đó việc phát triển tập người dùng cuối này thành khách hàng của mình là mơ ước của các đơn vị làm ví điện tử. Với tập phân khúc từ 18 đến dưới 50 tuổi chiếm khoảng hơn nửa dân số Việt Nam, thì đó sẽ là những khách hàng mục tiêu mà các đơn vị hướng tới.

Thị trường ví điện tử: Chiếc áo đã chật hay mảnh đất màu mỡ?
Quá dư ví điện tử Việt? - Ảnh 2

Nên với các đơn vị ví điện tử hay kể cả các ngân hàng đang sở hữu một lượng khách hàng khổng lồ đi chăng nữa thì vẫn còn rất nhỏ so với thị trường tiềm năng về mặt dân số Việt Nam.

Ông có nghĩ với số lượng ví điện tử hiện nay, khoảng trên 40 ví, thị trường ví điện tử Việt Nam đã được xem là “bội thực” chưa?

Tôi cho rằng đó có thể gọi là sự “thoải mái” của Nhà nước trong việc cấp phép cho đơn vị triển khai thôi. Chứ còn định vị thị trường thì cũng chỉ điểm trên đầu ngón tay – vài đơn vị sở hữu tập khách hàng thực, còn lại các đơn vị kia, theo quan sát và nhận định của cá nhân thì mới dừng lại ở việc được cấp giấy phép để triển khai, còn triển khai đến đâu và có lượng khách hàng như thế nào thì chưa đo đếm được.

Tuy nhiên, bằng quan sát thì lượng người dùng đâu đó chỉ tập trung vào 5-6 ví điện tử lớn, còn lại những ví khác dừng lại ở việc được cấp phép và việc bắt tay vào làm gì hay không thì chưa rõ. Nếu có khách hàng – người dùng cuối thì tập khách hàng đó cực kỳ nhỏ so với thị trường.


Có thể với tập khách hàng rất nhỏ đó, họ chỉ dùng ví đấy để đáp ứng cho đúng dịch vụ của đơn vị đấy đang có lợi thế như là ship đồ ăn, hoặc mua hàng online. Như thế vừa đơn dịch vụ nhỏ, vừa không có độ lan tỏa, và do vậy số lượng người dùng rất ít, nên tương lai của các đơn vị đấy sẽ đi về đâu và như thế nào thì vẫn còn là một dấu hỏi.

Quá dư ví điện tử Việt? - Ảnh 3

Liệu có một “làn sóng” mua bán sáp nhập các ví điện tử tại Việt Nam trong thời gian tới không, theo chủ quan của ông?

Không phải mà vô cớ các đơn vị đi xin cấp phép. Và không vô cớ mà các đơn vị làm về lĩnh vực đấy có được sự đầu tư. Ngay từ lúc hình thành doanh nghiệp và xin cấp phép, họ đã có cả một kế hoạch sẽ đi về đâu trên thị trường này. Họ cũng xác định họ sẽ là người chơi cỡ nào trong thị trường ví điện tử tiềm năng nhưng cũng đầy khốc liệt này.

...
https://vneconomy.vn/qua-duvi-dien-tu-viet.htm
 
Lo bò trắng răng, phát triển nhiều để cạnh tranh thôi. Giai đoạn sau cùng sẽ là thâu tóm nhau, giống như TQ vậy. Thị trường tự điều tiết.
 
momo ít khuyến mãi, chắc dùng để trade p2p trên binance là chính thôi, chứ dùng airpay aka shopee pay trả tiền hóa đơn còn dc mã giảm giá
 
Tôi nói vậy là do độ phủ sóng của mono nó nhiều, cứ thằng nào tiện nhất thì quy về một mình nó. Chứ mà mỗi nơi thanh toán một ví nó ngu ngốc vãi ra 🥺🥺
Thị trường phải có sự cạnh tranh, chứ 1 mình momo nó độc bá thì RIP người tiêu dùng
 
Giờ chắc 4 ông chính là Momo, viettelpay, shopeepay và moca by grab. ZaloPay có vẻ hụt hơi rồi. Thị trường còn rất lớn ở vùng quê, các tỉnh nhưng educate thì khó hơn nhiều
 
Tôi nói vậy là do độ phủ sóng của mono nó nhiều, cứ thằng nào tiện nhất thì quy về một mình nó. Chứ mà mỗi nơi thanh toán một ví nó ngu ngốc vãi ra 🥺🥺
Viettel pay phủ sóng hơn chứ thím, nhất là vùng sâu, vùng xa, qua viettel store có thể nạp rút tiền được luôn
 
Đang dùng:
  • ZaloPay: mua app trên android, cần chuyển tiền cho ai dùng Zalopay thì có cái mà xài. App nhanh gọn + mượt. Mua đồ ăn qua Baemin.
  • ViettelPay: mua vé số + chuyển tiền cá nhân + mấy thứ linh tinh kiếm cơm.
  • ShopeePay: mua đồ shopee, thanh toán tiền điện nước.
  • Moca: book Grab.
Cạch mặt Momo cũng giống như cạch mặt Lazada, có khuyến mãi ngon cỡ nào cũng không xài :boss:
Hôm qua ngáo ngáo gõ sai mật khẩu bên app VCB nó khóa luôn số điện thoại bắt ra bank để unlock nên sẵn đăng ký luôn cái MB + chuyển hết tiền qua MB luôn :confident:
 
momo ra trước có rất nhiều liên kết rồi, nhưng người dùng chủ yếu ở các đô thị, có tài khoản ngân hàng và biết sử dụng ebanking, vtpay sau, ít liên kết, nhưng nó nạp tiền rất dễ thông qua nạp tiền mặt trực tiếp từ các quầy giao dịch của vt ở bất cứ đâu, mà quầy vt nó hầu như phủ sóng toàn quốc rồi.
 
momo đang bơm tiền khuyến mãi giới thiệu bạn bè
mình mời bố mẹ dùng được 300k đóng hoá đơn mỗi người, bố mẹ thì được 100k mỗi người, ngoài ra còn được tầm 300k lazada tiki để mua đồ lặt vặt nữa :sexy_girl:
 
Back
Top