kiến thức Những cuốn sách hay thanh niên nên đọc.

mấy quyển dạng này tạp pí lù, hội họa kiến trúc điêu khắc đọc không sướng. Nó lan man mỗi chỗ 1 tí. Mua trưng bày cho đẹp thì còn được.
vâng bác, lúc đầu cũng vì thấy đẹp nên mua:cautious: giờ còn thiếu cái kệ để trưng bày nữa
 
Ai có pdf quyển Ngày đòi nợ(payback time) k cho e xin link với
Trước thấy nhiêu mà sao giờ tìm chả thấy web nào có
Cuốn này chẳng có gì đặc biệt, người viết cũng không phải người học hành chính quy mà đi lên từ tự thân. Viết dễ đọc thôi, chứ không thấy nhiều giá trị lắm (ứng dụng lớn nhất là quy tắc 4M, mà thực ra cũng không phải sáng tạo của ổng mà ổng viết lại). Sách của bọn Happy live này toàn mỏng dính mà đắt lòi ra, dịch thuật ngữ thì sai lên sai xuống, cuốn này cùng với "Điều quan trọng nhất" viết rất phổ thông mà người dịch tệ quá, đọc bản tiếng anh được thì hay hơn. Mỗ thấy có mấy cuốn này hay hơn anh có thể xem qua.
-Phân tích chứng khoán, Nhà đầu tư thông minh- Graham
-Cổ phiếu thường lợi nhuận phi thường-Fisher
-2 cuốn one up on the wall Street của Peter Lynch <không nhớ tên tiếng Việt, một cuốn quan điểm, một cuốn là chuyện thực hành> viết rất dễ hiểu, thực tế từng case ổng ấy đầu tư
-Mastering the Market Cycle+các memo của Howard Marks liên quan nhiều đến chu kỳ thị trường
-The Dhandho Investor
-Có cuốn CEO lệch chuẩn, không liên quan trực tiếp nhưng nói nhiều về Management-1 trong 4 chữ M của Phil Town
-Muốn đọc chuyên sâu về đầu tư thì có <đống này thì hình như chưa có tiếng Việt>: Investements của Bodie-Kane-Marcus(ấn bản số 5 trở lên,nói là chuyên sâu chứ cuốn này ở mức hiểu biết tương đương trình độ cử nhân Finance and Banking nhưng mà nó bao trùm gần hết lĩnh vực đầu tư trừ mấy cái mới như SPAC, hình như là hơn 1k trang), bộ 2 cuốn PE-Mastering private equity về cách thức hoạt động, quản lý quỹ đầu tư tư nhân. Financial Shenanigans về các thủ thuật fake trên BCTC, rất đáng đọc.
-Trade thì có bộ sách 4 cuốn của Taleb, ko ứng dụng trực tiếp nhưng liên quan nhiều đến quan điểm đầu tư, nhưng có nhiều ý tưởng khá hay: Dynamic Hedging về phòng thủ rủi ro thông qua chiến lược Barbell(nhưng mà rất nhiều Toán, phải hiểu biết cơ bản về Phân Dạng(Fractal) thì mới lĩnh hội được)
Sách của Taleb viết đủ mọi vấn đề từ triết lý tới quan điểm, kể cả nghệ thuật, duy chỉ ko có các vấn đề kỹ thuật mà mọi người hay nhầm tưởng khi đọc sách. Muốn hiểu được phải đọc cả bộ (theo thứ tự như bên dưới).

Fooled by randamness
Antifragile
Black Swan
Skin in the game
Còn cuốn The Bed of Procrustes, ko đọc cũng ko ảnh hưởng.

Đối chiếu với đám này có thể đọc thêm Lý Thuyết Tài chính Hành Vi (hiện có 2 cuốn, 1 cuốn ko phải dạng sách mà dạng tập hợp các bài nghiên cứu), Misbehaving-The Making of Behavioral Economics và The Nudge, đều của Thaler. Tuy nhiên Taleb cực kỳ phản bác Thaler và chế nhạo Thaler liên tục. Nguyên cả lý thuyết tài chính hành vi hình thành từ nghiên cứu của D.Kahneman và A.Twersky có thể tìm đọc bản gốc để hiểu rõ, còn ko đọc cũng ko vấn đề gì, mấy cuốn lý thuyết hành vi đã diễn giải khá rõ.
 
Cho mình xin review về quyển những lời bộc bạch của rousseau ạ. Đọc emile hay là về giáo dục hay quá 🥰
nhung-loi-boc-bach-jean-jacques-rousseau.jpg
 
Cho mình xin review về quyển những lời bộc bạch của rousseau ạ. Đọc emile hay là về giáo dục hay quá 🥰View attachment 724497
Viết chán, dài dòng văn tự, 200 trang đầu lảm nhảm về chuyện ông ấy sinh ra lớn lên, ăn cắp cái đồng hồ và sau đó day dứt mãi về sau. Tác phẩm này không được như những tác phẩm khác của Rousseu. Kể cả tính lý luận, tính thực tiễn hay giá trị văn học. Do nó không đề cập trực tiếp tới các tác phẩm khác của ông mà chủ yếu nói về hoàn cảnh ra đời <một dạng hồi ký viết theo kiểu lãng mạn>. Nếu đọc để tìm hiểu thêm về cuộc đời của Rousseu thì đáng đọc, còn chỉ quan tâm tới tư tưởng mà không mấy quan tâm đến câu chuyện cuộc đời của ông thì có thể bỏ qua. Đương nhiên là vẫn có những bài học, những tư tưởng ngầm ý ở trong tác phẩm ,nhưng đã được nói tới trong các tác phẩm khác, nên cũng không quan trọng đến mức phải đọc.

Ngay cả cái bìa cũng tệ, bức hoạ này bị Diderot phê phán kịch liệt trong "Từ mỹ học đến các loại hình nghệ thuật". Rousseu-người thầy, có thể nói hơi quá là người thầy của nhân loại, triết gia chủ nghĩa lãng mạng, triết gia thời kỳ khai sáng. Sống trong cảnh bần hàn và phụ thuộc trong phần lớn cuộc đời rong ruỗi của mình. Nhưng xuất hiện trên bức tranh hình ảnh tươm tất, áo quần chỉnh tề hợp thời, tóc tai được chải gọn gàng, mặt xoa phấn, hình ảnh của tầng lớp quý tộc điển hình không còn là một Rousseu-người thầy của tầng lớp cần lao, người khai sáng cho dân lao động.
 
Cuốn này chẳng có gì đặc biệt, người viết cũng không phải người học hành chính quy mà đi lên từ tự thân. Viết dễ đọc thôi, chứ không thấy nhiều giá trị lắm (ứng dụng lớn nhất là quy tắc 4M, mà thực ra cũng không phải sáng tạo của ổng mà ổng viết lại). Sách của bọn Happy live này toàn mỏng dính mà đắt lòi ra, dịch thuật ngữ thì sai lên sai xuống, cuốn này cùng với "Điều quan trọng nhất" viết rất phổ thông mà người dịch tệ quá, đọc bản tiếng anh được thì hay hơn. Mỗ thấy có mấy cuốn này hay hơn anh có thể xem qua.
-Phân tích chứng khoán, Nhà đầu tư thông minh- Graham
-Cổ phiếu thường lợi nhuận phi thường-Fisher
-2 cuốn one up on the wall Street của Peter Lynch <không nhớ tên tiếng Việt, một cuốn quan điểm, một cuốn là chuyện thực hành> viết rất dễ hiểu, thực tế từng case ổng ấy đầu tư
-Mastering the Market Cycle+các memo của Howard Marks liên quan nhiều đến chu kỳ thị trường
-The Dhandho Investor
-Có cuốn CEO lệch chuẩn, không liên quan trực tiếp nhưng nói nhiều về Management-1 trong 4 chữ M của Phil Town
-Muốn đọc chuyên sâu về đầu tư thì có <đống này thì hình như chưa có tiếng Việt>: Investements của Bodie-Kane-Marcus(ấn bản số 5 trở lên,nói là chuyên sâu chứ cuốn này ở mức hiểu biết tương đương trình độ cử nhân Finance and Banking nhưng mà nó bao trùm gần hết lĩnh vực đầu tư trừ mấy cái mới như SPAC, hình như là hơn 1k trang), bộ 2 cuốn PE-Mastering private equity về cách thức hoạt động, quản lý quỹ đầu tư tư nhân. Financial Shenanigans về các thủ thuật fake trên BCTC, rất đáng đọc.
-Trade thì có bộ sách 4 cuốn của Taleb, ko ứng dụng trực tiếp nhưng liên quan nhiều đến quan điểm đầu tư, nhưng có nhiều ý tưởng khá hay: Dynamic Hedging về phòng thủ rủi ro thông qua chiến lược Barbell(nhưng mà rất nhiều Toán, phải hiểu biết cơ bản về Phân Dạng(Fractal) thì mới lĩnh hội được)
Hai cuốn của Taleb ở VN do tụi Alphabooks dịch dở lắm nhỉ ?

Anh có đọc Tâm Lý Dân An Nam của Paul Giran so sánh hai bản dịch của Nhã Nam và Alphabooks cái nào dịch khá hơn ?
 
Hai cuốn của Taleb ở VN do tụi Alphabooks dịch dở lắm nhỉ ?

Anh có đọc Tâm Lý Dân An Nam của Paul Giran so sánh hai bản dịch của Nhã Nam và Alphabooks cái nào dịch khá hơn ?
Trích lại một phần bài cũ mỗ viết năm nào cũng không nhớ, lời lẽ hơi cực đoan thì anh lượng thứ.

Tháng 7 vừa qua, gần như cùng lúc NXB Nhã Nam xuất bản cuốn “Tâm lý người An Nam” thì NXB Omega xuất bản cuốn “Tâm lý dân tộc An Nam”, hai cuốn sách này đã từng được xuất bản năm 1904. Đều là của ông Paul Giran, người được giới thiệu là Tham Biện dân sự vụ của Đông Dương thuộc Pháp. Hai cuốn sách được giới thiệu là một tài liệu tham khảo dành cho nghiên cứu văn hoá, điều hài hước là sách tham khảo được đem xuất bản đại chúng.

Ở đây, ta thấy, tuy không phải là một nhà dân tộc học chính hiệu nhưng P. Giran dường như đã chịu ảnh hưởng từ các quan điểm của thuyết tiến hóa văn hóa một chiều (unilineal evolution) vốn có bộ khung cơ bản từ nhân học thể chất (physical anthropology) và sinh học xã hội. Theo đó, cách chia sự tiến hóa xã hội thành ba giai đoạn như của L. H. Morgan (mông muội, man dã và văn minh – được gợi dẫn từ học thuyết Ch.Darwin về “Nguồn gốc muôn loài”, 1859), gián tiếp tạo đà cho bước chân xâm lược của chủ nghĩa thực dân.

Trong bối cảnh hôm nay, cách thức và mục đích khảo cứu của P. Giran sẽ trở nên rất lạc lõng vì giới khoa học nhân văn đang và sẽ cho rằng, không bao giờ có sự hơn/thua, cao/thấp mà chỉ có sự đa dạng và khác biệt ở mỗi nền văn hóa/văn minh dân tộc.

Với một trải nghiệm khiêm tốn, hiểu biết văn hoá Phương Đông mờ nhạt nên dù cho ở một vị thế quan sát tốt và ghi chép khá đầy đủ về dẫn chứng thì ông Giran chỉ vẽ ra được một bức tranh văn hoá nghèo nàn với cách nhìn phiến diện thuần tuý của bậc “Khai hoá thuộc địa”.

Các vấn đề ông nêu được cho là “nhìn thấu rõ bản chất của người Việt, đến nay vẫn còn tồn tại” thực ra đã được mổ xẻ hàng loạt với Vũ Trọng Phụng, Hoàng Đạo Thuý, Đào Duy Anh, hay gây tranh cãi như Phạm Quỳnh. Nếu người “gốc Mã Lai” có đọc Vũ Trọng Phụng thì hẳn chính quyền một địa phương nọ đã chẳng phải ra một cuộc vận động đầy gái tính như “Vận động người dân không ăn thịt chó”.

Sẽ không phải là điều gì đáng nói nếu những cuốn sách của Giran được tung hô bởi các trí thức cục ***, những người đang trong tâm thế của những kẻ xét lại lịch sử, những người hôm trước mới tung hô ông Duterte dũng cảm hôm sau đã phải câm mõm vì ông ta nhận ra sự vô thưởng vô phạt của bản phát quyết Biển Đông nên quyết định xé bỏ để nhận vài đồng viện trợ từ phương Bắc. Những người tự nhận là “trí thức cấp tiến” này có lối tư duy không như một con người bình thường, vừa mấy hôm trước còn trích dẫn Wiki để chứng minh nhờ có người Pháp đánh dấu chủ quyền, Việt Nam mới được chứng nhận Hoàng Sa là của Việt Nam. Không biết liệu đến cuối thế kỷ này các Aka trí thức này có đòi lấp vết đạn đại bác ở Chính Bắc Môn thành Hà Nội ra để chứng minh Việt Nam yêu chuộng hoà bình, muốn gác lại quá khứ hướng tới tương lai.

Ông Giran khẳng định, nghệ thuật của dân An Nam thấp kém, sơ khai, thiếu thăng hoa cảm xúc và kém trí tưởng tượng. Hẳn ông không biết chữ nôm để chơi Thả thơ đánh thơ, người phương Tây như ông Giran chuộng vật chất, khoa học-tri thức nên không hiểu được lối dư duy chuộng tinh thần, đạo học như người phương Đông. Ông Giran chắc chẳng đủ kiên nhẫn và mà ngồi uống chén trà trong sương sớm hay đợi cả cuộc đời để xin được ít chữ của người tù.
 
Không biết sách tâm đắc nhất của mọi người là gì nhỉ? Em đang tìm sách để đọc, nếu có thì cho em xin cái link ebook luôn ạ :D
 
Đọc các tác phẩm của Joyce đã thay đổi cuộc đời tôi như thế nào?” là tên một cuộc thi dành cho học sinh năm cuối bậc phổ thông của thành phố New York do những người bạn Mỹ của James Joyce tổ chức năm 2005. Đây cũng là một trong những hoạt động dành cho lễ kỷ niệm Bloomsday năm 2005 vừa qua để tưởng nhớ James Joyce.
Khi cố gắng lý giải sự hình thành của tài năng, nền văn hóa của chúng ta đã mang ra hình ảnh thần thoại Hy Lạp của Aphrodite 1, tượng trưng cho nữ thần của Tình yêu và Cái đẹp. Nếu như ai đó tin tưởng vào các phương tiện truyền thông đại chúng, họ sẽ cho rằng người nghệ sĩ, cũng giống như Aphrodite được tạo thành từ miếng bọt biển với một tài năng đã phát triển đầy đủ và chỉ cần có một cơ hội đúng thời điểm là có thể bộc lộ năng khiếu bẩm sinh sẵn có đó. Trái lại, James Joyce miêu tả sự phát triển và hình thành nên một người nghệ sĩ trong cuốn tiểu thuyết Chân dung một chàng trai trẻ và minh họa rằng ý thức của người nghệ sĩ phát triển theo thời gian và cần phải có rất nhiều năm để trưởng thành. Do đó, Joyce chọn một thần thoại khác để tượng trưng cho câu chuyện của mình, đặt tên người hùng của mình là Stephen Dedalus - cái tên được lấy từ một anh hùng trong thần thoại Hy Lạp - Daedulus 2, người đã khôn khéo sử dụng tài năng để tìm được tự do cho chính mình.
Trong Chân dung một chàng trai trẻ, Joyce miêu tả một quan sát những bước phát triển trong trí óc của một nghệ sĩ bằng cách mô tả sự đấu tranh và phát triển nội tâm của một chàng trai trẻ, Stephen Dedalus. Thông qua kỹ thuật “dòng ý thức”, Joyce trực tiếp ghi lại những cảm xúc, suy tư, trăn trở của Stephen thay bằng mô tả thông qua quan điểm của một người khác.
Bằng cách sử dụng ngôn từ mà ngày càng trở nên lưu loát và trí tuệ khi Stephen trưởng thành, Joyce chỉ ra cách tư duy của Stephen phát triển khi cậu là một thanh niên đã chín hơn. Và kết quả là, người đọc cảm nhận rằng Joyce đang chia sẻ cuộc sống nội tâm của Stephen, hơn là chỉ quan sát anh ta từ bên ngoài.
Mặc dù hoàn cảnh sống xung quanh và các sự kiện xảy ra với cuộc đời của Stephen không có nhiều điểm chung với tôi, thế nhưng đời sống nội tâm của tôi và cậu ấy lại giống nhau đến bất ngờ. Cũng giống như Stephen, tôi luôn luôn cảm nhận rằng tôi nhìn nhận thế giới bên ngoài một chút khác biệt so với những người xung quanh.
Ngay từ khi tôi còn bé, đời sống nội tâm cũng như thế giới bên ngoài luôn luôn thực và quan trọng đối với tôi. Tất cả những gì cuốn hút tôi đều là những hoạt động dựa trên trí tưởng tượng của tôi hơn là các thử thách về sức mạnh hay hình thể. Trong lúc những người khác hài lòng và thích thú để trở thành những người tham gia tích cực và năng động, thì tôi lại thường xuyên đứng ở ngoại biên nghiên cứu họ và các sự việc diễn ra xung quanh tôi. Thông qua chân dung Stephen mà Joyce vẽ ra, tôi nhận ra rằng những gì làm tôi khác với mọi người là cái gì đó tôi nên chấp nhận chứ không phải cái gì đó tôi cần phải xa lánh.
Tuy nhiên, cũng không dễ dàng gì để tin vào bản thân mình khi lớn lên với một ý thức trong đầu rằng người nghệ sĩ được sinh ra vốn dĩ đã hình thành đầy đủ tài năng. Khi so sánh bản thân mình với những thần tượng văn học, những nỗ lực của tôi thường không đạt tới cái gì cả. Không ai chỉ cho tôi biết rằng những nhà văn tài năng đó không phải lúc nào cũng có những trang viết tuyệt vời. Không ai nói cho tôi biết rằng họ đã phải dành hàng giờ đồng hồ, nỗ lực viết, viết và viết lại nhằm tạo nên những câu chữ tưởng chừng như chỉ cần rất ít nỗ lực. Trong khi đó, có những ngày tôi cảm tưởng rằng mình không thể làm được một việc gì cả và thường xuyên tôi cảm thấy những mục đích của mình thật quá xa xôi. Tuy nhiên, hình ảnh sự phát triển của Stephen trong Chân dung một chàng trai trẻ đã truyền cho tôi nguồn cảm hứng, đưa đến cho tôi một lựa chọn khác với vị thần Aphrodite.
Trong thần thoại Hy Lạp mà Joyce lựa chọn, người anh hùng Daedalus lại trái ngược với con trai của mình - Icarus. Daedalus, một bậc thầy lành nghề, tạo cho chính mình và con trai mình những đôi cánh để họ có thể bay và trốn thoát khỏi hòn đảo Crete nơi họ bị vua Minos giam trong ngục tù. Icarus, trẻ tuổi, nông nổi, cẩu thả, say sưa tự do tới quá mức tự chủ đến nỗi đã không nghe lời cha dặn rằng không được bay quá gần với mặt trời và kết quả là đã bị mặt trời thiêu cháy đôi cánh và chết đi. Không giống như Icarus, Stephen chuẩn bị trí tuệ, kinh nghiệm và tinh thần cho chính mình để cất cánh. Thông qua cả giáo dục chính thống và sự tự vấn nghiêm túc, Stephen đã có thể xây dựng cho mình một hệ thống niềm tin, đạo đức, và triết lý về mỹ học của riêng mình. Cậu đã phát triển và nhận ra mình là ai và mình muốn gì. Khi cuốn tiểu thuyết gần khép lại, có người cảm nhận rằng Stephen đã sẵn sàng rời bỏ mảnh đất an toàn của nhà trường, gia đình và tổ quốc để đề ra kế hoạch của chính mình như là một nghệ sĩ. Có người thì cho rằng Stephen đã đạt tới sự trưởng thành về mặt trí tuệ và óc thẩm mỹ qua sự giằng xé nội tâm, và rằng đó không phải là một con đường thẳng tắp mà là một con đường ở phía trước với rất nhiều khúc quanh và chướng ngại vật.
Hình ảnh Stephen phát triển để trở thành một nghệ sĩ dưới ngòi bút của James Joyce đã động viên tôi trên hành trình đi tìm cái đẹp của chính mình. Bằng văn phong miêu tả đầy thuyết phục và hấp dẫn của Joyce, những cảm xúc, suy nghĩ của Stephen đã thay đổi lối tư duy để trở thành người nghệ sĩ và người sáng tạo cái đẹp trong tôi. Khi tôi tìm kiếm và tạo nên thần thoại của chính mình, ý thức của tôi chấp nhận một điều rằng chúng ta sinh ra không phải là nghệ sĩ mà chúng ta trở thành nghệ sĩ.

Essaywriter: Mara Wishingrad

7d405c697752218679728d4a7ce6f4fc.jpg
 
Không biết sách tâm đắc nhất của mọi người là gì nhỉ? Em đang tìm sách để đọc, nếu có thì cho em xin cái link ebook luôn ạ :D
Dark Nhân Tâm nhé :angry: đọc vào sẽ trên thông thiên văn dưới tường địa lý. Sẽ trở thành một bậc vĩ nhân trong thiên hạ, sẽ được mọi người kính trọng khi biết đã từng đọc Dark Nhân Tâm. Sếp nể nang, vợ phải phục tùng vô điều kiện, đồng nghiệp vô cùng thần tượng :adore:

via theNEXTvoz for iPhone
 
Các thým có thể gợị ý cho mình một vài đầu sách để...gọi là thế nào được nhỉ:
Mình muốn nâng cao bản thân ở EQ, sự tinh tế trong hành xử đặc biệt là trong giao tiếp.
Đọc sách rồi trải nghiệm ra, hay trải nghiệm xong rồi đọc sách các thým :love:
 
Các thým có thể gợị ý cho mình một vài đầu sách để...gọi là thế nào được nhỉ:
Mình muốn nâng cao bản thân ở EQ, sự tinh tế trong hành xử đặc biệt là trong giao tiếp.
Đọc sách rồi trải nghiệm ra, hay trải nghiệm xong rồi đọc sách các thým :love:
 
Cũng giống như cha mình, Michel trước đây cũng không tin vào một cái gì cả, chàng đã chối bỏ mọi ý nghĩa và mọi mục đích của cuộc sống! Và chàng đã thương hại một cô nàng khốn khổ, vì đã thương hại cô và chấp nhận sẻ chia từng giọt nước mắt, những đau thương và những khốn khổ cùng nàng. Đằng sau gương mặt u buồn mà đau thương của người yêu, Michel đã thấy một gương mặt khác xuất hiện.
Trên đời chỉ có hai thứ tình yêu, thứ tình yêu ta dành cho chính bản thân mình và tình yêu dành cho những người khác. Đằng sau thứ tình yêu dành cho bản thân ta là sự ích kỉ và tội ác, đằng sau thứ tình yêu dành cho người khác là điều hướng thiện. Mỗi khi ta yêu thương một ai đó khác là ta đang hành động theo điều thiện, dẫu đó là hành động có ý thức hay không có ý thức.
Trên đời chỉ có hai thứ tình yêu là vì vậy. Tình yêu ta dành cho chính bản thân mình và tình yêu dành cho những người khác.

novel: Thể Xác Và Tâm Hồn

239480614_197942749061903_822408136682213511_n.jpg
 
Cũng giống như cha mình, Michel trước đây cũng không tin vào một cái gì cả, chàng đã chối bỏ mọi ý nghĩa và mọi mục đích của cuộc sống! Và chàng đã thương hại một cô nàng khốn khổ, vì đã thương hại cô và chấp nhận sẻ chia từng giọt nước mắt, những đau thương và những khốn khổ cùng nàng. Đằng sau gương mặt u buồn mà đau thương của người yêu, Michel đã thấy một gương mặt khác xuất hiện.
Trên đời chỉ có hai thứ tình yêu, thứ tình yêu ta dành cho chính bản thân mình và tình yêu dành cho những người khác. Đằng sau thứ tình yêu dành cho bản thân ta là sự ích kỉ và tội ác, đằng sau thứ tình yêu dành cho người khác là điều hướng thiện. Mỗi khi ta yêu thương một ai đó khác là ta đang hành động theo điều thiện, dẫu đó là hành động có ý thức hay không có ý thức.
Trên đời chỉ có hai thứ tình yêu là vì vậy. Tình yêu ta dành cho chính bản thân mình và tình yêu dành cho những người khác.

novel: Thể Xác Và Tâm Hồn

View attachment 728484
thiếu rồi. tác hại của việc ko chịu đọc thơ đấy.

Trái tim anh chia ba phần tươi đỏ
Anh dành riêng cho Cảng phần nhiều
 
Các thím cho hỏi, có cuốn nào giúp mình thay đổi tư duy, suy nghĩ sâu, kĩ càng hơn về nhiều khía cạnh của vấn đề không ạ ?
 
Chàng thầm nghĩ trong đời chàng đã bao lần chàng được gặp những niềm vui sướng, những thành công, nhưng may mắn. Nhưng chàng đã đón nhận những thứ đó như những gì tự nhiên, bình thường mà chàng đáng được hưởng. Chàng không sao nhớ nổi có một lần nào chàng cảm thấy biết lòng ơn, có lần nào dậy lên trong lòng chàng ý muốn hòa vào lời kinh đọc theo thói quen dù chỉ một hơi thở của lòng hàm ơn. Phải chăng cần đến những điều nếm trải nặng nề dường ấy, chàng mới học được cách đánh giá những món quà tặng lớn lao đến thế?... Mới thong qua việc thấu hiểu giá trị của chúng mà xứng đáng với chúng?... Mới được trưởng thành để đón nhận niềm hạnh phúc lớn lao kia?...

novel: Thầy Lang

240604333_198465589009619_904230956763743576_n.jpg
 
:pudency: nay đang đọc sách sử trung, bác nào biết sách nào về sử trung tư vấn em với ạ, bác nào có pdf “minh thực lục”, “minh sử”, các triều đại trung hoa cho em xin ạ. :sweet_kiss::sweet_kiss:

via theNEXTvoz for iPhone
 
Back
Top