kiến thức Những cuốn sách hay thanh niên nên đọc.

thời này ko thịnh hành nên lạ lẫm, chứ tác phẩm có tiếng vang, người ta cũng tìm đọc nhiều đấy.
gần đây nhất tôi để ý thì thấy cuốn harry potter và đứa trẻ bị nguyền rủa, được chú ý và tìm đọc khá nhiều. nó được viết dưới dạng một vở kịch.
Kịch em thấy xoáy sâu vào tâm lý nhân vật hơn là tiểu thuyết. Có những tiểu thuyết đi hơi quá đà về miêu tả cảnh không gian mà quên đi mất cái tâm lý nhân vật bên trong. Ở Shakespeare mặc dù là đoạn hội thoại giữa các nhân vật nhưng em lại thích hơn. 1 bờ tường của nhà Juliet cũng toát lên được vẻ đẹp ước lệ của 1 đôi tình nhân yêu nhau say đắm. Như Nhà Phật hay nói con người hay bỏ tâm theo trần cảnh bên ngoài đánh mất mình đi. Trong khi tâm hồn và trí tưởng tượng có thể vẽ ra được mọi thứ
 
flmyinM.gif
🕮 Sổ tay viết văn ― Tô Hoài​
 
con rồng tím này hay nhỉ. chỉ điểm sách. ko thảo luận gì khác :big_smile:

nhờ nó mà topic này mới sống đấy ông, sự tồn tại của nó bị underrated vãi, có hôm thấy ông nào còn chửi nó bảo deoz ai quan tâm mấy bài seeding của mày đâu, thằng con chỉ biết ngậm đắng nuốt cay xóa vài bài và hôm sau lại tiếp tục công việc post như thường lệ:confuse:
 
  • Nghệ thuật tư duy rành mạch (Rolf Dobelli)
  • Bác thớt còn ebook cuốn này không cho em xin với,dịch này chả ai bán=((
 
Nguyễn Hiến Lê hay Nguyễn Duy Cần về cơ bản là những tác giả chết, trước tác của hai cụ làm gì còn giá trị gì. Về mặt hàn lâm chúng vô giá trị. Về mặt đại chúng đấy chỉ là mấy cuốn self-help ăn xổi hạng 3 kiểu Đắc Nhân Tâm (mà đúng Nguyễn Hiến Lê dịch Đắc Nhân Tâm thật), nhồi thêm một tí Nho giáo/Đạo giáo vào để mơn trớn phức cảm thấp kém của dân Đông Á.

Cách đây 5 - 10 năm, phong trào self-help rộ lên thì sách Nguyễn Hiến Lê còn có người đọc, chứ giờ triết học phương Tây in tràn lan, self-help bị hết người này đến người kia chỉ trích thì in ra khéo chỉ cho vào lò đốt thay rơm.

nhiều tác phẩm văn học cũ trước 1945 vẫn được đem ra tái bản dù bán ít, như bộ Danh tác Việt Nam, vì nó mang nhiều giá trị lịch sử văn học. Chứ cái đống self-help pha khổng tử giả cầy thì quên đi, in ra xấu hổ ban biên tập.

Quyển Tôi tự học là trò hề khi so với mấy tác phẩm thế kỷ 19 như của Rousseau. Quyển Thuật tư tưởng là thứ self-help giả cầy triết học đông tây lộn mửa tạp pí lù: một tí Nho, một tí Đạo, một tí tam đoạn luận, một tí trích dẫn Socrates với Plato cho ra vẻ tí mùi Hy Lạp cổ đại. Mang tiếng nói về tư duy nhưng từ đầu sách đến cuối sách tác giả không để cho người đọc tư duy lấy được một lần, hết trích dẫn tầm bậy kiểu namedrop đến luyên thuyên độc thoại.

Ở miền Bắc thời điểm lúc bấy giờ Trần Đức Thảo và đồng môn đã bắt đầu xét lại Marxism và chỉ trích modernism, thì ở miền trong Thu Giang đang bận đánh vần a bờ cờ với tam đoạn luận.

Mỗ quote 2 cái Cmt này chả biết bao nhiều lần rồi. lol



Sách dịch của 2 cụ thì ổn nhưng tư duy duy lý của 2 cụ gặp vấn đề rất nghiêm trọng trong việc xác định bản chất vấn đề và cố định mệnh đề nguyên nhân-kết quả. Dẫn tới phần lớn trước tác của 2 cụ rất hời hợt, người đọc sách thấy hay và tâm đắc nhưng ko làm theo được, vì chỉ có hữu chiêu múa may chứ ko có tâm pháp cốt lõi.

Đọc cuốn Đạo Đức Kinh này ở mình hiểu sai lệch nhiều. Ý tại ngôn ngoại, hiểu theo câu chữ cũng như dịch tiếng anh word-by-word vậy, sa đà vào suy tưởng của bản thân chứ ko còn là chân lý. Bản thân ĐĐK là cuốn dễ đọc nhưng khó giỏi, vì nó là sách của thánh nhân, theo quan điểm của thánh nhân, nói theo ngôn ngữ hiện đại thì nó là nói chuyện ở tầm vỹ mô, liên quan đến cái hay cho cả thiên hạ, chiếu theo nó để tu thân thì e là khó, vì nó trừu tượng và sâu xa quá.

Muốn hiểu được ĐĐK thì phải biết đến Dịch, ít nhất cũng phải hiểu được "Chu Dịch"-gọi là đi về gốc, trở về với Đạo <cái này có ông Nguyễn Duy Cần dịch Chu Dịch Tinh Hoa-Chu Dịch huyền giải khá dễ hiểu>. Dịch ở VN thì phần lớn sa đà vào tượng số, tử vi bói toán, dẫn tới những thiên kiến xác nhận, xa rời cái gốc của Dịch. Chính cái câu "Nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật" là nói về Dịch, muốn rõ hơn thì nên tự tìm hiểu. Dịch lý gần như không thể giảng được, mà phải tự hiểu tự hành.

Muốn đi ra từ DĐK để hiểu được DĐK thì phải đọc Nam Hoa Kinh của Trang Tử. Nam Hoa Kinh thì chỉ cần đọc Nội Thiên, 2 thiên sau là hậu nhân viết vào, lời lẽ tầm thường, ý tứ ngờ nghệch và tư tưởng chỉ là phát triển thêm ra (làm rõ) từ Nội Thiên của Trang Tử. Đây mới là Đạo của phàm nhân để vui sống, không phải đạo của Thánh Nhân để giữ Thiên Hạ thái bình. <Còn thêm Toàn Trân Triết Luận, phát triển thêm từ Đạo,nhưng chỉ là một hướng, có thể tìm hiểu hoặc không. Không nhất thiết>

Nếu Đạo của Lão thiên về đi vào trong (trở về với Đạo), thì Đạo của Khổng thiên về đi ra, trọng về những lễ nghĩa, tu thân. Nếu chỉ học Lão thì chỉ học được khí mà không có hình, học Khổng thì chỉ có hình không có khí. Không có lễ giáo của Khổng thì Lão không có gì để giãi trừ, không có lễ giáo của Khổng thì không cái gì để phân thiện ác. Không có cái ác thì lấy gì để tương quan mà trọng cái thiện, không có người kém thì lấy gì tương quan mà trọng người tài.

Vậy theo bác nên hay không nên đọc sách của hai cụ này?
Theo như em hiểu thì ý bác khuyên chỉ nên đọc sách dịch của hai cụ thôi, còn sách hai ông tự sáng tác thì không nên đọc.

//Trong đây có thím nào đọc và áp dụng 2 cuốn viết về chủ đề Tự học của hai cụ mà áp dụng thành công không? Em đọc không tài nào vào được, Đông Tây lẫn lộn cảm giác đá nhau về ý nghĩa.
 
giỏi dịch không có nghĩa là giỏi tự sáng tác, bởi dịch thuật là truyền tải con chữ của một người khác về lại con chữ mẹ đẻ của mình
để viết được một quyển sách bằng thực lực của mình khó hơn nhiều, mấy ổng đã nói vậy rồi thì né ra, tôi chả cũng đọc
 
giỏi dịch không có nghĩa là giỏi tự sáng tác, bởi dịch thuật là truyền tải con chữ của một người khác về lại con chữ mẹ đẻ của mình
để viết được một quyển sách bằng thực lực của mình khó hơn nhiều, mấy ổng đã nói vậy rồi thì né ra, tôi chả cũng đọc
À em đọc từ hồi 2018 cuốn Tôi tự học của cụ Cần (cùng bộ Óc sáng suốt, Thuật tư tưởng). 2019 đọc Tự học-một nhu cầu của thời đại của cụ Lê nhưng cảm thấy mù mờ. Bạn bè ngoài đời cũng không ai đọc mấy quyển này nên không biết hỏi ai :D
Bạn thân em có mấy người học giỏi lắm, điều lạ là họ không đọc self-help bao giờ cả. Bạn thân nhất theo nghiệp binh thì chỉ đọc mỗi trinh thám và đọc rất ít, toàn đọc sách khoa học. Hiện đang học Tiến sĩ bên Nga theo học bổng bộ giáo dục. Tâm hồn hắn khá cằn cỗi, câu cú không mượt mà nhưng tính toán, phân tích kỹ thuật lại giỏi.

Có lẽ trong đời người ta luôn phải lựa chọn, không thể nào bắt cá hai tay.
 
Cuốn này có liên quan gì đến thiên nhiên đâu, quan sát thiên nhiên trong này mang tính ẩn ý, tuyền tải thông điệp là chủ yếu. Nói về nội hàm cuốn sách này thì không khó, nhưng không nói về ảnh hưởng của nó thì lại là thiếu sót, nói về ảnh hưởng của nó mà ko dính dáng tới chính trị thì lại khá gian nan. Mỗ sẽ nói vắn tắt cho dễ hiểu nhất.

Để nói về nó thì phải quay lại thời kỳ Nhân Văn Phục Hưng của Erasmus. Chính trong giai đoạn bị đè nén bởi triết học kinh viện và giáo điều của thần học, quyền lực của Nhà Thờ lúc này ngăn cản việc phát triển của lực lượng sản xuất mới nổi lên. Từ đây mới sinh ra các phong trào Nhân Văn và sau đó là phong trào Kháng Cách của Luther khi đặt lại vấn đề giải nghĩa Kinh Thánh và giảm vai trò của Nhà Thờ. Ở Anh sau này thần học Calvin tiếp tục xu hướng này và hình thành nên các hệ phái Puritanism,Quaker... Chính tinh thần của hệ phái này sinh ra tinh thần của chủ nghĩa tư bản, thông qua nhập thế của các quan điểm "khổ hạnh". Các khái niệm về "beruf"~nghề nghiệp là được sinh ra trong giai đoạn này để hình thành nên các phường hội, hình thức sơ khai nhất của CNTB. Những người Thanh Giáo này tiếp tục mang hệ phái của mình sang New England.

Giai đoạn tích luỹ tư bản ở Châu Âu và Tân Thế Giới gây ra những ảnh hưởng vô cùng lớn đến tầng lớp bị bóc lột nên nảy sinh nên các phản kháng. Ở Châu Âu có những phong trào triết học của Schopenhauer (sau này là Nietzsche) văn học của Hugo, Balzac,Gogol,Dos, Tolstoy (giai đoạn sau)... Với những xu hướng khác nhau như những tiếng thét, kêu gọi đề cao giá trị con người, phá bỏ xiềng xích của nền đạo đức tôn giáo kìm kẹp con người (Đây chính là trọng tâm trong Madame Bovary) nhiều người đi xa hơn ở chủ nghĩa hư vô, cn vô chính phủ.

Phải trình bày một chuỗi dài của lịch sử, để thấy được cái hoàn cảnh và cái phức cảm mà vì sao xuất hiện cuốn Walden-Một mình sống trong rừng. Thoreau còn hơn cả bị ảnh hưởng bởi Ralp Waldo Emerson, giống một mối quan hệ thầy trò-cha con. Walden là tiếp nối tư tưởng của Emerson trong Nature. Nature đề cao Nhất Vị thay vì Tam Vị Nhất Thể đi ngược lại giáo lý Ky tô truyền thống, nhấn mạnh đến tinh thần trách nhiệm cá nhân và tự lực cánh sinh dựa trên lương tri và lý lẽ, không bị trói buộc trong giáo điều. Rộng ra, con người phải chịu trách nhiệm đối với bản thân mình, chứ không phải phó mặc hoặc đổ lỗi cho định mệnh. Ở điểm này, thuyết nhất vị đối đầu với thuyết định mệnh của Thần Học Calvin. Thoreau đi xa hơn khi trong Walden thể hiện chủ nghĩa phiếm thần cổ điển kiểu Spinoza thậm chí là vô thần với chủ nghĩa tiên nghiệm cho rằng trạng thái tinh thần lý tưởng vượt lên trên vật chất và kinh nghiệm, nó tin rằng con người đạt được thấu hiểu chân lí thông qua trực giác cá nhân hơn là những giáo thuyết tôn giáo. Thiên nhiên là biểu tượng bên ngoài của nội tâm, là “sự tương ứng căn bản của vật hữu hình với tư tưởng con người”. Chủ nghĩa tiên nghiệm tin rằng xã hội và các thiết chế của nó, đặc biệt là những tôn giáo có tổ chức và các đảng phái chính trị, cuối cùng sẽ làm hỏng sự trong sáng của cá nhân, và tin rằng con người tốt nhất khi sống tự lực, và độc lập.

Ông chủ trương sống đơn giản vì “Phần lớn những xa xỉ và cái được gọi là tiện nghi không chỉ không tuyệt đối cần thiết, mà còn rõ ràng cản trở việc nâng cao phẩm giá con người.” Ông mang vào rừng giấc mơ về một cuộc sống vô ưu đầy vui thú. Bỏ đi những thứ dư thừa, ảo tưởng để tìm ra những nhu cầu thật sự thiết yếu của cuộc sống; ông nhiệt liệt tán dương văn học cổ điển mà ông thích đọc trong nguyên bản cổ ngữ Hi Lạp và Latin, ông phàn nàn về cái xu hướng phổ biến (có vẻ quen thuộc) tìm những thứ “dễ đọc” thay vì những tư tưởng sâu sắc nhưng mệt óc; ông mơ mở một trường đại học cho người lớn, tại đó Concord có thể mời các nhà thông thái trên thế giới đến để giảng dạy và làm “cao quý tâm hồn” người dân bản xứ.

Cuốn Walden không đơn giản chỉ là một trước tác văn học thông thường, nó tuyền tải những thông điệp, ẩn ý sâu xa hơn. Bút pháp thì hơi khó đọc với những câu bỏ lửng và những đoạn diễn đạt rất tối nghĩa( theo văn phong ảnh hưởng bởi chủ nghĩa lãng mạn), nhiều đoạn ẩn ý, ẩn dụ, ám chỉ sâu xa, chỉ trích ngầm, châm biếm, mỉa mai, thậm chí đánh tráo khái niệm. Thoreau có thể coi là nhân vật bản lề để tiếp tục trào lưu triết học không chân, với niềm tin vào cá nhân và "Thuyết tiên nghiệm" mà sau này có nhiều nhân vật còn cực đoan hơn, kế tục và phát triển. Thoreau cũng là người khai sinh ra "Bất Tuân dân sự", phương pháp kháng cự của cá nhân trong đó phản đối sự bất công của nhà nước, tuy nhiên chính bản thân ông chưa bao giờ ủng hộ tình trạng vô chính phủ mà ngược lại là ủng hộ một chính phủ mạnh mẽ hơn có quyền lực điều chỉnh lớn hơn.

Thoreau có ảnh hưởng đến những người theo chủ nghĩa nhân văn về sau với phương pháp bất tuân dân sự như Gandhi,Tolstoy, Mandela. Martin Luther King. Tuy nhiên ảnh hưởng cực đoan của nó cũng lớn không kém với các phong trào vô chính phủ và là nhân tố chính giúp Phương Tây truyền bá các cuộc cách mạng màu sắc.

Cái tự do chủ nghĩa cái tuỳ thuận bằng lòng cái trở về thiên nhiên của Walden thật nhỏ bé khi đặt trước những Đạo Đức Kinh và Nam Hoa Kinh. Cũng thật khó tránh khi Walden vẫn không thoát ra được các quan điểm của tôn giáo mù quáng về cái tiên định mà bỏ qua thực tế hiện hữu.
Cảm ơn bác cho em 1 số thông tin tham khảo .Đọc sơ lược của bác xong coi bộ ''nặng'' hơn em tưởng ! Có lẽ thử sức với cuốn khác vậy .
 
hi anh em, rảnh rỗi nghe podcast cho vui.


khách mời là tiến sĩ Đặng Hoàng Giang, có viết vài cuốn sách, cuốn đầu tiên Bức Xúc Không Làm Ta Vô Can từng gây khá nhiều tranh cãi, voz cũng đc nhắc đến trong sách.

cá nhân mình đánh giá đáng để lắng nghe.
 
Và ở đây loài người đối mặt với sự lựa chọn cơ bản nhất của mình: anh ta chỉ có thể tồn tại được theo một trong hai cách – bằng cách làm việc độc lập với bộ óc của riêng anh ta, hay là trở thành một kẻ ăn bám sống nhờ bộ óc của những người khác. Người sáng tạo chọn cách thứ nhất. Kẻ ăn bám thì chọn cách thứ hai. Người sáng tạo một mình đối mặt với tự nhiên. Kẻ ăn bám đối mặt với tự nhiên thông qua những trung gian.

novel: Suối Nguồn

240833023_200442048811973_2285277955602991152_n.jpg
 
Bốn mùa-Lịch Thiên Nhiên của Mikhail Prisvin. Cuốn này sách cũ lắm rồi.
Đúng cuốn mình cần. Mình tìm mãi. Cảm ơn fen. Tiện đây fen cho mình tìm thêm cuốn sách kể về cuộc phiêu lưu của một nhóm bạn nhỏ vào vương quốc bánh kẹo với dòng sông sôcla, những con đường, ngôi nhà, cây cối… bằng kẹo, bánh với ạ. Mình cảm ơn nhiều!!!
 
Đúng cuốn mình cần. Mình tìm mãi. Cảm ơn fen. Tiện đây fen cho mình tìm thêm cuốn sách kể về cuộc phiêu lưu của một nhóm bạn nhỏ vào vương quốc bánh kẹo với dòng sông sôcla, những con đường, ngôi nhà, cây cối… bằng kẹo, bánh với ạ. Mình cảm ơn nhiều!!!
Hỏi con rồng tím kìa, chắc nó biết, nghe giống bộ phim gì đó mà quên tên rồi.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Tư duy làm giàu:
  • Bẻ khóa bí mật triệu phú - Thomas and William
  • Think and grow rich
  • Trí tuệ xúc cảm

Làm giàu tâm hồn & nhân cách
  • 3 người thầy - Robin
  • Vị tu sĩ bán chiếc Ferrari - Robin
  • Nhà lãnh đạo khôn chức danh - Robin

... rảnh update thêm, ngang xương ko nhớ
 
sống bao nhiêu lâu trên cõi đời rồi mà quên hết tên sách thế ông? :confident:
theo tôi thì những kẻ đọc văn học từ quá sớm chỉ chứng tỏ chúng cố hòa mình và nhồi nhét vào não những thứ không hợp với độ tuổi và trình độ mà thôi, chẳng hạn câu chuyện anh Thang761 kể bà mẹ cho đứa con đọc sách về chính trị, văn học, self help mà tại sao không phải là vài mẫu chuyện về thiếu nhi như Tấm Lòng Cao Cả, Đồi Thỏ, Đảo Giấu Vàng, Hoàng Tử Bé? chọn lọc ngu cũng là một cái ngu và thích đú, chả có gì gọi là không thể tìm ra thứ thích hợp cả khi thiên hạ viết sẵn ra để lại cả rồi, ăn thua ở chỗ mình không biết đường mà lựa:whistle:


để mà đọc được nhiều văn học thay vì đọc đăm ba quyển cho có trải nghiệm bản thân thì tôi vẫn tin rằng vẫn phải ngồi hết ít nhất là 3 cấp, lên đại học thì mình cũng giảm thiểu được phần nào đống sách giáo khoa rồi, giờ là lúc thích hợp để đọc thể loại sách khác với một tư duy cầu tiến, kinh nghiệm nhạy bén, lòng ham đòi được biết hơn bao giờ hết, quá thích hợp để đọc ở độ tuổi trưởng thành, trẻ không lo đọc tiểu thuyết già hối hận đấy:doubt:
 
Last edited:
Đúng cuốn mình cần. Mình tìm mãi. Cảm ơn fen. Tiện đây fen cho mình tìm thêm cuốn sách kể về cuộc phiêu lưu của một nhóm bạn nhỏ vào vương quốc bánh kẹo với dòng sông sôcla, những con đường, ngôi nhà, cây cối… bằng kẹo, bánh với ạ. Mình cảm ơn nhiều!!!

Hỏi con rồng tím kìa, chắc nó biết, nghe giống bộ phim gì đó mà quên tên rồi.

via theNEXTvoz for iPhone

🕮 Charlie and the Chocolate Factory (*) ― Roald Dahl ― DƯƠNG TƯỜNG dịch

(*): Charlie Và Nhà Máy Sô Cô La.​
Đúng là nó biết thật :ops: Kim tiền nó mới tái bản đấy, nhưng in đen trắng. Ảnh của con rồng tím là bản in màu xuất bản mấy năm trước, giờ hết hàng rồi
 
Đúng là nó biết thật :ops: Kim tiền nó mới tái bản đấy, nhưng in đen trắng. Ảnh của con rồng tím là bản in màu xuất bản mấy năm trước, giờ hết hàng rồi
chuyện, AI của top dev Voz mà ông, (chạy hybrid bằng cơm)
 
Back
Top