kiến thức Những cuốn sách hay thanh niên nên đọc.

Vậy theo bác nên hay không nên đọc sách của hai cụ này?
Theo như em hiểu thì ý bác khuyên chỉ nên đọc sách dịch của hai cụ thôi, còn sách hai ông tự sáng tác thì không nên đọc.

//Trong đây có thím nào đọc và áp dụng 2 cuốn viết về chủ đề Tự học của hai cụ mà áp dụng thành công không? Em đọc không tài nào vào được, Đông Tây lẫn lộn cảm giác đá nhau về ý nghĩa.
Nên đọc sách dịch Đạo Đức Kinh-Nam Hoa Kinh-Chu Dịch Tinh Hoa-Chu Dịch Huyền Giải, nếu hào hứng thì đọc Dịch Kinh tường giải,quyển thượng và quyển hạ <2 cuốn sau trọng về tượng, phát triển về chi tiết, nếu chỉ quan tâm tư tưởng của Dịch không đi sâu vào nghiên cứu thì đọc 2 cuốn Chu Dịch đầu là có thể hình dung được>. Có một cuốn tổng hợp Tinh Hoa Đạo Học Phương Đông-Toàn Trân Triết Luận-Thanh Dạ Văn Chung, đọc bổ sung các kiến giải mới theo hướng hiện đại,tuy hơi vô thưởng vô phạt, không nên kỳ vọng nhiều.

Vấn đề của 2 cụ thì đã nói, như muôn đời những người nghiên cứu về tư tưởng phương Đông nói chung không thoát ra được thế giới quan của mình. Các trước tác của 2 cụ, cốt chỉ phiên tư tưởng Phương Tây sang một thứ giả lập tương tự ở phương Đông. Ngoài việc mơn trớn thứ phức cảm thấp kém của người Á Đông, thì chẳng có giá trị gì cả. Hai cụ cũng không vượt ra được khuôn sáo của những người truyền bá tư tưởng, tôn gíao nói chung, khi nói nội hàm trong những giới luật/nguyên tắc/quy tắc thì rất hay ho. Khi đi vào chi tiết, đi xa khỏi phạm vi của giới luật để cố gắng khai triển thêm thì trở nên giáo điều, ngôn từ cũng trở nên sáo rỗng và phi thực tế.

Vì bản chất của sự phát triển của triết học nói chung phải kế thừa phát triển từ mâu thuẫn giữa các mặt đối lập, một hệ tư tưởng không vận động là một hệ tư tưởng chết. Các triết gia phương Tây không ngần ngại đạp đổ các thần tượng để bước sang thế giới mới. Triết học Phương Đông nói chung gần như là "cáo chung" từ sau thời của "Bách gia chư tử" chỉ bôi thêm ra chứ chẳng còn vận động nữa.Những người nghiên cứu, những người thực hành thì cố gắng ngoái đầu nhìn theo các vĩ nhân cổ xưa, chỉ diễn giãi chứ không có lấy một chút độc lập của riêng mình. Triết học Phương Đông thời hiện đại chỉ còn ở hình hài của một nền "đạo đức" cũ, một hệ thống quan điểm cũ. một "lối sống" cũ, cũng như là một thứ nghệ thuật xưa đã cũ, tuy không phải hết thời nhưng liệu có còn đóng góp gì trong phạm trù phát triển tư duy.

Hệ thống quan điểm của Đạo vẫn có giá trị nhất định nếu đặt nó đúng vị trí của nó nên ở, hệ tư tưởng này trừu tượng, không trọng ở kiến giải mà trọng ở suy tưởng. Tức bản chất nó không phải một hệ thống các quan điểm cứng nhắc mà ngược lại là rất mềm mại và uyển chuyển. Từng quan điểm nhân sinh sẽ phát triển theo từng dòng khác nhau, thậm chí là từng giai đoạn cuộc đời khác nhau, tự bản thân sẽ tự xây dựng nên một hệ thống nhân sinh quan riêng xoay quanh cái nền tảng của Đạo mà không bị gượng ép vào các quan niệm giáo điều <Ở phạm trù này thì quan niệm của Đạo mang tính vượt thời đại, khi coi trọng tính thực tiễn lý luận và quan tâm nhiều đến trải nghiệm cụ thể của con người, mỗi cá nhân tự mình mang đến cho mình ý nghĩa cuộc sống, chứ không phải ở bản thân tôn giáo, xã hội ...>. Việc có gắng kiến giải, cắt nghĩa các trước tác đó để gò ép vào hệ thống quan điểm chi tiết là vô nghĩa. Xa rời bản chất của cái "Đạo khả đạo, phi thường đạo".

Thế giới đã đi trên đại lộ của tri thức, ngay cả những Plato, Aristoteles... cũng chỉ còn là những bóng hoàng hôn. Vậy mà nhiều người vẫn cố gắng đào cái thây ma lên để mơn trớn. Hoài niệm về những biểu tượng của những ngày xưa cũ. Ở VN cũng có một nhóm người, đi cùng trào lưu chung với thế giới đào cái thây Khắc Kỷ lên hít lấy hít để, Macus Aurelius-Người Khắc Kỷ nổi tiếng nhất(chưa bao giờ nhận là triết gia nhưng luôn được người đọc gán cho là triết gia) với Suy Tưởng, thật hài hước là trung tâm trong tư tưởng của Suy Tưởng là phụng sự quốc gia lại là đặc điểm chính yếu trong triết thuyết "Cộng Hoà" của Plato.

Việc học của anh thì mỗ không biết nói thế nào cho hợp lẽ, vì chính bản thân anh mỗ thấy có vẻ như chưa xác định được cái mình cần, cái mình muốn. Đối với những trường hợp như vậy thì nên tìm hiểu thêm cho rộng rãi hơn đã. Dục tốc bất đạt, sa đà vào các phương pháp hay gò ép vào trong một vãi lĩnh vực cố định thì lại thui chột đi cái ham muốn tìm hiểu.
 
Nên đọc sách dịch Đạo Đức Kinh-Nam Hoa Kinh-Chu Dịch Tinh Hoa-Chu Dịch Huyền Giải, nếu hào hứng thì đọc Dịch Kinh tường giải,quyển thượng và quyển hạ <2 cuốn sau trọng về tượng, phát triển về chi tiết, nếu chỉ quan tâm tư tưởng của Dịch không đi sâu vào nghiên cứu thì đọc 2 cuốn Chu Dịch đầu là có thể hình dung được>. Có một cuốn tổng hợp Tinh Hoa Đạo Học Phương Đông-Toàn Trân Triết Luận-Thanh Dạ Văn Chung, đọc bổ sung các kiến giải mới theo hướng hiện đại,tuy hơi vô thưởng vô phạt, không nên kỳ vọng nhiều.

Vấn đề của 2 cụ thì đã nói, như muôn đời những người nghiên cứu về tư tưởng phương Đông nói chung không thoát ra được thế giới quan của mình. Các trước tác của 2 cụ, cốt chỉ phiên tư tưởng Phương Tây sang một thứ giả lập tương tự ở phương Đông. Ngoài việc mơn trớn thứ phức cảm thấp kém của người Á Đông, thì chẳng có giá trị gì cả. Hai cụ cũng không vượt ra được khuôn sáo của những người truyền bá tư tưởng, tôn gíao nói chung, khi nói nội hàm trong những giới luật/nguyên tắc/quy tắc thì rất hay ho. Khi đi vào chi tiết, đi xa khỏi phạm vi của giới luật để cố gắng khai triển thêm thì trở nên giáo điều, ngôn từ cũng trở nên sáo rỗng và phi thực tế.

Vì bản chất của sự phát triển của triết học nói chung phải kế thừa phát triển từ mâu thuẫn giữa các mặt đối lập, một hệ tư tưởng không vận động là một hệ tư tưởng chết. Các triết gia phương Tây không ngần ngại đạp đổ các thần tượng để bước sang thế giới mới. Triết học Phương Đông nói chung gần như là "cáo chung" từ sau thời của "Bách gia chư tử" chỉ bôi thêm ra chứ chẳng còn vận động nữa.Những người nghiên cứu, những người thực hành thì cố gắng ngoái đầu nhìn theo các vĩ nhân cổ xưa, chỉ diễn giãi chứ không có lấy một chút độc lập của riêng mình. Triết học Phương Đông thời hiện đại chỉ còn ở hình hài của một nền "đạo đức" cũ, một hệ thống quan điểm cũ. một "lối sống" cũ, cũng như là một thứ nghệ thuật xưa đã cũ, tuy không phải hết thời nhưng liệu có còn đóng góp gì trong phạm trù phát triển tư duy.

Hệ thống quan điểm của Đạo vẫn có giá trị nhất định nếu đặt nó đúng vị trí của nó nên ở, hệ tư tưởng này trừu tượng, không trọng ở kiến giải mà trọng ở suy tưởng. Tức bản chất nó không phải một hệ thống các quan điểm cứng nhắc mà ngược lại là rất mềm mại và uyển chuyển. Từng quan điểm nhân sinh sẽ phát triển theo từng dòng khác nhau, thậm chí là từng giai đoạn cuộc đời khác nhau, tự bản thân sẽ tự xây dựng nên một hệ thống nhân sinh quan riêng xoay quanh cái nền tảng của Đạo mà không bị gượng ép vào các quan niệm giáo điều <Ở phạm trù này thì quan niệm của Đạo mang tính vượt thời đại, khi coi trọng tính thực tiễn lý luận và quan tâm nhiều đến trải nghiệm cụ thể của con người, mỗi cá nhân tự mình mang đến cho mình ý nghĩa cuộc sống, chứ không phải ở bản thân tôn giáo, xã hội ...>. Việc có gắng kiến giải, cắt nghĩa các trước tác đó để gò ép vào hệ thống quan điểm chi tiết là vô nghĩa. Xa rời bản chất của cái "Đạo khả đạo, phi thường đạo".

Thế giới đã đi trên đại lộ của tri thức, ngay cả những Plato, Aristoteles... cũng chỉ còn là những bóng hoàng hôn. Vậy mà nhiều người vẫn cố gắng đào cái thây ma lên để mơn trớn. Hoài niệm về những biểu tượng của những ngày xưa cũ. Ở VN cũng có một nhóm người, đi cùng trào lưu chung với thế giới đào cái thây Khắc Kỷ lên hít lấy hít để, Macus Aurelius-Người Khắc Kỷ nổi tiếng nhất(chưa bao giờ nhận là triết gia nhưng luôn được người đọc gán cho là triết gia) với Suy Tưởng, thật hài hước là trung tâm trong tư tưởng của Suy Tưởng là phụng sự quốc gia lại là đặc điểm chính yếu trong triết thuyết "Cộng Hoà" của Plato.

Việc học của anh thì mỗ không biết nói thế nào cho hợp lẽ, vì chính bản thân anh mỗ thấy có vẻ như chưa xác định được cái mình cần, cái mình muốn. Đối với những trường hợp như vậy thì nên tìm hiểu thêm cho rộng rãi hơn đã. Dục tốc bất đạt, sa đà vào các phương pháp hay gò ép vào trong một vãi lĩnh vực cố định thì lại thui chột đi cái ham muốn tìm hiểu.
Em đọc khá nhiều bình luận của bác. Công nhận bác có kiến thức đồ sộ thật. Em cũng thấy cái chữ Đạo mà Lão Tử nói nếu coi nó là thứ bất biến (phải như thế này phải như thế kia thì mới là đạo) thì đã xa rời cái bản chất của nó rơi vào giáo điều cứng nhắc. Ngay như Khổng Tử đề cao nhân luân (Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín) nhưng em thấy ông cũng có Trung dung chứ không thái quá về phía. Em cũng đã đọc qua Đạo Đức Kinh, Nam Hoa Kinh, và cả kinh Phật nữa. Nhưng không thoả mãn nên vẫn đọc thêm phương Tây nữa. Một khi mình dừng suy tưởng, ngưng tìm kiếm mà diễn dải cái mới bằng thiên kiến cũ (những gì mình đã biết). Em hay ví như việc gieo xúc sắc vậy, biết nguyên lý chung là xác suất 1/6 nhưng nếu không gieo thì sao biết được kết quả của nó như thế nào. Cứ ngồi đấy bảo gieo gì thì gieo vẫn ra 1 trong 6 mặt đó thôi. Thì là đến lúc trí cùng rồi!!
 
9JieKO3.jpg
🕮 CON CHIM XANH (*) ― Maurice Maeterlinck​
LÉON BLUM said:
Với CON CHIM XANH, Maeterlinck đã viết nên một tiên cảnh triết học. Trong chuyến đi dò tìm con chim siêu phàm, hai đứa trẻ Tyltyl và Mytyl không trải qua một cuộc phiêu lưu thường tình của các chuyện kể. Chúng không hề chạm trán với ông Trăn tinh, Hung thần Rồng, sự tàn nhẫn của các bà Tiên hay sự ranh ma của các đồ vật quỷ ám. Hành trình của chúng là một cuộc phiêu lưu “luân lí”, một cuộc tập sự vươn lên khôn lớn. Chúng dạo chơi giữa những thực thể và những phúng dụ.
(*): The Blue Bird.​
 
Tôi nhớ lại câu chuyện đó, và tôi sẵn sàng để được đau khổ vì người đàn bà đó. Tôi sợ nàng chấp nhận tôi quá nhanh, và trao cho tôi quá nhanh một tình yêu mà tôi muốn đạt được bằng sự chờ đợi lâu dài hay phải chịu hy sinh một to lớn. Chúng ta như thế đấy. Chúng ta – những con người! Và sung sướng thật, óc tưởng tượng đã trao cái thi vị ấy laị cho các giác quan, và những dục vọng của xác thịt đã chấp nhận sự nhân nhượng đó trước những ước mơ của tâm hồn.
Cuối cùng, nếu người ta bảo tôi: “Anh sẽ có được người đàn bà ấy chiều nay và ngay mai anh sẽ bị giết chết”, tôi sẽ chấp nhận. Nếu người ta bảo: “Anh hãy đưa ra mười ngàn đồng vàng và anh sẽ là tình nhân của người đàn bà ấy”, tôi sẽ từ chối và khóc. Không khác nào đứa bé khi tỉnh dậy bỗng thấy toà lâu đài ở giấc mơ trong đêm tối đã tan biến mất rồi.

novel: Trà Hoa Nữ

46816a78b3e9a517dd87697d018d6b23.jpg
 
Nên đọc sách dịch Đạo Đức Kinh-Nam Hoa Kinh-Chu Dịch Tinh Hoa-Chu Dịch Huyền Giải, nếu hào hứng thì đọc Dịch Kinh tường giải,quyển thượng và quyển hạ <2 cuốn sau trọng về tượng, phát triển về chi tiết, nếu chỉ quan tâm tư tưởng của Dịch không đi sâu vào nghiên cứu thì đọc 2 cuốn Chu Dịch đầu là có thể hình dung được>. Có một cuốn tổng hợp Tinh Hoa Đạo Học Phương Đông-Toàn Trân Triết Luận-Thanh Dạ Văn Chung, đọc bổ sung các kiến giải mới theo hướng hiện đại,tuy hơi vô thưởng vô phạt, không nên kỳ vọng nhiều.

Vấn đề của 2 cụ thì đã nói, như muôn đời những người nghiên cứu về tư tưởng phương Đông nói chung không thoát ra được thế giới quan của mình. Các trước tác của 2 cụ, cốt chỉ phiên tư tưởng Phương Tây sang một thứ giả lập tương tự ở phương Đông. Ngoài việc mơn trớn thứ phức cảm thấp kém của người Á Đông, thì chẳng có giá trị gì cả. Hai cụ cũng không vượt ra được khuôn sáo của những người truyền bá tư tưởng, tôn gíao nói chung, khi nói nội hàm trong những giới luật/nguyên tắc/quy tắc thì rất hay ho. Khi đi vào chi tiết, đi xa khỏi phạm vi của giới luật để cố gắng khai triển thêm thì trở nên giáo điều, ngôn từ cũng trở nên sáo rỗng và phi thực tế.

Vì bản chất của sự phát triển của triết học nói chung phải kế thừa phát triển từ mâu thuẫn giữa các mặt đối lập, một hệ tư tưởng không vận động là một hệ tư tưởng chết. Các triết gia phương Tây không ngần ngại đạp đổ các thần tượng để bước sang thế giới mới. Triết học Phương Đông nói chung gần như là "cáo chung" từ sau thời của "Bách gia chư tử" chỉ bôi thêm ra chứ chẳng còn vận động nữa.Những người nghiên cứu, những người thực hành thì cố gắng ngoái đầu nhìn theo các vĩ nhân cổ xưa, chỉ diễn giãi chứ không có lấy một chút độc lập của riêng mình. Triết học Phương Đông thời hiện đại chỉ còn ở hình hài của một nền "đạo đức" cũ, một hệ thống quan điểm cũ. một "lối sống" cũ, cũng như là một thứ nghệ thuật xưa đã cũ, tuy không phải hết thời nhưng liệu có còn đóng góp gì trong phạm trù phát triển tư duy.

Hệ thống quan điểm của Đạo vẫn có giá trị nhất định nếu đặt nó đúng vị trí của nó nên ở, hệ tư tưởng này trừu tượng, không trọng ở kiến giải mà trọng ở suy tưởng. Tức bản chất nó không phải một hệ thống các quan điểm cứng nhắc mà ngược lại là rất mềm mại và uyển chuyển. Từng quan điểm nhân sinh sẽ phát triển theo từng dòng khác nhau, thậm chí là từng giai đoạn cuộc đời khác nhau, tự bản thân sẽ tự xây dựng nên một hệ thống nhân sinh quan riêng xoay quanh cái nền tảng của Đạo mà không bị gượng ép vào các quan niệm giáo điều <Ở phạm trù này thì quan niệm của Đạo mang tính vượt thời đại, khi coi trọng tính thực tiễn lý luận và quan tâm nhiều đến trải nghiệm cụ thể của con người, mỗi cá nhân tự mình mang đến cho mình ý nghĩa cuộc sống, chứ không phải ở bản thân tôn giáo, xã hội ...>. Việc có gắng kiến giải, cắt nghĩa các trước tác đó để gò ép vào hệ thống quan điểm chi tiết là vô nghĩa. Xa rời bản chất của cái "Đạo khả đạo, phi thường đạo".

Thế giới đã đi trên đại lộ của tri thức, ngay cả những Plato, Aristoteles... cũng chỉ còn là những bóng hoàng hôn. Vậy mà nhiều người vẫn cố gắng đào cái thây ma lên để mơn trớn. Hoài niệm về những biểu tượng của những ngày xưa cũ. Ở VN cũng có một nhóm người, đi cùng trào lưu chung với thế giới đào cái thây Khắc Kỷ lên hít lấy hít để, Macus Aurelius-Người Khắc Kỷ nổi tiếng nhất(chưa bao giờ nhận là triết gia nhưng luôn được người đọc gán cho là triết gia) với Suy Tưởng, thật hài hước là trung tâm trong tư tưởng của Suy Tưởng là phụng sự quốc gia lại là đặc điểm chính yếu trong triết thuyết "Cộng Hoà" của Plato.

Việc học của anh thì mỗ không biết nói thế nào cho hợp lẽ, vì chính bản thân anh mỗ thấy có vẻ như chưa xác định được cái mình cần, cái mình muốn. Đối với những trường hợp như vậy thì nên tìm hiểu thêm cho rộng rãi hơn đã. Dục tốc bất đạt, sa đà vào các phương pháp hay gò ép vào trong một vãi lĩnh vực cố định thì lại thui chột đi cái ham muốn tìm hiểu.
Cảm ơn thím rất nhiều, em đã đọc đi đọc lại bài của thím trên dưới 10 lần.
Câu nói này hay quá, em sẽ ghi nhớ.
Một lần nữa, cảm ơn thím nhiều vì đã chỉ ra điều em nên làm.
 
theo các bác thì sách thuộc thể loại văn chương thì dịch theo nhóm có được không ạ

via theNEXTvoz for iPhone
không nên. nhiều người dịch, văn phong ko xuyên suốt. ghép lại rất lạc quẻ.
muốn làm nhóm thì nhiều bạn trans, phải có một bạn editor.
Có hai tác phẩm lớn đang lưu hành trên thị trường là Những người khốn khổ và Bên phía nhà Swann dịch theo nhóm đây các anh. Cuốn Bên phía nhà Swann lại thêm phần khó nuốt.
GkYdXiE.gif


via theNEXTvoz for iPhone
 
🕮 Sherlock Holmes toàn tập ― Arthur Conan Doyle ― nhóm ĐĂNG THƯ dịch​
Bản dịch mới này tiếp cận tác phẩm của Doyle trên cả góc độ lịch sử và văn chương, không xem Sherlock Holmes toàn tập như những truyện trinh thám phổ thông mà là một danh tác kinh điển. Việc dịch thuật được tổ chức trên cơ sở tra cứu, tìm hiểu các thông tin liên quan đến tác giả, nhân vật lẫn thời đại và nỗ lực duy trì một phong cách nhất quán nhằm chuyển tải yếu tố văn học – đặc biệt là qua 4 đoản thiên tiểu thuyết. Một phần những thông tin đã sưu tầm, tra cứu trong quá trình dịch thuật được đúc kết thành phần Dẫn nhập và Phụ lục có hệ thống, nhằm giúp độc giả hiểu rõ hơn về Sherlock Holmes, về người khai sinh ra nhân vật thám tử lừng danh và sức ảnh hưởng sâu xa của toàn tập tác phẩm này trên thế giới. Bộ Sherlock Holmes toàn tập 3 tập, bìa cứng, hộp ngang có thêm Phụ bản in màu ở cuối tập 3 về Bảo tàng Sherlock Holmes. Ngoài ra, Đông A cũng phát hành song song bộ sách với phiên bản 3 tập, bìa mềm, hộp đứng.​
 
Bên phía nhà Swann dịch theo nhóm và kết quả người đọc bị sml, không thể tin được cái chương đầu tiên trong dịch dang dở chưa hết mà đã chuyển qua người dịch khác
Suối Nguồn CŨNG vẫn lại dịch theo nhóm, kết quả đọc mượt như đang trượt :ah::ah:
chung quy team work vẫn là ở cái tâm và sự đoàn kết
image_180164_1_43_1_57_1_4_1_2_1_210_1_29_1_98_1_25_1_21_1_5_1_3_1_18_1_18_1_45_1_26_1_32_1_14...jpg
 
Đã lội hết hơn 180 trang và rất ngưỡng mộ kiến thức đồ sộ cũng như cách nhìn nhận vấn đề, đúc kết kinh nghiệm của bác @Zarathustra ver 2.
Tuy mình không phải kiểu người thích lĩnh hội kiến thức về đa số các lĩnh vực như bác (cũng như không có khả năng và thời gian để làm vậy) nhưng mà nếu được ngồi với bác mỗi tuần 2-3h để đàm đạo thì thật không còn gì bằng :beauty:

via theNEXTvoz for iPhone
 
Đã lội hết hơn 180 trang và rất ngưỡng mộ kiến thức đồ sộ cũng như cách nhìn nhận vấn đề, đúc kết kinh nghiệm của bác @Zarathustra ver 2.
Tuy mình không phải kiểu người thích lĩnh hội kiến thức về đa số các lĩnh vực như bác (cũng như không có khả năng và thời gian để làm vậy) nhưng mà nếu được ngồi với bác mỗi tuần 2-3h để đàm đạo thì thật không còn gì bằng :beauty:

via theNEXTvoz for iPhone
Lobby đi bác. Anh em cũng hóng cao nhân chia sẻ. Làm cái zoom anh em thảo luận. Công nhận kiến thức của bác ý đồ sộ thật sự
 
Thềm ga cạnh đường tầu số bốn ở sân ga số mười một của ga Berlin Lichtengerg là nơi có nhiều vụ lao xuống đường tàu tự vẫn nhất. Đó là thống kê chính thức và chi tiết theo đúng kiểu Đức đối với tất cả các nhà ga của Berlin. Với lại có thể nhận thấy điều đó nếu ngồi trên ghế chờ trên đường số bốn ở sân ga mười một. Đường ray ở đấy bóng loáng hơn nhiều so với những chỗ khác. Những cú phanh khẩn cấp luôn luôn xảy ra để lại khá lâu những đường ray nhẵn bóng. Ngoài ra, cái nền bê tông xám xỉn và bẩn thỉu trên toàn bộ chiều dài của sân ga có nhiều chỗ sáng hơn hẳn - đôi chỗ gần như trắng. Ở những chỗ này nhân viên nhà ga đã phải dùng những chất tẩy mạnh để rửa những vệt máu từ những cơ thể bị thương hay bị tàu nghiến đứt của những kẻ tự vẫn.

Lichtenberg là một trong những ga xa nhất của ngoại vi Berlin, thêm vào đó, là ga ít được quan tâm nhất. Tước bỏ cuộc sống của mình ở ga Berlin Lichtenberg, người ta cảm thấy như bỏ lại phía sau cái thế giới bằng vữa đã bong tróc, xám xịt, bẩn thỉu và sặc mùi nước đái chen chúc những con người hối hả, buồn bã hay thậm chí thất vọng. Bỏ lại vĩnh viễn một thế giới như vậy dễ hơn nhiều.

novel: Cô đơn trên mạng

240050504_199129732276538_8142089571884482388_n.jpg
 
Các bác dành thời gian mỗi ngày bao lâu để đọc sách vậy,em mỗi ngày 30 phút,tần 1-2 tuần mới hết 1 cuốn.Mà đọc cũng chỉ nhớ mang máng,kiến thức đọng lại không nhiều,có nên đọc lại vài lần cho nhớ không.Bây giờ cảm thấy hơi nản không muốn đọc, lúc đầu đọc thấy mở mang đầu óc hơn nhưng một thời gian sau là chả nhớ gì cả

Gửi bằng vozFApp
 
Các bác dành thời gian mỗi ngày bao lâu để đọc sách vậy,em mỗi ngày 30 phút,tần 1-2 tuần mới hết 1 cuốn.Mà đọc cũng chỉ nhớ mang máng,kiến thức đọng lại không nhiều,có nên đọc lại vài lần cho nhớ không.Bây giờ cảm thấy hơi nản không muốn đọc, lúc đầu đọc thấy mở mang đầu óc hơn nhưng một thời gian sau là chả nhớ gì cả

Gửi bằng vozFApp
Mình cũng dành 30p-1h trước khi đi ngủ để đọc thôi, gần đây giãn cách rãnh rỗi thì đọc nhiều hơn xíu.
Đọc xong, "chỉ nhớ mang máng,kiến thức đọng lại không nhiều" là quá tốt rồi, lần sau mỗi khi nói chuyện, hay hóng hớt ở đâu thấy những kiến thức ấy, thì nó sẽ tự trồi về thôi.

Mình quan điểm là đọc sách thì giúp tăng tích luỹ về lượng (kiến thức), khi nào lượng đủ thì nó sẽ sinh ra chất, chính cái chất này mới tạo nên sự khác biệt giữa mỗi người. Nhưng kiến thức đọc được trong sách (hay các sinh hoạt hàng ngày) nó ko mất đi đâu, nó sẽ hình thành nên lối suy nghĩ, tư duy của bạn trong tương lai.
 
Các bác dành thời gian mỗi ngày bao lâu để đọc sách vậy,em mỗi ngày 30 phút,tần 1-2 tuần mới hết 1 cuốn.Mà đọc cũng chỉ nhớ mang máng,kiến thức đọng lại không nhiều,có nên đọc lại vài lần cho nhớ không.Bây giờ cảm thấy hơi nản không muốn đọc, lúc đầu đọc thấy mở mang đầu óc hơn nhưng một thời gian sau là chả nhớ gì cả

Gửi bằng vozFApp
Vote khỏi đọc nữa nhé fence, đặt mục tiêu cao, đồng nghĩa phải tập trung cao, dành thời gian nhiều, thực sự nghiêm túc, còn cần sự yêu thích nữa.

Đọc 1 cuốn sách mà đòi hỏi phải 1 trời tri thức mở ra thì không thể, và cuốn đầu tiên chỉ là thước đo để biết mình có thực sự hứng thú với sách hay không mà thôi. Chắt lọc được kiến thức từ nó thì cần 1 quá trình rất dài nữa, mỗi cuốn sách là một lớp gạch, mỗi lần đọc lại có thể là một lớp gạch mới, chỉ lớp gạch đó không thể thành căn nhà đẹp đẽ - kiến thức vững chắc - được. Mà cần nhiều hơn nữa. Cho đến khi bạn cảm thấy, chỉ cần ai đó, đề cập đến vấn đề nào đó, thì bạn có thể bình luận, tranh luận, đem kiến thức của mình ra dùng ngay được, thì bạn thành công. Chứ thành công không phải là sau khi đọc cuốn sách bạn nhớ gì. No. Kiến thức nó được lưu giữ, não bộ ta sẽ tự tìm đến nó, liên kết nó, đưa ra sử dụng lúc cần thiết. Chứ bình thường nhớ nó làm gì cho mệt óc:ops:

Tôi không dám chê gì - nhưng fence là điển hình cho phần đông "người đọc sách" mà tôi thường gặp ở Việt Nam. Họ đọc vì muốn nhận được "điều gì đó to lớn", "sự mở mang không tưởng", để "mong muốn giải quyết những vấn đề của mình một cách nhanh nhất", nhưng không. Làm ơn đừng thần thánh sách như vậy. Làm ơn dẹp những câu mị dân như "Đọc sách chưa chắc thành công. Nhưng người thành công chắc chắn đọc sách", không, nó còn tuỳ thuộc vào nhiều thứ nữa. Thức tỉnh đi. Hãy đến với sách bằng một tình yêu thực thụ, thì một ngày nào đó, nó sẽ bất ngờ mang lại cho bạn "một cái gì đó" :)

Giống như có bạn từng hỏi "làm sao để đọc sách mà không buồn ngủ", cách trả lời tốt nhất là đi ngủ. Tại sao phải khổ dâm vì một thứ mình không yêu thích, tại sao phải nghe những lời nói, những câu dắt mũi của bọn sale sách làm gì? :waaaht:

via theNEXTvoz for iPhone
 
Vote khỏi đọc nữa nhé fence, đặt mục tiêu cao, đồng nghĩa phải tập trung cao, dành thời gian nhiều, thực sự nghiêm túc, còn cần sự yêu thích nữa.

Đọc 1 cuốn sách mà đòi hỏi phải 1 trời tri thức mở ra thì không thể, và cuốn đầu tiên chỉ là thước đo để biết mình có thực sự hứng thú với sách hay không mà thôi. Chắt lọc được kiến thức từ nó thì cần 1 quá trình rất dài nữa, mỗi cuốn sách là một lớp gạch, mỗi lần đọc lại có thể là một lớp gạch mới, chỉ lớp gạch đó không thể thành căn nhà đẹp đẽ - kiến thức vững chắc - được. Mà cần nhiều hơn nữa. Cho đến khi bạn cảm thấy, chỉ cần ai đó, đề cập đến vấn đề nào đó, thì bạn có thể bình luận, tranh luận, đem kiến thức của mình ra dùng ngay được, thì bạn thành công. Chứ thành công không phải là sau khi đọc cuốn sách bạn nhớ gì. No. Kiến thức nó được lưu giữ, não bộ ta sẽ tự tìm đến nó, liên kết nó, đưa ra sử dụng lúc cần thiết. Chứ bình thường nhớ nó làm gì cho mệt óc:ops:

Tôi không dám chê gì - nhưng fence là điển hình cho phần đông "người đọc sách" mà tôi thường gặp ở Việt Nam. Họ đọc vì muốn nhận được "điều gì đó to lớn", "sự mở mang không tưởng", để "mong muốn giải quyết những vấn đề của mình một cách nhanh nhất", nhưng không. Làm ơn đừng thần thánh sách như vậy. Làm ơn dẹp những câu mị dân như "Đọc sách chưa chắc thành công. Nhưng người thành công chắc chắn đọc sách", không, nó còn tuỳ thuộc vào nhiều thứ nữa. Thức tỉnh đi. Hãy đến với sách bằng một tình yêu thực thụ, thì một ngày nào đó, nó sẽ bất ngờ mang lại cho bạn "một cái gì đó" :)

Giống như có bạn từng hỏi "làm sao để đọc sách mà không buồn ngủ", cách trả lời tốt nhất là đi ngủ. Tại sao phải khổ dâm vì một thứ mình không yêu thích, tại sao phải nghe những lời nói, những câu dắt mũi của bọn sale sách làm gì? :waaaht:

via theNEXTvoz for iPhone
fence có ý giống tôi (so sánh lớp gạch - căn nhà với lượng - chất), rồi cả lúc nào cần tranh luận thì kiến thức nó sẽ tự "tìm đến".

Các ý ở dưới tôi cũng đều đồng ý cả :D
 
Back
Top