thảo luận [CHI-FI] Nơi dành cho các dân chơi hàng tàu chất lượng cao

Con này dùng bellsing 32257 khá được ưa chuông của làng DIY iem thấy bảo tune tốt thì nghe có bass sâu hơn ER4XR nhưng trebe lên cao không bằng được..
Mình chưa nghe mấy con single BA bao giờ để tối mua nghe thử, xài bl03 cũng lâu rồi để đổi gió tí, còn âm thanh thì m ko rành đâu nên ko bao giờ tham gia bình lựng về chất âm là vậy :D chỉ hóng thôi
 
Mình chưa nghe mấy con single BA bao giờ để tối mua nghe thử, xài bl03 cũng lâu rồi để đổi gió tí, còn âm thanh thì m ko rành đâu nên ko bao giờ tham gia bình lựng về chất âm là vậy :D chỉ hóng thôi
Em cũng không bình luận nhiều vì với quan điểm của em thì thú chơi âm thanh là 1 thứ rất cá nhân do cấu tạo cơ thể cũng như tâm lý từng người khác nhau nên cảm nhận âm thanh khác nhau, nên khi review thì em cũng chỉ viết ngắn gọn những đặc điểm chính của âm. "Đạo khả đạo đạo phi thường đạo" một thứ khi viết quá chi tiết thì sẽ không phổ quát mang đậm quan điểm cá nhân dẫn đến người muốn tìm hiểu có ấn tượng sai về chất âm tai họ muốn mua :D.
 
Theo em những con 1 driver - xịn nghe sẽ tự nhiên hơn. Giống như bác nào chơi loa toàn dải sẽ biết ấy. Còn loa nhiều way thì phải thiết kế mạch phân tần + thùng để cắt đúng dải, giảm tần số cộng hưởng, triệt tiêu tần số xấu, lệch pha các kiểu... khó hơn.
 
@Yukari Sakura Có vẻ như bác ko hiểu về resonance peak rồi. Em viết dài hẳn ra một bài cho bác nào có hứng thú thì đọc luôn.

Nếu bác từng chơi PEQ thì sẽ thấy 1 điểm EQ nó có 3 thuộc tính là Q-factor (càng lớn càng nhọn), Frequency và Gain (hoặc Magnitude, theo dB). Cái resonance peak được tạo ra do cộng hưởng giữa các cơ quan trong tai và tai nghe, và nó có effect như 1 cái điểm PEQ. Vấn đề là cái peak này nó ko cố định, phụ thuộc rất nhiều và kết cấu tai mỗi người + thiết kế housing của tai nghe + độ sâu của fit. Kết cấu tai quyết định Q-factor; độ sâu của fit quyết định resonance peak sẽ ở Frequency nào và Gain (tương đối) bao nhiêu: càng sâu thì sẽ peak ở Frequency càng cao với Gain càng nhỏ, và ngược lại. Còn cụ thể cái peak đấy sẽ có Gain bao nhiêu dB thì ko bao giờ có con số chính xác, vì nó phụ thuộc vào quá nhiều yếu tố.

Vậy nên graph có cái peak ở 8kHz cũng ko có nghĩa là bác sẽ nghe ra được cái peak đấy, bác cần có một cấu trúc tai giống hệt như coupler, fit độ sâu giống hệt như người measure sử dụng để có thể nghe được đúng như cái peak đấy trên graph. Để dễ so sánh giữa các graph thì các reviewer luôn cố cân chỉnh cái fit lúc đo tai nghe để cái resonance peak ở gần 8kHz, trừ một vài ngoại lệ mà thiết kế để fit siêu sâu như những tai của Etymotic, hoặc để fit rất nông như mấy con của 64 Audio.

Điều này cũng ko đúng, vì như em đã phân tích ở trên, hình dáng của đỉnh và dốc quanh khu vực đấy ko thể hiện được bất cứ điều gì về tiếng của tai nghe cả. Thứ duy nhất có thể nhận xét là đoạn trước khi bắt đầu lên dốc (tức khoảng 6-7.5kHz ở graph B2), và cái kết luận từ cái đoạn đấy là treble của B2 bắt đầu roll off khá sớm ngay từ sau 6k.

Crin đã viết một bài rất chi tiết về mấy thứ này ở đây (cả chuyện resonance peak), bác nào hứng thú có thể đọc https://crinacle.com/2020/04/08/graphs-101-how-to-read-headphone-measurements/

Có những thứ là kinh nghiệm hay nhận xét chủ quan thì em ko bàn đến, mỗi người có một hệ thống riêng của mình. Nhưng có những thông tin khách quan, được coi là fact thì cần phải chính xác để tránh hiểu nhầm, nhất là khi bác viết bài hướng dẫn / chia sẻ kinh nghiệm cho người mới chơi. "đồ thị ghi nào thì mình nhận xét vậy" nhưng nếu bác ko hiểu vì sao nó ghi như vậy thì rất khó để hiểu đúng được.

Mình thì ko dùng EQ trong việc nghe và tune âm đâu
Đọc bài trong cái link thì tạm hiểu phương pháp đo graph của người đo (crin) đã tạo ra cái gọi là resonance peak (đỉnh cộng hưởng gì đấy), do nó luôn xuất hiện nên người đo cố gắng chỉnh nó xuất hiện ở đoạn 8k và làm như vậy ở mọi chiếc tai nghe mình đo để dữ liệu graph có tính so sánh.
Đúng như bác nói mình ko biết về hiện tượng đỉnh cộng hưởng, sản phẩm ko mong muốn trong quá trình đo đạc của các reviewer mà chỉ quan tâm đến đồ thị, ok, coi như việc tạo đỉnh ở 8k là hiển nhiên, phần đó ko có giá trị tham khảo nhưng thật sự việc đo đạc như vậy làm graph mất giá trị đi nhiều, khoảng quanh 8k là nơi yêu thích để phô diễn tính sparkle của kha khá tai nghe, việc để đỉnh xuất hiện ở đó sẽ khiến người đọc không đánh giá gì được ở phần này.
Nhưng hiện tượng cộng hưởng, cho dù nó phức tạp, cần nhiều yếu tố đi nữa nhưng mình nghĩ âm lượng quanh phần 8k quyết định khá nhiều đỉnh sẽ nhô cao hay thấp, thoải hay nhọn, nói về blessing 2, mình chưa nghe nhưng mình đoán phần 8k và cả low-treb của nó khó có thể roll off được (roff-off là cắt hết, chẳng nghe được tí treb nào phần ấy luôn đấy), nếu phần còn lại của treb ko bị ảnh hưởng nhiều thì blessing 2 chẳng có điểm nhấn treb ở đâu cả, và điều này là ko đúng. anw, cũng tùy cách nghĩ thôi, mình cho rằng đỉnh cộng hưởng yếu tố ảnh hưởng nhiều đến hình dạng của nó là âm lượng, xem lại 1 số đồ thì của crin như ex1k, im02, mấy con iem mình từng nghe thấy khá đúng cho luận điểm đó
 
Mình thì ko dùng EQ trong việc nghe và tune âm đâu
Đọc bài trong cái link thì tạm hiểu phương pháp đo graph của người đo (crin) đã tạo ra cái gọi là resonance peak (đỉnh cộng hưởng gì đấy), do nó luôn xuất hiện nên người đo cố gắng chỉnh nó xuất hiện ở đoạn 8k và làm như vậy ở mọi chiếc tai nghe mình đo để dữ liệu graph có tính so sánh.
Đúng như bác nói mình ko biết về hiện tượng đỉnh cộng hưởng, sản phẩm ko mong muốn trong quá trình đo đạc của các reviewer mà chỉ quan tâm đến đồ thị, ok, coi như việc tạo đỉnh ở 8k là hiển nhiên, phần đó ko có giá trị tham khảo nhưng thật sự việc đo đạc như vậy làm graph mất giá trị đi nhiều, khoảng quanh 8k là nơi yêu thích để phô diễn tính sparkle của kha khá tai nghe, việc để đỉnh xuất hiện ở đó sẽ khiến người đọc không đánh giá gì được ở phần này.
Nhưng hiện tượng cộng hưởng, cho dù nó phức tạp, cần nhiều yếu tố đi nữa nhưng mình nghĩ âm lượng quanh phần 8k quyết định khá nhiều đỉnh sẽ nhô cao hay thấp, thoải hay nhọn, nói về blessing 2, mình chưa nghe nhưng mình đoán phần 8k và cả low-treb của nó khó có thể roll off được (roff-off là cắt hết, chẳng nghe được tí treb nào phần ấy luôn đấy), nếu phần còn lại của treb ko bị ảnh hưởng nhiều thì blessing 2 chẳng có điểm nhấn treb ở đâu cả, và điều này là ko đúng. anw, cũng tùy cách nghĩ thôi, mình cho rằng đỉnh cộng hưởng yếu tố ảnh hưởng nhiều đến hình dạng của nó là âm lượng, xem lại 1 số đồ thì của crin như ex1k, im02, mấy con iem mình từng nghe thấy khá đúng cho luận điểm đó
tò mò chút là bác không dùng EQ thì làm sao tune âm 1 con tai nghe có sẵn :byebye: ?
 
tò mò chút là bác không dùng EQ thì làm sao tune âm 1 con tai nghe có sẵn ?

Chi tiết bác có thể đọc ở đây nhé
[Góc cá nhân] Tản mạn về Ultimate sound & Project dải tần Yuri
Đơn giản thì mình tạo ra các lõi âm (thuật ngữ này chắc bác ko biết, bác hiểu nó như là chất âm cũng dc) xuất phát từ 1 dải tần dc chế tác từ giai đoạn 1 và 2. Dải tần đó được thu lại bằng 1 phần mềm và mình cho nó chạy qua những thiết bị nghe nhìn khác (loa, tai nghe), loa và tai nghe sau đó bị dải tần xâm nhập, điều khiển và thay thế lõi âm trước đó bằng lõi âm mang các đặc tính riêng của dải tần. Kỹ thuật tune âm này dc mình tìm hiểu rất lâu về trước, mới chỉ ứng dụng dc mấy tháng gần đây thôi (từ thời mua con A990z)
 
Chi tiết bác có thể đọc ở đây nhé
[Góc cá nhân] Tản mạn về Ultimate sound & Project dải tần Yuri
Đơn giản thì mình tạo ra các lõi âm (thuật ngữ này chắc bác ko biết, bác hiểu nó như là chất âm cũng dc) xuất phát từ 1 dải tần dc chế tác từ giai đoạn 1 và 2. Dải tần đó được thu lại bằng 1 phần mềm và mình cho nó chạy qua những thiết bị nghe nhìn khác (loa, tai nghe), loa và tai nghe sau đó bị dải tần xâm nhập, điều khiển và thay thế lõi âm trước đó bằng lõi âm mang các đặc tính riêng của dải tần. Kỹ thuật tune âm này dc mình tìm hiểu rất lâu về trước, mới chỉ ứng dụng dc mấy tháng gần đây thôi (từ thời mua con A990z)
Thấy bác miêu tả thì có vẻ bác dùng kỹ thuật Convolution à :D
 
Last edited:
Mình thì ko dùng EQ trong việc nghe và tune âm đâu
Đọc bài trong cái link thì tạm hiểu phương pháp đo graph của người đo (crin) đã tạo ra cái gọi là resonance peak (đỉnh cộng hưởng gì đấy), do nó luôn xuất hiện nên người đo cố gắng chỉnh nó xuất hiện ở đoạn 8k và làm như vậy ở mọi chiếc tai nghe mình đo để dữ liệu graph có tính so sánh.
Đúng như bác nói mình ko biết về hiện tượng đỉnh cộng hưởng, sản phẩm ko mong muốn trong quá trình đo đạc của các reviewer mà chỉ quan tâm đến đồ thị, ok, coi như việc tạo đỉnh ở 8k là hiển nhiên, phần đó ko có giá trị tham khảo nhưng thật sự việc đo đạc như vậy làm graph mất giá trị đi nhiều, khoảng quanh 8k là nơi yêu thích để phô diễn tính sparkle của kha khá tai nghe, việc để đỉnh xuất hiện ở đó sẽ khiến người đọc không đánh giá gì được ở phần này.
Nhưng hiện tượng cộng hưởng, cho dù nó phức tạp, cần nhiều yếu tố đi nữa nhưng mình nghĩ âm lượng quanh phần 8k quyết định khá nhiều đỉnh sẽ nhô cao hay thấp, thoải hay nhọn, nói về blessing 2, mình chưa nghe nhưng mình đoán phần 8k và cả low-treb của nó khó có thể roll off được (roff-off là cắt hết, chẳng nghe được tí treb nào phần ấy luôn đấy), nếu phần còn lại của treb ko bị ảnh hưởng nhiều thì blessing 2 chẳng có điểm nhấn treb ở đâu cả, và điều này là ko đúng. anw, cũng tùy cách nghĩ thôi, mình cho rằng đỉnh cộng hưởng yếu tố ảnh hưởng nhiều đến hình dạng của nó là âm lượng, xem lại 1 số đồ thì của crin như ex1k, im02, mấy con iem mình từng nghe thấy khá đúng cho luận điểm đó
1. Đỉnh cộng hưởng ko phải là sản phẩm ko mong muốn của đo đạc, mà chừng nào bạn còn cắm tai IEM (mình ko chắc về overear nên ko dám nói bừa) vào tai để nghe thì chuyện đấy luôn xảy ra. Việc duy nhất người đo làm là cố gắng để nó về gần 8kHz nhất có thể (thành một quy chuẩn) để dễ so sánh các graph với nhau như trong bài trên mình đã nói. Như thói quen dùng IEM của mình thì mình luôn cố fit để resonance ở khoảng 10kHz vì cái đấy phù hợp nhất với mình.
2. Còn mình nói là "bắt đầu roll-off ở 6kHz" tức là có dấu hiệu giảm magnitude từ freq đấy đổ lên, và bạn ko nên nhầm lẫn khái niệm giữa roll-off và cut-off/chop-off.
3. Có rất nhiều cách thể hiện treble khác nhau, ko phải lúc nào cũng bắt buộc phải có peak (để tạo "điểm nhấn") ở treble thì mới được coi là "đúng".
4. Nhìn lại điểm (1), bạn nghe thấy thế là do cách bạn đeo tạo thành resonance peak ở khoảng gần 8kHz. Nhưng cái đấy ko phải là đặc trưng của con tai nghe đấy, mà là do cách bạn fit và kết cấu của tai bạn thôi. Tai người khác, fit khác thì có thể đỉnh đấy ở 11kHz, lúc đấy thì phân tích đoạn 8kHz của bạn còn đúng ko?
5. Cứ đọc lại bài cũ của mình, thoải hay nhọn là do Q-factor - ảnh hưởng bởi kết cấu tai của bạn. Thậm chí cao thêm bao nhiêu so với ko có resonance cũng là do kết cấu tai luôn.
 
1. Đỉnh cộng hưởng ko phải là sản phẩm ko mong muốn của đo đạc, mà chừng nào bạn còn cắm tai IEM (mình ko chắc về overear nên ko dám nói bừa) vào tai để nghe thì chuyện đấy luôn xảy ra. Việc duy nhất người đo làm là cố gắng để nó về gần 8kHz nhất có thể (thành một quy chuẩn) để dễ so sánh các graph với nhau như trong bài trên mình đã nói. Như thói quen dùng IEM của mình thì mình luôn cố fit để resonance ở khoảng 10kHz vì cái đấy phù hợp nhất với mình.
2. Còn mình nói là "bắt đầu roll-off ở 6kHz" tức là có dấu hiệu giảm magnitude từ freq đấy đổ lên, và bạn ko nên nhầm lẫn khái niệm giữa roll-off và cut-off/chop-off.
3. Có rất nhiều cách thể hiện treble khác nhau, ko phải lúc nào cũng bắt buộc phải có peak (để tạo "điểm nhấn") ở treble thì mới được coi là "đúng".
4. Nhìn lại điểm (1), bạn nghe thấy thế là do cách bạn đeo tạo thành resonance peak ở khoảng gần 8kHz. Nhưng cái đấy ko phải là đặc trưng của con tai nghe đấy, mà là do cách bạn fit và kết cấu của tai bạn thôi. Tai người khác, fit khác thì có thể đỉnh đấy ở 11kHz, lúc đấy thì phân tích đoạn 8kHz của bạn còn đúng ko?
5. Cứ đọc lại bài cũ của mình, thoải hay nhọn là do Q-factor - ảnh hưởng bởi kết cấu tai của bạn. Thậm chí cao thêm bao nhiêu so với ko có resonance cũng là do kết cấu tai luôn.
Làm sao bác biết được khi đeo tai vào resonance ở tần số nào và cách tinh chỉnh như thế nào vậy :D. Em đeo chỉ làm sao cho khít nhất cũng như thoải mái nhất thôi, còn âm đó giờ thì em dùng DSP chỉnh, không biết cách nào can thiệp vật lý ngoài đổi tips :D
 
1. Đỉnh cộng hưởng ko phải là sản phẩm ko mong muốn của đo đạc, mà chừng nào bạn còn cắm tai IEM (mình ko chắc về overear nên ko dám nói bừa) vào tai để nghe thì chuyện đấy luôn xảy ra. Việc duy nhất người đo làm là cố gắng để nó về gần 8kHz nhất có thể (thành một quy chuẩn) để dễ so sánh các graph với nhau như trong bài trên mình đã nói. Như thói quen dùng IEM của mình thì mình luôn cố fit để resonance ở khoảng 10kHz vì cái đấy phù hợp nhất với mình.
2. Còn mình nói là "bắt đầu roll-off ở 6kHz" tức là có dấu hiệu giảm magnitude từ freq đấy đổ lên, và bạn ko nên nhầm lẫn khái niệm giữa roll-off và cut-off/chop-off.
3. Có rất nhiều cách thể hiện treble khác nhau, ko phải lúc nào cũng bắt buộc phải có peak (để tạo "điểm nhấn") ở treble thì mới được coi là "đúng".
4. Nhìn lại điểm (1), bạn nghe thấy thế là do cách bạn đeo tạo thành resonance peak ở khoảng gần 8kHz. Nhưng cái đấy ko phải là đặc trưng của con tai nghe đấy, mà là do cách bạn fit và kết cấu của tai bạn thôi. Tai người khác, fit khác thì có thể đỉnh đấy ở 11kHz, lúc đấy thì phân tích đoạn 8kHz của bạn còn đúng ko?
5. Cứ đọc lại bài cũ của mình, thoải hay nhọn là do Q-factor - ảnh hưởng bởi kết cấu tai của bạn. Thậm chí cao thêm bao nhiêu so với ko có resonance cũng là do kết cấu tai luôn.

Thôi để mình nói nhanh, bác tin và sử dụng lý thuyết của crin thì tùy bác, mình ko thích tranh luận, đúng hay sai thì nhìn vào con blessing 2, vấn đề nói suốt từ đầu thì mình chỉ hỏi 1 câu thôi, đoạn 8k âm lượng treb con đó có nhấn ko, low-treb đoạn từ 6k-8k có thật sự có hiện diện hay ko, và điểm nhấn treb của blessing 2 ở đâu,
cái dòng thứ 4 nhé, mình biết cái đỉnh cộng hưởng có thể xuất hiện ở bất cứ phần nào, nhưng đỉnh đó có duy trì duy nhất 1 hình dạng như ở 8k hay thay đổi cao hay thấp, thoải hay dốc do âm lượng phần đặt nó lớn hay nhỏ, bác xem sẽ biết ngay cái luận điểm mình đưa ra là đúng hay sai thôi, khỏi viết nhiều làm gì cho mất công
cái dòng thứ 3 ai chẳng biết ko bắt buộc phải có đỉnh thì treb vẫn hiện diện, nhưng phần đó âm lượng phải lớn hơn các phần khác thuộc dải thì mới có điểm nhấn
 
Last edited:
Làm sao bác biết được khi đeo tai vào resonance ở tần số nào và cách tinh chỉnh như thế nào vậy :D. Em đeo chỉ làm sao cho khít nhất cũng như thoải mái nhất thôi, còn âm đó giờ thì em dùng DSP chỉnh, không biết cách nào can thiệp vật lý ngoài đổi tips :D
Bác cứ dùng sine sweep hoặc vào trang này https://www.szynalski.com/tone-generator/ kéo từ trái qua phải là sẽ nhận ra cái tần số mà bác có peak. Như em vừa thử với Blessing 2 thì với em nếu deep fit ở mức độ thoải mái ko cấn tai thì em có resonance ở khoảng 11kHz (bắt đầu cao dần lên từ 9.5kHz), và cái peak đấy cũng ko có magnitude lớn như ở 5.9-6kHz :D; còn nếu shallow fit của em thì peak ở 10.3kHz. Và ở cái fit nào của em thì magnitude đoạn 8kHz cũng quá nhỏ = ).
---

Ngoài ra thì Duy Phạm (Banbeucmas) do ko có nick VOZ nhưng cũng có hứng thú chủ đề này nên nhờ em post hộ :D .
banbeucmas-on-resonance-peak.png
 
@Banbeucmas
Mình không phải là dân đo đạc nên những vấn đề nảy sinh trong quá trình đo giúp người đo phát hiện và tìm ra ra cái đỉnh cộng hưởng, ảnh hưởng, tác động, vị trí của nó trong quá trình nghe hay đo mình ko hề biết, bác thông cảm.
1, Về vấn đề cái đỉnh cộng hưởng xuất hiện trong đồ thị blessing 2, như các bác nói người đo cố gắng đặt nó ở 8k, ok, coi như phần từ chân đến đỉnh của cái phần đó ko có giá trị tham khảo, giả định bê cái đỉnh đó đi chỗ khác để phần đó không còn cộng hưởng hoặc dùng phần mềm để kiểm tra thì có thể đúng như bác nói, phần treb đó âm lượng giảm dần từ 6k (kiểu roff-off theo định nghĩa các bác)
3. Biểu đồ đo đạc dựa vào máy móc, đương nhiên ko thể chính xác tuyệt đối và đại diện cho tất cả tai người, cấu trúc tai người, cấu trúc tai nghe tùy từng người, từng loại vốn dĩ đã khác nhau nên đương nhiên là ngay cả khi nghe so sánh cảm nhận giữa người với người cũng đã khác huống gì cái máy, nên độ nghiêng, độ phẳng độ dốc của đồ thị nó cũng mang tính tương đối, tất nhiên có những cái tác động quá rõ mà phần bù trừ chênh lệch đó cũng không thể thay đổi dc như chuyện low-mid và high-mid của blessing 2 đối nghịch, bass của nó làm khá đồng đều. Đọc đồ thị mang tính tương đối, ok, cái này mình biết
Cái 4 cũng đại khái như kiểu ý mình nói ở 3, mang tính đặt ra giả định mình nói ở trước, hình dạng của đỉnh có liên quan đến âm lượng phần đặt nó có đúng hay ko? ko đúng thì như bạn gì ở trên nói, hình dạng của đỉnh không thể đoán trước đc, nếu đúng thì ta vẫn có thể đưa ra giả định để đánh giá âm lượng tại nơi đặt đỉnh cộng hưởng, cái câu " nên đồ thị ghi nào thì mình nhận xét vậy" xuất phát từ cái giả định này mà ra đấy, còn đánh giá ở graph sau khi bỏ qua đỉnh cộng hưởng thì low-treb phần đầu dày và có năng lượng, nhiều nhất của đoạn 6k, trả lời nhanh gọn vậy thế là xong
Cái 5 thì thôi, nếu người đo xác định phần 8k là nơi cố gắng đặt đỉnh cộng hưởng và làm thế với mọi biểu đồ mình đo thì có thể bỏ qua phần quanh 8k đó trong việc nhận xét đồ thị, nói thật chơi mấy con iem đến giờ khá là lạ là từ thời chơi ko có graph, chả ai cảm nhận dc cái đỉnh cộng hưởng trong phần high của mấy con iem, = )) nó xuất hiện ngẫu nhiên trong high nhưng cảm giác không khiến người nghe chú ý và ảnh hưởng nhiều đến cách tune tổng thể của phần đó
 
Last edited:
Back
Top