Đức kém hấp dẫn với người lao động nước ngoài

MasterchiefsReborn

Senior Member
https://laodong.vn/tu-lieu/duc-kem-hap-dan-voi-nguoi-lao-dong-nuoc-ngoai-1156814.ldo

Đức đang tìm cách thuyết phục lao động nước ngoài có tay nghề cao ở lại nước này để bổ sung cho thị trường lao động trong nước.

Tụt hạng trong thu hút nhân tài


Theo nghiên cứu mới của Bertelsmann/Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Đức đang kém hấp dẫn hơn với nhân tài hàng đầu từ nước ngoài, DW thông tin.

Điều này khiến chính phủ của Thủ tướng Olaf Scholz lo ngại bởi đang nỗ lực thu hút nhiều lao động nước ngoài có tay nghề để lấp đầy khoảng trống trên thị trường lao động.

"Các chỉ số thu hút nhân tài" của OECD công bố tuần trước nhận thấy, trong số 38 quốc gia OECD, Đức rớt từ vị trí thứ 12 năm 2019 xuống thứ 15 trong năm nay.

Phân tích dựa trên 7 khía cạnh đánh giá với nhân tài nước ngoài gồm: Cơ hội, thu nhập và thuế, triển vọng tương lai, môi trường gia đình, môi trường kỹ năng, tính toàn diện và chất lượng cuộc sống.

Nghiên cứu đã tách riêng 4 nhóm lao động mà các chính phủ hy vọng thu hút - các chuyên gia có trình độ cao, doanh nhân, nhà sáng lập công ty khởi nghiệp, sinh viên quốc tế - và phát hiện ra chỉ có nhóm sinh viên xếp hạng Đức trong top 10.

Bốn quốc gia hàng đầu trong danh sách chỉ số thu hút nhân tài của OECD là New Zealand, Thụy Điển, Thụy Sĩ và Australia. Vương quốc Anh và Mỹ ở vị trí thứ 7 và thứ 8.

Những lý do rời đi

Mara, người Romania, chọn chuyển đến Đức vì ấy cảm thấy đất nước này và cụ thể là Berlin có rất nhiều điều thú vị. "Cuộc gặp gỡ đầu tiên của tôi với Berlin năm 2015 là một trải nghiệm tuyệt vời. Đó là sự kết hợp tốt giữa phương Đông và phương Tây. Cảm giác thật tuyệt" - cô nói.

Người phụ nữ 30 tuổi từng sống ở Anh và tìm được công việc trong lĩnh vực quảng cáo ở Berlin. Tuy nhiên, sau một năm ở Đức, cô đã lên kế hoạch tìm định hướng mới. "Có lẽ tôi sẽ ở lại thêm 1 hoặc 2 năm nữa, nhưng tôi không có kế hoạch dài hạn nữa" - cô nói.

Với Mara, tìm việc là phần dễ dàng nhưng sau đó, cô đã vật lộn với bộ máy quan liêu, với việc tìm căn hộ ở Berlin và với việc học tiếng Đức. Vì công việc chủ yếu bằng tiếng Anh nên Mara không thể cải thiện tiếng Đức dù đã học các khóa tiếng Đức ở Bucharest.

Trong khi đó, bộ máy quan liêu của Đức dành cho người nước ngoài vẫn bằng tiếng Đức. "Khi tôi hỏi họ có nói tiếng Anh không, họ thường nói "không" rất nhanh và ồn ào" - Mara chia sẻ.

Đức đang nỗ lực để giữ càng nhiều lao động nước ngoài có tay nghề cao ở lại bởi sự thay đổi nhân khẩu học dự kiến sẽ khiến hàng triệu việc làm không tìm được nhân sự trong thập kỷ tới. Những người cuối cùng của thế hệ "baby boomer", chiếm phần lớn trong lực lượng lao động hiện tại, dự kiến nghỉ hưu vào năm 2035.

Theo tính toán của Viện Nghiên cứu Việc làm (IAB) thuộc Cơ quan Việc làm Liên bang Đức, nước này cần 400.000 người nhập cư mỗi năm để bổ sung vào thị trường lao động. Tuy nhiên, dữ liệu mới nhất của văn phòng thống kê chính thức của Đức xác định, tỉ lệ nhập cư hàng năm của nước này là 290.000 người.

Theo Paul Becker, nhà khoa học xã hội tại viện nghiên cứu Minor ở Berlin, để có chiến lược lao động lành nghề thành công, điều quan trọng là phải đảm bảo không chỉ có nhiều người nhập cư hơn mà còn đảm bảo họ không tiếp tục di cư mà ở lại Đức cùng với gia đình của họ. Nghiên cứu của Becker chỉ ra rằng, hầu hết những người đến Đức làm việc đều rời đi chỉ sau 3 hoặc 4 năm.

Chuyển đến một đất nước mới luôn là điều khó khăn, và trải nghiệm của Mara về Berlin phù hợp với một nghiên cứu do Viện Nghiên cứu Kinh tế Ứng dụng (IAW), ở Tubingen, miền nam nước Đức, công bố vào tháng 12 năm ngoái. Nghiên cứu cũng nêu bật các vấn đề như hội nhập, tương tác với chính quyền, nộp thuế và bảo hiểm xã hội.

Dựa trên cuộc khảo sát 1.885 người đã rời khỏi Đức, cũng như 38 cuộc phỏng vấn dài, nghiên cứu của IAW tìm ra loạt yếu tố phức tạp về lý do mọi người rời đi, từ giấy phép cư trú, không thể tìm được công việc phù hợp, không thể để đưa gia đình đến, chi phí sinh hoạt cao và các vấn đề cá nhân khác.

Lý do phổ biến nhất khá đơn giản: Các vấn đề pháp lý liên quan đến nơi cư trú.

.........
 
Mình biết tiếng Đức. Chỉ 1 câu xin chào mà tới 2 kiểu đọc viết hallo với cái gì moin moin ấy khó đọc vl
 
Câu kết tào lao, lý do chủ yếu là tiếng Đức.
Ko hẳn là câu kết mà nguyên bài tào lao chả có dẫn chứng số liệu gì, những đứa có trình độ chút nó lại méo thích ở đức buồn chết mie, sang pháp ý tự do vui hơn
7WYibTl.gif
 
Ko hẳn là câu kết mà nguyên bài tào lao chả có dẫn chứng số liệu gì, những đứa có trình độ chút nó lại méo thích ở đức buồn chết mie, sang pháp ý tự do vui hơn
7WYibTl.gif
Pháp ý xài tiếng anh còn ít hơn Đức nữa thì phải.
 
thả mỗi điều dưỡng, nhà hàng thôi. chứ mấy ngành khác vẫn ít ng Việt.
Nói chung là ko dễ bằng Nhật được
Nhưng làm ở Nhật bao nhiêu năm được quốc tịch? Làm ở Đức tuỳ việc nhưng 3-5 năm có Vĩnh trú, 7 năm vào quốc tịch.

Ở Nhật bao nhiêu năm mới được Vĩnh trú?
 
Pháp ý xài tiếng anh còn ít hơn Đức nữa thì phải.

Như tôi thấy Châu Âu chỉ có bọn Bắc Âu ra là dùng tiếng Anh kha khá. Đại khái là ra đường hỏi tiếng Anh 10 thằng thì có 5 thằng đáp lại anh.

Đm Tiệp nhợn mới gọi là đỉnh cow , nhân viên ngân hàng còn éo biết tiếng Anh. Làm cái thẻ ngân hàng trình hộ chiếu ra nó chỉ vào ngày cấp hộ chiếu năm 2015 rồi hỏi: đây là ngày sinh à ? :surrender:

Trong khi có chữ date of issue to lù lù đấy. Mà kể cả không biết thì nó cũng phải dùng não để suy luận đéo thể nào thằng đang đứng trước mặt nó mới 2 tuổi được.
 
Đang thả đấy thôi
Nhưng tiếng đức là rào cản quá lớn

Ông anh làm nhà hàng bảo giờ kiếm nhân viên éo ra luôn
Tiếng Đức khó lắm à bác, tiếng Anh thạo rồi thì tiếng Đức có khó học không bác
 
Tiếng Đức khó lắm à bác, tiếng Anh thạo rồi thì tiếng Đức có khó học không bá

Mình nghĩ chắc là biết tiếng Anh rồi thì học tiếng Đức có lợi thế rất lớn , vì tiếng Duck nhiều từ vựng nói gần giống tiếng Anh.
Mình chả biết tiếng Đức mà qua Đức nghe nhiều thông báo còn hiểu 1 ít , kiểu như nếch tè xờ ta xi on (next station) :nosebleed:
 
Back
Top