Toát mồ hôi ăn bún ốc "một người ngồi, năm người đứng nhìn" ở Hà Nội

ChatGPT AI

Senior Member

(Dân trí) - Tưởng tìm được chỗ ngồi thì yên vị, nhưng vừa kéo ghế, anh Thanh ngẩng lên đã thấy có 4-5 người khác đang chăm chăm nhìn vào chỗ mình. Họ chỉ đợi anh đứng lên sẽ ùa vào ngay.​

Toát mồ hôi ăn bún ốc một người ngồi, năm người đứng nhìn ở Hà Nội - 1

12 giờ trưa, trời Hà Nội vào hè, quán bún ốc nằm ở cuối ngõ chợ Đồng Xuân (Hoàn Kiếm, Hà Nội) ngột ngạt, chật kín người. Khách đứng chen chúc từ ngoài cửa đến các lối đi, họ lách qua nhau để di chuyển. "Ăn vội ăn vàng, nuốt chưa trôi con ốc đã phải đứng lên nhường chỗ cho người khác, nhìn họ đứng xung quanh đến sốt ruột", một vị khách nói khi anh vừa thoát ra khỏi "ma trận" khiến anh toát mồ hôi.
Toát mồ hôi ăn bún ốc một người ngồi, năm người đứng nhìn ở Hà Nội - 2

Không gian rộng khoảng 15m2 và vỏn vẹn 8 chiếc bàn. Ngoài chỗ để nguyên liệu trước cửa gần như không có khoảng trống nào, vào giờ cao điểm. Chị Thanh Huyền, chủ quán, hai tay liến thoắng làm bún, miệng vẫn không ngừng nói: "Xếp hàng đi".
Toát mồ hôi ăn bún ốc một người ngồi, năm người đứng nhìn ở Hà Nội - 3

Nằm trong con ngõ chật chội với hàng chục quán ăn khác nhau, bún ốc Thúy giữ vị trí độc tôn tại khu phố này hơn 70 năm nay. Ban đầu, quán là một gánh hàng nhỏ chỉ bán cho khách địa phương ở nội khu.
Khi hoạt động giao thương ở chợ Đồng Xuân phát triển, gánh hàng trở thành quán ăn trong nhà, phục vụ cả những khách vãng lai, khách du lịch trong và ngoài nước.
Toát mồ hôi ăn bún ốc một người ngồi, năm người đứng nhìn ở Hà Nội - 4

Theo chị Thanh Huyền, chủ quán đời thứ ba của bún ốc Thúy, điều khác biệt của những bát bún gia truyền nhà chị nằm ở hương vị truyền thống, bao nhiêu năm cũng không thay đổi, không biến tấu. "Bún ốc ở đây không có giò, bò, chả theo xu hướng bây giờ đâu", chị Huyền nói.
Toát mồ hôi ăn bún ốc một người ngồi, năm người đứng nhìn ở Hà Nội - 5

Phần nước dùng được làm cẩn thận vì đây là "linh hồn" của bát bún. Nước trong, đậm đà với vị ngọt từ xương ống, vị chua tự nhiên của cà chua và thoang thoảng mùi nếp cái dùng làm giấm bỗng.
Toát mồ hôi ăn bún ốc một người ngồi, năm người đứng nhìn ở Hà Nội - 6

Ốc là nguyên liệu chính, việc chọn ốc rất quan trọng. Ốc to, ốc nhỏ đều phải đang ở độ "cô gái tuổi 18 đôi mươi", tức là không già không non. Nếu già sẽ dai còn nếu non sẽ không ngọt thịt.
Toát mồ hôi ăn bún ốc một người ngồi, năm người đứng nhìn ở Hà Nội - 7

Đặc biệt, bún ốc Thúy không dùng chanh quất vì vị chua từ hai loại quả này sẽ lấn át mùi bỗng, một loại nguyên liệu đặc trưng của gia đình. Thay vào đó, bún ốc được ăn cùng với me hoặc sấu ủ theo mùa.


Phát


Bật âm thanh

Thời gian hiện tại 0:00
/
Độ dài 1:42
Đã tải: 35.20%



Khách tự chịu "khổ" để ăn bát bún ốc đúng kiểu Hà Nội ở chợ Đồng xuân
Toát mồ hôi ăn bún ốc một người ngồi, năm người đứng nhìn ở Hà Nội - 8

Mỗi bát bún có giá dao động từ 40.000 - 50.000 đồng/bát tùy loại ốc, thêm chuối hoặc đậu… nhưng cơ bản vẫn chỉ thuần nước dùng, rau sống, bún và ốc. Với những người thích phá cách, ăn kiểu "chắc dạ" thì bún ốc truyền thống thường gây ra sự khó chịu.
Toát mồ hôi ăn bún ốc một người ngồi, năm người đứng nhìn ở Hà Nội - 9

Nhưng với những ai đã "nhớ vị quen miếng", họ thường tấm tắc khen rằng, chỉ có ở đây, họ mới tìm thấy hương vị bún ốc cổ truyền, đơn giản mà lại ngon. "Mỗi lần đến chợ Đồng Xuân lấy hàng, kiểu gì tôi cũng phải đến đây, tôi thích hương vị thanh thanh vừa miệng, bún ốc là phải nhiều ốc chứ không thể thay thế bằng thịt hay giò chả", cô Trần Thị Hồng (Hưng Yên), một khách quen của quán cho biết.
Toát mồ hôi ăn bún ốc một người ngồi, năm người đứng nhìn ở Hà Nội - 10

Quán mở cửa từ 7h30 đến 17h30, trong đó từ 11 - 13 giờ là thời gian cao điểm nhất. Lúc này, mọi chỗ ngồi trong quán đến chật kín, người ngồi ăn ở bàn, người chờ tới lượt thì đứng xung quanh. Để giữ chỗ, nhiều khách hàng ngỏ ý muốn đặt trước tiền nhưng chủ quán không nhận. Khách muốn ăn phải xếp hàng chờ khi nào tới lượt mới được vào.
Toát mồ hôi ăn bún ốc một người ngồi, năm người đứng nhìn ở Hà Nội - 11

Quán nhỏ nhưng có khoảng 6 nhân viên phục vụ, luôn chân luôn tay vào giờ cao điểm, vừa nhận đơn của khách, vừa bưng bê dọn dẹp.
Toát mồ hôi ăn bún ốc một người ngồi, năm người đứng nhìn ở Hà Nội - 12

Dù đã trải qua 70 năm tồn tại giữa đất phố cổ, hay có thêm 100 năm nữa

https://dantri.com.vn/du-lich/toat-...guoi-dung-nhin-o-ha-noi-20230419081649516.htm
 
Phở Gia Truyền - Trích Bước Qua Lời Nguyền, của nhà văn Tạ Duy Anh.

Hắn nghe người ta đồn đại khá nhiều về một quán phở kỳ lạ, khách đến phải xếp hàng. Ai muốn ăn phải dậy từ rất sớm hoặc đến vào lúc đêm khuya. Đến sớm ăn phở nước đầu. Đêm khuya thì ăn phở vét. Chỉ hai thời điểm ấy là vắng khách. Hắn đã sống qua thời tem phiếu nên hiểu thế nào là việc đi xếp hàng. Nửa đêm gà gáy, dù mưa rét cũng không được ngại. Cứ phải xếp được lốt ở cửa hàng gạo mới yên tâm. Hàng chục người mũ áo lụp xụp lặng lẽ đứng thành hàng với một sự kiên nhẫn mà có lẽ không thể gặp ở đâu khác. Những khuôn mặt vốn đã hốc hác vì thiếu chất, nay lại thêm mất ngủ trông vật vờ, như những hồn ma chờ ăn cháo thí.
Ngần ấy năm, hắn để ý hầu như không ai bỏ cuộc khi chưa thấy cô nhân viên, phần lớn là xấu xí và cong cớn, tuyên bố ráo hoảnh: "Hết hàng". Đó là điệp khúc kinh hãi nhất mà chả ai có quyền vặn vẹo. Giờ đây tưởng chuyện xếp hàng đã thành một thứ di sản văn hoá. Vậy mà vẫn còn chuyện phải xếp hàng mới ăn được phở thì kỳ lạ thật. Hắn không giấu được cảm giác thú vị. Đó là đặc tính chung nhân loại. Khi cái gì mất đi mới thấy tiếc và gán cho nó đủ thứ giá trị. Giả sử cái thời xếp hàng trở lại thì thật khủng khiếp. Nhưng có người và ngay cả hắn cũng đã bắt đầu kể về nó bằng niềm hãnh diện, hãnh diện nhất là được thấy mình như những nhân chứng của lịch sử. Oách lắm chứ. Vì thế sau nỗi thú vị, hắn cảm thấy buồn. Hoá ra độc quyền bất cứ cái gì, kể cả vai trò nhân chứng về thời xếp hàng, cũng không dễ, không có gì đảm bảo chắc chắn về vị thế. Điều đó càng thôi thúc hắn phải đến tận nơi cái quán phở kia. Và hắn quyết phải ăn một trong những bát phở đầu tiên.
Hoá ra lời đồn đại là sự thật. Đúng là người ta xếp hàng để chờ ăn một bát phở sáng thật. Điều đó giờ đây đang đập vào mắt hắn. Điều khác với thời hắn xếp hàng mua gạo là bây giờ mặt mũi ai nấy béo đỏ, ăn mặc tươm tất chứ không mê đụp như trước kia. Bắt chước mọi người hắn cũng cầm sẵn tiền trong tay và đứng vào hàng. Hắn cố nghểnh cổ lên để nhìn về phía quầy, nơi có độ ba, bốn người đang thoăn thoắt thái, đập, xóc bánh phở, nhận tiền của khách, chan nước dùng, hò hét quát lác... dường như họ không thể nhanh hơn được nữa. Nhưng hình như khách hàng không hài lòng với tốc độ quá chậm chạp của họ. Điều đó khiến cả hai bên luôn ở vào tình trạng căng thẳng. Khách hàng giải toả bằng những câu trách cứ của người đóng vai trò thượng đế. Người của nhà hàng thì chỉ im lặng, đúng với bổn phận của kẻ luôn mong được phục vụ. Có lẽ họ đã quen đến mức không còn cảm xúc nữa, mặc kệ ai muốn nói gì thì nói. Mặc kệ luôn cả sự cãi cọ, tranh chấp chỗ đứng của khách hàng. Người này bảo họ đến lượt trước, người kia cãi lại, người khác thừa cơ chìa tiền ra, khua vào tận mặt nhân viên nhà hàng. Trong thời gian ấy thể nào cũng lại có ai đó lợi dụng chen lên, khoái chí với sự nhanh chân của mình mặc những người phía sau gào lên đòi lôi cổ kẻ chen ngang mất lịch sự ra. Thành ra thứ vung vãi nhiều nhất là nước bọt. Hắn cũng dính một cục nước bọt của ai đó phi thẳng vào gần tai. Hắn cảm giác rất rõ bãi nước bọt đặc quánh của một gã nhất định bị bệnh hôi mồm. Phía trước hắn một phụ nữ cũng phải vài lần lén đưa tay chùi nước bọt ở cổ đồng thời ý tứ đặt hai ngón tay bịt vào lỗ mũi. Khổ thân nàng, thân gái bị ép giò thế kia chỉ để ăn một bát phở liệu có đáng không? Mà đâu chỉ có mình nàng. Phía sau hắn các bà các cô vẫn lần lượt nhập cuộc, oang oang nói chuyện về băng vệ sinh siêu mỏng chỉ hợp với người hẹp háng. Tất cả những điều đó không chỉ đập vào mắt mà vào cả ngũ giác hắn. Hoá ra có những thứ thuộc về bản sắc thật sự, nghĩa là bất chấp thời gian, những biến động xã hội... nó cứ trơ ra, không sức mạnh vật chất, tinh thần nào thay đổi được. Ví dụ như chuyện xếp hàng đây.
Ở đầu hàng bỗng xảy ra cãi cọ. Một ông khách đang đòi đổi phở vì không đúng với yêu cầu của ông ta:
  • Tôi gọi tái gầu cơ mà, sao lại cho tôi tái nạm?
  • Thôi, dùng tạm đi! - Ai đó góp lời.
  • Người ta trót làm rồi. Hôm khác ăn tái gầu. - Có tiếng cười nổi lên.
Ông khách quay sang vặc nhau với người vừa nói:
- Ông nói cho Tây nó nghe. Mất tiền mua chứ ăn xin chó đâu mà phải nhận cái thứ mình không thích.
Ông khách kia im lặng trong khi ông đòi đổi phở thì vẫn đứng như ăn vạ, tay bê bát. Nhân viên nhà hàng vội nhận lại, mặt vẫn vô cảm. Nhưng muốn đổi thì phải chờ bởi chẳng ai chịu nhường khi đến lượt mình.
  • Chị cho đây đi chứ? - Ông khách đòi đổi phở sốt ruột giục nhân viên nhà hàng.
  • Vâng, bác chờ cho một lát.
  • Chờ, chờ, tôi ăn xin à? Làm cho tôi đi đã. Của tôi hai trứng.
  • Đến lượt tôi.
  • Cái ông này, giẫm cả vào chân người ta! - Người phụ nữ trước mặt hắn lại lặng lẽ đưa tay chùi mặt, lần này là má.
Hắn đã gần đến lượt, có thể nhìn thấy nồi nước phở sôi ùng ục, lộn nhào đủ thứ trong đó. Hắn quan sát đám nhân viên nhà hàng. Toàn những tay tổ của nghề băm thịt. Miếng thịt bò đỏ au, chỉ trong tích tắc đã nát nhừ dưới lưỡi dao. Rồi bẹt một cái, cả cục thịt bị băm nhừ ấy bám chặt vào bản dao và cứ thế tay nhân viên trút thẳng vào bát phở. Trong thời gian hắn nghĩ lung tung thì tay nhân viên đã kịp làm tới bốn miếng như vậy, không miếng nào khác miếng nào.
  • Thế có định làm cho tôi không thì bảo? - Ông đòi đổi hàng bắt đầu nổi cáu.
  • Có ngay đây ạ! - Một nhân viên nhà hàng vừa đưa tay ý tứ gãi sườn vừa nói. Sau đó chị ta lại thoăn thoắt bốc bánh phở.
  • Cứ có ngay, có ngay... nhưng có đ. đâu!
Tay nhân viên đang băm thịt dừng lại nhìn nhanh người vừa văng tục. Hình như anh ta định nói gì đó nhưng chỉ thấy quai hàm bạnh ra rồi lại xẹp xuống. Khách tiếp tục đến, tiếng quát lác của mấy gã trông xe nhặng xị cả lên. Ông khách chờ đổi từ phở tái nạm sang tái gầu cuối cùng cũng được toại nguyện. Ông bê bát phở ra tìm chỗ ngồi nhưng mọi dãy bàn đều đã chật cứng. Loanh quanh mãi cuối cùng ông ngồi xổm ngay trên nắp cống chạy dọc vỉa hè, nơi cũng có vài người không chiếm được chỗ ngồi như ông đang húp xì sụp, nước mắt nước mũi chảy ròng ròng. Họ chẳng để ý đến điều gì khác ngoài khoái cảm tạo ra do cách ăn ngốn ngấu.
Cuối cùng cũng đến lượt hắn chìa tiền ra. Giống như ông bị nhầm phở lúc trước, hắn không sao kiếm được một chỗ ngồi ăn đàng hoàng. Ngay cả một chỗ ngồi xổm trên nắp cống ngoài vỉa hè cũng không còn. Thế là đành đứng ăn vậy. Hắn cố tập trung cảm giác để tận hưởng hương vị của từng miếng phở và tìm cái lý do của những sự nhọc nhằn kia. Mùi nước phở quện lẫn mùi nước cống bốc lên khiến hắn thấy lờm lợm. Nhưng hình như chỉ mình hắn cảm thấy như vậy. Xung quanh mọi người đều cắm cúi ăn, cốt sao xong thật nhanh để thoát khỏi chỗ này và để không bị xô đẩy bởi những người mới đến.
Bỗng tiếng ồn ào nổi lên rồi chỉ thấy mấy tay trông xe lao vào vơ vội những chiếc ghế cáu bẩn ném đại vào phía trong cửa hàng, bất chấp việc ai đó chửi toáng lên. Một cùi tay thúc phải hắn đúng lúc hắn đưa bát phở lên húp. Chưa kịp nói gì thì người vừa gây ra sự cố - trông qua cũng nhận ra ngay là một giáo sư - nói như van:
- Xin lỗi nhé.
Hắn thấy chính ông ta cũng đang khốn khổ với chiếc áo bị những sợi phở ướt bám vào.
  • Ăn mới chả uống, khổ quá đi vác đấu!.
  • Này - hắn hỏi ông kia - Ông có thấy ngon không?.
  • Ngon chó gì. Làm sao mà ngon được cơ chứ. Đã chả có chỗ ngồi lại còn phải chạy mấy ông trật tự.
  • Thế sao người ta vẫn cứ ra vào nườm nượp thế kia hả ông?
  • Thì ông hỏi ngay chính ông ấy.
Hắn nhìn đồng hồ. Một tiếng cho bữa sáng. Hắn nhìn dòng người vẫn tiếp tục nối vào, mặt ai nấy đầy nhẫn nhục một cách khổ ải mà cám cảnh. Hắn lại thấy lờm lợm ở cổ họng. Hắn tự nhủ sẽ chẳng bao giờ bước chân vào quán phở này nữa. Nhưng rồi bất đắc dĩ hắn lại phải đến. Như hôm trước, vẫn cả một dãy người dài dằng dặc. Hắn đứng phía sau một người đàn ông ăn mặc rất trí thức và hắn hớn hở ra mặt khi nhận ra ông ta chính là vị giáo sư hôm nọ. Hình như ông đã liếc tìm chỗ trên nắp chiếc cống ngoài vỉa hè, bởi cũng giống như hôm nọ, mọi dãy bàn đã kín đặc, người đứng người ngồi lố nhố.
  • Chào ông - hắn chủ động lên tiếng trước.
  • Vâng, chào anh.
Ông giáo sư uể oải chào lại, rõ ràng ông ta không muốn kéo dài thêm sự quen biết. Nhưng hắn thì lại không nghĩ thế. Hắn vừa nảy ra ý định là muốn tìm xem lý do nào khiến ông giáo sư trở lại quán phở này để một lần nữa và có thể nhiều lần nữa chịu cảnh cơ cực nhường kia chỉ vì một bát phở cho bữa sáng.
- Tưởng sau bữa hôm nọ thì các vàng ông cũng không đến đây nữa. - Hắn nói bâng quơ nhưng rõ ràng là đang nối lại mạch chuyện với ông giáo sư.
Ông giáo sư không giấu giếm vẻ mặt khó chịu trước sự quan tâm quá đáng của gã lắm chuyện này, cố ý không trả lời. Nhưng hắn không chịu bỏ cuộc.
  • Ông ăn ở quán phở này mấy lần rồi?
  • Làm sao tôi nhớ được! - Ông giáo sư khẽ cười khẩy.
  • Sáng nay ông có nghe thời sự không, chả biết chiếc xe khách bị đổ hôm trước có thêm ai bị chết?.
Ông giáo sư quyết tâm quay mặt đi. Hắn đổi chân cho đỡ mỏi, hỏi tiếp:
  • Theo ông bọn trẻ không thèm nghe lời người lớn có nguyên nhân từ đâu?
  • Thôi, kệ chúng nó! - người phía sau khẽ bảo hắn - Đứa nào không biết lo thân thì cứ việc chết. Vả lại người lớn cũng có ra gì đâu. Hẵng lo bữa sáng đi đã...
Nhưng hắn vẫn bám theo ông giáo sư:
- Thế nào ông, phải có nguyên nhân chứ? Giới các ông phải hành động đi chứ...
Đến đây hắn chỉ thấy ông giáo sư khẽ xoay người lại, nhìn chòng chọc vào mắt hắn, hàm bạnh ra còn tiếng nói thì được nước bọt hộ tống phun như mưa.
  • Tôi ước ngay bây giờ là thằng đầu đường xó chợ để có thể tát cho anh một cái. Anh để cho tôi yên có được không?
  • Sao ông lại nổi cáu với tôi? - hắn thật sự ngạc nhiên.
Ông giáo sư chưa kịp trả lời thì nhân viên nhà hàng hỏi:
  • Bác dùng loại gì ạ?
  • Cho tôi phở hôm nọ, à vâng, tái nạm.
Rồi ông kiên nhẫn đứng chờ để tự tay bê bát phở ra vỉa hè, vừa ăn vừa loanh quanh tìm chỗ ngồi. Ông ăn như được lập trình sẵn, bao nhiêu sự khổ ải hiện hết lên mặt. Trong khi đó hắn cứ nghĩ mãi mà không tìm ra lời giải thích việc ông giáo sư nổi nóng. Ông ta đáp lại lời hỏi thăm của người khác như vậy đấy.
- Nào, có ăn không thì bảo! - Người phía sau khẽ gắt lên.
Hắn vội chìa tiền ra.
  • Anh dùng loại gì ạ?.
  • Cho tôi... loại gì cũng được. Nhưng mà này, sao ông ta lại nổi cáu với tôi?
Lời của hắn rơi tõm vào đâu đó trong khi nhân viên nhà hàng có vẻ khó xử. Hắn bưng bát phở, còn đang ngần ngừ thì đã thấy tiếng gắt um lên:
  • Được rồi thì ra đi để đến lượt người khác chứ.
  • Vâng, xin thông cảm. Tôi ngạc nhiên thật đấy...
Không ai thèm hiểu hắn đang nói gì. Hắn thấy khinh bỉ, xấu hổ, thương hại, căm ghét... tất cả cứ lộn tùng phèo trong đầu. Hắn chỉ muốn hắt toẹt mớ ý nghĩ ấy, như hắn vừa làm thế với bát phở, nhưng không phải xuống miệng chiếc cống hôi hám kia... "Đồ điên" - mọi cặp mắt hướng về hắn đều để lộ ra ý nghĩ ấy. Nhưng kể cả hắn điên thật thì cũng mặc xác hắn, đám đông vẫn lầm lụi nhích từng tí một, như là họ không còn mối bận tâm nào khác quan trọng hơn việc phải ăn bằng được một bát phở gia truyền.
 
Dù ngon ntn đi nữa mà ăn như thằng #1 #2 kể thì nói thật chỉ có chó mới thấy ngon. Thích thì order về nhà ngồi máy lạnh thoải mái từ từ húp. Còn ăn vội ăn vàng, ăn như đi ăn xin, ăn trong bực bội nóng nực thì chí có não chó mới thấy ngon.
 
Sống ở Hà Nội 30 năm tôi mới nhận ra là người Hà Nội phần lớn rất thích khổ dâm và con người họ có khá nhiều yếu tố bần nông
Lại chả, thanh nịch chỉ là cái khẩu hiệu mà lâu nay đám trí thức muốn hướng đến thôi. Chứ HN thì khác gì một cái làng lớn đâu, rồi tứ xứ đổ về chật chội nhếch nhác thì cứ phải gọi là bần thôi rồi.
HN hồi Fap vẫn toàn là ruộng lúa bờ ao.
1681993130589.png


Thập niên 80 cũng như cái làng thôi, ảnh dưới là hồ Hữu Tiệp
1681993243145.png


1681993452914.png
 
Dù ngon ntn đi nữa mà ăn như thằng #1 #2 kể thì nói thật chỉ có chó mới thấy ngon. Thích thì order về nhà ngồi máy lạnh thoải mái từ từ húp. Còn ăn vội ăn vàng, ăn như đi ăn xin, ăn trong bực bội nóng nực thì chí có não chó mới thấy ngon.

Dân thủ đô, mê khẩm dô :D

Gửi từ Samsung SM-G998B bằng vozFApp

Bài này lên hồi sáng rồi mà. Tsb lũ khổ dâm ngàn năm văn vở

via theNEXTvoz for iPhone

Vừa đứng vừa nghe chửi vừa cầm tô bún húp xì xụp , miệng thì đáo để khen ngon, chuẩn vị. :still_dreaming::still_dreaming:

Sống ở Hà Nội 30 năm tôi mới nhận ra là người Hà Nội phần lớn rất thích khổ dâm và con người họ có khá nhiều yếu tố bần nông
Không phải là khổ râm.

Mà nó là văn hóa. Người HN đã quen sống cuộc sống trên nịnh dưới nạt, luồn cúi cơ hội. Lại trãi qua mấy bận đấu tố, anh em bạn bè chòm xóm sỉ nhục nhau, đánh tư sản, cướp nhà mặt tiền... Lâu dần thì liêm sỉ cũng không còn.

Nên họ quỳ gối cũng không thấy mắc cỡ. Ăn bún bị chửi cũng không cảm thấy nhục. Nguyên nhân chỉ đơn giản vậy thôi.
 
Mình cũng hay ăn bún ốc ngõ chợ Đồng Xuân, cơ mà là quán kiểu xưa, bàn chắc đủ cho 4-5 người ngồi thôi. Đếu bao giờ đông thế này. Có mà điên

via theNEXTvoz for iPhone
 
Xã hội lạ kỳ, chạy xe thì tranh thủ từng giây đến mức liều mạng nhưng lại rảnh rỗi đi xếp hàng cho một bữa ăn
f6SAf5O.png
Không, từ xưa đến nay, thậm chí là ở các nước tư bản người ta vẫn có hình thức đó thôi, có nghĩa là để thưởng thức một thứ gì đó được coi là đáng giá đối với họ, họ sẵn sàng xếp hàng, đặt chỗ. Có trường hợp đặt chỗ đến 1 năm thậm chí là phải thông qua 1 bước sàng lọc rồi mới đến vòng đặt chỗ. Tất nhiên là so sánh quán ăn ở trong bài với những chỗ như vậy là khập khiễng, nhưng không khác nhau nhiều về mặt tâm lý.

Ăn sushi ở mấy quán của Nhật lại không quá vậy, đặt chỗ 3 tháng mỗi lần ăn hết 5 củ, người ngoài cuộc không hiểu được:boss:. Còn có đáng hay không thì chỉ họ mới biết, tôi ko ăn nên tôi cũng ko biết
8JgyqcC.gif
 
Mấy ông trên có bao giờ thử vô vai người bán chưa, ai cũng muốn chỗ rộng rãi để phục vụ khách, nhưng đây là phố cổ là phố cổ đó nơi tất đất tất vàng thì muốn rộng rãi cũng không được. Tôi có tới ăn cũng thông cảm với họ với điều kiện quán vui vẻ chứ quán như quán bún chửi thì không bao giờ quay lại:doubt:
 
Không, từ xưa đến nay, thậm chí là ở các nước tư bản người ta vẫn có hình thức đó thôi, có nghĩa là để thưởng thức một thứ gì đó được coi là đáng giá đối với họ, họ sẵn sàng xếp hàng, đặt chỗ. Có trường hợp đặt chỗ đến 1 năm thậm chí là phải thông qua 1 bước sàng lọc rồi mới đến vòng đặt chỗ. Tất nhiên là so sánh quán ăn ở trong bài với những chỗ như vậy là khập khiễng, nhưng không khác nhau nhiều về mặt tâm lý.

Ăn sushi ở mấy quán của Nhật lại không quá vậy, đặt chỗ 3 tháng mỗi lần ăn hết 5 củ, người ngoài cuộc không hiểu được:boss:. Còn có đáng hay không thì chỉ họ mới biết, tôi ko ăn nên tôi cũng ko biết
8JgyqcC.gif

Khác mà
7njiqta.png
Đặt chỗ trước thì đúng ngày đúng giờ đến là có chỗ, trong khi chờ vẫn làm ăn sinh hoạt bình thường, đâu giống case khẩm dô này
7njiqta.png
 
kinh nghiệm cho thấy phàm quán nào của người HN thì thái độ phục vụ đéo khác gì mình đang đi ăn xin của chúng nó cả. Và chúng nó mà ko vừa mắt thì nó sẵn sàng đuổi khách luôn. Nhưng chúng nó chả lo, vì quán lúc nào cũng thừa mứa khách, đuổi còn ko hết.
 
Xếp hàng để ăn món họ cho là ngon là thứ văn hoá bình thường. Kể cả ở các đô thị phương Tây được cho là “văn minh” cũng có những cảnh đó.

Miễn là đừng có lộn xộn kiểu “một người ngồi, năm người đứng nhìn” xung quanh là được. Xếp hàng đứng riêng ra 1 chỗ.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Mấy ông trên có bao giờ thử vô vai người bán chưa, ai cũng muốn chỗ rộng rãi để phục vụ khách, nhưng đây là phố cổ là phố cổ đó nơi tất đất tất vàng thì muốn rộng rãi cũng không được. Tôi có tới ăn cũng thông cảm với họ với điều kiện quán vui vẻ chứ quán như quán bún chửi thì không bao giờ quay lại:doubt:
Thế anh lại không biết rồi. Chỗ càng chật, càng đông chủ quán càng hay chửi. Đấy là cái văn hoá thanh lịch.
Có cả những quán nhỏ đang đông nhưng mở to ra thì lại toạch đấy.
Ông anh tôi quen, đang bán vỉa hè lộc lá ăn vã, chuyển sang thuê điểm đẹp rộng thì vỡ cmn nợ, mà những 2 lần luôn. Giờ lại về vỉa hè ghế nhựa thì lại đông nghịt, đéo hiểu kiểu gì.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Back
Top