[Gấp] Các bác đã và đang du học master, PhD vào tâm sự, tư vấn em với

Buồn quá các bác ạ :sad:

Băn khoăn đứng giữa 2 dòng nước,
Chọn một dòng hay để nước trôi...


Tình hình là đợt năm ngoái em tốt nghiệp HUST, profile cũng hòm hòm nên tính đi du học. Khoảng thời gian sau tết vừa rồi em có apply vài nơi và nhận được 2 offer. Mà 2 offer kiểu một chín một mười, ngang tài ngang sức quá, nên là em thức thông mất ngủ mấy ngày nay rồi :too_sad: . Chuyện là thế này:

2 offer thì một là Institute Polytechnique de Paris (IP Paris) cho 1 năm master và 3 năm PhD, hai là European Masters programme in Embedded Computing Systems (EMECS) của Erasmus Mundus trong 2 năm tại Rheinland-Pfälzische Technische Universität Kaiserslautern-Landau và University of Southampton. Offer bên IP Paris em nhận được là cũng một phần nhờ network của prof tại đại học, đến tầm một tháng trước và cho có 10 ngày để trả lời nên em cũng accept luôn. Tuy nhiên, hôm thứ 3 tuần này EMECS mới gửi kết quả và còn cho 1 offer hậu hĩnh hơn, nên em cũng có mail cho Prof đã sp em bên IP Paris, giáo cũng nói kiểu tùy em chọn, nhưng ngụ ý mình không nên bỏ. Giáo cũng bảo chương trình đào tạo của Erasmus hơi mang tính chắp vá, và chê các thứ, xong lại bảo đấy là ý kiến chủ quan của giáo :sad: . Em thì cũng nghiêng nghiêng theo, cơ mà cái EMECS kia cho nhiều cơ hội quá. Cụ thể em ngồi list ra pros and cons của 2 bên thì nhận thấy như thế này.
  1. IP Paris:
    • Đi theo network có sẵn, bạn bè bên đó nhiều, được skip 1 năm master, trường rank cao.
    • Stipend ít hơn một chút, phải tự lo thủ tục hành chính và vé may bay + bảo hiểm.
  2. EMECS:
    • Support hết mọi thứ, funding cao, được cơ hội học tại nhiều quốc gia, reputation của Erasmus.
    • Đi một mình, có vẻ là sẽ hơi phụ lòng thầy, network sẽ là mới hoàn toàn, ranking các trường trong khóa học thấp hơn IP Paris.
Biết mình pass EMECS em cũng vui lắm, nhưng cho đến giờ thì thấy stress quá không biết nên lựa chọn như nào thì hợp lý. Mục tiêu sau cùng của em thì vẫn là join industry chứ ko bám trụ lại giảng dạy. Vậy có bác nào đã từng theo học 2 chương trình trên, hoặc đã học cao học tại nước ngoài có thể cho em lời khuyên được không ạ. Thứ 3 tuần tới e phải trả lời họ rồi ạ :sad: .

Chân thành cảm ơn các bác ạ.
Nếu tính ở lại thì kèo 2 ăn chặt còn suy nghĩ gì nữa. Ở Pháp đầu ra chán lắm, mà có bằng PhD có khi còn khó xin việc hơn là master. Ở Đức dù gì thì industry của nó cũng mạnh hơn.
Hoặc không thì tính kế hết PhD sang US làm tiếp thì ngon hơn chứ ở lại Pháp nó cũng no hope kiểu gì. Bạn bè mình tính ra ở lại đến trên đầu ngón tay, toàn những người học từ ĐH lên đấy
Anw, có thể cân nhắc một option là có PhD rồi về nước giảng dạy trường top hoặc trường tư. Sau quay lại nước ngoài cũng dễ thôi, cuộc sống nó cũng nhẹ nhàng hơn so với nước ngoài.
 
Nếu tính ở lại thì kèo 2 ăn chặt còn suy nghĩ gì nữa. Ở Pháp đầu ra chán lắm, mà có bằng PhD có khi còn khó xin việc hơn là master. Ở Đức dù gì thì industry của nó cũng mạnh hơn.
Hoặc không thì tính kế hết PhD sang US làm tiếp thì ngon hơn chứ ở lại Pháp nó cũng no hope kiểu gì. Bạn bè mình tính ra ở lại đến trên đầu ngón tay, toàn những người học từ ĐH lên đấy
Anw, có thể cân nhắc một option là có PhD rồi về nước giảng dạy trường top hoặc trường tư. Sau quay lại nước ngoài cũng dễ thôi, cuộc sống nó cũng nhẹ nhàng hơn so với nước ngoài.
Em PM hỏi riêng được không ạ
 
Nếu tính ở lại thì kèo 2 ăn chặt còn suy nghĩ gì nữa. Ở Pháp đầu ra chán lắm, mà có bằng PhD có khi còn khó xin việc hơn là master. Ở Đức dù gì thì industry của nó cũng mạnh hơn.
Hoặc không thì tính kế hết PhD sang US làm tiếp thì ngon hơn chứ ở lại Pháp nó cũng no hope kiểu gì. Bạn bè mình tính ra ở lại đến trên đầu ngón tay, toàn những người học từ ĐH lên đấy
Anw, có thể cân nhắc một option là có PhD rồi về nước giảng dạy trường top hoặc trường tư. Sau quay lại nước ngoài cũng dễ thôi, cuộc sống nó cũng nhẹ nhàng hơn so với nước ngoài.

Nhóm mình đang có 2 đứa chạy từ bên Pháp qua, lương bên Pháp bèo bọt, không so với Đức được.
 
Nhóm mình đang có 2 đứa chạy từ bên Pháp qua, lương bên Pháp bèo bọt, không so với Đức được.
Bác làm về ngành gì đấy ạ, nếu làm về biology thì cho em pm bác hỏi một vài câu hỏi được không ạ?
 
Nhóm mình đang có 2 đứa chạy từ bên Pháp qua, lương bên Pháp bèo bọt, không so với Đức được.
Ở Đức việc thì OK nhưng sống thì chán, tiếng Đức thì như dở hơi. Pháp thì làm như mèo mửa, được cái ăn uống chơi bời vui hơn ^^.
Nhưng thấy về VN vẫn sướng hơn cả
 
Ở Đức việc thì OK nhưng sống thì chán, tiếng Đức thì như dở hơi. Pháp thì làm như mèo mửa, được cái ăn uống chơi bời vui hơn ^^.
Nhưng thấy về VN vẫn sướng hơn cả
Haha, hôm nọ mình vừa phải bảo đứa người Pháp, mày đang ở Đức, việc ăn trưa 2 tiếng là không chấp nhận được. Từ hôm đấy không thấy cu cậu đi đến 2h chiều nữa.
 
Haha, hôm nọ mình vừa phải bảo đứa người Pháp, mày đang ở Đức, việc ăn trưa 2 tiếng là không chấp nhận được. Từ hôm đấy không thấy cu cậu đi đến 2h chiều nữa.
Nhưng mà không thích cách sống của bọn Đức nhợn lắm, nó cứ tù tù chán chán kiểu gì ý. Nhà cửa cũng xấu, chỗ đi chơi cũng ko nhiều.
Tiếng Đức thì đúng ối giời ơi
 
Pháp thì dính quả "bộ lọc" grande écoles hút gần như hết các tài năng. Nếu ai theo hướng này thì phải theo từ rất sớm (có giải QG, QT rồi sang học classes préparatoires, thi vào grandes écoles). Tuyệt đại đa số (không phải tất cả) các nhân vật xuất chúng của Pháp đều đi ra từ hệ thống này.

Còn nếu sang muộn hơn, thì đành theo LMD, mà hệ thống này (không phải là không tốt) còn sót lại rất ít tài năng, nên đầu ra cũng thượng vàng hạ cám.

Đây là lý do mà nhiều người nói PhD của Pháp lởm. Lởm ở đây không phải là vì chất lượng của nó thấp, mà do cách đào tạo và thi cử của Pháp dẫn đến hệ quả như vậy. Những gì được coi là nền tảng đều được trang bị ở bậc thấp hơn, lên đến PhD thì chỉ theo một hướng rất hẹp.

Do vậy những người nhảy vào ngay bậc này vẫn tốt nghiệp PhD như thường, nhưng sau này khi muốn tiếp tục đi xa hơn nữa thì sẽ thiệt thòi hơn những người đã được trang bị đầy đủ kiến thức: việc một PhD trong Computer Science, vẫn giải được bài tập Topo, được coi là bình thường.

Như đã nói ở trên, thì người có bằng PhD ở xã hội Pháp không được coi là "tài năng" (những người học classes préparatoires, và vượt qua concours vào grandes écoles mới được coi là "tài năng"). Dẫn tới nếu giữ tâm lý PhD là bằng cấp "tuyệt đỉnh", thì khi đi tìm việc sẽ bị "hẫng", đây cũng là lý do mà nhiều khi thấy "no hope" khi đi tìm việc (học nhiều thế, tưởng ra ngoài sẽ được coi trọng, nhưng lại phát hiện rằng mình thực ra cũng không có gì đặc biệt).
 
Last edited:
Nói chung là bác chọn 1, 2 gì đó thì qua được châu âu rồi tính, gặp nhiều người mới thấy thế giới nó lớn cỡ nào. Mình đã trải qua cả 2 rồi thì khi nghĩ lại mình thấy tốn thời gian lúc these dù chỉ mấy tháng thôi mà cũng rùng mình. Network thì bác đừng trông đợi gì nhiều, lúc học thì chơi vui thôi. Ra trường xong rồi thì cả năm mới chat một lần trên mạng, Có offre tụi nó cũng hay share nhau nhưng không thơm lắm. Mấy năm đầu còn hẹn mỗi năm gặp ăn macdo nhưng chỉ có 2 năm thôi sau đó mất tích. Cái việc chơi với tụi bạn ở bậc cao nó kỳ lắm mình kg biết giải thích thế nào nhưng nó kg giống kiểu Việt nam vui vẻ giúp đở lẫn nhau. Kiểu rất là lạnh, nó biết là mày mạnh cái vấn đề này khi có chiện nó hỏi thăm xong rồi vào vấn đề hỏi xong thì mất tích luôn. Sau này gặp lại thì chỉ ở dịp trường tổ chức và cũng chỉ mức xã giao thôi. Nói chung lúc học xong và đi làm gần như là 2 người khác biệt trong tính cách.
 
Đầu tiên mình mới học cao học ở châu âu, chưa học đến PhD. Nhưng đã có 1 năm làm ở lab cùng PhD student.

Nếu được khuyên từ đầu thì mình khuyên bạn không nên học PhD. Học PhD là để phục vụ cho xã hội, còn bạn muốn lợi cho cá nhân thì đừng. Có 1 ông gì đó nói là: người biết chơi cờ vua là 1 quý ông, còn người chơi cờ vua giỏi là 1 cuộc đời bị lãng phí. Học PhD nó cũng kiểu đó. Mặc dù thời gian học không phải quá dài đối với cuộc đời 1 con người, nhưng nó thực sự làm thay đổi người đó. Nó như đóng hộp con người lại vậy.Tất nhiên vẫn có nhiều người phá được cái hộp đó ra, nhưng việc đó mất công sức và thời gian (chưa tính thời gian học).

Tất nhiên với mục tiêu hiện tại của bạn là ở lại thì mấy lựa chọn kia cũng không tồi, tuy nhiên chú ý đến việc mình nói về PhD. Trong 2 cái đó thì cái thứ 2 mình thấy tốt hơn. Thứ nhất, học ở Pháp mà bạn không học tiếng Pháp thì đừng hòng ở lại, trừ khi bạn cực cực giỏi. Mà vừa học PhD vừa học tiếng là cực vất. Còn học Erasmus cơ hội sẽ có nhiều hơn, nhưng bạn phải xông ra mà nắm bắt chứ không phải nó được bón vào mồm đâu. Giáo kia kêu chương trình Erasmus dàn trải là đúng, nhưng điều đó chả có vấn đề gì cả. Bạn đừng nghĩ trong quá trình học PhD sẽ học được gì nhiều từ giáo ở trường. Bạn sẽ tự học 90%, giáo với chương trình 10% là căng. Và việc đi nhiều nơi sẽ giúp bạn học hỏi được nhiều hơn rất nhiều, và có thể là bạn sẽ tự vạch ra được con đường cho riêng mình, thay vì lao vào lối mòn mà mình đã thấy rất nhiều người học PhD đã rơi vào.
 
Buồn quá các bác ạ :sad:
  1. IP Paris:
    • Đi theo network có sẵn, bạn bè bên đó nhiều, được skip 1 năm master, trường rank cao.
    • Stipend ít hơn một chút, phải tự lo thủ tục hành chính và vé may bay + bảo hiểm.
  2. EMECS:
    • Support hết mọi thứ, funding cao, được cơ hội học tại nhiều quốc gia, reputation của Erasmus.
    • Đi một mình, có vẻ là sẽ hơi phụ lòng thầy, network sẽ là mới hoàn toàn, ranking các trường trong khóa học thấp hơn IP Paris.
Điều quan trọng nhất là bạn thích làm gì, chứ nghe người ngoài thì cũng chỉ là một phần thôi, chủ yếu phải do bạn.

Nếu bạn thích làm nghiên cứu thì cả academia lẫn công nghiệp đều có những jobs cho bạn làm công việc liên quan đến nghiên cứu. Ngoài những labs của các trường đại học thì các viện nghiên cứu như Inria hay CEA, hoặc các labs ở công nghiệp như Huawei Labs Paris, Nokia Bell Labs Paris, gần đây còn có cả Facebook AI Labs Paris và IBM Labs Paris, v.v. cũng đều cần các nhân sự ở PhD-level. Ở những nơi như này thì bằng tiến sĩ là mặc định. Trước tôi làm ở Bell Labs thì thằng ngồi cạnh tôi làm PhD ở Supélec và postdoc ở MIT về. Nói vậy để thấy là cơ hội cho các ứng viên tiến sĩ ở Pháp là rất nhiều chứ không phải không có. Lương thì những chỗ như này trả cũng rất tốt, ví dụ ở Bell Labs là tầm 45-55K (con số cũng cách đây 1-2 năm rồi), mấy chỗ như Huawei hay Facebook còn trả cao hơn nhiều. Bạn đừng nghe những người chưa từng làm 1 research job ở ngoài công nghiệp nói mà nhụt chí về vấn đề tiền lương. Có những job đòi hỏi PhD-level thì không có chuyện chỉ tốt nghiệp kỹ sư (dù là ở X đi nữa) được nhận đâu.

Về mặt định cư thì nhiều người, đặc biệt là du học sinh Việt Nam, không nắm được thông tin. Nếu bạn học master ở Pháp + làm PhD tiếp ở Pháp thì ở năm thứ 3 PhD bạn có thể nộp hồ sơ xin quốc tịch được rồi, không cần phải chày bửa như đội học master xong đi làm thì phải kiếm được permanent job (aka CDI trong tiếng Pháp) và làm vài năm thì mới nộp được. Đây là 1 trong những lợi thế của thẻ cư trú dạng passeport talent - chercheur mà người làm khoa học có được.

Ở Pháp thì đúng là phần lớn (chắc phải hơn 90%) học sinh ưu tú nhất đều sẽ cố gắng vào các trường lớn (grandes écoles), số ưu tú khác thì sẽ học ở những trường đại học xịn nhất trên thế giới. Trong lớp sinh viên này thì cũng có 1 lượng sẽ tiếp tục làm tiến sĩ, còn phần lớn sẽ đi làm luôn. Hoàn toàn là lựa chọn cá nhân. Cái đúng thứ hai, như 1 bạn có nói ở trên, là nhiều % trong số các du học sinh VN làm tiến sĩ là thuộc dạng chỉ để cố gắng ở lại (có PhD = có lý do để gia hạn thẻ cư trú tiếp 3-4 năm nữa). Nhưng không có nghĩa là tất cả đều như vậy (bạn đã nghe nói đến những Ngô Bảo Châu hay ít nổi tiếng hơn là Phan Dương Hiệu chưa?). Mình đã từng tiếp xúc với nhiều bạn rất giỏi, làm nghiên cứu thực sự là đam mê chứ không phải chỉ là tìm cách để ở lại. Mình thậm chí còn gặp 1 bạn thích học toán đến mức đã tốt nghiệp FTU Sài Gòn rồi chấp nhận học lại đại học ngành toán ở Pháp để tiếp tục theo đuổi đam mê. Nói nhiêu đó để bạn thấy là nếu bạn đam mê cái gì, just do it, đừng để những người khác nói là con đường này nhọc lắm, hay bọn làm cái này toàn losers... làm nhụt chí bạn.

Chúc bạn có lựa chọn của mình, nếu cần thì có thể inbox mình.
 
Điều quan trọng nhất là bạn thích làm gì, chứ nghe người ngoài thì cũng chỉ là một phần thôi, chủ yếu phải do bạn.

Nếu bạn thích làm nghiên cứu thì cả academia lẫn công nghiệp đều có những jobs cho bạn làm công việc liên quan đến nghiên cứu. Ngoài những labs của các trường đại học thì các viện nghiên cứu như Inria hay CEA, hoặc các labs ở công nghiệp như Huawei Labs Paris, Nokia Bell Labs Paris, gần đây còn có cả Facebook AI Labs Paris và IBM Labs Paris, v.v. cũng đều cần các nhân sự ở PhD-level. Ở những nơi như này thì bằng tiến sĩ là mặc định. Trước tôi làm ở Bell Labs thì thằng ngồi cạnh tôi làm PhD ở Supélec và postdoc ở MIT về. Nói vậy để thấy là cơ hội cho các ứng viên tiến sĩ ở Pháp là rất nhiều chứ không phải không có. Lương thì những chỗ như này trả cũng rất tốt, ví dụ ở Bell Labs là tầm 45-55K (con số cũng cách đây 1-2 năm rồi), mấy chỗ như Huawei hay Facebook còn trả cao hơn nhiều. Bạn đừng nghe những người chưa từng làm 1 research job ở ngoài công nghiệp nói mà nhụt chí về vấn đề tiền lương. Có những job đòi hỏi PhD-level thì không có chuyện chỉ tốt nghiệp kỹ sư (dù là ở X đi nữa) được nhận đâu.

Về mặt định cư thì nhiều người, đặc biệt là du học sinh Việt Nam, không nắm được thông tin. Nếu bạn học master ở Pháp + làm PhD tiếp ở Pháp thì ở năm thứ 3 PhD bạn có thể nộp hồ sơ xin quốc tịch được rồi, không cần phải chày bửa như đội học master xong đi làm thì phải kiếm được permanent job (aka CDI trong tiếng Pháp) và làm vài năm thì mới nộp được. Đây là 1 trong những lợi thế của thẻ cư trú dạng passeport talent - chercheur mà người làm khoa học có được.

Ở Pháp thì đúng là phần lớn (chắc phải hơn 90%) học sinh ưu tú nhất đều sẽ cố gắng vào các trường lớn (grandes écoles), số ưu tú khác thì sẽ học ở những trường đại học xịn nhất trên thế giới. Trong lớp sinh viên này thì cũng có 1 lượng sẽ tiếp tục làm tiến sĩ, còn phần lớn sẽ đi làm luôn. Hoàn toàn là lựa chọn cá nhân. Cái đúng thứ hai, như 1 bạn có nói ở trên, là nhiều % trong số các du học sinh VN làm tiến sĩ là thuộc dạng chỉ để cố gắng ở lại (có PhD = có lý do để gia hạn thẻ cư trú tiếp 3-4 năm nữa). Nhưng không có nghĩa là tất cả đều như vậy (bạn đã nghe nói đến những Ngô Bảo Châu hay ít nổi tiếng hơn là Phan Dương Hiệu chưa?). Mình đã từng tiếp xúc với nhiều bạn rất giỏi, làm nghiên cứu thực sự là đam mê chứ không phải chỉ là tìm cách để ở lại. Mình thậm chí còn gặp 1 bạn thích học toán đến mức đã tốt nghiệp FTU Sài Gòn rồi chấp nhận học lại đại học ngành toán ở Pháp để tiếp tục theo đuổi đam mê. Nói nhiêu đó để bạn thấy là nếu bạn đam mê cái gì, just do it, đừng để những người khác nói là con đường này nhọc lắm, hay bọn làm cái này toàn losers... làm nhụt chí bạn.

Chúc bạn có lựa chọn của mình, nếu cần thì có thể inbox mình.
Bạn này nói hay quá, mình hoàn toàn đồng ý. Nhiều người ở trên "tầm thường hóa" cái bằng PhD quá, vì lịch sự, mình không muốn phản bác lại (vả lại đây là thread của người khác). Quả thật nó không là gì ghê gớm, nhưng cũng không phải là giẻ rách.

Nhiều người làm PhD không nghiêm túc, tự coi thường công việc của chính mình, nên trong quá trình làm cũng không học hỏi được nhiều (có chăng là mấy kinh nghiệm săn đồ cũ, mua hàng về VN bán, etc.).

Quên, vì bạn này nói đến anh Phan Dương Hiệu, nên nhắn bạn chủ thớt là có chương trình master MPRI (anh Hiệu trước học ở đây) về Computer Science cực kỳ tốt. Anh Hiệu cũng là một ví dụ cho trường hợp một tài năng không nhất thiết phải qua hệ thống grandes écoles.

Pháp còn nhiều chương trình master kinh khủng lắm, muốn vào học cũng không phải dễ (ví dụ ISUP, El Karoui - nói không ngoa là số một trên thế giới về Toán tài chính,...), còn chất lượng đầu ra thì khỏi phải nói, nổi tiếng toàn thế giới.
 
Last edited:
Bạn này nói hay quá, mình hoàn toàn đồng ý. Nhiều người ở trên "tầm thường hóa" cái bằng PhD quá, vì lịch sự, mình không muốn phản bác lại (vả lại đây là thread của người khác). Quả thật nó không là gì ghê gớm, nhưng cũng không phải là giẻ rách.

Nhiều người làm PhD không nghiêm túc, tự coi thường công việc của chính mình, nên trong quá trình làm cũng không học hỏi được nhiều (có chăng là mấy kinh nghiệm săn đồ cũ, mua hàng về VN bán, etc.).

Quên, vì bạn này nói đến anh Phan Dương Hiệu, nên nhắn bạn chủ thớt là có chương trình master MPRI (anh Hiệu trước học ở đây) về Computer Science cực kỳ tốt. Anh Hiệu cũng là một ví dụ cho trường hợp một tài năng không nhất thiết phải qua hệ thống grandes écoles.

Pháp còn nhiều chương trình master kinh khủng lắm, muốn vào học cũng không phải dễ (ví dụ ISUP, El Karoui,...), còn chất lượng đầu ra thì khỏi phải nói, nổi tiếng toàn thế giới.
Mình thấy rất nhiều bạn có tâm lí bỉ bôi những người làm PhD ở Pháp. Thậm chí có bạn nộp và đỗ 2 học bổng PhD khá tốt (1 cái ở CEA) xong đăng FB là mình hoàn toàn đủ khả năng đỗ PhD nhưng mình không thích, mình thích đi làm ngoài công nghiệp cơ ?!?

Có lẽ phần lớn những bạn ở Pháp cho rằng việc xin việc ngoài công việc khó hơn nhiều so với nộp xin PhD. Có thể đúng với những người không rành tiếng Pháp. Còn nếu bạn tiếng Pháp ok rồi thì xin những job, đặc biệt liên quan đến IT có rất nhiều. Về cơ bản thì xin được học bổng PhD ở Pháp không quá khó nếu điểm GPA của bạn ở bậc thạc sĩ khoảng >= 14/20 và nằm trong ít nhất top 5 trở lên. Tuy nhiên việc hoàn thành được PhD trong chỉ khoảng 3-3.5 năm hay không (theo nghĩa là ra được 1 số kết quả nhất định, publish được trên 1 số tạp chí tốt) thì đó là cả 1 hành trình.

@Konstante: Ngoài anh Hiệu có vẻ khá nổi trong giới cryptographie thì giờ cũng có khá nhiều người trẻ mới xin được chân maître de conférences ở các trường khá tốt ở Pháp, cũng là 1 tín hiệu đáng mừng.
 
Điều quan trọng nhất là bạn thích làm gì, chứ nghe người ngoài thì cũng chỉ là một phần thôi, chủ yếu phải do bạn.

Nếu bạn thích làm nghiên cứu thì cả academia lẫn công nghiệp đều có những jobs cho bạn làm công việc liên quan đến nghiên cứu. Ngoài những labs của các trường đại học thì các viện nghiên cứu như Inria hay CEA, hoặc các labs ở công nghiệp như Huawei Labs Paris, Nokia Bell Labs Paris, gần đây còn có cả Facebook AI Labs Paris và IBM Labs Paris, v.v. cũng đều cần các nhân sự ở PhD-level. Ở những nơi như này thì bằng tiến sĩ là mặc định. Trước tôi làm ở Bell Labs thì thằng ngồi cạnh tôi làm PhD ở Supélec và postdoc ở MIT về. Nói vậy để thấy là cơ hội cho các ứng viên tiến sĩ ở Pháp là rất nhiều chứ không phải không có. Lương thì những chỗ như này trả cũng rất tốt, ví dụ ở Bell Labs là tầm 45-55K (con số cũng cách đây 1-2 năm rồi), mấy chỗ như Huawei hay Facebook còn trả cao hơn nhiều. Bạn đừng nghe những người chưa từng làm 1 research job ở ngoài công nghiệp nói mà nhụt chí về vấn đề tiền lương. Có những job đòi hỏi PhD-level thì không có chuyện chỉ tốt nghiệp kỹ sư (dù là ở X đi nữa) được nhận đâu.

Về mặt định cư thì nhiều người, đặc biệt là du học sinh Việt Nam, không nắm được thông tin. Nếu bạn học master ở Pháp + làm PhD tiếp ở Pháp thì ở năm thứ 3 PhD bạn có thể nộp hồ sơ xin quốc tịch được rồi, không cần phải chày bửa như đội học master xong đi làm thì phải kiếm được permanent job (aka CDI trong tiếng Pháp) và làm vài năm thì mới nộp được. Đây là 1 trong những lợi thế của thẻ cư trú dạng passeport talent - chercheur mà người làm khoa học có được.

Ở Pháp thì đúng là phần lớn (chắc phải hơn 90%) học sinh ưu tú nhất đều sẽ cố gắng vào các trường lớn (grandes écoles), số ưu tú khác thì sẽ học ở những trường đại học xịn nhất trên thế giới. Trong lớp sinh viên này thì cũng có 1 lượng sẽ tiếp tục làm tiến sĩ, còn phần lớn sẽ đi làm luôn. Hoàn toàn là lựa chọn cá nhân. Cái đúng thứ hai, như 1 bạn có nói ở trên, là nhiều % trong số các du học sinh VN làm tiến sĩ là thuộc dạng chỉ để cố gắng ở lại (có PhD = có lý do để gia hạn thẻ cư trú tiếp 3-4 năm nữa). Nhưng không có nghĩa là tất cả đều như vậy (bạn đã nghe nói đến những Ngô Bảo Châu hay ít nổi tiếng hơn là Phan Dương Hiệu chưa?). Mình đã từng tiếp xúc với nhiều bạn rất giỏi, làm nghiên cứu thực sự là đam mê chứ không phải chỉ là tìm cách để ở lại. Mình thậm chí còn gặp 1 bạn thích học toán đến mức đã tốt nghiệp FTU Sài Gòn rồi chấp nhận học lại đại học ngành toán ở Pháp để tiếp tục theo đuổi đam mê. Nói nhiêu đó để bạn thấy là nếu bạn đam mê cái gì, just do it, đừng để những người khác nói là con đường này nhọc lắm, hay bọn làm cái này toàn losers... làm nhụt chí bạn.

Chúc bạn có lựa chọn của mình, nếu cần thì có thể inbox mình.
bác cho mình xin link của cái passeport talent đc nhập tịch sau 3 năm với . nếu mà mình học xong master ở nước khác xong qua Pháp làm phd thì bao lâu mới đc nhập tịch thím

via theNEXTvoz for iPhone
 
bác cho mình xin link của cái passeport talent đc nhập tịch sau 3 năm với . nếu mà mình học xong master ở nước khác xong qua Pháp làm phd thì bao lâu mới đc nhập tịch thím

via theNEXTvoz for iPhone
Đây nhé: https://www.service-public.fr/particuliers/vosdroits/F34717
Ở trên tôi nói năm thứ 3 là năm thứ 3 của PhD ấy (nghĩa là đã ở Pháp được gần 5 năm).
Nếu master ở nước khác xong qua Pháp làm PhD thì phải đến năm thứ tư (3 năm PhD + 1 năm đi làm có bảng lương và đóng thuế) thì mới nộp được. Đây là nếu PhD theo dạng có hợp đồng được trả lương và đóng thuế nhé, chứ nhiều trường hợp làm PhD theo học bổng từ nguồn khác (911 của VN chẳng hạn) thì không phải đóng thuế -> không được tính là đi làm -> không đủ điều kiện 3 tờ thuế của 3 năm.
 
Back
Top