[Covid-19 in Vietnam] Cập nhật thông tin - chia sẻ tình hình | Tất cả post vào đây - Cấm lập thread ngoài > auto xóa!

Status
Not open for further replies.
E nghe kể thằng phi công đợt rồi nó nằm nhiệt đới quen , khi chuyển qua chợ rẫy nó ko chịu nói chuyện mà bắt bs nhiệt đới qua nói mới trả lời, bv lại sơ xuất đem đôi giày nó bỏ đi đâu ko đem qua chợ rẫy thế nó bắt đền ko sẽ kiện, mua lại đúng hiệu nó ko chịu nói , cứ nói mắc lắm tiền tươi cho nó 5000k $, vl thằng khốn, hinh như nó biết ta lợi dụng hình ảnh của nó toàn ăn vạ. 1 thằng bị mà khốn khổ cả bv, x 100 ca thì ...
 
1596096601494.png


https://tuoitre.vn/khong-co-viec-nu...hcm-tron-khoi-benh-vien-20200730062234434.htm
Nhà này hết chồng bị CĐM đồn là bệnh nhân F0, thì vợ bị đồn là trốn viện :amazed:
 

Bộ Y tế đưa 10 máy thở đến Đà Nẵng

Bộ Y tế chi viện thêm nhân lực và trang thiết bị đến Đà Nẵng, ngày 30/7, khi số ca nhiễm nCoV tăng nhanh, nhiều bệnh nhân nặng.

Các chuyên gia từ Cục Y tế Dự phòng, Cục Quản lý Môi trường Y tế, Cục Phòng chống HIV/AIDS, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Pasteur TP HCM, được Bộ Y tế điều động đến Đà Nẵng. Các chuyên gia này sẽ phối hợp với 3 tổ công tác đặc biệt về giám sát dịch, xét nghiệm và điều trị, đã đến Đà Nẵng từ ngày 25/7.

Toàn bộ lực lượng chi viện này sẽ được đặt dưới sự chỉ đạo chung của phó giáo sư Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Bên cạnh đó, Bộ Y tế huy động thêm hàng trăm sinh viên của Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng và Đại học Y Dược Huế, tham gia các hoạt động phòng chống dịch tại Đà Nẵng.

10 máy thở và khẩu trang N95 cũng được điều động đến các bệnh viện tại Đà Nẵng và Bệnh viện Trung ương Huế.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn trưa nay cho hay toàn ngành y tế đang tập trung cả về nhân lực và trang thiết bị để hỗ trợ Đà Nẵng cũng như các địa phương có dịch, từ kiểm soát dịch bệnh cho đến điều trị bệnh nhân. Các bệnh viện cũng được yêu cầu có kế hoạch tiếp nhận, "chia lửa" với Bệnh viện Đà Nẵng khi số lượng bệnh nhân nhiều hơn.

Theo Thứ trưởng Sơn, hiện các bệnh viện cả nước có khoảng 7.000 máy thở. Các máy ECMO vẫn đủ để điều trị trong giai đoạn hiện tại. Ngành y tế đã có kế hoạch mua thêm máy ECMO, đặt ở các bệnh viện lớn để điều trị bệnh nhân nặng. Số lượng giường bệnh đảm bảo cho việc cách ly và điều trị bệnh nhân. Giai đoạn trước, Bộ Y tế đã xây dựng kịch bản tiếp nhận và điều trị hơn 3.000 bệnh nhân Covid-19.

Việt Nam có 90.000 bác sĩ, 125.000 điều dưỡng. Hầu hết bác sĩ được đào tạo đa khoa, có thể huy động cho phòng dịch khi cần.

Hiện số lượng máy thở, ECMO, lực lượng nhân viên y tế tại chỗ, số giường bệnh và năng lực đáp ứng điều trị bệnh nhân Covid-19 của Đà Nẵng, không được công bố.

Sáu ngày qua, 43 ca nhiễm cộng đồng được ghi nhận, trong đó Đà Nẵng 34 ca và hầu hết liên quan đến ba bệnh viện. Đợt tái bùng phát dịch lần này, nhiều bệnh nhân Covid-19 nặng, do chủ yếu là người cao tuổi, có bệnh nền hoặc bệnh nhân chạy thận nhân tạo. Nhiều bệnh nhân nhanh chóng gặp biến chứng về hô hấp, tim mạch, nhiễm trùng.

Hiện hai bệnh nhân 416 và 437 đã phải can thiệp ECMO - hệ thống tuần hoàn oxy ngoài cơ thể. Một số bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Trung ương Huế, giảm bớt gánh nặng cho Đà Nẵng.
 

Nói dối 'từ Đà Nẵng về' để được xét nghiệm nCoV

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM kêu gọi người dân bình tĩnh, không khai báo giả là đi từ Đà Nẵng về để được xét nghiệm nCoV.

Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC), bác sĩ Nguyễn Trí Dũng chiều 30/7 cho biết hai ngày qua ghi nhận nhiều trường hợp khai báo y tế thiếu trung thực. Giới chức y tế phát hiện, có trường hợp gia đình chỉ có một người đi từ Đà Nẵng về thành phố, song cả nhà đưa nhau tới trung tâm y tế khai báo để được xét nghiệm nCoV.

"Số trường hợp khai báo giả ngày càng nhiều, khiến thống kê người về từ Đà Nẵng bị nâng lên không đúng thực tế", bác sĩ Dũng nói.

Ngược lại, nhiều người ở Đà Nẵng về từ ngày 1/7 đến nay, song không chủ động khai báo y tế trực tuyến trên ứng dụng ncovi, tokhaiyte.vn, hay ra trạm y tế phường, xã.

Tính đến sáng 29/7, HCDC mới ghi nhận 9.000 trường hợp khai báo y tế, trong khi đã xác định được hơn 18.000 người về từ Đà Nẵng, kể từ ngày 1/7 đến nay.

Người dân TP HCM về từ Đà Nẵng chờ lấy mẫu dịch họng, mũi tại Trung tâm Y tế dự phòng quận Bình Thạnh, chiều 28/7. ẢnhThuận Nguyễn

Người dân TP HCM về từ Đà Nẵng chờ lấy mẫu dịch họng, mũi tại Trung tâm Y tế dự phòng quận Bình Thạnh, chiều 28/7. Ảnh: Thuận Nguyễn.

Theo bác sĩ Dũng, ngoài ra, tình trạng đang xảy ra là nhiều điểm khai báo y tế và lấy mẫu ở các quận huyện quá tải. Lý do là người dân đến rất đông, không theo lịch hẹn lấy mẫu của cơ quan y tế địa phương. Do đó, thời gian chờ đợi kéo dài, người dân mệt mỏi phản ánh "không biết khi nào mới được xét nghiệm".

Bác sĩ Dũng lo lắng: "Việc tập trung quá đông người, trong khi chưa biết có nguy cơ nhiễm nCoV hay không, là rất nguy hiểm". Ông khuyến cáo người dân đến cơ sở y tế lấy mẫu xét nghiệm đúng lịch hẹn, đúng đối tượng, không gây ra tình trạng quá tải, quá đông. Đặc biệt, "người không rời Đà Nẵng từ ngày 1/7 thì không cần thực hiện xét nghiệm để giảm tải cho nhân viên y tế và tránh hao tổn nguồn lực, chi phí", theo bác sĩ Dũng.

Để đảm bảo an toàn trong quá trình lấy mẫu xét nghiệm, HCDC thay đổi phương thức thực hiện. Theo đó, các Trạm y tế phường, xã lập danh sách người dân về từ Đà Nẵng trên địa bàn, thực hiện điều tra dịch tễ, khai báo y tế. Danh sách này sau đó sẽ chuyển về Trung tâm Y tế quận để lên kế hoạch lấy mẫu, lên lịch xét nghiệm rồi hẹn người dân địa điểm và thời gian lấy mẫu.

Số lượng người cần xét nghiệm nCoV khá nhiều, nên nhân viên y tế sẽ tập trung lấy mẫu tại các địa điểm được thông báo, không lấy mẫu tại nhà.

Giám đốc HCDC kêu gọi người dân trong giai đoạn này bình tĩnh, không hoang mang, lo lắng: "TP HCM sẽ không bỏ sót bất kỳ ai có nguy cơ nhiễm nCoV. Mong mọi người hợp tác, chấp hành chỉ dẫn, khuyến cáo của nhân viên y tế, ưu tiên cho nhóm nguy cơ cao xét nghiệm trước".

Ông cũng đề nghị người dân, sau khi nhận lịch hẹn từ y tế địa phương, khi đi đến nơi lấy mẫu nhớ đeo khẩu trang và di chuyển bằng phương tiện cá nhân. Không nên nghe thông tin không chính xác, tập trung đông ở một địa điểm làm tăng nguy cơ lây nhiễm.

Hiện, TP HCM ghi nhận hai ca dương tính nCoV là "bệnh nhân 449" - võ sư người Mỹ, và vợ, "bệnh nhân 450". Thành phố xác định 449 ca nghi nhiễm, trong đó 434 có kết quả xét nghiệm âm tính, 15 trường hợp khác đang đợi kết quả. 1.443 người đang được cách ly tại các điểm cách ly tập trung, 593 người khác đang tự cách ly tại nhà/nơi lưu trú.
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top