thảo luận Văn bản 'cảnh cáo', Tổng cục Thuế yêu cầu Grab cẩn trọng phát ngôn

Status
Not open for further replies.

tptp

Senior Member
Ngày 11/12, Tổng cục Thuế có văn bản gửi công ty TNHH Grab liên quan đến những phát ngôn của Grab “đổ lỗi” việc tăng giá cước xe và tăng khấu trừ thuế đối với lái xe là do tác động của Nghị định 126.


Nhắc lại buổi làm việc với Grab vào ngày 9/12, có sự tham gia của đại diện Vụ Vận Tải (Bộ Giao thông vận tải), Tổng cục Thuế cho biết đã lắng nghe ý kiến phát biểu, giải trình của Grab về việc tăng giá và tăng chiết khấu đối với khách hàng. Tuy nhiên, Grab chưa cung cấp đầy đủ thông tin về việc tăng giá và tăng mức khấu trừ thuế đối với lái xe là do ảnh hưởng của Nghị định 126.

Tại buổi họp, Tổng cục Thuế khẳng định quan điểm của Chính phủ khi ban hành Nghị định 126 nhằm mục đích tăng cường trách nhiệm của tổ chức trong mô hình tổ chức hợp tác kinh doanh với cá nhân.

Dẫn điểm c khoản 5 điều 7 Nghị định 126, Tổng cục Thuế khẳng định Nghị định 126 quy định cụ thể về trách nhiệm khai thuế của tổ chức trong mô hình hợp tác kinh doanh với cá nhân - không phải quy định mới về chính sách thuế giá trị gia tăng (GTGT). Theo đó, chính sách thuế GTGT đối với hoạt động vận tải không thay đổi, vẫn áp dụng thuế suất thuế GTGT 10% như từ trước đến nay.

Văn bản 'cảnh cáo', Tổng cục Thuế yêu cầu Grab cẩn trọng phát ngôn
Hàng trăm tài xế Grab tắt ứng dụng, biểu tình vì mức khấu trừ mới
“Quy định mới tại Nghị định 126 không làm tăng nghĩa vụ của cá nhân tài xế (tài xế chỉ chịu thuế thu nhập cá nhân 1,5% nếu có doanh thu trên 100 triệu đồng), không làm tăng giá cước vận tải (do chính sách thuế GTGT 10% đối với vẫn tải không thay đổi mà vẫn áp dụng từ trước đến nay)”, Tổng cục Thuế nhắc lại quan điểm.

Đại diện Bộ Giao thông vận tải tại cuộc họp cũng có ý kiến khẳng định: “Hoạt động kinh doanh của Grab là hoạt động vận tải”. Công ty TNHH Grab phải có trách nhiệm chính với hoạt động vận tải vì Grab quyết định về giá cước (thay đổi giá khi có thay đổi về điều kiện giao thông, thời tiết,... ), lựa chọn khách hàng, lựa chọn lái xe.

Do đó, Tổng cục Thuế yêu cầu Công ty TNHH Grab “thận trọng trong phát ngôn” khi đưa ra lời giải thích với công luận và lái xe về việc điều chỉnh tăng cơ cấu giá là do tác động của Nghị định 126, tránh tạo dư luận và xã hội hiểu không đúng về pháp luật của nhà nước về chính sách thuế. Đồng thời, Grab cần đề cao trách nhiệm xã hội đối với người lao động, tài xế lái xe tại Việt Nam để góp phần tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng và cùng phát triển.

Hoạt động của GrabBike 'không mang tính chất kinh doanh'?

Tối 11/12, Công ty TNHH Grab đã có văn bản gửi Tổng cục Thuế về việc những ngày qua rất nhiều tài xế xe 2 bánh (GrabBike) đã tắt app để thể hiện sự bức xúc với việc điều chỉnh cách tính Thuế Giá trị gia tăng (GTGT) đối với phần doanh thu của họ.

Grab cho biết đã chủ động tổ chức các cuộc đối thoại với tài xế qua hình thức trực tuyến tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng nhằm giải thích các quy định của Luật Thuế Giá trị gia tăng, Luật Quản lý thuế và Nghị định 126 về quản lý thuế,... Song để giải quyết triệt để tình hình, cần có hướng dẫn chính thức bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.


Đại diện Grab thông tin đã gửi văn bản đề nghị Tổng cục Thuế làm rõ các vấn đề về nghĩa vụ thuế đối với phần doanh thu của tài xế xe 2 bánh nhưng đến nay vẫn chưa được nhận ý kiến trả lời.

Grab cho rằng việc cơ quan quản lý áp dụng Nghị định 10/2020 ngày 17/1/2020 quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô để tính thuế GTGT đối với hình thức xe 2 bánh là không hợp pháp. Hiện chưa có quy định nào về điều kiện kinh doanh và cấp giấy kinh doanh vận chuyển hành khách xe 2 bánh.

Theo Grab, trong thực tế, hoạt động vận chuyển hành khách bằng xe 2 bánh vẫn phải dựa vào các nguyên tắc của Bộ Luật Dân sự giữa tài xế và hành khách. Dịch vụ vận chuyển hành khách bằng xe 2 bánh hoàn toàn không có tính chất kinh doanh là hoạt động kiếm sống của những người có thu nhập thấp (đa phần dưới 100 triệu đồng/năm).

"Sự hợp tác giữa Grab và tài xế 2 bánh dựa trên việc khai thác các thế mạnh, nguồn lực của các chủ thể độc lập và bảo đảm quyền tự chủ khi tham gia hợp tác của mỗi bên. Trong đó, Grab chỉ là bên cung cấp dịch vụ kết nối cho các tài xế xe 2 bánh theo mô hình kinh doanh ứng dụng thương mại điện tử mà công ty đã đăng ký với Bộ Công Thương. Tài xế xe 2 bánh là người trực tiếp cung cấp dịch vụ vận tải và hưởng phần lớn doanh thu. Grab được hưởng phí dịch vụ kết nối là 20% doanh thu cuốc xe" - lãnh đạo Grab giải thích.

Grab cho hay, Tổng cục Thuế đã công nhận và hướng dẫn xác định thuế GTGT theo nguyên tắc: phần doanh thu của Grab phải chịu thuế GTGT 10%; phần doanh thu của đối tác tài xế xe 2 bánh phải chịu thuế GTGT 3% theo phương pháp tính thuế trực tiếp áp dụng đối với cá nhân kinh doanh.

Vì vậy, trong văn bản này, lãnh đạo Grab kiến nghị: "Việc xác định đối tượng nộp thuế, người nộp thuế - chịu thuế GTGT, mức thuế, và đặc biệt là việc khấu trừ đầu vào đối với phần doanh thu của tài xế xe 2 bánh, phải được bảo đảm thực hiện theo đúng các quy định của Luật thuế GTGT".
...
https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh...-yeu-cau-grab-can-trong-phat-ngon-696742.html
 
Thì vốn nó chỉ là trung gian cho xe đi nhờ lúc rảnh rỗi, dân ta tự biến tướng thành nghề fulltime
Mình có thắc mắc là nếu mình kinh doanh nghề tay trái và doanh thu 1 năm trên 100tr thì có phải đóng thuế tncn không nhỉ? Ví dụ mình làm văn phòng rồi giờ đki chạy thêm grab đó, mình vẫn đóng thuế tncn trên tiền lương của mình rồi
Hay bên mình xác định cứ có thu nhập trên 100 là đóng thuế, ko cần biết a làm nghề gì
 
Mình có thắc mắc là nếu mình kinh doanh nghề tay trái và doanh thu 1 năm trên 100tr thì có phải đóng thuế tncn không nhỉ? Ví dụ mình làm văn phòng rồi giờ đki chạy thêm grab đó, mình vẫn đóng thuế tncn trên tiền lương của mình rồi
Hay bên mình xác định cứ có thu nhập trên 100 là đóng thuế, ko cần biết a làm nghề gì
Ngoại trừ những ngành nghề miễn thuế thì nhà nghĩ xác định đc anh thu nhập trên 100 chai là phải đóng thuế hết
Dân có nhà cho thuê ở 2 quận khác nhau đều 8 củ 1 tháng (1 năm ~ 96 củ, 2 căn thì x2) có hợp đồng công chứng đàng hoàng nhưng thuế nó ko sờ tới mới thấy khó hiểu
 
uber hay grab vốn nó không phải là cái nghề. Về VN biến tướng thì phải quản lý là đúng rồi.

Hoặc ai nói chỉ chạy khi rảnh thì cứ show ra công việc chính của mình và giới hạn lại thời gian online app

Còn nếu đã là nghề, thì phải đóng thuế là đúng rồi

Gửi từ Samsung SM-A705F bằng vozFApp
 
Mình có thắc mắc là nếu mình kinh doanh nghề tay trái và doanh thu 1 năm trên 100tr thì có phải đóng thuế tncn không nhỉ? Ví dụ mình làm văn phòng rồi giờ đki chạy thêm grab đó, mình vẫn đóng thuế tncn trên tiền lương của mình rồi
Hay bên mình xác định cứ có thu nhập trên 100 là đóng thuế, ko cần biết a làm nghề gì
Thuế TNCN phân làm 10 loại. Trong có đó thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công.
Giả sử làm công ty lương 90tr/năm, tự kinh doanh thu nhập 80tr/năm.
Như vậy phải nộp thuế TNCN như sau:
  • Tiền lương, tiền công: đóng theo biểu lũy tiến từng phần (cái này cty làm giúp rồi khỏi lo tính toán).
  • Thu nhập từ kinh doanh: mặc dù tổng thu nhập là 170tr nhưng do phần thu nhập từ kinh doanh là 80tr< mức 100tr/năm nên khỏi đóng thuế cho phần thu nhập này.

Công đoàn VN là công đoàn của xhcn. Đứng ra bảo vệ tầng lớp công nhân một cách vô điều kiện.
Nói được vậy thì chịu. Ăn thì ăn 1 mình, lúc có chuyện thì lôi người khác ra đòi hỏi.
 
Dẹp mẹ bọn Grab đi cho sạch chợ, XOTT lại như xưa, tự làm tự ăn éo phải đóng j.
Ko làm được thì về cày ruộng, cứ nộp thuế đầy đủ cho NN là đc nhé

via theNEXTvoz for iPhone
 
Mình có thắc mắc là nếu mình kinh doanh nghề tay trái và doanh thu 1 năm trên 100tr thì có phải đóng thuế tncn không nhỉ? Ví dụ mình làm văn phòng rồi giờ đki chạy thêm grab đó, mình vẫn đóng thuế tncn trên tiền lương của mình rồi
Hay bên mình xác định cứ có thu nhập trên 100 là đóng thuế, ko cần biết a làm nghề gì
Đọc ĐN thuế thu nhập cá nhân đi... bất kể thu từ nguồn gì... đều phải đóng... nhưng ở VN còn lỏng lẽo trốn do chưa quản lý hết dc thôi... từ từ làm quen..
Còn bảo bóc lột thì nc nào chả thế .. vn sẽ từ từ siết lại cho giống
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top